Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” dành cho ôn thi TN THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi
Kết quả giáo dục là cái đích cuối cùng mà học sinh và giáo viên cần đạt tới, để có kết quả tốt cần sự nỗ lực của cả giáo viên và học sinh, trong đó việc đúc rút kinh nghiệm, đổi mới PPDH của giáo viên là việc làm rất quan trọng. Trong thời gian công tác và giảng dạy tôi đã không ngừng học hỏi bồi dưỡng chuyên môn và đúc rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của mình. Khi dạy chương trình Sinh học 12 tôi nhận thấy:
Chương trình Sinh học 12 hiện nay với lượng kiến thức nhiều, khó, lại rất trừu tượng trong khi thời lượng cho chương trình lại không nhiều. Học sinh tuy nắm được lí thuyết nhưng việc vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập còn nhiều hạn chế. Vậy nên người giáo viên luôn phải nghiên cứu, tìm tòi tìm ra cách dạy học hiệu quả giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ hơn, yêu thích môn học hơn.
Nội dung kiến thức về phần "Liên kết gen và hoán vị gen" SGK mới chỉ đề cập đến nội dung lý thuyết nên phần lớn các công thức bài tập học sinh phải tự suy luận, thiết kế và chứng minh. Đây không phải là việc làm dễ dàng, kể cả với những học sinh khá, giỏi. Mặt khác từ năm 2007 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kỳ thi TN THPT. Theo đó, đề thi bám sát SGK hiện hành và tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12, với các mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng thấp và vận dụng cao kiến thức đã học. Nhìn chung đề thi có cả câu hỏi lý thuyết và câu hỏi bài tập, trong đó bài tập hoán vị gen là một trong những dạng bài tập khó và SGK chưa đề cập nhiều nên học sinh được làm các bài tập phần này rất ít, do vậy học sinh thường khó được điểm. Để giúp học sinh đạt được kết quả cao trong quá trình học tập về quy luật hoán vị gen, cần xây dựng các chuyên đề phân dạng và phương pháp giải bài tập.
Hiện nay, tình hình giảng dạy và học tập với thời gian hạn chế do dịch bệnh Covid. Để đạt được kết quả cao trong kì thi TN THPT, học sinh không chỉ năm chắc và trả lời chính xác các câu hỏi lí thuyết mà phải mà còn cần có kĩ năng và phương pháp giải nhanh các bài tập di truyền. Đối với các bài tập quy luật di truyền trong đó có quy luật hoán vị gen, học sinh cần phải nhận dạng nhanh để loại bỏ bớt những phương án sai và có cách giải khoa học, chính xác.
Do đó, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” dành cho ôn thi TN THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi. Với mong muốn tháo gỡ một phần khó khăn trong quá trình dạy và học, giúp cho người giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức một cách đầy đủ nhất, đồng thời cũng giúp cho các em học sinh chủ động vận dụng thành công trong giải các bài tập di truyền hoán vị gen trong các đề thi để đạt kết quả cao, qua đó phát triển kĩ năng phân tích, tư duy sáng tạo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” dành cho ôn thi TN THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc Tên tôi là: HOÀNG THỊ THÚY Chức vụ (nếu có): Giáo viên Đơn vị/địa phương: Trường phổ thông DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc Điện thoại: 0987526983 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến đã được Hội đồng sáng kiến cơ sở công nhận sau đây: 1. Tên sáng kiến: Xây dựng chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” dành cho ôn thi TN THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi. (Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Phúc Yên, ngày 20 tháng 02 năm 2022 Người nộp đơn Hoàng Thị Thúy 2. Kết quả cụ thể ........................................................................................................................26 PHẦN 3. KẾT LUẬN..................................................................................................30 * VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN:.....................................................31 