Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tích cực môn Toán 10 (Cánh diều)

Năm học 2022 - 2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, trong đó có dạy theo chương trình mới đối với lớp 10. Đây cũng là năm đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Chương trình giáo dục phổ thông mới được cho là kế thừa các nguyên lý giáo dục nền tảng của chương trình giáo dục hiện hành bao gồm "học đi đôi với hành", "lý luận gắn liền với thực tiễn", "giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội". Bên cạnh đó, chương trình còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ triết lý giáo dục "học để biết – học để làm – học để chung sống – học để tự khẳng định mình" do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đề xướng, nhưng có sự phát triển hơn. Theo đó, "học để biết" không chỉ có nghĩa là tiếp thu kiến thức mà còn là "biết cách học để tự học suốt đời"; trong khi đó, "học để làm" gắn liền với tư tưởng "thực học, thực nghiệp" của nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013. Đối với triết lý "học để tự khẳng định mình", chương trình mới chủ trương tạo môi trường học tập thân thiện giúp người học tự phát hiện năng lực của mình, để họ có thể tự rèn luyện và trưởng thành. Ngoài việc chú trọng tới đặc điểm văn hóa, con người Việt Nam cùng các giá trị truyền thống của dân tộc, cũng như định hướng giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, chương trình giáo dục phổ thông mới còn tạo cơ hội cho người học bình đẳng với nhau về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và tham gia; từ đó đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, bền vững và phồn vinh. Để việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 thành công, điều tiên quyết và bắt buộc là mỗi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng các hình thức dạy học, luôn lấy học sinh làm trung tâm trong trong việc tiếp nhận kiến thức.
Sau một thời gian dạy chương trình Toán 10 giáo dục phổ thông, tôi nhận thấy: Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chương trình mới, cấp học mới. Các em chưa quen được với lượng kiến thức phải xây dựng ở lớp 10 – so với lượng kiến thức tiếp nhận được ở bậc THCS có phần nhẹ nhàng hơn, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình học, không còn hứng thú với môn học. Điều này làm cho việc dạy học theo chương trình mới, theo hướng phát huy năng lực của học sinh càng trở nên khó khăn. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng thái độ của HS đối với môn học là rất quan trọng, có vai trò quyết định đầu tiên đến kết quả học tập của người học. Nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo, tích cực, chủ động của HS và đặc biệt giúp các em có cái nhìn mới mẻ, thú vị hơn về môn Toán giáo dục phổ thông mới, tạo niềm hứng thú vui thích với môn học để các em có thể tiếp tục học hết chương trình toán THPT một cách hiệu quả, tôi đã lên ý tưởng và đi vào thực hiện đề tài: “Vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tích cực môn Toán 10”
pdf 55 trang Tú Anh 13/11/2024 742
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tích cực môn Toán 10 (Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tích cực môn Toán 10 (Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tích cực môn Toán 10 (Cánh diều)
 MỤC LỤC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2 
4. Giả thuyết khoa học............................................................................................... 2 
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ................................................................ 3 
8. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 3 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 5 
 1.1. Phương pháp dạy học tích cực ....................................................................... 5 
 1.2. Phương pháp sử dụng trò chơi trong đổi mới phương pháp dạy học ............ 5 
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................... 7 
 2.1. Về nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên ......................................... 7 
 2.2. Về tình hình học tập của học sinh .................................................................. 7 
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 
10 ............................................................................................................................... 8 
 3.1. Giải pháp 1: Sử dụng trò chơi BẠN MUỐN HẸN HÒ ................................. 8 
 3.2. Giải pháp 2: Sử dụng trò chơi CHINH PHỤC BẢNG SỐ .......................... 13 
 3.2.1. Trò chơi CHINH PHỤC BẢNG SỐ được thực hiện trong tiết 6 sau khi 
 học sinh đã được tiếp thu toàn bộ lý thuyết của Bài 2: Tập hợp – Các phép 
 toán trên tập hợp .............................................................................................. 13 
 3.2.2. Trò chơi CHINH PHỤC BẢNG SỐ được thực hiện trong tiết 6 sau khi 
 học sinh đã được tiếp thu toàn bộ lý thuyết của Bài 2: Giải tam giác -Tính 
 diện tích tam giác. ........................................................................................... 15 
 3.3. Giải pháp 3: Sử dụng trò chơi TAM GIÁC BIẾN HÌNH ........................... 19 
 3.4. Giải pháp 4: Sử dụng trò chơi thiết kế trên PowerPoint .............................. 21 
 3.4.1. Trò chơi: Chiếc vòng đa sắc (Củng cố bài Mệnh đề toán học)............. 21 
 3.4.2. Trò chơi: Giải cứu nông trại (Bài tập cuối chương 1) .......................... 23 
 3.4.3. Trò chơi: Ai là triệu phú (Bài tập cuối chương 2) ................................ 24 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 
 Năm học 2022 - 2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới 
giáo dục ở bậc phổ thông, trong đó có dạy theo chương trình mới đối với lớp 10. 
