Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh Lớp 10 THPT

Giảng dạy bộ môn Toán học ở trong nhà trường đóng một vai trò rất quan trọng trong đào tạo thế hệ trẻ; nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 của bộ môn Toán đã được áp dụng bắt đầu từ năm học 2022-2023 trên toàn đất nước.
Năm học 2022-2023, các trường THPT đã lựa chọn các bộ sách giáo khoa Toán 10 vào giảng dạy cho học sinh lớp 10. Qua quá trình tập huấn; nghiên cứu và thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình Toán lớp 10 nhận thấy rằng:
Chủ đề “Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” được sách giáo khoa Toán 10 trình bày ở bài 2; chương III; tập 1 sau khi đã trình bày xong bài 1 của chủ đề “ Hàm số và đồ thị”. Có thể thấy rằng; quan điểm của sách giáo khoa rất nhẹ nhàng trong việc trình bày một cách có hệ thống các mạch kiến thức của chủ đề “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” theo thứ tự: bài toán thực tế mở đầu về cầu cảng Sydney; hàm số bậc hai; Đồ thị hàm số bậc hai; Tính đơn điệu của hàm số bậc hai; Ứng dụng của hàm số bậc hai vào bài toán thực tiễn.
Việc sắp xếp các mạch kiến thức như trong sách giáo khoa đã trình bày là tương đối gần gũi và nhẹ nhàng đối với học sinh và đối với giáo viên. Trong quá trình dẫn dắt các mạch kiến thức của sách giáo khoa đối với chủ đề này; tôi phát hiện ra rằng sách giáo khoa đã đi từ những ví dụ rất cụ thể và tường minh bằng những hàm số bậc hai có hệ số rất đẹp và dễ tính toán để hình thành nên những kiến thức: đồ thị hàm số bậc hai; các khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số bậc hai. Tuy nhiên về phương pháp dạy học cụ thể trong từng mạch kiến thức đó thì sách giáo khoa đang để ngỏ nhằm mục đích để giáo viên tự kiến tạo và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi nội dung kiến thức trong bài; dựa theo năng lực và khả năng hoạt động sáng tạo của mỗi lớp mà giáo viên giảng dạy.
Hiện nay các giáo viên bộ môn Toán của chúng ta đã và đang sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh như là “phương pháp nêu vấn đề”; “phương pháp vấn đáp” ; “luyện tập thực hành”; …những phương pháp ấy đã phát huy được nhiều ưu điểm và cơ bản đã phần nào phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; song về hiện tại thì các phương pháp ấy lại chưa thật sự đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau của những học sinh khác nhau trong một lớp học.
Bản thân tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập theo các mạch kiến thức đã đặt ra của sách giáo khoa thì sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả tốt cho học sinh cũng như hỗ trợ tích cực và đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chủ đề: “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”.

Sau một quá trình tìm tòi và nghiên cứu; tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng đề tài : “Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông ” tôi đã vận dụng các các kỹ thuật dạy học tích cực nêu trên một cách khéo léo vào các hoạt động trong giảng dạy chủ đề : “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học tốt nhất đối với giáo viên cũng như giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng và tự nhiên đòng thời phát triển được nhiều năng lực cho học sinh thông qua quá trình học tập chủ đề này.

