SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Chú trọng năng lực tự học và năng lực số - Cho học sinh Lớp 10 qua dạy học Bài 11, tiết 1: Liên kết cộng hóa trị” (Hóa Học 10, Cánh Diều chương trình GDPT 2018)

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới toàn diện. Trong đó đổi mới phƣơng pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách. Cốt lõi của đổi mới phƣơng pháp dạy học là hƣớng tới hoạt động tích cực chủ động của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Mặt khác thị trƣờng lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời....
Giáo dục phổ thông nƣớc ta đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học đƣợc gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học đƣợc cái gì qua việc học. Để thực hiện đƣợc điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phƣơng pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lƣợng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Theo công văn 4020/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023 của bộ đã nêu “ Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học” và “Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường”
Một trong những năng lực cốt lõi đó chính là năng lực tự học . Mục đích của tự học là giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn các vấn đề, để sau này ra ngoài cuộc sống, các em có thể chủ động hơn. Tuy nhiên đối với mỗi môn học, cần phải có những biện pháp bồi dƣỡng năng lực tự học đặc trƣng. Vì thế, việc hình thành và phát triển năng lực này cho HS cần phải gắn liền với đặc trƣng của từng môn học, từng nội dung.
Để theo kịp thời đại hiện nay chúng ta cần phải nâng cao năng lực số nên việc trau dồi nâng cao năng lực số cho học sinh là rất cần thiết.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nƣớc đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng nhƣ việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trƣờng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh, đặc biệt là nâng cao năng lực tự học và năng lực số… chƣa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyện kỹ năng chƣa đƣợc quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chƣa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực - chú trọng năng lực tự học và năng lực số - cho học sinh lớp 10 qua dạy học Bài 11, tiết 1: Liên kết cộng hóa trị” ( Bài 11 thuộc sgk Hóa Học 10 – Cánh Diều chƣơng trình GDPT 2018) làm đối tƣợng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nƣớc nhà.
pdf 53 trang Tú Anh 21/11/2024 411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Chú trọng năng lực tự học và năng lực số - Cho học sinh Lớp 10 qua dạy học Bài 11, tiết 1: Liên kết cộng hóa trị” (Hóa Học 10, Cánh Diều chương trình GDPT 2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Chú trọng năng lực tự học và năng lực số - Cho học sinh Lớp 10 qua dạy học Bài 11, tiết 1: Liên kết cộng hóa trị” (Hóa Học 10, Cánh Diều chương trình GDPT 2018)

SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Chú trọng năng lực tự học và năng lực số - Cho học sinh Lớp 10 qua dạy học Bài 11, tiết 1: Liên kết cộng hóa trị” (Hóa Học 10, Cánh Diều chương trình GDPT 2018)
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN 
 TRƢỜNG THPT THÁI LÃO 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Tên đề tài: 
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 
NĂNG LỰC - CHÚ TRỌNG NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ NĂNG 
LỰC SỐ - CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA DẠY HỌC BÀI 11, 
 TIẾT 1: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ 
 LĨNH VỰC: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC 
 Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nga – Trƣờng THPT THÁI LÃO 
 Nghệ An, tháng 04 năm 2023 2.1 Áp dụng một số phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học giúp phát triển năng lực học 
sinh- chú trọng nâng cao năng lực tự học và năng lực số cho học sinh qua bài 11, 
tiết 1: Liên Kết Cộng hóa trị. .............................................................................. 16 
2.1.1 Một số phƣơng pháp, kỹ thuật sử dụng trong bài: ..................................... 16 
2.1.2. Biện pháp nâng cao năng lực tự học và năng lực số cho học sinh trong bài
 ............................................................................................................................. 16 
2.2. Thiết kế kế hoạch dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực trong bài 11, 
Tiết 1: Liên kết cộng hóa trị ................................................................................ 19 
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 37 
3.1. Mục đích của thực nghiệm ........................................................................... 37 
3.2.Nhiệm vụ của thực nghiệm ........................................................................... 37 
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm ................................................................................ 37 
3.4. Kết quả bài kiểm tra của HS ........................................................................ 37 
3.5 Khảo sát ......................................................................................................... 39 
3.5.1 Mục đích khảo sát ...................................................................................... 39 
3.5.2 Nội dung và phƣơng pháp khảo sát ............................................................ 39 
3.5.2.1 Nội dung khảo sát: .................................................................................. 39 
3.5.2.2 Phƣơng pháp khảo sát và thang dánh giá ................................................ 39 
3.5.3. Đối tƣợng khảo sát .................................................................................... 39 
3.5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề 
xuất ...................................................................................................................... 39 
3.5.4.1 Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ............................................... 40 
3.5.4.2 Tính khả thi của các giải pháp đề xuất .................................................... 42 
Phần ba: KẾT LUẬN ........................................................................................ 45 
1. Hiệu quả của sáng kiến: .................................................................................. 45 
2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài ... 45 
3. Kiến nghị. ........................................................................................................ 45 
3.1. Với nhà trƣờng và sở giáo dục .................................................................... 45 
3.2. Với giáo viên ................................................................................................ 46 
3.3. Với học sinh ................................................................................................. 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 47 
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 48 
 2 Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài 
 Hiện nay để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho 
đất nƣớc đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới toàn diện. Trong đó đổi mới 
phƣơng pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách. Cốt lõi của đổi mới phƣơng 
pháp dạy học là hƣớng tới hoạt động tích cực chủ động của học sinh, chống lại 
thói quen học tập thụ động. Mặt khác thị trƣờng lao động luôn đòi hỏi ngày càng 
cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính 
trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức 
hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời.... 