Đây cũng là năm đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ 
thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới được cho là kế thừa các nguyên lý 
giáo dục nền tảng của chương trình giáo dục hiện hành bao gồm "học đi đôi với 
hành", "lý luận gắn liền với thực tiễn", "giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục 
ở gia đình và xã hội". Bên cạnh đó, chương trình còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ 
triết lý giáo dục "học để biết – học để làm – học để chung sống – học để tự khẳng 
định mình" do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đề xướng, 
nhưng có sự phát triển hơn. Theo đó, "học để biết" không chỉ có nghĩa là tiếp thu 
kiến thức mà còn là "biết cách học để tự học suốt đời"; trong khi đó, "học để làm" 
gắn liền với tư tưởng "thực học, thực nghiệp" của nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 
tháng 11 năm 2013. Đối với triết lý "học để tự khẳng định mình", chương trình 
mới chủ trương tạo môi trường học tập thân thiện giúp người học tự phát hiện năng 
lực của mình, để họ có thể tự rèn luyện và trưởng thành. Ngoài việc chú trọng tới 
đặc điểm văn hóa, con người Việt Nam cùng các giá trị truyền thống của dân tộc, 
cũng như định hướng giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên 
Hợp Quốc, chương trình giáo dục phổ thông mới còn tạo cơ hội cho người học 
bình đẳng với nhau về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền 
được lắng nghe, tôn trọng và tham gia; từ đó đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, 
bền vững và phồn vinh. 
 Để việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 thành công, 
điều tiên quyết và bắt buộc là mỗi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, đa 
dạng các hình thức dạy học, luôn lấy học sinh làm trung tâm trong trong việc tiếp 
nhận kiến thức. 
 Sau một thời gian dạy chương trình Toán 10 giáo dục phổ thông, tôi nhận 
thấy: Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chương trình mới, cấp học 
mới. Các em chưa quen được với lượng kiến thức phải xây dựng ở lớp 10 – so với 
lượng kiến thức tiếp nhận được ở bậc THCS có phần nhẹ nhàng hơn, dẫn đến gặp 
nhiều khó khăn trong quá trình học, không còn hứng thú với môn học. Điều này 
làm cho việc dạy học theo chương trình mới, theo hướng phát huy năng lực của 
học sinh càng trở nên khó khăn. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng thái 
độ của HS đối với môn học là rất quan trọng, có vai trò quyết định đầu tiên đến kết 
quả học tập của người học. Nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo, tích cực, chủ động 
của HS và đặc biệt giúp các em có cái nhìn mới mẻ, thú vị hơn về môn Toán giáo 
dục phổ thông mới, tạo niềm hứng thú vui thích với môn học để các em có thể tiếp 
tục học hết chương trình toán THPT một cách hiệu quả, tôi đã lên ý tưởng và đi 
 1 
 như vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn dạy học một số bài khác thuộc 
chương trình Toán phổ thông. 
5.2. Phạm vi nghiên cứu 
Về nội dung 
 - Nội dung chương trình Toán 10 năm học 2022-2023 
 - Các hoạt động dạy và học của GV và HS ở trường THPT Nam Đàn 2. 
 - Cách thiết kế và tổ chức các trò chơi: “Bạn muốn hẹn hò”, “Chinh phục 
bảng số”, “Tam giác biến hình”, trò chơi thiết kế trên PowerPoint 
Về thời gian: Từ tháng 8/2022 đến tháng 4/2023 của năm học 2022-2023. 
6. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về các quan điểm, 
sự định hướng việc dạy và học tích cực cũng như đổi mới phương pháp, hình thức, 
SGK, sách GV và các tài liệu khác liên quan. 
 - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu việc dạy (thông qua nghiên cứu giáo án, 
dự giờ, trao đổi với GV) và việc học (thông qua trao đổi với HS, bài kiểm tra) 
nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy học nội dung tiếp cận chương trình Toán10. 
 - Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục: Tiến hành thực nghiệm sư 
phạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo theo kế hoạch. Phân tích kết quả thu được 
trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra 
kết luận của đề tài. 
 - Phương pháp thống kê toán học. 
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 
 - Sử dụng phương pháp trò chơi học tập: “Bạn muốn hẹn hò”, “Chinh phục 
bảng số”, “Tam giác biến hình”, trò chơi thiết kế trên PowerPoint không những để 
củng cố kiến thức, kỹ năng đã học mà còn để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là 
rất cần thiết để tạo hứng thú học tập cho HS ngay từ khi bắt đầu bài học mới. 