pdf 69 trang Tú Anh 13/11/2024 991
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh Lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh Lớp 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học chủ đề hàm số bậc hai nhằm phát triển năng lực cho học sinh Lớp 10 THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH 
 -------- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC 
 TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ 
 BẬC HAI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO 
 HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
 Lĩnh vực : Toán học 
 Tác giả : Nguyễn Hùng Cường 
 Tổ chuyên môn: Toán - Tin 
 Số điện thoại liên hệ: 0977679180 
 Năm học 2022 - 2023 
 2.1.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép” .................................... 15 
2.1.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh 
họa bằng kỹ thuật “ các mảnh ghép” :..................................................................... 19 
2.1.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau quá trình dạy học 
thể nghiệm một số tiết học có áp dụng kỹ thuật “các mảnh ghép” ......................... 21 
2.2. Kỹ thuật “Tia chớp” ......................................................................................... 22 
2.2.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Tia chớp” ................................................................... 22 
2.2.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “Tia chớp” ....................................................... 22 
2.2.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Tia chớp”: .............................................. 23 
2.2.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa bằng 
hoạt động áp dụng kỹ thuật “tia chớp” .................................................................... 23 
2.2.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi triển khai dạy 
học thể nghiệm một số tiết học khác nhau bằng các hoạt động có áp dụng kỹ thuật 
“tia chớp”................................................................................................................. 25 
2.3. Kỹ thuật “hỏi và trả lời” ................................................................................... 25 
2.3.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “hỏi và trả lời” ............................................................ 25 
2.3.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “hỏi và trả lời” ................................................ 26 
2.3.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Hỏi và trả lời” ........................................ 27 
2.3.4. Kết quả đạt được sau khi giảng dạy thể nghiệm ví dụ minh họa áp dụng kỹ 
thuật “hỏi và trả lời” ................................................................................................ 29 
2.3.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi dạy học một số 
tiết học thể nghiệm ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “hỏi và trả lời” ....... 30 
2.4. Kỹ thuật “Khăn trải bàn” .................................................................................. 31 
2.4.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “khăn trải bàn” ............................................................ 31 
2.4.2. Dụng cụ và các bước chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật “khăn trải bàn” .......... 31 
2.4.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” ....................................... 32 
2.4.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai dạy học thể nghiệm ví dụ minh họa áp 
dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn”: ............................................................................... 36 
2.4.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi dạy thể nghiệm 
một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” ............. 38 
2.5. Kỹ thuật “Trình bày một phút” ........................................................................ 39 
2.5.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “Trình bày một phút” .................................................. 39 
2.5.2. Các bước thực hiện kỹ thuật “Trình bày một phút” ...................................... 39 
2.5.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “trình bày một phút”................................ 40 
2.5.4. Kết quả thực tế đạt được khi triển khai giảng dạy thể nghiệm hoạt động áp 
dụng kỹ thuật “Trình bày một phút”: ...................................................................... 41 
2.5.5. Một số ưu điểm và hạn chế mà bản thân rút ra được sau khi giảng dạy thể 
nghiệm một số tiết học ở các lớp khác nhau có áp dụng kỹ thuật “trình bày một 
phút” ........................................................................................................................ 43 
2.6. Kỹ thuật “công đoạn” ....................................................................................... 43 
2.6.1. Tìm hiểu về kỹ thuật “công đoạn” ................................................................ 43 
2.6.2. Các bước tiến hành kỹ thuật “công đoạn”: ................................................... 43 
2.6.3. Ví dụ minh họa áp dụng kỹ thuật “công đoạn”: ............................................ 44 
2.6.4. Kết quả đạt được sau khi triển khai tiết dạy thể nghiệm ví dụ minh họa áp 
dụng kỹ thuật “công đoạn”: ..................................................................................... 47 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 Giảng dạy bộ môn Toán học ở trong nhà trường đóng một vai trò rất quan 
trọng trong đào tạo thế hệ trẻ; nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện 
đất nước. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 của bộ môn Toán đã được 
áp dụng bắt đầu từ năm học 2022-2023 trên toàn đất nước. 
 Năm học 2022-2023, các trường THPT đã lựa chọn các bộ sách giáo khoa 
Toán 10 vào giảng dạy cho học sinh lớp 10. Qua quá trình tập huấn; nghiên cứu và 
thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình 
Toán lớp 10 nhận thấy rằng: 
 Chủ đề “Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” được sách giáo 
khoa Toán 10 trình bày ở bài 2; chương III; tập 1 sau khi đã trình bày xong bài 1 
của chủ đề “ Hàm số và đồ thị”. Có thể thấy rằng; quan điểm của sách giáo khoa 
rất nhẹ nhàng trong việc trình bày một cách có hệ thống các mạch kiến thức của 
chủ đề “ Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” theo thứ tự: bài toán 
thực tế mở đầu về cầu cảng Sydney; hàm số bậc hai; Đồ thị hàm số bậc hai; Tính 
đơn điệu của hàm số bậc hai; Ứng dụng của hàm số bậc hai vào bài toán thực tiễn. 
