Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học
Đối với môn Mĩ thuật “Trò chơi học tập” có thể xem là một vấn đề tương đối mới, vì từ trước đến nay giáo viên ít khi dùng. Để thực hiện tốt phải có tài liệu. Nhưng trò chơi dạy học Mĩ thuật rất hiếm. Vì vậy, bản thân người giáo viên phải tự trang bị cho mình một số trò chơi trong các môn học để tiết dạy thêm phong phú, nhẹ nhàng, tự nhiên mà vẫn lôi cuốn các em vào tiết học. Cùng với việc thực hiện chủ đề năm học 2022-2023 của Bộ giáo dục và đào tạo với phong trào:“Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiêm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng GDĐT”, với phương châm: “Đoàn kết- Nêu gương - Kỷ cương- Sáng tạo- Hiệu quả”. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên tôi luôn cố gắng trao dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi sáng kiến để giúp các em học tập tốt hơn.
Đối với học sinh tiểu học. Tâm lý của trẻ nhỏ rất hiếu động, tò mò, thích khám phá nên tôi cố gắng thiết kế những tiết dạy thật nhẹ nhàng, sinh động, gây hứng thú với các em. Sao cho “Học mà chơi, chơi mà học”. Vui chơi như thế nào để vẫn có ích cho việc học tập mà lại khắc sâu được bài hơn. Điều này làm tôi băn khoăn.
Qua nhiều năm thực hiện chương trình tôi rút ra được một vài kinh nghiệm mong được chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp với đề tài: “Vận dụng trò chơi giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật ở trường tiểu học”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học
0 MỤC LỤC Trang PHẦN A: MỞ ĐẦU 1 I. Lí do chọn đề tài. 1 II. Đối tượng nghiên cứu 1 III. Phạm vi nghiên cứu. 1 IV. Mục đích nghiên cứu. 2 V. Phương pháp nghiên cứu. 2 PHẦN B: NỘI DUNG 2 I. Cơ sở lý luận và thực trạng của đề tài. 2 II. Thực trạng vấn đề 3 III. Các biện pháp đã thực hiện 6 IV. Kết quả đạt được 23 PHẦN C: KẾT LUẬN 24 1. Bài học kinh nghiệm 24 2. Hướng phổ biến và áp dụng đề tài 25 2 tìm tòi khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh. Tuy nhiên sự phát triển tính tích cực học tập của học sinh phụ thuộc trực tiếp vào việc tổ chức dạy học của giáo viên. IV. Mục đích nghiên cứu Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Tạo hứng thú, say mê, tích cực học tập cho học sinh trong giờ học Mĩ thuật sẽ giúp cho môn học trở nên lôi cuốn hấp dẫn và thực hành tốt hơn. V. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành tìm hiểu đề tài, khi đi sâu vào nghiên cứu bản thân tôi đã đi sâu vào các phương pháp cơ bản sau - Phương pháp đặt vấn đề - Phương pháp điều tra quan sát - Phương pháp phân tích tổng hợp - Sưu tầm nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến trò chơi trong dạy và học - Phương pháp điều tra thông qua việc đàm thoại, gợi mở, kiểm tra, đối chiếu các thông tin thu thập được từ thực tế. PHẦN B: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Vị trí của môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học Từ mục tiêu chung “ Nâng cao tính chủ động, phát huy tính tích cực, tư duy của học sinh” và yêu cầu thực tế của xã hội để phát triển là giáo dục nên những con người toàn diện về mọi mặt, hướng đến đổi mới phương pháp trong dạy và học. môn Mĩ thuật là môn học chính thức trong chương trình giáo dục Tiểu học. Môn học này giúp các em cảm nhận và vận dụng những kiến thức vào cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 4 Từ tư tưởng quan niệm của một số gia đình và các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học Mĩ thuật của các em nên sự chuẩn bị đồ dùng học Mĩ thuật cho các em còn hạn chế hoặc chưa tốt như: Một số học sinh thiếu giấy vẽ, thiếu bút chì, thiếu màu vẽ và các vật liệu khác... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản, không tự tin khi làm bài. Trên thực tế điều tra tôi còn thấy có một số giáo viên giảng dạy bộ môn về phương pháp sư phạm còn hạn chế, lời nói còn chưa hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, trình bày bảng thiếu khoa học, thiếu tính thẩm mĩ, hạn chế về khả năng sử dụng các trang bị phương tiện dạy học, phương tiện nghe nhìn,... dẫn đến học sinh không lắng nghe, không tập trung tìm hiểu bài còn mơ hồ, không nắm được nội dung của bài học. Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện rõ trên tác phẩm của mình không hoàn thành được bài vẽ, bỏ giữa chừng, làm đối phó cho có bài nộp vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn khó khăn, hầu hết là con em có cha mẹ là công nhân hoặc làm rẫy nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em. Học sinh chưa chịu khó sưu tầm tư liệu phục vụ cho môn học, thiếu sự sáng tạo thường chỉ nhìn vào tranh mẫu có sẵn để vẽ nên bài vẽ thiếu phong phú, thiếu sinh động, thiếu đi yếu tố tạo nét riêng, nổi bật trong bài vẽ của mình. Tôi vừa liệt kê ở trên với những khó khăn thực trạng hầu như đều chưa đảm bảo được yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy và học. Những câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để giúp học sinh tích cực trong mỗi tiết học? làm thế nào để truyền tải được nội dung bài học mà không khô cứng máy móc rập khuôn? Để nâng cao chất lượng học môn Mĩ thuật theo hướng phát triển năng lực bằng cách nào? Tôi đã suy nghĩ và tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn để dạy tốt môn Mĩ thuật theo 6 Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 3/1 29 3 10,3 8 27,6 18 62 3/2 30 4 13,3 7 23,3 19 63,3 3/3 31 4 12,9 6 19,3 21 67,7 3/4 30 3 10 7 23,3 20 66,6 3/5 31 4 12,9 6 19,3 21 67.7 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN Mĩ thuật là một môn năng khiếu đối với trẻ em nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, là cả một thế giới muôn màu, muôn sắc. Việc giảng dạy Mĩ thuật ở các trường tiểu học hiện nay hầu hết là do giáo viên đứng lớp đảm nhiệm và chưa qua bất cứ chương trình đào tạo chuyên sâu nào về Mĩ thuật. Do đó công tác giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn và hạn chế là điều khó tránh khỏi. Đối với các tiết dạy học Mĩ thuật nói chung chỉ được tiến hành qua loa, đại khái gần như một công thức. Giáo viên giới thiệu đề tài. Yêu cầu học sinh nêu các hình ảnh có thể vẽ cho phù hợp đề tài. Giáo viên phân tích, hướng dẫn cách vẽ. Học sinh xem một vài bài vẽ tham khảo (nếu có). Học sinh thực hành theo yêu cầu của đề tài. Giáo viên và học sinh nhận xét sản phẩm. Qua tiết học, học sinh hầu như thụ động và giờ học trở nên khô khan. Xuất phát từ những mong muốn tìm ra một giải pháp tốt hơn cho việc giảng dạy tôi đã tiến hành ở một số lớp. Cụ thể: *Cách 1: Dạy theo phương pháp truyền thống bao gồm các bước 8 Để có một tiết dạy hay, hấp dẫn lôi cuốn học sinh học, giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp vào bài dạy của mình. Một số phương pháp dạy học thường sử dụng trong dạy học Mĩ thuật ở tiểu học như: Phương pháp trực quan Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học nghĩa là giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể, để dựa vào đó mà nắm bắt được kiến thức, kỹ năng của môn mĩ thuật. Phương pháp thực hành – luyện tập Phương pháp thực hành – luyện tập là phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động thực hành, luyện tập các kiến thức, kỹ năng của môn học. Phương pháp gợi mở vấn đáp Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tự mình tìm ra kiến thức mới. Phương pháp giảng giải minh họa: Phương pháp giảng giải minh họa trong dạy học Mĩ thuật là phương pháp dùng lời nói để giải thích tài liệu Mĩ thuật, kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.Và phương pháp không thể không nhắc đến đó là phương pháp giáo dục bằng trò chơi. 1. Mục đích, ý nghĩa và tác dụng của trò chơi đối với học sinh Hoạt động vui chơi đối với các em thiếu nhi có tác dụng giáo dục toàn diện. Đây cũng là một nhu cầu điều hòa, cân bằng nguồn năng lượng dư thừa trong các em. Duy trì và tăng cường sức khỏe góp phần trong việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu giáo dục đối với các em là trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt. Mỗi trò chơi có tác dụng chủ đạo, nhưng nhìn chung qua trò chơi sẽ làm cho tập thể các em có bầu không khí mới. Những tràng vỗ tay, tiếng reo hò, khuôn mặt 10 - Đảm