 - Sử dụng phương pháp trò chơi: “Bạn muốn hẹn hò”, “Chinh phục bảng 
số”, “Tam giác biến hình”, trò chơi thiết kế trên PowerPoint trong dạy học sẽ tổ 
chức được tiết học nhẹ nhàng, vui vẻ, học mà chơi - chơi mà học, giảm tính chất 
căng thẳng của giờ học, đồng thời tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác và 
làm việc theo nhóm cho HS; Phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS 
trong học tập. 
8. Đóng góp mới của đề tài 
 - Đóng góp vào cơ sở lý luận chung về dạy học tích cực: Sử dụng phương 
pháp trò chơi “Bạn muốn hẹn hò”, “Chinh phục bảng số”, “Tam giác biến hình”, 
trò chơi thiết kế trên PowerPoint trong dạy học; 
 3 
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1.1. Phương pháp dạy học tích cực 
 Bản chất của dạy học tích cực là đề cao chủ thể nhận thức, chính là phát huy 
tính tự giác, chủ động của người học, lấy người học làm trung tâm. Khai thác động 
lực của người học để phát triển chính họ, coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân 
người học, đảm bảo cho họ được thích ứng với đời sống xã hội. Dạy học tích cực 
tập trung vào giáo dục con người như một tổng thể. 
 Trong dạy học tích cực, GV giúp HS tự khám phá trên cơ sở tự giác và được 
tự do suy nghĩ, tranh luận, đề xuất giải quyết vấn đề. GV trở thành người thiết kế 
và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực, khuyến khích, ủng hộ, hướng 
dẫn hoạt động của HS, thử thách và tạo động cơ cho HS, khuyến khích đặt câu hỏi 
và đặt ra vấn đề cần giải quyết. HS trở thành người khám phá, khai thác, tư duy, 
liên hệ, người thực hiện, chủ động trao đổi, xây dựng kiến thức và cao hơn nữa là 
“người nghiên cứu”. Qua kiểu dạy học này, HS được tập dượt giải quyết những 
tình huống vấn đề sẽ gặp trong đời sống xã hội. Thông qua đó, HS vừa lĩnh hội 
được kiến thức, vừa có những thái độ và hành vi ứng xử thích hợp cũng như HS đã 
tự lực hình thành và phát triển dần nhân cách của một con người hành động, con 
người thực tiễn “tự chủ, năng động, sáng tạo, biết lựa chọn các vấn đề để đi đến 
quyết định đúng, có năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực tự học, biết cộng tác 
làm việc, có năng lực tự điều chỉnh”, đáp ứng mục tiêu giáo dục thời kì đổi mới. 
1.2. Phương pháp sử dụng trò chơi trong đổi mới phương pháp dạy học 
 Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố 
kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học 
tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho HS chơi các trò chơi 
để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho HS 
ngay từ khi bắt đầu bài học mới. 
 a. Quy trình thực hiện 
 Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. 
 Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: 
 - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy 
đội chơi), quản trò, trọng tài. 
 - Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ) 
 - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian 
chơi, những điều người chơi không được làm 
 - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu 
có) 
 5 
 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 Thông qua trao đổi trực tiếp với GV, nghiên cứu giáo án, dự giờ, và sau một 
thời gian dạy chương trình Toán 10 hiện hành, tôi nhận thấy: 
2.1. Về nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên 
 - Việc tổ chức, định hướng hoạt học tập của HS chưa được thể hiện trong 
giáo án. GV vẫn là người thông báo, giảng giải, thậm chí có kiến thức đưa ra chỉ 
đơn thuần là thông báo. Vai trò tổ chức, định hướng của GV thể hiện trên giáo án 
chưa thực sự rõ ràng, ít có sự tương tác giữa GV và HS. Việc xác định mục tiêu 
dạy học của GV hầu hết chỉ dừng lại ở những kiến thức và kĩ năng tối thiểu mà HS 
cần đạt. 
 - Mặc dù đã tiếp cận với việc đổi mới PPDH nhưng hầu hết các GV đều dạy 
các nội dung theo phương pháp thuyết trình, thông báo. Việc tiến hành bài dạy hầu 
như đều được diễn đạt bằng lời nói của GV: mô tả hiện tượng, đưa ra các khái 
niệm và nhấn mạnh các nội dung quan trọng để HS ghi nhớ. Vai trò tổ chức, định 
hướng của GV chưa thể hiện rõ rệt, GV chưa tạo điều kiện để HS tích cực tìm tòi, 
xây dựng kiến thức. 
 - Những câu hỏi mà GV đưa ra chỉ mang tính chất tái hiện các kiến thức đã 
học, các câu hỏi chưa kích thích được tính chủ động học tập của HS. 