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):............................................................31 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ..........................................................31 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:...........................................................31 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:..........................................................................................................31 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ..........................................................................................31 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):............................................................................................................32 PHỤ LỤC .....................................................................................................................33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................36 - Qua thời gian nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trên lớp và ôn thi thì kết quả cho thấy chất lượng học tập của học sinh nâng lên đáng kể. - Sáng kiến giúp học sinh có thể tự học và ôn tập tại nhà, giúp học sinh yêu thích môn học hơn. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng thử - Sáng kiến được thực hiện trong nội dung kiến thức ở chương II: “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” và được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp 12A3 (ban KHTN) và đội tuyển học sinh giỏi của trường. - Tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm thực hiện áp dụng sáng kiến trong học kì I, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2021-2022. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm được chia làm ba phần: Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung nghiên cứu Phần III: Kết luận và kiến nghị Nội dung của sáng kiến là kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cùng hệ thống câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức về kiến thức bài tập di truyền hoán vị gen. 2 2. Mục đích và ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng các bài tập di truyền hoán vị gen thường gặp trong các đề thi TN THPT. Đưa ra phương pháp giải các dạng bài tập thuộc các quy luật di truyền hoán vị gen, từ đó giúp học sinh nhận dạng và áp dụng được trong từng bài tập cụ thể và đạt kết quả tốt. Đưa ra một số công thức, nhận xét mà khi học chính khoá do giới hạn của chương trình nên học sinh chưa được tiếp thu nhưng được suy ra khi giải bài tập. Học sinh không còn mơ hồ với bài tập di truyền mà phân biệt rõ được di truyền hoán vị gen với các quy luật di truyền khác. Từ đó học sinh có thể giải quyết được các bài tập hoán vị gen vận dụng cao trong đề thi với thời gian ngắn hơn. Đánh giá, điều chỉnh phương pháp dạy học môn sinh trong trường phổ thông phù hợp với đối tượng học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Bài tập di truyền hoán vị gen được phân loại, phương pháp giải rõ ràng tạo ra sự hứng thú trong học tập và giúp các em đạt kết quả cao trong các kì thi. Rèn luyện phương pháp giải bài tập trắc nghiệm cho học sinh. Giúp học sinh củng cố kiến thức, giảm bớt áp lực bộ môn cho học sinh Đây có thể coi là tài liệu hữu ích đối với giáo viên giảng dạy môn Sinh học trong việc ôn thi học sinh giỏi, ôn thi TN THPT ở trường phổ thông. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu chương trình sinh học ôn thi TN THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi phần: Quy luật di truyền hoán vị gen. 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: - Đọc tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài. - Phân tích kế hoạch giảng dạy, mục tiêu, nội dung trọng tâm của bài học và hướng ra đề thi TN THPT và đề thi học sinh giỏi liên quan đến kiến thức quy luật di truyền hoán vị gen. * Phương pháp thực nghiệm sư phạm: - Thực nghiệm kiểm tra ở các lớp học để xác định tính khả thi và hiệu quả của sáng kiến. - Theo dõi kết quả khảo sát chuyên đề, thi thử TN THPT và kết quả thi học sinh giỏi 12. 