bảo yêu cầu phổ cập: nghĩa là đa phần các kiến thức trong trò chơi phải có mức độ vừa phải, đủ để học sinh bình thường cũng có thể giải quyết được trong thời gian ngắn. Đồng thời, có nhiều ý nhỏ để nhiều học sinh tham gia. - Có yếu tố sáng tạo: trong trò chơi nên có 01 ý trở lên có nội dung sáng tạo. Để giải quyết những bài tập này học sinh phải vận dụng những kiến thức một cách có hệ thống hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn. - Nội dung trò chơi phải được phân tách thành những yêu cầu, kiến thức, mỗi bài tập đó với từng cá nhân học sinh. Khi tổ chức trò chơi nên thể hiện trong nhiều dạng bài tập, nhiều hình thức thể hiện khác nhau (tùy theo mỗi chủ đề, mỗi tiết dạy, mỗi khối lớp). Ví dụ lật mảnh ghép, ghép các mảnh ghép cho phù hợp, chọn các đáp án phù hợp * Lưu ý: Ngôn ngữ diễn đạt trong trò chơi phải đầy đủ, ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu, tránh hiểu lầm. Vì vậy, khi thiết kế nội dung một trò chơi ta có thể lấy nội dung bài học hoặc một hoạt động của tiết học thuộc trọng tâm bài trong sách giáo khoa. Sau đó, bằng sự “chế biến” của mình chúng ta sẽ có nhiều đơn vị kiến thức, nhiều bài tập tương tự ở mức độ phổ cập. b. Thiết kế đồ dùng, thiết bị phục vụ trò chơi - Tiện dụng (dễ sử dụng). - Dễ làm (ai cũng có thể làm được). - Rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi. - Có phần thể hiện điểm đạt của từng nội dung yêu cầu (đúng, nhanh, đẹp) và tổng điểm. - Tiết kiệm (sử dụng được nhiều lần, làm bằng những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền). c. Chọn trò chơi 12 Thông thường khi tổ chức một trò chơi chúng ta thường thực hiện các bước sau: * Bước 1 Chuẩn bị - Chia nhóm: Đặt tên cho nhóm và ấn định số lượng thành viên tham gia cho mỗi nhóm (để thực hiện nhanh tôi có thể chia nhóm theo dãy bàn). - Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu của tôi. * Bước 2 Nêu tên trò chơi - Nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa của trò chơi. * Bước 3 Phổ biến luật chơi - Nêu rõ cách chơi: Hiệu lệnh, phân việc và cách thức làm việc (điền, viết, vẽ nói, đọc..) của mỗi thành viên tham gia trò chơi. - Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá (thường theo 2 yêu cầu : Đúng – Nhanh). Cần lưu ý các trường hợp phạm luật. - Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng học sinh còn lại trong lớp). * Bước 4 Tiến hành trò chơi - Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành. - Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên cách chơi. (không nên cho tất cả học sinh cùng làm một lúc, mà cho lần lượt các em tiến hành dưới dạng “tiếp sức”). * Bước 5 Tổng kết trò chơi - Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá. - Nên nhận xét theo từng yêu cầu: Đúng – Nhanh. - Có thể đặt thêm câu hỏi phụ để rút ra một kết luận nào đó từ hệ thống các bài tập trò chơi đã thực hiện. - Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả. - Tuyên dương học sinh hoặc nhóm thắng cuộc. - Trao phần thưởng (nếu có). 14 thuộc theo chủ đề bài học rồi chuyển bút cho bạn tiếp theo cứ như thế cho đến khi hoàn thành hết 4 hình tròn đội nào nhanh và nhiều con vật đội đó sẽ thắng cuộc – Tuyên dương. Bài vẽ học sinh Giáo viên đánh giá kết quả Trò chơi 2: “ Sắp xếp” Trò chơi này áp dụng trước khi học sinh thực hành vẽ tranh 16 Học sinh tham gia trò chơi Đánh giá kết quả của trò chơi Trò chơi 3: “Ô số bí mật” Trò chơi này áp dụng khi giới thiệu bài mới. 18 Trò chơi 4: “Ai tinh mắt hơn” Trò chơi này áp dụng khi giới thiệu bài hoặc củng cố bài - Mục đích: Giới thiệu những hình ảnh quen thuộc liên quan đến nội dung bài học. Từ đó, rèn cho các em tính năng động, nhạy bén. - Địa điểm: Lớp học - Số lượng tham gia: Cả lớp. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học và một số hình ảnh khác. 20 *Tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hội thi để phát triển năng khiếu Mĩ thuật Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em, giúp các em thể hiện được năng khiếu của bản thân. Hằng năm, tôi đã tham mưu với Ban quản lý nhà trường và phối hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội, tổ chức các hội thi vẽ tranh cho học sinh có năng khiếu như: Vẽ tranh theo chủ đề, vẽ tranh tuyên truyền An toàn giao thông, vẽ về các chú bộ đội biển đảo, trang trí bìa sách theo ý thích, làm báo tường, vẽ tranh trên heo đất... Đăng kí cho các em tham gia các cuộc thi liên quan đến Mĩ thuật do Ủy ban nhân dân xã, Phòng giáo dục, Hội đồng Đội, Trung tâm văn hóa thông tin Thị Trấn Dầu Tiếng tổ chức như: vẽ tranh, trang trí heo đất, trang trí mai đào, gói bánh ngày Tết.... Qua đó các em có cơ hội thể hiện được bản thân, phát huy tài năng, tinh thần đoàn kết và tự tin hơn trong cuộc sống. Những em có năng khiếu có thể ươm mầm để định hướng cho tương lai. Qua các hoạt động trên đã thu được nhiều kết quả rất khả quan. Rất nhiều em học sinh năng khiếu khi tham gia các hội thi đã đạt nhiều giải thưởng cao do Trung tâm văn hóa thông tin Thị Trấn Dầu Tiếng phối hợp với Phòng giáo dục Dầu Tiếng tổ chức. Kết quả học sinh tham gia hội thi giải thưởng Mĩ thuật huyện Dầu Tiếng năm học 2022 - 2023 vừa qua Trường Tiểu Học Minh Hòa có 10 em tham gia hội thi vòng huyện và đã có 8 em đạt giải. Trong đó 1 em đạt giải A: 1 em đạt giải B: 1 em đạt giải C và 5 em đạt giải KK. Giải thưởng Mỹ Thuật thiếu nhi Tỉnh Bình Dương có 2 em tham gia thi cấp Tỉnh kết quả đạt 1 giải khuyến khích. 22 Học sinh tham gia các hội thi năng khiếu IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC * Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài: Vận dụng trò chơi giúp học sinh học 24 - Học sinh biết tự khám phá những điều mới lạ trong bài học, theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm nhận được những cái hay, cái đẹp từ những bài học cụ thể mà các em được học, được làm quen, đoàn kết và có tính chia sẽ nhiều hơn. Hoàn thành các sản phẩm trong thời gian quy định. Bài vẽ của các em mang đậm tính sáng tạo và tạo được phong cách riêng. Giờ học đạt hiệu quả cao hơn PHẦN C: KẾT LUẬN 1/ Bài học kinh nghiệm Qua một học kỳ “Vận dụng trò chơi giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật ở trường tiểu học”.Tôi nhận thấy các em có hào hứng và chờ đợi để học Mĩ thuật hơn. Thu hút được sự chú ý của các em, phát huy tính tích cực, chủ động của các em. - Lớp học nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng hơn. - Phần củng cố bài học, qua nội dung giúp học sinh khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn. - Học sinh vui vẻ thích học tập, hăng hái phát biểu ý kiến và tham gia trò chơi một cách tích cực. - Phát hiện một số năng khiếu đặc biệt của một số học sinh. Qua đó, giúp tôi giáo dục các em đúng trọng tâm hơn. - Có tinh thần đoàn kết với bạn bè, phát huy tính tập thể cao. Trò chơi là những kỷ niệm đáng nhớ của thời thơ ấu dưới mái trường thân yêu của các em. Đặc biệt tôi nhận thấy một số em học chưa tốt môn Mĩ thuật đầu năm rất rụt rè, nhút nhát, ít phát biểu nhưng qua nhiều lần chơi những trò chơi phù hợp với khả năng của mình đã tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Mĩ thuật ở trường tôi. 2/ Hướng phổ biến và áp dụng đề tài 26 1. Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhung (7/2014) “Dự án hỗ trợ giáo dục Mĩ Thuật tiểu học” Việt Nam – Đan Mạch (SEAP). 2. Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhung (6/2014) Tài liệu tập huấn Giáo viên dạy học theo phương pháp mới. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 3. Nguyễn Thị Nhung (10/2015) Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 4.Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhung (4/2018) Học Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực (lớp 1,2,3,4,5). 5.Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhung (8/2018) Bài tập thực hành Mỹ thuật tập một, tập hai. (lớp 1,2,3,4,5) . 7. Đàm luyện, đỗ thuật (1999). Dạy Mĩ thuật ở trường tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục. Minh Hoà, ngày 15 tháng 01 năm 2024 Người viết Nguyễn Quang Thường PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HOÀ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_tro_choi_giup_hoc_sinh_hoc_to.docx