 - Những cố gắng của GV nhìn chung chỉ nhằm truyền đạt đủ các kiến thức 
trọng tâm mà SGK và sách GV đã nhấn mạnh. Sự tương tác giữa GV và HS còn rất 
hạn chế và không hiệu quả. GV chưa tổ chức được các hoạt động học tập giúp HS 
tự lực, tích cực chiếm lĩnh kiến thức mới. Chưa tập trung rèn luyện năng lực cho 
HS. 
 - Việc kiểm tra đánh giá vẫn hoàn toàn được thực hiện từ phía GV. GV thực 
hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các hình thức kiểm tra 
thường xuyên và kiểm tra định kì theo qui định của kế hoạch dạy học để lấy đủ số 
điểm theo qui định, chưa có hình thức đánh giá qua quá trình học tập của HS, chưa 
đánh giá theo nhóm và chưa cho HS tự đánh giá, do đó chưa phát huy được vai trò 
của kiểm tra đánh giá đối với việc dạy học. 
2.2. Về tình hình học tập của học sinh 
 - Nhiều HS rất thiếu tự tin khi trả lời, khi làm bài, không tự tin vào kiến thức 
mà mình đã có, không biết kiến thức đó là đúng hay sai, nhớ chính xác hay chưa. 
 - Đa số HS rất thụ động, các em rất lười suy nghĩ, lười hoạt động, chỉ ngồi 
nghe giảng, chờ thầy cô đọc chép, hiếm khi đặt câu hỏi với GV về vấn đề đã học. 
Do đó kiến thức của các em lĩnh hội được không chắc chắn. Sau khi học xong một 
tuần hầu như các em không nhớ hết các kiến thức đã học trong bài. 
 - HS ít có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, không liên hệ được 
kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế. 
 7 
 Phiếu hẹn hò: 
 PHIẾU HẸN HÒ - THIẾT LẬP CUỘC HẸN VÀO NGÀY  
 Tên: ..................................... Lớp: ......................... 
 Quán Pizza Chiều 
 Trà sữa Green Tea Chè Mai 
 Tím 
 Trà sữa Mộc Kem Kơ Nia Trà sữa Toco Toco 
Phiếu học tập: 
1. CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN: ....................................................................................... 
a. Nhiệm vụ 1: Hãy thảo luận với đối tác của bạn để hoàn thành bài toán sau 
(2’) 
 Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề? Xét tính đúng sai của 
mệnh đề đó? 
 Là mệnh 
 Phát biểu Tính đúng - sai 
 đề 
Trời hôm nay đẹp quá! 
Đường tròn có một tâm đối 
xứng. 
 là một số vô tỷ. 
2022 chia hết cho 3. 
Học toán thú vị lắm phải 
không? 
Hình thoi có hai đường chéo 
bằng nhau. 
 9 
 Phát biểu các mệnh đề sau, bằng cách sử dụng khái niệm "điều kiện cần", 
"điều kiện đủ": 
 b) Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng có diện tích bằng nhau. 
 c) Nếu tứ giác T là một hình thoi thì nó có hai đường chéo vuông góc với nhau. 
 d) Nếu tứ giác H là một hình chữ nhật thì nó có ba góc vuông. 
 e) Nếu tam giác K đều thì nó có hai góc bằng nhau. 
 ....................................................................................................................................... 
 ....................................................................................................................................... 
b. Nhiệm vụ 2: Hãy thảo luận cùng bạn phát biểu một định lí toán học ở dạng 
mệnh đề kéo theo ? 
 ....................................................................................................................................... 
 ....................................................................................................................................... 
5. CUỘC HẸN THỨ NĂM: Cùng với bạn thảo luận câu hỏi sau (4’) 
 Cho tam giác ABC, xét mệnh đề dạng như sau: “Nếu tam giác ABC 
vuông tại A thì tam giác ABC có .” Phát biểu mệnh đề 
và xét tính đúng sai của hai mệnh đề và . 
 ....................................................................................................................................... 
 ....................................................................................................................................... 
 ....................................................................................................................................... 
6. CUỘC HẸN THỨ SÁU: 
 Lập mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau và xét tính đúng sai của các mệnh 
đề phủ định đó: 
 a. Tồn tại số nguyên chia hết cho 3. 
 b. Mọi số thập phân đều viết được dưới dạng phân số. 
 c. x , x2 − x + 1 0. 
 d. nn ,12 + chia hết cho 4. 
 ....................................................................................................................................... 
 ....................................................................................................................................... 
 NHỚ “HI! 5” ĐỂ CẢM ƠN ĐỐI TÁC CỦA MÌNH SAU MỖI LẦN CHIA SẺ 
 NHÉ! 
 CHÚC CÁC EM CÓ NHỮNG BUỔI HẸN HÒ THẬT VUI VÀ HIỆU QUẢ! 
 Giáo viên hướng dẫn thực hiện trò chơi cho lớp học gồm 42 học sinh: 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_hieu_qua_phuong_phap_tro_choi.pdf