 Giáo dục phổ thông nƣớc ta đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học – từ chỗ quan 
tâm tới việc học sinh học đƣợc gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học đƣợc 
cái gì qua việc học. Để thực hiện đƣợc điều đó, nhất định phải thực hiện thành 
công việc chuyển từ phƣơng pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang 
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực 
và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về 
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết 
vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong 
quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lƣợng của hoạt 
động dạy học và giáo dục. 
 Theo công văn 4020/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ 
giáo dục trung học năm học 2022-2023 của bộ đã nêu “ Xây dựng kế hoạch bài 
dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, 
kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, 
năng lực của học sinh trong quá trình dạy học” và “Thực hiện các nhiệm vụ 
chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ 
trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp 
và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin 
trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường” 
 Một trong những năng lực cốt lõi đó chính là năng lực tự học . Mục đích 
của tự học là giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn các vấn đề, để sau này ra ngoài 
cuộc sống, các em có thể chủ động hơn. Tuy nhiên đối với mỗi môn học, cần 
phải có những biện pháp bồi dƣỡng năng lực tự học đặc trƣng. Vì thế, việc hình 
thành và phát triển năng lực này cho HS cần phải gắn liền với đặc trƣng của 
từng môn học, từng nội dung. 
 Để theo kịp thời đại hiện nay chúng ta cần phải nâng cao năng lực số nên 
việc trau dồi nâng cao năng lực số cho học sinh là rất cần thiết. 
 Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nƣớc đã thực hiện nhiều công 
việc trong đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt đƣợc 
những thành công bƣớc đầu. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng 
nhƣ việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trƣờng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc 
đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh, đặc 
biệt là nâng cao năng lực tự học và năng lực số chƣa nhiều. Dạy học vẫn nặng 
 4 Cánh Diều chƣơng trình GDPT18 
 5.2. Phương pháp chuyên gia 
 Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến chuyên gia phƣơng pháp dạy học, giáo dục 
và các giáo viên dạy học bộ môn Hóa học ở một số trƣờng trung học phổ thông 
về các vấn đề liên qua đến đề tài. 
 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
 Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm để kiểm tra năng lực tự 
học và năng lực số của HS cấp THPT. 
 Sau khi xây dựng nội dung và phƣơng pháp, kỹ thuật tổ chức dạy học cho 
chủ đề, Tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở các trƣờng THPT thuộc địa bàn tỉnh 
Nghệ An để kiểm tra tính khách quan, tính thực tiễn của đề tài. Kết quả thực 
nghiệm đƣợc đánh giá qua kết quả phiếu điều tra. 
 5.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 
 Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tiến hành thực 
nghiệm sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, phần mềm excel... 
 6. Điểm mới và đóng góp của đề tài 
 6.1 Điểm mới của đề tài : 
 Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề về lí luận và thực tiễn làm cơ sở để 
bồi dƣỡng về dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, chú trọng năng lực 
tự học và năng lực số qua Bài 11: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ, Tiết 1: Liên 
Kết Cộng Hóa TRị. Đề tài mang tính sáng tạo và mới mẻ, không trùng với các 
đề tài đã biết, đáp ứng nhu cầu và mục đích dạy học môn học hóa học trong thời 
đại mới. 
 6.2 Đóng góp của đề tài : 
 Đề tài định hƣớng nâng cao các năng lực, chú trọng lực tự học và năng 
lực số cho giáo viên và học sinh. Đặc biệt, theo định hƣớng của đề tài, học sinh 
không những tự mình nghiên cứu và tìm hiểu về bài học mà còn đƣợc trải 
nghiệm thực hiện thiết kế vẽ cấu trúc phân tử, thiết kế trò chơi, làm bài kiểm tra 
đánh giá trên phần mềm học tập. Việc kiểm tra đánh giá chủ đề đƣợc xây dựng 
theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Vì thế, đề tài một mặt 
đáp ứng đƣợc quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm 
tra đánh giá, thi cử theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ giáo dục và đào tạo; 
mặt khác đáp ứng nhu cầu của xã hội về đào tạo nhân lực công nghệ cao thời đại 
cách mạng khoa học và công nghệ. 
