SKKN Ứng dụng CNTT thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập trong hoạt động khởi động đầu giờ và luyện tập, vận dụng cuối tiết học nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả bài học môn Toán Lớp 10,11 tại trường TH
Như chúng ta đã biết, Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kỹ năng Toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết có vấn đề. Môn Toán góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo và đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn Toán có một vị trí quan trọng. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Toán cũng góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách, tư tưởng, tình cảm cho học sinh, giúp các em hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Một tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trong vòng 45 phút. Trong đó bao gồm các hoạt động của thầy và của trò, được phối hợp nhịp nhàng để hình thành kiến thức, phẩm chất và các năng lực cần thiết, do đó hoạt động mở đầu đóng vai trò quan trọng để tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học. Với môn Toán thì việc tổ chức hoạt động mở đầu tốt sẽ giúp các em sẵn sàng nhận nhiệm vụ, giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động mở đầu là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học; nhiệm vụ của học sinh.
Các nhà nghiên cứu tâm lí học khẳng định: hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào các hoạt động. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng CNTT thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập trong hoạt động khởi động đầu giờ và luyện tập, vận dụng cuối tiết học nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả bài học môn Toán Lớp 10,11 tại trường TH
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. LỜI GIỚI THIỆU 1.Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết, Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kỹ năng Toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết có vấn đề. Môn Toán góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo và đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn Toán có một vị trí quan trọng. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Toán cũng góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách, tư tưởng, tình cảm cho học sinh, giúp các em hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Một tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trong vòng 45 phút. Trong đó bao gồm các hoạt động của thầy và của trò, được phối hợp nhịp nhàng để hình thành kiến thức, phẩm chất và các năng lực cần thiết, do đó hoạt động mở đầu đóng vai trò quan trọng để tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học. Với môn Toán thì việc tổ chức hoạt động mở đầu tốt sẽ giúp các em sẵn sàng nhận nhiệm vụ, giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động mở đầu là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học; nhiệm vụ của học sinh. 4 hạn chế và chưa linh động trong việc xử lý các tình huống Toán học đơn giản; Đa phần chưa thấy hứng thú với môn học, chưa xác định đúng được động cơ và mục đích học tập, không thể hiện được ý thức phấn đấu, vươn lên; Theo quan niệm từ trước tới nay, môn Toán là một môn học khô khan, máy móc không chỉ đòi kĩ năng tính toán mà còn đòi hỏi khả năng sáng tạo, tư duy nhanh nhạy; đa phần học sinh khi nhắc đến việc học Toán là cảm thấy chán nản, không ham thích trong việc học.Học sinh chưa thấy được tính ứng dụng của môn Toán học trong thực tiễn và tính liên kết với các môn học khác. Các em ít có sự chuẩn bị bài trước ở nhà, hơn nữa học sinh thường học thụ động chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được “kiến thức trọng tâm”, không nắm được bản chất vấn đề trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau, dẫn đến chưa phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự học, tự tìm tòi, tự xử lí thông tin của học sinh. Vì vậy mà kết quả bài kiểm tra của các em chất lượng chưa cao. Trước khi áp dụng biện pháp, tôi thấy tình yêu với môn Toán trong học sinh đã giảm sút rất nhiều. Một phần, do Toán học là phân môn khó chiếm lĩnh, dù các em thích Toán nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. Trong suy nghĩ của nhiều học sinh môn Toán rất trừu tượng và có nhiều câu hỏi xuất hiện “ Tại sao phải học Toán, học Toán để làm gì, có ích gì? Do đó việc học Toán cũng trở thành một áp lực nặng nề với học sinh. Mặt khác, do xu hướng phát triển của thời đại khoa học, nhu cầu của xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sự định hướng của gia đình... ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn môn học của các em. 6 luyện tập, vận dụng cuối tiết học nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả bài học môn Toán lớp 10,11 tại trường THPT Kim Ngọc”. III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: - Họ và tên: Vũ Tuyết Mai - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Tổ Toán-Tin-Công nghệ-Trường THPT Kim Ngọc. - Số điện thoại: VI. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy môn Toán lớp 10,11 tại trường THPT Kim Ngọc nhằm tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh. VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ: Sáng kiến được áp dụng tại các lớp 10A1, 11A3 trong học kì 1 năm học 2022-2023, từ ngày 19-09-2022. VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1.1. Những vấn đề chung a. Hoạt động khởi động Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó. Bởi không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học, nên nhiệm vụ của hoạt động mở đầu là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. 8 + Hứng thú gián tiếp: là thái độ lựa chọn dựa trên yếu tố bên ngoài, gián tiếp liên quan đến đối tượng. + Hứng thú trực tiếp: là thái độ lựa chọn dựa trên các yếu tố thuộc bản chất của đối tượng. - Cấu trúc của hứng thú gồm 3 yếu tố đặc trưng: + Yếu tố giá trị của đối tượng phù hợp với nhu cầu của chủ thể học sinh. + Yếu tố cảm xúc của chủ thể học sinh đối với đối tượng. + Yếu tố nhận thức đối tượng của chủ thể học sinh. → Ba yếu tố có quan hệ chặt chẽ và tùy vào các giai đoạn phát triển của học sinh mà mỗi yếu tố mạnh lên chiếm ưu thế. - Có 2 loại hứng thú học tập phổ biến: + Hứng thú tức cảnh: Hứng thú xuất hiện trong hoạt động cụ thể, tức thời. + Hứng thú cá nhân: Hứng thú bền vững của cá nhân được hình thành phát triển qua trải nghiệm của cá nhân đối với một hoạt động nhất định Hai loại hứng thú cùng tồn tại, có quan hệ tương hỗ nhau. Hứng thú tức cảnh càng cao và ổn định → hứng thú cá nhân. Hứng thú cá nhân là cơ sở tạo thành và duy trì hứng thú tức cảnh. Đối với môn Toán khô khan và khó nắm bắt, có rất ít học sinh có hứng thú cá nhân thì việc tạo hứng thú hoàn cảnh thông qua các hoạt động dạy học rất cần thiết. Việc thiết kế những trò chơi trong học tập nhằm làm cho các tiết dạy trở nên sinh động mà sẽ mang lại hiệu quả khả quan. d. Trò chơi Trò chơi là những hoạt động có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu. 10 Theo nghiên cứu, việc sử dụng các trò chơi PowerPoint trong lớp học đã giúp học sinh tham gia học tập hơn, nội dung giảng dạy được củng cố và tăng sự rung cảm trong lớp học. Do đó, tác động và lợi ích của các trò chơi PowerPoint trong lớp học là một điều đáng chú ý. Cụ thể: + Làm tăng động lực Chơi trò chơi PPT trong lớp học giúp tăng cường động lực tổng thể. Bằng cách chơi trò chơi, học sinh trở nên có động lực hơn để học tập, chú ý và tham gia vào các nhiệm vụ đã đặt ra. Trò chơi khuyến khích học sinh trở thành một thành viên của nhóm cũng như phụ trách việc học của mình. +Khuyến khích tinh thần cạnh tranh Học sinh có thể trở nên rất cạnh tranh trong lớp học. Bằng cách sử dụng các trò chơi trong lớp, học sinh có thể chơi với nhau trên tinh thần cạnh tranh. Điều này, đến lượt nó, làm tăng tinh thần chiến đấu trong học sinh. Cuối cùng, các học sinh có thể cạnh tranh với nhau trong khi chơi một trò chơi, sau đó hỗ trợ lẫn nhau trong khi khác hoạt động giáo dục. +Làm giảm căng thẳng Thay thế cho khối lượng công việc trong lớp, các trò chơi có thể được sử dụng như một cách ít căng thẳng hơn để học sinh thể hiện trí thông minh, kỹ năng và hiểu biết về một chủ đề. Các trò chơi PPT sẽ giúp sinh viên có cái nhìn tích cực hơn về môi trường học tập của họ và đóng vai trò là một dấu hiệu xác thực về tốc độ học tập của chính họ. Chức năng dạy học của trò chơi - Hình thành và phát triển kĩ năng xây dựng đội chơi - Cải thiện khả năng giao tiếp - Phát triển kỹ năng thuyết trình 12 1.2. Tạo hứng thú học tập trong hoạt động khởi động qua các trò chơi được thiết kế bằng PowerPoint Ví dụ 1: Trò chơi VÒNG QUAY MAY MẮN - Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. GV sẽ quay số ngẫu nhiên, bạn nào được gọi tên sẽ chọn ô số của mình, sau đó nhận câu hỏi của GV và suy nghĩ trong vòng 10 giây nếu trả lời đúng đáp án sẽ được điểm cộng còn nếu bạn nào trả lời sai thì nhường cơ hội cho các bạn còn lại. + Tác dụng của trò chơi: - Trò chơi này có tác dụng khởi động tư duy của học sinh, dẫn dắt học sinh nhớ lại kiến thức đã học, vận dụng trả lời câu hỏi. - Tạo hứng thú học tập một cách tự nhiên, tâm lí thoải mái, vui vẻ, không áp lực, căng thẳng như các lần kiểm tra bài cũ. 14 Bài giảng HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC – TIẾT 3 Phần khởi động: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT 16 (Quét mã Qr trên Zalo để xem pp trình chiếu bài Hệ thức lượng trong tam giác tiết Bài tập – Khởi động - Toán 10- KNTT) 1.3. Tạo sự tích cực, chủ động, tự giác học tập trong hoạt động luyện tập và vận dụng Những trò chơi trong này được sử dụng sau khi học sinh đã được học một nội dung kiến thức của bài học Ví dụ 1: Trò chơi Chung sức - Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm có 4-6 học sinh, các nhóm chọn gói câu hỏi, học sinh nhận câu hỏi của GV và cùng suy nghĩ trong thời gian qui định và trả lời đúng đáp án, giáo viên sẽ gọi ngẫu nhiên một thành viên trong nhóm trả lời, mỗi 18 - Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành 4 tổ lần lượt trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học để tìm ô chữ bí mật và đạt điểm theo thang điểm của trò chơi.