Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần Địa lí Nông nghiệp trong Bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều
1. Lời giới thiệu
Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Một trong những nhiệm vụ đặt ra là đổi mới phương pháp giảng dạy trong chương trình phổ thông, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chỗ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.
Bộ môn Địa lý trong trường THPT là môn học khô khan, nhiều thuật ngữ mang tính khái quát, trừu tượng, hiện nay rất ít học sinh chọn làm môn thi đại học nên học sinh chưa chú trọng. Vì vậy làm thế nào để giúp học sinh hứng thú với môn học, khiến cho kiến thức học được ở trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống một phần phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên.
Trong xu hướng dạy học hiện đại, việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án là một yêu cầu cần thiết nhằm khắc phục lối truyền thụ máy móc, một chiều và phát huy được phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”.
Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Một trong những nhiệm vụ đặt ra là đổi mới phương pháp giảng dạy trong chương trình phổ thông, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chỗ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.
Bộ môn Địa lý trong trường THPT là môn học khô khan, nhiều thuật ngữ mang tính khái quát, trừu tượng, hiện nay rất ít học sinh chọn làm môn thi đại học nên học sinh chưa chú trọng. Vì vậy làm thế nào để giúp học sinh hứng thú với môn học, khiến cho kiến thức học được ở trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống một phần phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên.
Trong xu hướng dạy học hiện đại, việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án là một yêu cầu cần thiết nhằm khắc phục lối truyền thụ máy móc, một chiều và phát huy được phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần Địa lí Nông nghiệp trong Bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần Địa lí Nông nghiệp trong Bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều
MỤC LỤC Trang 1. Lời giới thiệu 3 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 7. Mô tả nội dung của sáng kiến 4 7.1. Về nội dung của sáng kiến 4 7.1.1. Cơ sở lí luận 4 7.1.2. Cơ sở thực tiễn 4 7.1.3. Về mục tiêu giáo dục 5 7.1.4. Giải pháp thực hiện 5 7.1.4.1. Xác định mục tiêu của dự án 5 7.1.4.2. Thiết kế ý tưởng và xây dựng bộ câu hỏi định hướng 5 7.1.4.3. Lập kế hoạch dự án 6 7.1.4.4. Các bước tổ chức dạy học theo dự án 7 7.1.4.5. Bài giảng minh họa 8 7.2. Kết quả thực hiện 15 7.3. Kết luận khoa học 17 7.4. Về khả năng áp dựng của sáng kiến 17 8. Những thông tin cần được bảo mật 18 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 18 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được... 18 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc 19 áp dụng sáng kiến lần đầu. Phụ lục 20 Danh mục các chữ cái viết tắt 32 [Trang 2] 7. Mô tả nội dung của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Cơ sở lí luận Dạy học theo dự án là gì ? Với phạm vi đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong bài 21- Địa lý ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Địa lý 10 sách Cánh Diều” tôi quan niệm: DHTDA là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó HS dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lí thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày được. Mục tiêu của DHTDA Hướng tới các vấn đề của thực tế, gắn lý thuyết- thực hành, tư duy- hành động, nhà trường- xã hội. Rèn luyện cho người học phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng sống, làm việc theo nhóm. Kích thích hứng thú học tập của người học, phát triển khả năng sáng tạo. Trong Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ra ngày 8/10/2014 cũng đã hướng dẫn chúng ta rất rõ về cách thức sinh hoạt chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Mục đích là “Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Từ mục tiêu đã nêu ở trên, giáo viên chúng ta có thể lựa chọn việc đa dạng hóa hình thức dạy học để tạo hứng thú và phát huy được phẩm chất, năng lực của người học. 7.1.