SKKN Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học bài Ba định luật Newton về chuyển động - Vật lí 10 (Cánh Diều) theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo
Trong thời đại công nghệ 4.0 ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong dạy học định hướng phát triển năng lực thì chuyển đổi số lại vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong học tập. Lý thuyết về chuyển đổi số hiện tại là rất mới lạ đối với giáo viên, tuy nhiên trong thực tế chuyển đổi số đã được nhiều giáo viên sử dụng ít nhiều trong dạy học. Trong dạy học chuyển đổi số không phải chỉ giáo viên sử dụng mà quan trọng hơn là học sinh: Học sinh là chủ thể thao tác, thực hiện trực tiếp các thiết bị số, sử dụng các phần mềm để hỗ trợ, thực hiện, tạo ra những sản phẩm số để thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên là người định hướng, tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năm học 2021-2022 là một năm học mà tất cả các giáo viên đã được tập huấn về dạy học phát triển năng lực, riêng về tập huấn chuyển đổi số, ở học kỳ I mỗi môn học cả cấp THPT và THCS, Sở GD & ĐT mới chỉ cử 10 giáo viên cốt cán tập huấn theo quy định của bộ. Chúng tôi những giáo viên đã được tiếp cận chuyển đổi số đã về triển khai trong quá trình dạy học của mình. Năm học 2022 – 2023 trong số các tiết dạy phát triển năng lực, vận dụng chuyển đổi số, Chúng Tôi đã thiết kế KHBD cho nhiều bài trong chương trình Vật Lí THPT. Để làm rõ và nổi bật dạy học định hướng phát triển năng lực vận dụng chuyển đổi số, Chúng Tôi đã chọn chọn đề tài: “Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học bài: Ba định luật Newton về chuyển động - Vật lí 10 - Cánh Diều theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục” làm đề tài nghiên cứu. “Ba định luật Newton về chuyển động” là một chủ đề thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống để dạy trong chương trình Vật Lí 10. Để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp cho chủ đề này theo định hướng phát triển năng lực là một vấn đề rất nan giải. Tuy vậy nhưng chúng tôi vẫn quyết định chọn chủ đề này để thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực để thầy cô thấy rằng dù khó đến mấy chúng ta cũng có thể tìm ra hướng đi phù hợp với yêu cầu mới của đổi mới phương pháp dạy học. Chúng Tôi đã lên ý tưởng và quyết định chọn đề tài đã nêu để lan toả tới các GV các phương pháp dạy học ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả.
Năm học 2021-2022 là một năm học mà tất cả các giáo viên đã được tập huấn về dạy học phát triển năng lực, riêng về tập huấn chuyển đổi số, ở học kỳ I mỗi môn học cả cấp THPT và THCS, Sở GD & ĐT mới chỉ cử 10 giáo viên cốt cán tập huấn theo quy định của bộ. Chúng tôi những giáo viên đã được tiếp cận chuyển đổi số đã về triển khai trong quá trình dạy học của mình. Năm học 2022 – 2023 trong số các tiết dạy phát triển năng lực, vận dụng chuyển đổi số, Chúng Tôi đã thiết kế KHBD cho nhiều bài trong chương trình Vật Lí THPT. Để làm rõ và nổi bật dạy học định hướng phát triển năng lực vận dụng chuyển đổi số, Chúng Tôi đã chọn chọn đề tài: “Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học bài: Ba định luật Newton về chuyển động - Vật lí 10 - Cánh Diều theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục” làm đề tài nghiên cứu. “Ba định luật Newton về chuyển động” là một chủ đề thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống để dạy trong chương trình Vật Lí 10. Để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp cho chủ đề này theo định hướng phát triển năng lực là một vấn đề rất nan giải. Tuy vậy nhưng chúng tôi vẫn quyết định chọn chủ đề này để thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực để thầy cô thấy rằng dù khó đến mấy chúng ta cũng có thể tìm ra hướng đi phù hợp với yêu cầu mới của đổi mới phương pháp dạy học. Chúng Tôi đã lên ý tưởng và quyết định chọn đề tài đã nêu để lan toả tới các GV các phương pháp dạy học ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học bài Ba định luật Newton về chuyển động - Vật lí 10 (Cánh Diều) theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học bài Ba định luật Newton về chuyển động - Vật lí 10 (Cánh Diều) theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THÁI HÒA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BÀI: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG - VẬT LÍ 10 - CÁNH DIỀU THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC” Lĩnh vực: Vật lí Nhóm tác giả: 1. Lê Thị Hồng Nhung - Điện thoại: 0978010705 2. Đậu Minh Tiến - Điệ n thoại: 0982477678 3. Bùi Công Nguyên - Đi ện thoại 0918002685 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2022 -2023. Năm 2023 ii MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU.........................