(Trò chơi này có thể áp dụng nhiều trong các tiết luyện tập). - Cách chơi: Có 9 ô hàng ngang và 1 dọc, mỗi tổ lần lượt chọn 1 ô bất kì trong đó sẽ có 1 câu hỏi. Các tổ sẽ ghi câu trả lời vào bảng nhóm của mình, mỗi câu trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm và nhận được một gợi ý, sau 6 câu hỏi thì mới có quyền trả lời ô chữ hàng dọc. Trả lời đúng sẽ được cộng 60 điểm sai sẽ bị dừng cuộc chơi đồng thời sẽ bị trừ 30 điểm. 20 Ví dụ 4: Câu cá cùng Doraemon - Chuẩn bị: Giáo viên đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học. - Cách chơi: Các nhóm cùng trả lời gói câu hỏi cho trước. mỗi học sinh ghi câu trả lời lên phiếu của mình, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 con cá, kết thúc gói câu hỏi, học sinh nào câu được nhiều cá nhất sẽ giành chiến thắng . Vận dụng: Một số câu hỏi trắc nghiệm CÂU CÁ CÙNG DORAEMON Tiết học Xác suất của biến cố tại lớp 11A3 22 Lớp Trước 44 4 27 9 4 10A1 Sau 44 7 33 4 0 Thái độ của em đối với bộ môn Toán (Lớp đối chứng 11A4, 10A2): Rất Thích Bình Không thích thường thích Lớp Trước 40 0 12 19 9 11A4 Sau 40 0 15 19 6 Lớp Trước 44 9 31 4 0 10A2 Sau 44 10 31 3 0 Kết quả diểm khảo sát của lớp thực nghiệm (10A1,11A3): Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm Yếu Điểm Kém trên 8,0 Từ 6,5 - 7,9 Từ 5,0 - 6,4 từ 3,5 - 4,9 dưới 3,5 SL % SL % SL % SL % SL % 11A3 Trước 5 12,2 15 36,6 17 41,5 4 9,7 0 (41hs) Sau 9 22 17 41,5 15 36,5 0 0 10A1 Trước 4 9,1 26 59,1 10 22,7 5 9,1 (44hs) Sau 8 18.2 20 45,5 16 36,3 0 0 Kết quả diểm khảo sát của lớp đối chứng (10A2,11A4) Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm Yếu Điểm Kém trên 8,0 Từ 6,5 - 7,9 Từ 5,0 - 6,4 từ 3,5 - 4,9 dưới 3,5 24 nó sẽ phản tác dụng như gây mất thời gian, gây nhàm chán nếu chúng ta lạm dụng nó. Quá trình dạy để tạo hứng thú học cho học sinh và nâng cao chất lượng môn Toán không thể diễn ra trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi cả một quá trình lâu dài và liên tục, trong đó người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, nhiệt huyết và trách nhiệm. Trong thời gian hơn một học kì thực nghiệm biện pháp trên, mặc dù có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của học sinh về việc học cũng như tạo được sự hứng thú trọng khi học bộ môn Toán cho học sinh tại đơn vị công tác. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa được cao, còn một số học sinh vẫn chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Trong thời gian tới bản thân tôi và các đồng nghiệp sẽ cố gắng thực hiện đồng loạt và thường xuyên biện pháp này để tạo được cho học sinh tính tự giác trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp cũng như tự học ở nhà. 4. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Phương tiện để thiết kế biện pháp khá đơn giản, chỉ cần máy tính, máy chiếu các trò chơi, Tivi,..... Vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. VIII. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi áp dụng “Ứng dụng CNTT thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập trong hoạt động khởi động đầu giờ và luyện tập, vận dụng cuối tiết học nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả bài học môn Toán lớp 10,11 tại trường THPT Kim Ngọc” cá nhân tôi thấy hứng thú của học sinh trong các giờ toán tăng lên rõ rệt; nhất là những học sinh yếu môn toán đã không còn sợ học giờ toán mà tích cực, chủ động hợp tác với các bạn trong nhóm, tích cực trao đổi, phát biểu và làm bài tập hơn, kết quả học tập từ đó cũng nâng lên. 26 2. Đối với giáo viên - Không những trau dồi chuyên môn nghiệp vụ làm chủ các phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh từ đó sẽ phát huy được năng lực cho HS. - Cần phát huy và mở rộng xây dựng nhiều các phương pháp dạy học bằng trò chơi học tập. - Tăng cường học tập, bồi dưỡng năng lực CNTT, cập nhật các ứng dụng hỗ trợ cho công tác giảng dạy. 3. Đối với học sinh - Cần tích cực chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 2 năm 2023 Tác giả sáng kiến Vũ Tuyết Mai Vĩnh Yên, ngày tháng 2 năm 2023 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) 28
File đính kèm:
- skkn_ung_dung_cntt_thiet_ke_va_to_chuc_cac_tro_choi_hoc_tap.docx