 6 Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của 
một lớp học đƣợc chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi 
nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác 
làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó đƣợc trình bày và đánh giá trƣớc 
toàn lớp. 
 + Giao nhiệm vụ cho nhóm, gợi ý, hỗ trợ các nhóm hoàn thành phiếu học 
tập: 
 Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực 
cho học sinh, phát triển năng lực tƣ duy nêu để giải quyết vấn đề. 
 Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó ngƣời 
học cần đƣợc huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn 
sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và 
cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết. 
 Nhƣ vậy, hoạt động “khởi động” nêu vấn đề là một hoạt động học tập, 
giao nhiệm vụ của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải đƣợc bày tỏ ý kiến 
riêng của mình cũng nhƣ ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng nhƣ việc trình bày 
báo cáo kết quả. 
 Vậy để đạt đƣợc hiệu quả cao, giáo viên cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ bài 
học, các câu lệnh chuyển giao đến học sinh phải rõ ràng, có mục đích, hợp lý 
phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tránh việc giao nhiệm vụ không rõ 
ràng, mập mờ gây ra nhiều ý hiểu khác nhau hoặc những nhiệm vụ mà học sinh 
không thể làm đƣợc (không khả thi). Thƣờng cấu trúc giao việc cho một hoạt 
động nhóm theo quy trình nhƣ sau: 
 Bƣớc 1: Làm việc chung cả lớp (bằng kịch bản có vấn đề - Càng thu hút 
càng tốt): 
 Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ cho các nhóm. 
 Hƣớng dẫn cách làm việc theo nhóm. 
 Bƣớc 2: Làm việc theo nhóm 
 Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập (chú ý: yêu cầu các 
em suy nghĩ độc lập, ghi vở: ghi nhiệm vụ thảo luận, ghi ý kiến cá nhân) 
 Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm (Chú ý ghi vở: Ghi ý kiến đã thống 
nhất, ý kiến còn tranh luận, quan điểm cá nhân) 
 Cử đại diện (hoặc phân công trƣớc) chịu trách nhiệm trình bày kết quả 
làm việc của nhóm. 
 Bƣớc 3: Thảo luận tổng kết trƣớc toàn lớp và hệ thống hóa kiến thức 
 - Lựa chọn các nhóm điển hình để chấm chữa (GV bao quát cho các 
nhóm trình bày theo thứ tự từ sai đến đúng) báo cáo kết quả. 
 - Thảo luận chung, GV chốt ý kiến các nhóm. 
 Giáo viên phân tích đánh giá kết quả tranh luận các nhóm và tổng kết và hệ 
thống hóa kiến thức (có thể làm phiếu học tập, sơ đồ tƣ duy). 
 Theo quan điểm hiện nay, trong bài học ngƣời giáo viên bắt buộc phải hệ 
thống hóa kiến thức. Bài học bây giờ có thể một chủ đề dạy học gồm các tiết học 
với các nội dung đòi hỏi ngƣời giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để hệ 
thống hóa kiến thức đảm bảo sao cho đạt đƣợc mục tiêu của bài học, đó là bài 
học phải đạt đƣợc mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chƣơng trình 
 8 đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của 
lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS. 
 HS phải nắm đƣợc quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. 
 Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. 
 Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho 
HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi 
và đánh giá sau khi chơi. 
 Trò chơi phải đƣợc luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây 
nhàm chán cho HS. 
 Sau khi chơi, giáo viên cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục 
của trò chơi. 
1.2 Năng lực tự học và năng lực số 
 1.2.1 Năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông 
 1.2.1.1. Các khái niệm cơ bản về năng lực tự học 
 Năng lực: là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất 
sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp 
các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý 
chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong 
muốn trong những điều kiện cụ thể . 
 Năng lực tự học: là năng lực sử dụng đƣợc các phƣơng pháp, thủ thuật 
học tập để đạt đƣợc mục đích học tập . 
 Theo Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể thì trong năng lực tự học 
của học sinh THPT gồm có các nhóm năng lực và kĩ năng sau : 
 - Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trƣớc đây và 
định hƣớng phấn đấu tiếp; mục tiêu học đƣợc đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập 
trung nâng cao hơn những khía cạnh còn hạn chế; 
 - Đánh giá và điều chỉnh đƣợc kế hoạch học tập; hình thành cách học tập 
riêng của bản thân; tìm đƣợc nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ 
học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thƣ viện, chọn các tài liệu và làm thƣ 
mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông 
tin đọc đƣợc bằng các hình thức phù hợp thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, 
bổ sung khi cần thiết; tự đặt đƣợc vấn đề học tập; 
 - Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá 
trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia 
sẻ, vận dụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi vạch kế 
hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lƣợng học tập; 
 - Thƣờng xuyên tu dƣỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị 
công dân. 