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, nghành giáo dục đã có rất nhiều đổi mới trong PPDH. Một trong những PPDH hiện đại, mang lại hiệu quả cao đó là phương pháp DHTDA. Tuy nhiên không phải với bài học nào trong chương trình phổ thông đều có thể áp dụng được phương pháp DHTDA ,theo tôi khi giao dự án cho từng nhóm HS thì dự [Trang 4] + Vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt? + Có những loại cây lương thực chính nào? Đặc điểm sinh thái và phân bố? + Các cây lương thực khác gồm những cây nào? chủ yếu dùng để làm gì? + Liên hệ thực tế nước ta? + Vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp? + Có những loại cây công nghiệp nào? Đặc điểm sinh thái và phân bố? + Giải thích vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu? + Liên hệ thực tế nước ta? - Dự án 2: Tìm hiểu ngành chăn nuôi. Với sản phẩm là video giới thiệu về hoạt động của ngành chăn nuôi có thể dựa trên bộ câu hỏi định hướng: + Vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi? + Đặc điểm phân bố của các vật nuôi chính? tại sao lại được phân bố ở đó? + Liên hệ thực tế ở nước ta? - Dự án 3: Tìm hiểu về dịch vụ nông nghiệp Phần thuyết trình trên các slide và hoạt động nhóm có thể dựa trên bộ câu hỏi định hướng như sau: + Vai trò của dịch vụ nông nghiệp? + Cơ cấu? Phân bố? + liên hệ với thực tế về dịch vụ nông nghiệp ở nước ta 7.1.4.3. Lập kế hoạch dự án Để dạy tốt và bảo đảm HS tham gia tích cực vào quá trình học GV cần: Lập kế hoạch bài dạy với các mục tiêu học tập của HS đáp ứng yêu cầu về kiến thức, năng lực, phẩm chất của chương trình do bộ GD&ĐT quy định trong chương trình GDPT 2018. Phần này GV thiết kế một bài giảng điện tử, trong đó có lồng ghép dự án của HS cho phù hợp với bài dạy. Gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung liên quan, thành lập nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, thời gian thực hiện và dự kiến kết quả. Ví dụ: Phần địa lí nông nghiệp trong Bài 21- Địa lí 10 sách Cánh Diều Gv chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện 3 dự án. Các nhóm không thực hiện dự án của nhóm khác nhưng vẫn phải tìm hiểu thông tin của các dự án đó để tiến hành nhận xét, đánh giá. - Dự án 1: Tìm hiểu ngành trồng trọt (nhóm 1) [Trang 6] -Trình bày kết quả. -Theo dõi, đánh giá sản phẩm - Tự đánh giá sản phẩm. - Phản ánh lại quá dự án của các nhóm. - Đánh giá sản phẩm của các trình học. nhóm khác. 7.1.4.5. Bài giảng minh họa Tiết 45+46- Bài 21: ĐỊA LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Trình bày được vai trò, đặc điểm các ngành trong nông nghiệp + Trình bày và giải thích được phân bố cây trồng, vật nuôi chủ yếu trên thế giới. + Vận dụng kiến thức giải thích thực tế sản xuất ngành nông nghiệp ở địa phương. + Đọc được bản đồ , xử lí, phân tích số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về nông nghiệp 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: ❖ Tự học tự chủ: - Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp. - Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. ❖ Giao tiếp hợp tác: - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề. - Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. ❖ Sử dụng CNTT và truyền thông: Có thể sử dụng các phương tiện công nghệ để hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung bài học b. Năng lực địa lí ❖ Nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được vai trò, đặc điểm các ngành trong nông nghiệp. + Trình bày và giải thích được phân bố cây trồng, vật nuôi chủ yếu trên thế giới. [Trang 8] d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức trò chơi “ Ai tinh mắt”, trong vòng 3 phút tìm từ khóa về chủ đề cây trồng vật nuôi - Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời - Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung - Kết luận, nhận định: GV tổng kết, khen ngợi HS và để dẫn dắt HS vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về ngành trồng trọt. (Dự án của nhóm 1) a. Mục tiêu - Trình bày được vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt. - Giải thích được sự phân bố của các loại cây trồng chính b. Nội dung - Học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập đã được giao về nhà c. Sản phẩm [Trang 10] Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập CHUYÊN GIA - Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho chia lớp thành 2 cụm mỗi cụm 2 nhóm nhỏ thảo luận nhiệm vụ như sau: - Chuyên gia 1:+ Kể tên các loại cây lương thực chính? + Đặc điểm sinh thái của từng loại cây lương thực chính Chuyên gia 2: + Kể tên các loại cây công nghiệp chính? + Đặc điểm sinh thái của từng loại cây công nghiệp chính Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập. MẢNH GHÉP Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho chia lớp thành 2 cụm mỗi cụm 2 nhóm nhỏ mới ghép từ chuyên gia thảo luận nhiệm vụ như sau: Quan sát hình 21.1, 21.3 điền vào phiếu học tập Cây lương thực chính Phân bố chủ yếu Giải thích Lúa gạo Lúa mì Ngô Cây công nghiệp chính Mía Cao su Cà phê Chè Củ cải đường Đậu tương - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. - Báo cáo, thảo luận: GV cho các nhóm đổi chéo sản phẩm, bổ sung nếu có. - Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức, hướng dẫn thông tin ghi bài. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi. (Dự án của nhóm 2) a. Mục tiêu -Trình bày được vai trò của ngành chăn nuôi. [Trang 12] - Báo cáo, thảo luận: GV cho HS báo cáo vòng tròn. HS có thể bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức. Nhiệm vụ 2: Cặp đôi - Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các cặp, yêu cầu HV tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân: + Nêu đặc điểm của ngành chăn nuôi? + Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển trong đó có VN, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất NN? - Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành nhiệm vụ - Báo cáo, thảo luận: GV cho 1 cặp đôi báo cáo ngẫu nhiên. HS có thể bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức. Nhiệm vụ 3: nhóm - Chuyển giao nhiệm vụ: 1, Chuẩn bị 1 video về hoạt động của ngành chăn nuôi trên thế giới. 2, GV tổ chức trò chơi Ai tinh mắt, yêu cầu HS quan sát hình 21.4, nêu sự phân bố của bò, trâu, lợn, cừu, dê, gia cầm? Ai nhanh và đúng nhất sẽ được cộng điểm 3, Giải thích tại sao có sự phân bố như vậy? - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ được giao về nhà (Dự án 2) - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS thuộc nhóm 2 báo cáo ngẫu nhiên. HS có thể bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về dịch vụ nông nghiệp (Dự án của nhóm 3) a. Mục tiêu -Trình bày được vai trò, cơ cấu và phân bố của dịch vụ nông nghiệp. b. Nội dung - HS hoạt động cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ học tập c. Sản phẩm 3. Dịch vụ nông nghiệp a. Vai trò: - Cung ứng giống, máy móc, phân bón và các sản phẩm hỗ trợ quá trình sản xuất nông nghiệp. [Trang 14] STT Nội dung Số HS/Tổng số HS Tỉ lệ (%) 1 HS chủ động hơn trong học tập. 35/39 89,7 2 HS sôi nổi hơn, HS tích cực hơn. 37/39 94,9 3 HS vận dụng được KT vào thực tiễn. 37/39 94,9 4 Giúp thầy- trò hiểu nhau hơn. 39/39 100,0 5 Rèn những kĩ năng như làm việc nhóm, 35/39 89,7 thuyết trình 6 Phát triển khả năng ứng dụng CNTT 35/39 89,7 7 Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, tìm 33/39 84,6 tòi cái mới. 8 Phát triển năng lực tự đánh giá bản thân, 37/39 94,9 nhóm, nhóm khác. Bảng 2 cho thấy sau khi tiến hành DHTDA đã mang lại những mặt tích cực cho HS như: HS chủ động trong học tập từ xây dựng kế hoạch đến thực hiện dự án và hoàn thành các sản phẩm, phát triển khả năng ứng dụng CNTT, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn... *. Những khó khăn của HS khi học theo dự án (Bảng 3) Bảng 3.Những khó khăn của HS khi thực hiện dự án STT Nội dung Số HS/Tổng số HS Tỉ lệ (%) 1 HS chưa quen với hình thức DHTDA 3/39 7,7 2 Mất quá nhiều thời gian 7/39 17,9 4 Thiếu những phương tiện hỗ trợ như: 2/39 5,1 máy ảnh, máy quay phim, máy tính. 5 Một số HS trong nhóm chưa tích cực 5/39 12,8 6 GV chưa góp ý và điều chỉnh kịp thời 3/39 7,7 7 Hạn chế về ứng dụng CNTT 9/39 23,1 8 Hs chưa có kĩ năng tìm kiếm TT 11/39 28,2 Bảng 3 cho thấy khó khăn lớn nhất của HS khi thực hiện dự án là mất nhiều thời gian, một số bạn trong nhóm có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn khác khiến cho hiệu [Trang 16] với hơn 90% HS cảm thấy hứng thú khi học theo dự án, HS chủ động hơn trong học tập, vận dụng được kiến thức với thực tiễn, phát triển khả năng tìm tòi, sáng tạo. Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp DHTDA tôi cũng xin phép được đề nghị tổ bộ môn cũng như nhà trường đẩy mạnh hơn nữa phong trào đổi mới trong dạy học, thiết kế bài giảng, giáo án theo hướng chủ động, tích cực để việc vận dụng phương pháp DHTDA đạt kết quả cao nhất. Vớí mong muốn có thể giúp HS thêm say mê, hứng thú với môn học được coi là khô khan, trừu tượng, trân trọng sản phẩm của các ngành kinh tế và thêm hiểu, thêm yêu đất nước mình hơn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. 7.4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng khá thành công đề tài này tôi nhận thấy nó có khả năng áp dụng cho giáo viên dạy bộ môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông bởi những kết quả thu được như sau: Về phía giáo viên: Bước đầu đã giúp học sinh rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách sâu rộng, có hệ thống thông qua các phương tiện dạy học tích cực và quan trọng hơn là tạo được sự hứng thú, say mê với môn học. Có được kĩ năng thực hành, tự tìm tòi kiến thức trên phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ cho bài học. Về phía học sinh: Hầu hết học sinh đã biết liên hệ những kiến thức có liên quan vào bài học. Nhờ đó mà các em giảm được phần nhiều kiến thức phải học thuộc lòng như trước đây. 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Đối với cán bộ quản lí: cần nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên cũng như khích lệ tinh thần đổi mới về phương pháp dạy học của những người trực tiếp làm công tác giảng dạy bằng nhiều hình thức. - Đối với giáo viên: trong quá trình dạy học cần đa dạng hoá các hình thức dạy học. Vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực ở học sinh, tạo niềm hứng thú và ý thức tự học nơi các em. - Đối với học sinh: Để đạt được kết quả tốt trong quá trình học tập thì học sinh phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân. [Trang 18] PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN [Trang 20]
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_a.pdf