 Việc sắp xếp các mạch kiến thức như trong sách giáo khoa đã trình bày là 
tương đối gần gũi và nhẹ nhàng đối với học sinh và đối với giáo viên. Trong quá 
trình dẫn dắt các mạch kiến thức của sách giáo khoa đối với chủ đề này; tôi phát 
hiện ra rằng sách giáo khoa đã đi từ những ví dụ rất cụ thể và tường minh bằng 
những hàm số bậc hai có hệ số rất đẹp và dễ tính toán để hình thành nên những 
kiến thức: đồ thị hàm số bậc hai; các khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số 
bậc hai. Tuy nhiên về phương pháp dạy học cụ thể trong từng mạch kiến thức đó 
thì sách giáo khoa đang để ngỏ nhằm mục đích để giáo viên tự kiến tạo và lựa chọn 
phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi nội dung kiến thức trong bài; dựa theo 
năng lực và khả năng hoạt động sáng tạo của mỗi lớp mà giáo viên giảng dạy. 
 Hiện nay các giáo viên bộ môn Toán của chúng ta đã và đang sử dụng các 
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh 
như là “phương pháp nêu vấn đề”; “phương pháp vấn đáp” ; “luyện tập thực hành”; 
những phương pháp ấy đã phát huy được nhiều ưu điểm và cơ bản đã phần nào 
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; song về hiện tại thì 
các phương pháp ấy lại chưa thật sự đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau của 
những học sinh khác nhau trong một lớp học. 
 Bản thân tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta ứng dụng một số kỹ thuật dạy học 
tích cực vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập theo các mạch kiến thức đã đặt ra 
của sách giáo khoa thì sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả tốt cho học sinh cũng như hỗ 
trợ tích cực và đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chủ đề: “ Hàm số 
bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng”. 
 1 giáo viên có thể phát triển và xây dựng các kỹ thuật dạy học tích cực áp dụng vào 
giảng dạy nhiều chủ đề khác nhau của bộ môn Toán; nhằm phát triển năng lực cho 
học sinh. 
5. Cấu trúc của đề tài 
 Phần I. Đặt vấn đề 
 Phần II. Nội dung 
 Phần III. Kết luận 
 3 b) Nhược điểm 
 *) Phương pháp này sẽ giảm bớt các bài giảng từ thầy cô mà chỉ chú trọng 
vào hướng dẫn cách làm, cách suy nghĩ, tăng khả năng tự lập cho học sinh. Điều 
đó không phải học sinh nào cũng tự làm được; do đó phần nào gây khó khăn trong 
việc không tập trung và theo kịp chủ đề. 
 *) Điều kiện cơ sở vật chất hiện nay trong các nhà trường tuy đã có nhiều thay 
đổi đáng kể song vẫn chưa thể đáp ứng được triệt để hoàn toàn về cơ sở vật chất và 
phương tiện hỗ trợ dạy học để hỗ trợ cho các tiết dạy được thiết kế theo phương 
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. 
 *) Mặc dù phương pháp này đã được sử dụng khá nhiều tại nước ta trong giai 
vừa qua nhưng cũng chưa thể đồng bộ trong tất cả các tiết học vì còn nhiều điều 
khá mới mẻ cần thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa. 