4 F1: 100% AB/ab (xám dài) ♀AB/ab (xám dài) x ♂ ab/ab (đen cụt) Gf1: 0,41AB: 0,41ab : 0,09 Ab : 0,09aB ab ab Fa: 0,41 AB/ab (xám dài) : 0,41ab/ab (đen cụt) 0,09Ab/ab (xám, cụt) : 0,09aB/ab (đen, dài) 1.4. Khái niệm hoán vị gen Hoán vị gen (HVG) là hiện tượng các gen trên cùng 1 cặp NST có thể đổi chỗ cho nhau do sự trao đổi chéo giữa các crômatit ở kì đầu của giảm phân I, làm xuất hiện các tổ hợp gen mới. 1.5. Đặc điểm của tần số hoán vị gen (f) - Tần số HVG (f) được xác định bằng tổng tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị. - Đơn vị đo khoảng cách gen được đo = 1% tần số HVG (f) = 1cM - Trong phép lai phân tích, tần số HVG (f) được tính bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp trên tổng số cá thể trong đời lai phân tích. - Tần số HVG (f) dao động từ 0% đến 50%. Hai gen càng gần nhau thì lực liên kết càng lớn, tần số HVG (f) càng nhỏ, hai gen càng xa nhau thì lực liên kết càng nhỏ và tần số HVG (f) càng lớn nhưng luôn nhỏ hơn hoặc bằng 50%. 1.6. Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen - Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp. - Hoán vị gen làm cho các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại. - Hoán vị gen giúp thiết lập được bản đồ di truyền có thể dự đoán trước tần số tái tổ hợp gen trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống và nghiên cứu khoa học (100% hoán vị = 1M, 10% hoán vị = 1dM, 1% hoán vị = 1cM.) 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Các đề thi TN THPT và đề thi học sinh giỏi tỉnh trong những năm gần đây cho thấy xu hướng ngày càng khó hơn, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức phải sâu và rộng và có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống mới. Trường PT DTNT Cấp 2,3 Vĩnh Phúc trong những năm gần đây đã có nhiều học sinh chọn bài thi Khoa học tự nhiên và tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học hơn những năm học trước, vì vậy việc giảng dạy môn Sinh học cho các em đòi hỏi phải có dạng bài tập nâng cao hoặc mở rộng nhằm giúp các em thuận lợi hơn trong việc ôn tập và luyện thi khối KHTN đặc biệt là môn Sinh, khối B và đạt kết quả cao trong kì thi chọn học sinh giỏi. Thời lượng dành cho các tiết bài tập ít trong khi đó dạng bài tập về quy luật di truyền là phần trọng tâm trong các đề thi TN THPT và chọn học sinh giỏi tỉnh. 6 CHƯƠNG 2. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 1: PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HOÁN VỊ GEN 1. DẠNG 1: CÁCH NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN 1.1. Cách nhận biết hiện tượng hoán vị gen trong bài toán cho biết đầy đủ kiểu hình * Trong phép lai phân tích cá thể dị hợp tử hai cặp gen a. Phương pháp giải: Khi lai phân tích cá thể dị hợp tử hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn nếu Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình khác 1:1:1:1 và 1:1 ta kết luận hai cặp gen đó di truyền theo hoán vị gen . b. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Ở một loài côn trùng, hai cặp alen Aa, Bb quy định hai cặp tính trạng màu sắc thân và độ dài chân. Cho P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng, F1 xuất hiện thân đen, chân dài. Đem F1 giao phối với cá thể thân nâu, chân ngắn thu được 40% thân đen, chân dài: 40% thân nâu, chân ngắn: 10% thân nâu, chân dài: 10% thân nâu, chân ngắn. Các gen quy định các tính trạng trên di truyền theo quy luật nào? a. phân li độc lập b. hoán vị gen c. liên kết gen d. phân li Đáp án: Chọn b. Vì đây là phép lai phân tích, F1 dị hợp hai cặp gen, Fa có tỷ lệ kiểu hình có tỷ lệ khác 1:1:1:1 và 1:1. Vậy các gen quy định tính trạng tuân theo hiện tượng hoán vị gen. Ví dụ 2: P (Aa, Bb) cây cao chín sớm x (aa, bb) cây thấp, chín muộn F1 : 41 % cây cao, chín sớm, 41% cây