Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả một số kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Cánh diều) nhằm phát huy năng lực học sinh

Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một nhiệm vụ cấp bách mà chúng ta - những nhà giáo dục cần phải tiến hành. Những khái niệm về phương pháp dạy học dự án, theo hợp đồng, theo góc hay các kĩ thuật dạy học mảnh ghép, khăn trải bàn, phòng tranh ... không còn là mới lạ trong thực tiễn dạy học hiện nay. Việc vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học đó một cách linh hoạt, phù hợp với môn học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học, từng bước nâng cao hiệu quả dạy học trong nhà trường.

Trong quá trình dạy học môn Lịch sử và Địa lí, thì lớp 8 năm nay là chương trình năm đầu tiên của giáo dục 2018, tôi nhận thấy việc vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt, phù hợp với đặc thù môn học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả môn học, từng bước thực hiện đổi mới trong nhà trường. Tuy nhiên, học sinh luôn tâm niệm môn học chính và môn học phụ, trong đó môn học Lịch sử và Địa lí cũng được coi là môn phụ nên việc học của các em nhiều khi mang tính chất đối phó, hứng thú không nhiều.

Qua khảo sát việc tự học và sự chuẩn bị bài tập học sinh được giao đầu năm của toàn bộ học sinh khối 8 trong trường tôi thấy việc tự học, sự hứng thú bộ môn Lịch sử và Địa lí của các em học sinh khối 8 trong trường còn chưa cao.

Xuất phát từ các lý do trên, qua công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí, đặc biệt là việc dạy học phân môn Địa lí cấp THCS nhiều năm và việc tiếp thu các chuyên đề do cấp trên tổ chức tôi đã tích lũy được một số kiến thức, kinh nghiệm dạy học và giúp các học sinh yêu thích học bộ môn cũng như góp phần hình thành năng lực cho học sinh.

Từ thực tiễn khách quan, từ nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm " Vận dụng hiệu quả một số kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 nhằm phát huy năng lực cho học sinh ". Có thể nói đây là những cách thức áp dụng kĩ thuật dạy học giúp rèn luyện cho các em khả năng tư duy suy nghĩ, khả năng tự học, làm việc nhóm, nâng cao hứng thú tìm hiểu môn học này cho các em.

Qua đề tài này, tôi mong muốn phần nào giúp các đồng chí giáo viên đang giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS nói chung và đang giảng dạy bộ môn ở khối 8 được chủ động hơn khi tiến hành giảng dạy một số bài. Từ đó giúp học sinh sự tư duy logic về bộ môn và phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập bộ môn. Gây hứng thú cao trong học tập, nhằm đạt kết quả cao trong việc lĩnh hội tri thức của bộ môn Lịch sử và Địa lí, góp phần hình thành năng lực cho học sinh THCS.

docx 29 trang Tú Anh 02/12/2024 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả một số kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Cánh diều) nhằm phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả một số kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Cánh diều) nhằm phát huy năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả một số kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Cánh diều) nhằm phát huy năng lực học sinh
 học sinh, từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh 
nghiệm " Vận dụng hiệu quả một số kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy 
môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 nhằm phát huy năng lực cho học sinh ". Có thể nói 
đây là những cách thức áp dụng kĩ thuật dạy học giúp rèn luyện cho các em khả 
năng tư duy suy nghĩ, khả năng tự học, làm việc nhóm, nâng cao hứng thú tìm 
hiểu môn học này cho các em.
 Qua đề tài này, tôi mong muốn phần nào giúp các đồng chí giáo viên đang 
giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS nói chung và đang giảng dạy 
bộ môn ở khối 8 được chủ động hơn khi tiến hành giảng dạy một số bài. Từ đó 
giúp học sinh sự tư duy logic về bộ môn và phát huy tính tích cực, sáng tạo trong 
học tập bộ môn. Gây hứng thú cao trong học tập, nhằm đạt kết quả cao trong việc 
lĩnh hội tri thức của bộ môn Lịch sử và Địa lí, góp phần hình thành năng lực cho 
học sinh THCS.
 2. Mục tiêu của đề tài
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học, lý thuyết về các phương pháp, kĩ 
thuật dạy học tích cực tôi đã tiến hành vận dụng một số kĩ thuật dạy học giúp cho 
học sinh chủ động hơn trong lĩnh hội kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy, ghi 
nhớ. Tạo cho học sinh lòng yêu thích bộ môn. Học sinh không còn cảm thấy Lịch 
sử và Địa lí là một môn học nặng nề, nhàm chán nữa.