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài......1 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2 4. Kế hoạch thời gian thực hiện...3 5. Phương pháp nghiên cứu.3 6. Giả thiết khoa học.3 7. Đóng góp mới của đề tài..3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lý luận.4 1.1.1. Một số vấn đề chung về năng lực số..4 1.1.2. Mục tiêu của khung năng lực số....5 1.1.3. Khung năng lực số đối với học sinh trung học..5 1.1.4. Các mức độ của năng lực...7 1.1.5. Quy trình triển khai khung năng lực số..7 1.1.6. Chuyển đổi số trong giáo dục...10 1.1.7. Dạy học phát triển năng lực số trong bộ môn Vật lí ở trường THPT...11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN....13 1.2.1. Thực trạng chung về dạy học định hướng phát triển năng lực trong trường THPT Thái Hòa ..........13 1.2.2. Thực trạng chung về dạy học định hướng phát triển năng lực vận dụng chuyển đổi số trong các trường THPT...13 1.2.3. Thực trạng khả năng ứng dụng chuyển đổi số trong học tập môn vật lí của học sinh tại trường THPT Thái Hòa....14 1.2.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học chủ yếu trong KHBD bài: “Ba định luật NewTon về chuyển động”..14 1.2.5. Nguyên nhân của thực trạng ít vận dụng chuyển đổi số trong dạy và học ở trường THPT.....15 CHƯƠNG II. VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BÀI: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG - VẬT LÍ 10 - CÁNH DIỀU THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT iv PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ năm 2013 đến nay “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục nước nhà. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Ngày 27/1/2021, trong khuôn khổ ngày làm việc thứ 3 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề “Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025”. Trong đó Bộ trưởng đã nhấn mạnh một trong những kết quả nổi bật của ngành giáo dục: “Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục diễn ra mạnh mẽ. Công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động dạy và học; dạy học qua internet, trên truyền hình được thực hiện mạnh mẽ, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID -19. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục, nhưng không vì thế các hoạt động giáo dục bị ngưng trệ, bị “đứt gãy” như một số nước đã gặp phải, trái lại “trong nguy có cơ”, các hình thức giáo dục trực tuyến đã được thực hiện mạnh mẽ. Theo báo cáo của OECD, Việt Nam có 79,7% học sinh phổ thông được học trực tuyến để phòng, chống COVID -19 trong năm 2020, cao hơn nhiều so với trung bình chung của các nước OECD, là 67,5%. Kết quả này đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục trong thời gian tới”. (https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7201). Trong thời đại công nghệ 4.0 ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong dạy học định hướng phát triển năng lực thì chuyển đổi số lại vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong học tập. Lý thuyết về chuyển đổi số hiện tại là rất mới lạ đối với giáo viên, tuy nhiên trong thực tế chuyển đổi số đã được nhiều giáo viên sử dụng ít nhiều trong dạy học. Trong dạy học chuyển đổi số không phải chỉ giáo viên sử dụng mà quan trọng hơn là học sinh: Học sinh là chủ thể thao tác, thực hiện trực tiếp các thiết bị số, sử dụng các phần mềm để hỗ trợ, thực hiện, tạo ra những sản phẩm số để thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên là người định hướng, tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. Năm học 2021-2022 là một năm học mà tất cả các giáo viên đã được tập huấn về dạy học phát triển năng lực, riêng về tập huấn chuyển đổi số, ở học kỳ I mỗi môn học cả cấp THPT và THCS, Sở GD & ĐT mới chỉ cử 10 giáo viên cốt cán tập huấn theo quy định của bộ. Chúng tôi những giáo viên đã được tiếp cận 1 4. Kế hoạch thời gian thực hiện Thời gian Nội dung Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong giai đoạn Tháng 09/2022 – 12/ 2022 thử nghiệm, khảo sát và đánh giá kết quả đạt được. Tiếp tục áp dụng sáng kiến để kiểm định độ tin cậy Tháng 01/2023– 02/ 2023 của các giải pháp đề ra. Tháng 03/2023 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 5. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lý luận. Các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản, các công trình khoa học có liên quan . - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra. + Phương pháp xử lý số liệu. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp thực nghiệm 6. Giả thiết khoa học Ứng dụng tối đa các phương tiện dạy học mang lại hiệu quả cao hơn, nâng cao năng lực số cho cả giáo viên và học sinh so với cách dạy truyền thống. 7. Đóng góp mới của đề tài - Thứ nhất: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về phát triển năng lực số cho học sinh và cho giáo viên. - Thứ hai: Chỉ ra các dấu hiệu của một bài học/ chủ đề/ nội dung dạy học Vật Lí có nhiều cơ hội phát triển năng lực số của học sinh. - Thứ ba: Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học bài: Ba định luật Newton về chuyển động - Vật lí 10 - Cánh Diều theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. 3 sáng kiến nhằm đẩy mạnh xóa mù công nghệ số, như Sáng kiến An toàn của Google. • Môn Tin học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực số cho học sinh • Việc giáo viên sử dụng CNTT –TT (ICT) có mối tương quan tích cực với trình độ kỹ năng số của học sinh. Nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất kỹ năng số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, đồng thời hỗ trợ tích hợp CNTT- TT vào chương trình giảng dạy Nghiên cứu của UNESCO cũng chỉ ra phát triển năng lực số có liên quan đến các yếu tố sau: Thứ nhất, năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng hơn là tiếp cận. Nghĩa là việc có được thiết bị CNTT-TT không đảm bảo rằng nó sẽ được sử dụng trong thực tế. Thứ hai, điều quan trọng không phải là thời gian ngồi trước máy tính mà là việc khai thác hết các chức năng của máy tính, cả ở nhà và ở trường. Thứ ba, năng lực số bị ảnh hưởng bởi số năm trẻ sử dụng máy tính: càng sớm có kỹ năng số thì tác động càng lớn. Thứ tư, cần tăng cường kỹ năng về ngôn ngữ viết của học sinh như đọc, hiểu và xử lý văn bản để phát triển các kỹ năng số cho các em. Thứ năm, việc giáo viên ứng dụng CNTT-TT có mối tương quan tích cực với trình độ kỹ năng số của học sinh: nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất năng lực số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, đồng thời hỗ trợ tích hợp CNTT-TT vào chương trình giảng dạy (UNESCO 2017). c. Khung năng lực số là gì? Khung Năng lực số (Digital Literacy Framework) là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao năng lực của một nhóm đối tượng cụ thể (UNICEF-2019). 1.1.2. Mục tiêu của khung năng lực số Định hướng phát triển NLS cho học sinh phổ thông. Thông qua đó góp phần thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Làm cơ sở để giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số cho học sinh, giáo viên; Cụ thể hóa năng lực CNTT của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.Làm cơ sở xây dựng các khuyến nghị đối với gia đình, các tổ chức xã hội cùng với nhà trường phát triển năng lực số cho trẻ em trong độ tuổi đang đi học phổ thông. 1.1.3. Khung năng lực số đối với học sinh trung học Khung Năng lực số của học sinh trung học (dựa trên Khung năng lực UNESCO 2018) gồm 07 miền lĩnh vực năng lực, 26 năng lực thành phần: 5 Quyết định số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2020. Năng lực Tin học bao gồm 05 năng lực thành phần sau. - NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; - NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số; - NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; - NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; - NLe: Hợp tác trong môi trường số. 1.1.4. Các mức độ của năng lực Để cụ thể hóa khi xây dựng các mức độ năng lực cho từng cấp học chúng ta sử dụng các mức độ phức tạp công việc, mức độ tự chủ của người học và các mức độ nhận thức được thể hiện trong bảng sau: Mức độ Mức độ phức tạp Mức độ Mức độ tự chủ hành