cao, chín muộn, 9 % cây thấp, chín muộn, 9% cây thấp, chín sớm. Phép lai chịu sự chi phối của quy luật di truyền nào? a. phân li b. phân li độc lập c. liên kết gen d. hoán vị gen Đáp án: Chọn d. Vì đây là phép lai phân tích, F1 dị hợp hai cặp gen, Fa có tỷ lệ kiểu hình khác 1:1:1:1, 1:1.Vậy các gen quy định tính trạng tuân theo hiện tượng hoán vị gen. * Trong phép lai tự thụ phấn hoặc giao phối cá thể đều dị hợp hai cặp gen: a. Phương pháp giải: Khi tự thụ phấn hoặc giao phối cá thể đều dị hợp hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Nếu thế hệ lai xuất hiện 4 loại kiểu hình tỷ lệ khác với tỷ lệ 9:3:3:1, 3:1, 1:2:1 ta kết luận: Hai cặp gen đó quy định tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và xảy ra hiện tượng hoán vị gen. b. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: P: Khi cho cây hoa kép màu đỏ di hợp tử hai cặp gen tự thụ phấn F1 thu được 59% cây hoa kép, màu đỏ: 16% cây hoa kép, màu trắng : 16% cây hoa đơn, màu đỏ: 9% cây hoa đơn, màu trắng. Hãy xác định quy luật di truyền của phép lai trên ? 8 Quy ước: A- Hoa kép, a- hoa đơn. B- Màu đỏ, b- màu vàng F2: tỷ lệ hoa kép, vàng (A-bb) là 869/ 9654 = 0,09 khác 18,75% trong PLĐL và khác 25% trong LKG => hoán vị gen chi phối phép lai trên. 2. DẠNG 2: CÁCH TÍNH TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN 2.1 Cách tính tần số hoán vị gen dựa vào phép lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen a. Phương pháp giải: Tần số HVG( f) = Tổng tỷ lệ các loại kiểu hình có hoán vị gen + Tỷ lệ loại giao tử hoán vị = f /2 + Tỷ lệ giao tử liên kết = (1- f /2)/2 Xác định kiểu gen có hoán vị gen: (Dựa vào tỷ lệ kiểu hình ở Fa hai kiểu hình có tỷ lệ nhỏ chính là hai kiểu hình mang gen hoán vị). b. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Khi lai cây thân cao, chín sớm (dị hợp tử hai cặp gen) với cây thân thấp, chín muộn (đồng hợp lặn) thu được đời sau: 35% cây thân cao, chín sớm: 35% cây thân thấp, chín muộn: 15% cây thân cao, chín muộn: 15% cây thân thấp, chín sớm. Xác định tần số hoán vị gen? Đáp án: Đời sau kiểu hình thân cao, chín muộn và thân thấp, chín sớm có tỷ lệ nhỏ là kiểu hình có hoán vị gen vậy tần số hoán vị gen (f) = 15% + 15 % = 30%. Ví dụ 2: Cho F1 dị hợp hai cặp gen, kiểu hình hoa kép, tràng hoa đều lai với cây hoa đơn, tràng hoa không đều, kết quả thu được ở thế hệ lai gồm: 1748 cây hoa kép, tràng hoa không đều, 1752 cây hoa đơn, tràng hoa đều. 751 cây hoa kép, tràng hoa đều, 749 cây hoa đơn, tràng hoa không đều. Tìm tần số hoán vị gen? Đáp án: Đây là phép lai phân tích f = (751+749)/1748 + 1752 +751 +749 = 0.30 = 30% 2.2 Cách tính tần số hoán vị gen dựa vào phương pháp phân tích tỷ lệ giao tử mang gen lặn ab: * Trường hợp xảy ra hoán vị cả hai bên: a. Phương pháp giải: - Được áp dụng cho thực vật, dòng tự thụ, hầu hết các loại động vật (trừ ruồi giấm, bướm, tằm). + Nếu P dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb) đều có HVG với tần số bằng nhau ta phân tích: % ab/ab = x% ab . x% ab để tìm x. - Khi x% ab < 25% ab là giao tử hoán vị, P dị hợp tử chéo, f = 2. x% ab - Khi x% ab > 25% ab là giao tử liên kết, P dị hợp tử đều , f = 100% - 2. x% ab 10 Ví dụ 2: Ở ruồi giấm, cho giao phối giữa những con thân xám, cánh dài với nhau, ở F 1 thu được 4 loại kiểu hình, trong ðó tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh cụt chiếm 20%, biết rằng tính trạng thân xám, cánh dài trội hoàn hoàn so với thân đen, cánh cụt. Xác định kiểu gen của P và tần số hoán vị gen. Đáp án: 1 Thân đen, cánh cụt: aabb 20% ab ♂.40%ab ♀ 2 ab 40% 25% ab là giao tử liên kết → giao tử hoán vị = 10%, f = 20%. Con đực có kiểu hình thân xám, cánh dài, lại sinh giao tử ab nên kiểu gen của con đực là AB ab Con cái có kiểu hình thân xám, cánh dài, lại sinh giao tử ab là giao tử liên kết nên kiểu AB AB AB gen của con cái là . Vậy P: ♂ ♀ (f = 20%). ab ab ab 3. DẠNG 3: XÁC ĐINH KIỂU GEN CỦA CƠ THỂ ĐEM LAI 3.1. Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai trong phép lai phân tích. a. Phương pháp giải: Trong phép lai phân tích cơ thể dị hợp tử hai cặp gen + Fa xuất hiện kiểu hình có hoán vị gen khác với kiểu hình của bố mẹ. Thì cơ thể đem lai phân tích có kiểu gen là dị hợp tử đều (AB/ab). + Fa xuất hiện kiểu hính có hoán vị gen giống với kiểu hình của bố mẹ thì cơ thể đem lai phân tích có kiểu gen là dị hợp chéo (Ab//aB). b. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Ở cà chua gen A trội hoàn toàn quy định quả tròn so với gen a quy định quả bầu. Gen B trội hoàn toàn quy định quả đỏ so với b quy định quả vàng. Lấy cây quả tròn, đỏ dị hợp tử hai cặp gen đem lai phân tích thu được Fa: 41% quả tròn, đỏ: 41% quả bầu, vàng: 9% quả tròn, vàng: 9% quả bầu, đỏ. Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai? Đáp án: Fa kiểu hình có hoán vị gen (tròn, vàng; quả bầu đỏ) khác với kiểu hình bố, mẹ => kiểu gen của cơ thể đem lai là dị hợp tử cùng (AB//ab). Ví dụ 2: Ở cà chua gen A trội hoàn toàn quy định quả tròn so với gen a quy định quả bầu. Gen B trội hoàn toàn quy định quả đỏ so với b quy định quả vàng. Lấy cây quả tròn, đỏ dị hợp tử hai cặp gen đem lai phân tích thu được Fa: 41% quả tròn, vàng: 41% quả bầu, đỏ: 9% quả tròn, đỏ: 9% quả bầu, vàng. Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai? Đáp án: Fa kiểu hình có hoán vị gen (quả tròn, đỏ; quả bầu, vàng) giống với kiểu hình bố, mẹ => kiểu gen của cơ thể đem lai là dị hợp tử chéo (Ab//aB). 12 Đáp án: Tỷ lệ kiểu hình lặn (thân đen, cánh ngắn) chiếm 10% = 0.1 = x.1/2 => x = 0.2 = 20% => 2x = 40% nhỏ hơn 50% => kiểu gen hoán vị đem lai là di hợp tử chéo (Ab//aB). Ví dụ 2: Ở ruồi giấm gen B quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng thân đen. Gen V quy định tính trạng cánh dài trội hoàn toàn so với gen v quy định tính trạng cánh ngắn. Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cơ thể dị hợp hai cặp gen tạp giao với cơ thể liên kết có kiểu gen AB//ab. F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình trong đó ruồi mình đen, cánh ngắn chiếm 20%. Xác định kiểu gen bố, mẹ đem lai? Đáp án: Tỷ lệ kiểu hình lặn (mình đen, cánh ngắn) chiếm 20% = 0.2 = x.1/2 => x = 0.4 = 40% => 2x = 80% lớn hơn 50% => kiểu gen hoán vị đem lai là dị hợp tử cùng (AB//ab). 3.3. Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai trong phép lai giữa cơ thể dị hợp hai cặp gen với cơ thể dị hợp một cặp gen (aB//ab; Ab//ab): a. Phương pháp giải: Vì cơ thể dị hợp một cặp gen chỉ cho hai loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau, căn cứ vào tỷ lệ kiểu hình lặn. + Nếu tỷ lệ kiểu hình lặn lớn hơn hoặc bằng 12.5% => cơ thể hoán vị gen là dị hợp tử cùng. Vì tỷ lệ ab//ab lớn hơn hoặc bằng 12.5% có nghĩa x.1/2 lớn hơn hoặc bằng 12.5% => x lớn hơn hặc bằng 25% =>2x lớn hơn hoặc bằng 50% đây không phải là tần số hoán vì vậy kiểu gen hoán vị là dị hợp tử cùng (AB//ab). + Nếu tỷ lệ kiểu hình lặn nhỏ hơn 12.5% => cơ thể hoán vị gen là dị hợp tử chéo. Vì tỷ lệ ab//ab nhỏ hơn 12.5% có nghĩa x.1/2 nhỏ hơn 12.5% => x nhỏ hơn 25% =>2x nhỏ hơn 50% đây là tần số hoán vị vậy kiểu gen hoán vị là dị hợp chéo (Ab//aB). b. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Cho P dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb) cây cao, quả tròn giao với cây có kiểu gen (Ab//ab) F1 thu được: 50% cây cao, quả tròn : 37.5% cây cao, quả dài : 12.5% cây thấp, quả dài. Xác định kiểu gen của cơ thể hoán vị đem lai? Đáp án: F1 có kiểu hình lặn thân thấp, quả dài có tỷ lệ 12.5% => Cơ thể đem lai là dị hợp tử cùng (AB//ab). Ví dụ 2: Cho P dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb) cây cao, quả tròn giao với cây cao, quả dài có kiểu gen (Ab//ab) F1 thu được: 10% cây thấp, quả dài. Xác định kiểu gen của cơ thể hoán vị đem lai? Đáp án: F1 có kiểu hình lặn cây thấp, quả dài có tỷ lệ 10% nhỏ hơn 12.5% => Cơ thể đem lai là dị hợp tử chéo (Ab//aB). 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_chuyen_de_phan_dang_va_phuong.docx