 3. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 * Thời gian:
 Đề tài được bắt đầu tìm hiểu và tiến hành từ đầu năm học 2023-2024 sau 
khi tôi tham dự lớp tập huấn về các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực và 
được áp dụng vào một số lớp tại trường THCS Chu Minh nơi tôi công tác. Bổ 
sung, rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy.
 Báo cáo kết quả tháng 5 năm 2024.
 * Đối tượng
 - Hệ thống lý thuyết về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo 
định hướng năng lực ở trường phổ thông. PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Thực trạng công tác dạy và học môn Lịch sử và Địa lí khi chưa áp 
dụng đề tài
 1. Thực trạng của giáo viên và học sinh
 Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Chu Minh nơi tôi công tác, tôi nhận 
thấy: Việc sử dụng hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực mang lại 
kết quả rất lớn trong việc giáo dục, hình thành năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, 
việc giáo viên sử dụng các kĩ thuật dạy học mới, tích cực vào giờ học chưa nhiều 
hoặc nếu có thì sử dụng chưa hiệu quả.
 - Nhiều giáo viên vẫn chủ yếu áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học 
truyền thống là thuyết trình, giảng giải, hỏi đáp, còn học sinh chỉ lắng nghe và 
ghi chép. Cũng do giáo viên không vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật 
dạy dạy học tích cực nên nhiều học sinh thụ động, không sáng tạo, không hứng 
thú học tập. Từ đó sự ghi nhớ và vận dụng kiến thức của học sinh chưa đạt hiệu 
quả.
 - Nhiều học sinh chưa có kỹ năng sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng 
thuyết trình trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
 - Trong các tiết học, nhiều học sinh còn chưa sôi nổi, chưa tích cực hoạt 
động, ít thảo luận, ngại nghiên cứu, ngại tìm hiểu và chưa tự tin trước đám đông.
 - Học sinh còn chưa chú ý, chưa say mê với môn học.
 2. Khảo sát về mức độ hứng thú môn học và năng lực khoa học lịch sử 
và địa lí của học sinh
 2.1. Mục đích của khảo sát
 - Khảo sát mức độ hứng thú với môn học, khả năng ghi nhớ, năng lực tìm 
hiểu, vận dụng kiến thức kỹ năng của học sinh lớp 8 trong môn Lịch sử và Địa lí 
qua một số nội dung trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở 
nhà trường.
 - Đánh giá chung về mức độ hứng thú với môn học, khả năng ghi nhớ, năng 
lực học tập, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn của học sinh. học, nghiêm túc học tập, có năng lực tìm hiểu bộ môn) là 29,8%; mức 4 (Yêu 
thích bộ môn, có năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực khoa học địa lí, mạnh 
dạn tự tin) là 9,9%. Ở mức độ 3 và 4 tỉ lệ học sinh thực hiện được còn thấp, chưa 
đạt yêu cầu, vì vậy cần có biện pháp để nâng cao năng lực khoa học lịch sử và 
địa lí, khơi dậy niềm yêu thích bộ môn cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
 II. Cơ sở lý luận của sáng kiến ''Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học 
tích cực trong giảng dạy môn lịch sử và địa lí lớp 8 nhằm nâng cao năng lực 
cho học sinh”
 1. Một số vấn đề về dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử và Địa lí
 Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử và Địa lí góp phần hình thành 
và phát triển các năng lực chung đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ 
thông tổng thể, bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải 
quyết vấn đề và sáng tạo.
 Môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở hình thành và phát triển cho 
học sinh năng lực thành phần bao gồm: Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và 
địa lí; Năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí; Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng 
đã học vào thực tiễn.
 Trong đó, các năng lực đặc thù lịch sử bao gồm năng lực tìm hiểu lịch sử, 
giúp HS bước đầu nhận biết được tư liệu lịch sử, hiểu được các văn bản chữ viết, 
hiện vật lịch sử, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ....; năng lực nhận thức và tư duy lịch 
sử, giúp HS bước đầu trình bày lại được các sự kiện và quá trình lịch sử cơ bản, 
xác định được các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo thời gian; giải thích được 
nguyên nhân, sự vận động của các sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử, bước đầu 
giải thích được mối liên hệ và đưa ra ý kiến riêng về các sự kiện lịch sử, các mối 
quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử; năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng 
lịch sử đã học vào thực tiễn, thể hiện ở việc HS bước đầu có thể liên hệ những 
nội dung lịch sử đã học với thực tế cuộc sống. - Kỹ thuật "Tia chớp" - Kỹ thuật công đoạn
 - Kỹ thuật "xyz" (kỹ thuật 365) - Kỹ thuật "Hỏi chuyên gia"
 - Kỹ thuật "sơ đồ tư duy" - Kỹ thuật KWL
 - Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi (think, - Kỹ thuật chia nhóm
 pair, share) - Kỹ thuật "3 lần 3"
 - Kỹ thuật "trình bày 1 phút" - Kỹ thuật "Viết tích cực"
 - Kỹ thuật phân tích phim, video - Kỹ thuật "Đọc tích cực"
 - Kỹ thuật đóng vai Kỹ thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo 
 - Kỹ thuật trò chơi nhóm.