1.2. Những khác biệt cơ bản và ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học 
tích cực so với phương pháp dạy học truyền thống 
1.2.1. Hình ảnh so sánh rõ nét sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp dạy học 
truyền thống và phương pháp dạy học tích cực 
 Theo như nghiên cứu và so sánh giữa phương pháp dạy học truyền thống và 
phương pháp dạy học tích cực được thể hiện trong hình ảnh dưới đây ta có thể thấy 
được sự bất cập và chênh lệch rất rõ nét và hiệu quả đạt được cũng như phương 
pháp làm việc của mỗi phương pháp dạy học 
1.2.2. Những ưu điểm vượt trội của phương pháp dạy học tích cực so với 
phương pháp dạy học truyền thống 
 *) Phương pháp dạy học tích cực được áp dụng vào bài học trong các tình 
huống thực tế cụ thể. Giáo viên sẽ hướng dẫn các kiến thức cần đạt được thông qua 
các hoạt động thực tế, cụ thể sẽ giúp các bạn học sinh tiếp nhận kiến thức nhanh 
 5 1.3. Tháp học tập và sự ra đời tất yếu của các kỹ thuật dạy học tích cực 
1.3.1. Phân tích tháp học tập và những kết quả bất ngờ đem lại khi sử dụng 
các kỹ thuật dạy học tích cực 
 Theo như hình ảnh phía trên của tháp học tập (Learning Pyramid hay Cone of 
Learning) trong những năm 1960 - được phổ biến rộng rãi bởi Viện Nghiên cứu 
Giáo dục Mỹ - đã chỉ ra cách thức mà nhân loại học tập đồng thời so sánh về mức 
độ tiếp nhận kiến thức chênh lệch rất rõ nét . Trong đó: 
 *) Người học sẽ nhớ được 5% nội dung khi nghe một bài giảng nếu như thực 
hiện dạy học theo phương pháp dạy học truyền thống 
 *) 10% khi người học đọc sách 
 *) 20% từ các thiết bị nghe nhìn 
 *) 30% từ các thiết bị mô phỏng (tương tự các phương pháp mang tính mô 
phỏng) 
 *) 50% từ thảo luận nhóm (tương tự các phương pháp tham gia) 
 *) 75% từ việc thực hành, tự trải nghiệm 
 *) 90% thông qua việc dạy lại cho người khác 
 *) Ta thấy rằng những con số được đề cập trong kim tự tháp có thể không 
chính xác tuyệt đối vì còn có ộđ sai lệch với từng cá nhân, nhưng phần đầu và phần 
cuối có thể nói là cực kỳ chính xác. Cái nổi bật nhất được nêu lên từ kim tự tháp 
này chính là sự chênh lệch giữa các phương pháp học tập. Theo đó, chúng ta chỉ 
nhớ được 5% những gì mình đã nghe giảng, nhưng có thể nhớ tới 90% những gì 
 7 1.4. Các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực là các 
phương tiện để phát huy cao nhất hiệu quả của dạy học theo tháp học tập 
1.4.1. Khái niệm về kỹ thuật dạy học tích cực 
 *) Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của 
giáo viên và học sinh trong trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và 
điều khiển quá trình dạy học. 
 *) Các kỹ thuật dạy học tích cực chưa phải là cách dạy học tích cực độc lập 
mà chỉ là là những đơn vị nhỏ nhất của các phương pháp dạy học. Với cách dạy 
này đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và kiên trì xây dựng cho 
học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. 
 *) Tuy nhiên, khi đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của 
thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành 
công. Thầy cô giảng dạy trong nhà trường đều có thể áp dụng những phương pháp 
này giúp các em học sinh hào hứng hơn khi học, nhưng phải áp dụng một cách linh 
hoạt, đúng với thực tế để phụ vụ việc giảng dạy. Bởi việc truyền đạt kiến thức tới 
học sinh một cách thụ động, không bài bản, không có phương pháp cụ thể sẽ khiến 
học sinh gặp phải khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức, giáo viên giảng dạy cũng 
không thể truyền tải hết kiến thức cho học sinh. 
1.4.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực phổ biến 
 Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học 
tích cực nhằm giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển 
năng lực. Tuy nhiên, để áp dụng giáo viên cần linh hoạt tuỳ vào bài học để chọn 
được kỹ thuật phù hợp. Bên cạnh các kỹ thuật dạy học thường dùng, có thể kể đến 
một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Qua một 
quá trình nghiên cứu và tìm hiểu; tôi nhận thấy có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích 
cực đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng vào trong giáo dục và đạt được nhiều 
thành công. Chẳng hạn như có thể kể tên một số kỹ thuật sau đây: 
 *) Kỹ thuật “Các mảnh ghép” 
 *) Kỹ thuật “Tia chớp” 
 *) Kỹ thuật “Hỏi và trả lời” 
 *) Kỹ thuật “Khăn trải bàn” 
 *) Kỹ thuật “Trình bày một phút” 
 *) Kỹ thuật “Công đoạn” 
 *) Kỹ thuật “ Sơ đồ tư duy” 
 *) Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” 
 *) Kỹ thuật “Bể cá” 
 và rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực khác nữa rất hay và bổ ích 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_ky_thuat_day_hoc_tich.pdf