 1.2.1.2 Một số kĩ năng tự học cần rèn luyện để phát triển năng lực cho 
HS THPT 
 Trên cơ sở nghiên cứu việc phân loại các kĩ năng tự học và mục tiêu, 
nhiệm vụ của dạy học hiện nay là dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phƣơng 
pháp tƣ duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu 
hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ 
tập trung nghiên cứu và rèn luyện cho HS các nhóm kĩ năng sau: 
 10 bối cảnh địa phƣơng với sự khác biệt rõ rệt giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc 
đang phát triển, đồng thời đề xuất chính phủ các nƣớc và các bên liên quan khác 
nên đầu tƣ nhiều hơn vào nâng cao năng lực công nghệ số nhằm hỗ trợ cha mẹ 
để họ có thể tạo điều kiện cho con cái họ học tập và phát triển trong thời đại 
công nghệ số. 
 1.2.2.3 Khung năng lực số 
 Khung năng lực số là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao 
năng lực của một nhóm đối tƣợng cụ thể. Các khung năng lực số chủ yếu đƣợc 
sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm: 
 - Khung năng lực số của Châu Âu (2018) với 05 miền lĩnh vực 21 năng 
lực thành phần: (1) Kĩ năng thông tin và dữ liệu/ Information and Data Literacy 
(2) Kĩ năng giao tiếp và hợp tác/ Communication and Collaboration (3) Kĩ năng 
tạo nội dung số/ Digital Content Creation (4) Kĩ năng An toàn/Safety (5) Kĩ 
năng giải quyết vấn đề/ Problem Solving 
 - Khung Năng lực số của UNESCO gồm 07 miền lĩnh vực năng lực, 26 
năng lực thành phần (1) Sử dụng các thiết bị số/Device and Software Operation 
(2) Kĩ năng thông tin và dữ liệu/Information and Data Literacy (3) Giao tiếp và 
Hợp tác/Communication and Collaboration (4) Tạo nội dung số/Digital Content 
Creation (5) An toàn kĩ thuật số/Safety (6) Giải quyết vấn đề/Problem-Solving 
(7) Năng lực định hƣớng nghề nghiệp/Career-related Competency 
 1.3. Thực trạng vận dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học tích 
cực - chú trọng năng lực tự học và năng lực số ở các trƣờng THPT trên địa 
phƣơng. 
 1.3.1. Về phía học sinh 
 Đa phần HS đã nhận thức đúng đắn đƣợc vai trò của tự học, tuy nhiên, thời 
gian đầu tƣ cho hoạt động tự học của HS chƣa nhiều, HS còn gặp một số khó 
khăn trong tự học, trong đó rất nhiều em còn chƣa biết cách tự học nhƣ thế nào. 
Các hoạt động tự học chƣa thực sự xuất phát từ nhu cầu, tự giác và thói quen của 
HS mà chủ yếu từ yêu cầu của GV., các khó khăn mà HS chủ yếu gặp phải khi 
tự học môn Hóa học là do không biết cách tự học, chƣa biết tìm kiếm nguồn tài 
nguyên tự học và đặc biệt rất nhiều HS cho rằng kiến thức Hóa học nhiều, rộng 
và khó. Điều này đòi hỏi GV cần tăng cƣờng hƣớng dẫn cụ thể về cách học cho 
học sinh với từng đơn vị kiến thức và động viên thƣờng xuyên HS trong quá 
trình tự học. 
 Nhiều học sinh không biết cách thiết kế một bài trình chiếu cơ bản (MS 
Word và MS powerpoint). 
 Hầu hết các học sinh không biết các kĩ năng làm bài tập nhóm trên nền tảng 
công nghệ số, nền tảng điện toán đám mây nhƣ: Google Drive, Onedrivenên 
khi làm bài tập nhóm rất mất thời gian trong quá trình trao đổi kiến thức, thống 
nhất cách làm và triển khai thực hiện. 
 Một số bài báo cáo chủ yếu là HS tự copy trên các trang web rồi cắt dán để 
sử dụng chứ chƣa biết cách chỉnh sửa, thay đổi nhiều cấu trúc, làm mới theo ý 
của mình. 
 Nguyên nhân sâu xa của những hạn chế trên đều xuất phát từ việc các em 
chƣa có những trải nghiệm trong việc thiết kế các bản báo cáo sản phẩm học tập, 
 12 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_ch.pdf