 Kỹ thuật dự án
 III. Một vài kinh nghiệm vận dụng hiệu quả kĩ thuật dạy học tích cực 
trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 nhằm nâng cao năng lực học 
sinh
 Để giúp học sinh yêu thích môn học, đồng thời góp phần hình thành năng 
lực khoa học lịch sử và địa lí, giáo viên cần sử dụng các phương pháp, phương 
tiện kỹ thuật dạy học tích cực giúp học sinh vừa chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời 
phát triển được kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Việc giáo viên sử dụng 
đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sẽ tạo điều kiện học sinh được 
làm chủ kiến thức, được tự nghiên cứu, tự tìm tòi và tự giải quyết vấn đề, tình 
huống.
 Trên cơ sở đó, tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích 
môn học và nâng cao năng lực khoa học lịch sử và địa lí cho học sinh thông qua 
việc lựa chọn, áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Lịch sử 
và Địa lí 8 như sau:
 1. Kinh nghiệm thứ nhất: Biết được các kĩ thuật dạy học, hiểu quy trình 
vận dụng.
 Việc hiểu được quy trình, cách thức tổ chức các kĩ thuật dạy học sẽ giúp mỗi 
đồng chí giáo viên vận dụng hiệu quả vào giờ dạy. Đặc biệt là việc nắm được phần khác nhau và độc lập với nhau để học sinh có thể học tập phần nào trước 
cũng được.
 Lưu ý: Trước khi tách nhóm phải đảm bảo các thành viên đều có khả năng 
trình bày kết quả thảo luận ở các bước thảo luận đầu tiên.
 Bước 2. Chuẩn bị
 GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học: Giấy, bút ... 
 Xác định nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi nhóm. Bước 
 3. Tổ chức
 Phân công học sinh thành từng nhóm có nhóm trưởng.
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm
 Các nhóm cùng thảo luận và rút ra kết quả, yêu cầu từng thành viên trong 
nhóm đều có khả năng trình bày kết quả.
 Mỗi nhóm sẽ tách ra và hình thành nhóm mới theo sơ đồ.
 Lần lượt từng thành viên trình bày kết quả thảo luận.
 Tại mỗi nhóm mới, học sinh hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ 
 được giao. Bước 4. Đánh giá sản phẩm mỗi nhóm và chốt kiến thức
 Bất kỳ một học sinh mỗi nhóm báo cáo về kết quả lĩnh hội qua trao đổi, các 
HS khác bổ sung.
 Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức.
 Giáo viên có thể củng cố kiến thức bằng cách cho học sinh các nhóm cùng 
trả lời phiếu học tập như nhau, sau đó các nhóm chấm chéo hoặc tổ chức trò chơi 
để thi đua giữa các nhóm.
 Ưu điểm và hạn chế sau khi sử dụng kĩ thuật "Các mảnh ghép " là gì?
 * Ưu điểm:
 - Học sinh được tự chủ, tích cực hoạt động tham gia giải quyết các nhiệm 
vụ học tập. Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân.
 - Học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình 
qua đó nâng cao năng lực đánh giá của bản thân.
 - HS có cơ hội nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, các kỹ năng tranh Bước 2: Tổ chức trò chơi
 + Giới thiệu về trò chơi: tên, luật chơi, cách phân thắng bại, thưởng cho 
đội thắng, phạt với đội thua.. .Hình thức thưởng - phạt có lẽ là yếu tố có vai trò 
khá quan trọng, tạo nên sức “nóng” cũng như sự hấp dẫn của trò chơi. Do đó, 
giáo viên cần công khai ngay từ đầu để học sinh nắm được và tích cực khi tham 
gia trò chơi.
 + Tiến hành mẫu: Với những trò chơi mới, giáo viên cần cho học sinh tham 
gia thử để các em không bỡ ngỡ. (Với những trò chơi đã từng sử dụng thì không 
cần tiến hành mẫu).
 Bước 3: Tổng kết:
 Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức qua trò chơi, thưởng cho đội giành chiến 
thắng, phạt với đội thua.