động Năng lực của công việc nhận thức 1 Đơn giản Có sự hướng dẫn Nhớ, biết 2 Đơn giản Tự chủ một phần Hiểu 3 Phức tạp Tự chủ hoàn toàn, có thể dạy Vận dụng lại người khác 1.1.5. Quy trình triển khai khung năng lực số Đối với các cơ sở giáo dục, trước khi xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số cho học sinh cần thực hiện các bước sau đây: Đánh giá ban đầu, sử dụng khung năng lực số trong việc tổ chức dạy học, hướng dẫn cụ thể về khung năng lực số, triển khai khung năng lực số và có đánh giá tác động của Khung. Quy trình được biểu diễn qua sơ đồ sau: Khung năng lực số cho giáo viên UNESCO đã phát triển và thử nghiệm một khung năng lực số dành cho giáo 7 được các năng lực ở mức Chiếm lĩnh Tri thức có thể: 1. Đưa ra được cách thức các thực hiện phù hợp trong lớp học tương xứng với sự hỗ trợ của cơ sở và chính sách quốc gia. 2. Phân tích các tiêu chuẩn của chương trình giảng dạy và xác định cách thức CNTT- TT có thể được sử dụng trong giáo dục để hỗ trợ đạt được các tiêu chuẩn đó; 3. Lựa chọn các CNTT-TT thích hợp để hỗ trợ các phương pháp dạy và học cụ thể; 4. Xác định chức năng của các thành phần phần cứng và các ứng dụng phần mềm phổ biến và có khả năng sử dụng chúng; 5. Tổ chức cơ sở vật chất để đảm bảo công nghệ hỗ trợ cho các phương pháp học tập khác nhau theo cách thức bao hàm toàn diện; 6. Sử dụng CNTT-TT để hỗ trợ phát triển nghề nghiệp của họ. Mức Đào sâu tri thức Mục tiêu là để nâng cao khả năng của giáo viên để hỗ trợ học sinh. Những giáo viên đã làm chủ được các năng lực ở mức Đào sâu tri thức có thể: 1. Xác định cách tốt nhất để sử dụng CNTT-TT hỗ trợ cho việc học tập và có thể gắn với các vấn đề của thế giới thực liên quan tới môi trường, an toàn thực phẩm, y tế đối với các yêu cầu của chương trình giảng dạy, 2. Xác định, thiết kế và sử dụng các hoạt động trong lớp học để giải quyết được các mục tiêu dạy học. 3. Giải thích chương trình giảng dạy có chú ý tới chiều sâu hiểu biết và sử dụng các chiến lược đánh giá thích hợp và phù hợp với ngữ cảnh. 4. Giải quyết vấn đề có tính cộng tác và học tập dựa trên dự án, ở đó học sinh khai thác chủ đề một cách sâu sắc và vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. 5. Xây dựng các nhiệm vụ, hướng dẫn, và hỗ trợ học sinh xử lý các dự án cộng tác. Giúp học sinh tạo lập, triển khai và giám sát kế hoạch và thực hiện dự án. 6. Tham vấn các chuyên gia và cộng tác với các giáo viên khác để hỗ nâng cao năng lực nghề nghiệp. Mức Sáng tạo tri thức 1. Thiết kế các hoạt động của lớp học và thúc đẩy các mục tiêu đó, xây dựng kế hoạch phát triển và hỗ trợ học sinh ở trong và ngoài nhà trường. 2. Xây dựng cộng đồng học tập trong lớp học ở đó học sinh thường xuyên được tham gia phát triển các kỹ năng. 3. Thiết kế các tài nguyên và các môi trường học tập dựa vào CNTT-TT; sử dụng CNTT-TT để sáng tạo tri thức và khuyến khích học sinh phản biện; hỗ trợ việc học tập suốt đời, liên tục lắng nghe và xử lí phản hồi của học sinh; tạo ra cộng đồng tri 9 Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý: Các chính sách liên quan đến học liệu (sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả); chất lượng việc dạy học trên môi trường mạng (an toàn thông tin mạng); bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy - học trực tuyến. Thứ ba, đảm bảo đồng bộ điều kiện hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về GDĐT. Để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục cần phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. Thứ tư, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực của ngành trong thực hiện chuyển đổi số (kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học). 1.1.6.3. Nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025 Nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.”. 1.1.7. Dạy học phát triển năng lực số trong bộ môn Vật lí ở trường THPT 1.1.7.1. Vai trò của bộ môn Vật lí trong việc phát triển năng lực số cho học sinh Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông), Vật lí là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng vật lí được học thêm các chuyên đề học tập. Môn Vật lí giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học. Do đó, phát triển năng lực số cho học sinh là nhiệm 11
File đính kèm:
- skkn_van_dung_chuyen_doi_so_de_thiet_ke_va_to_chuc_cac_hoat.pdf