 Một số lưu ý
 - Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, 
với đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế 
của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS.
 - Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi.
 - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
 - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện 
cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò 
chơi và đánh giá sau khi chơi.
 - Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây 
nhàm chán cho HS.
 Một số trò chơi: Ai nhanh hơn; Vòng quay may mắn; Ai là triệu phú; Hộp 
quà bí mật; Ô chữ
 Ví dụ 3: Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”
 Vậy sơ đồ tư duy là gì?
 Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh 
để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng 2. Kinh nghiệm thứ hai: Lựa chọn kĩ thuật dạy học phù hợp với phương 
pháp dạy học đã chọn.
 Căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài; căn cứ vào mức độ nhận thức 
của học sinh và năng lực sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh 
cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp 
dạy học một cách hợp lý.
 *Các phương pháp, kĩ thuật dạy học được lựa chọn phù hợp với nội 
dung bài học, với đặc điểm học sinh sẽ giúp mang lại hiệu quả cao.
 Ví dụ:
 - Khi lựa chọn phương pháp dạy học thoại tìm tòi ta có thể lựa chọn kĩ thuật 
động não, kĩ thuật công não, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật XYZ...
 - Khi sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề giáo viên có thể sử 
dụng kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật KWL...
 - Với phương pháp dạy học hợp tác có thể sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ, 
kĩ thuật "khăn trải bàn", kĩ thuật chia nhóm ....
 - Với phương pháp dạy học theo trạm hoặc theo góc: có thể sử dụng kĩ 
thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật giải quyết vấn đề, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật phân 
tích phim - video...
 - Với phương pháp dạy học hợp đồng: có thể sử dụng kĩ thuật giao nhiệm 
vụ, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật "đọc tích cực", kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật 
"viết tích cực", kĩ thuật chia nhóm...
 - Với phương pháp dạy học theo chủ đề: có thể sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư 
duy, kĩ thuật "đọc tích cực", kĩ thuật "viết tích cực", kĩ thuật tóm tắt nội dung tài 
liệu...
 * Việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học còn phải phù hợp với 
kiểu bài, phù hợp với nội dung bài học.
 Ví dụ đối với phân môn Lịch sử:
 - Các dạng bài xây dựng nhà nước, cơ cấu bộ máy tổ chức chính quyền; 
dạng bài về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội; dạng bài về xây dựng, - Với các bài thực hành có thể sử dụng phương pháp dự án. Giáo viên dùng 
kĩ thuật giao nhiệm vụ, trong đó nêu ra chi tiết việc các nhóm cần chuẩn bị và báo 
cáo trước lớp. Ví dụ Bài 3: Thực hành tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối 
với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế. Với yêu cầu cần đạt là học sinh tìm 
được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa 
lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học 
sinh tìm hiểu sự ảnh hưởng của địa hình dãy núi Ba Vì đến sự phân hóa lãnh thổ 
địa phương, đến hoạt động kinh tế của huyện Ba Vì. Học sinh các nhóm cần chuẩn 
bị thu thập tư liệu, sưu tầm tranh ảnh, video clip, ... về ảnh hưởng của núi Ba Vì 
đến sự phân hóa tự nhiên và kinh tế của địa phương.
 Còn với Bài 6: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu, có thể lựa chọn 
phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề. Vì vậy kĩ thuật nên dùng là kĩ thuật 
động não, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật 
chia sẻ nhóm đôi (với nội dung phân tích biểu đồ).
 Qua quá trình dạy học tôi thấy việc áp dụng nguyên tắc này đã làm cho quá 
trình thiết kế bài dạy nhanh hơn, hợp lý hơn. Đồng thời trong quá trình áp dụng, 
học sinh đã yêu thích giờ học, hiểu bài nhanh hơn.
 3. Kinh nghiệm thứ ba: Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các kỹ thuật đã lựa 
chọn trong quá trình giảng dạy.
 Đối với môn Lịch sử và Địa lí, trong mỗi bài lại có nhiều đơn vị kiến thức 
khác nhau, vì vậy phải linh hoạt thay đổi các kỹ thuật dạy học trong mỗi đơn vị 
kiến thức. Mỗi nội dung có thể phối kết hợp 2, 3 kỹ thuật dạy học nhằm gây hứng 
thú cho học sinh. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn nội dung các em đang được 
tìm hiểu.
 Ví dụ Bài 13- Trung Quốc và Nhật Bản
 - Phần khởi động có thể sử dụng kĩ thuật đóng vai (HS đóng vai đại diện 
các đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật đang chia nhau chiếc bánh ngọt mang 
tên Trung Quốc) để khơi gợi cho các em sự tò mò xem các nước xâm chiếm đất 
nước rộng lớn Trung Quốc ra sao. chơi "Đuổi hình bắt chữ" với kết quả là tên các con vật. GV kết hợp kĩ thuật công 
não, dẫn dắt Hs tìm hiểu một số thông tin về một số loài vật. Qua đó gây hứng 
thú tìm hiểu bài học cho HS.
 - Nội dung Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam (tiết thứ nhất): có thể dùng 
phương pháp góc với 3 góc lần lượt tương ứng với các nhiệm vụ:
 Góc 1: Tìm hiểu thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập 1 với nội dung sự 
đa dạng về hệ sinh thái, thành phần loài, nguồn gen.
 GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 10.1 đến 10.5 hoặc Atlat ĐLVN và 
thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
 1. Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái.
 2. Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài.
 3. Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về gen di truyền.
 4. Vì sao sinh vật nước ta lại đa dạng và phong phú?
 Góc 2: Xem video sự đa dạng về sinh vật Việt Nam và hoàn thành phiếu học 
tập 2.
 Kể tên các loài động vật và thảm thực vật của nước ta bắt gặp trong video 
vừa xem.
 Góc 3: Vẽ sơ đồ để chứng minh sự đa dạng của sinh vật Việt Nam
 Kể tên và lên xác định trên bản đồ một số loài vật, các vườn quốc gia và khu 
dự trữ sinh quyển ở nước ta.
 Với phương pháp góc này, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ, 
kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật xem và phân tích video, kĩ thuật 
sơ đồ tư duy, kĩ thuật trình bày 1 phút.
 - Trong hoạt động vận dụng, giáo viên có thể hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu 
một loài vật quý hiếm của nước ta, mỗi nhóm HS (3-5 bạn) có thể chọn một trong 
các hình thức: viết bài giới thiệu, làm video, phỏng vấn, đóng kịch, sưu tầm tranh 
ảnh, làm bài Power point, trò chơi Đố nhau, sưu tầm video hay, vẽ tranh.... Các 
nhóm sẽ chọn và đăng ký trước với giáo viên.
 Khi tôi áp dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ ở phần này, các nhóm HS nhận được giữ nguyên 1,2 học sinh lẻ kia và chỉ tính chia số học sinh còn lạị.
 Hay đối với trường hợp HS làm sơ đồ tư duy, nhiều em còn chưa rõ, ghi 
thông tin dài, giáo viên nên hướng dẫn ghi ngắn gọn bằng cách các em tìm những 
từ khóa, từ quan trọng. Kết hợp vẽ hình, dùng màu sắc, dùng ký hiệu mô tả thông 
tin cần diễn đạt để bài thêm phong phú.
 Tương tự như vậy khi áp dụng các kĩ thuật khác, mỗi lần tôi đều chú ý để 
rút kinh nghiệm cho những lần giảng dạy tiếp theo.
 Bằng những kinh nghiệm như trên, tôi thấy việc vận dụng các kỹ thuật vào 
bài giảng là tốt nhưng đúng là vận dụng như thế nào cho đạt hiệu quả thì mới là 
yếu tố quyết định.
 Sau đây tôi xin giới thiệu hệ thống phương pháp, kĩ thuật trong 1 kế hoạch 
bài dạy Lịch sử và Địa lí 8.
Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc 
điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (Tiết thứ 4 của chủ đề)
- Hoạt động khởi động:
Giáo viên tổ chức HS đóng tiểu phẩm nhỏ kể về một nhân vật nước ngoài đi du 
lịch ở Việt Nam trong một mùa đông, cùng thời điểm nhưng các đảo ở Việt Nam 
lại có các kiểu thời tiết trái ngược nhau. (Kĩ thuật đóng vai)
- Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới:
GV sử dụng kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật đặt câu hỏi, 
kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật công não để dẫn dắt HS trả lời các câu hỏi của 
giáo viên.
- Hoạt động luyện tập:
Giáo viên tổ chức trò chơi" Tiếp sức" hoàn thành bài tập
Trò chơi tiếp sức: Hai đội thi nhau lên gắn tên các đảo, quần đảo lớn của Việt 
Nam vào lược đồ trống.
- Hoạt động vận dụng: HS chia sẻ tư liệu về biển đảo đã sưu tầm được sau đó 
giáo viên hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. (Tiết trước, giáo viên dùng kĩ 
thuật giao nhiệm vụ, hướng dẫn các nhóm HS về sưu tầm tranh ảnh, video, làm 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_hieu_qua_mot_so_ki_thuat_day.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả một số kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Lịch sử.pdf