Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 theo bộ sách Cánh Diều

Như chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học còn nhỏ nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy, các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy đặc biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin vào tất cả các môn học đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh đã mang đến cho giờ dạy và học một không khí mới. Mỗi môn học mang một sắc thái riêng, môn Tự nhiên và Xã hội cũng vậy. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên và Xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 2 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 được tiến hành ra sao?

Cho dù tất cả các giáo viên có tích cực đổi mới phương pháp đến đâu thì một giờ học Tự nhiên và Xã hội vẫn diễn ra tẻ nhạt trầm lắng với các hoạt động khó, khổ cho học sinh. Với nhiều tranh, ảnh đẹp giàu màu sắc, các em được lôi cuốn vào xem một cách hồn nhiên nhưng nếu đưa ra yêu cầu quan sát tập trung để đưa ra một vấn đề trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu bài học thì các em dễ nản. Nhưng cũng vẫn các bức tranh, ảnh đẹp giàu màu sắc đó với sự trợ giúp của công nghệ thông tin ta đưa lên màn hình lớn bằng các hiệu ứng thì sẽ thu hút được các em vào bài học hơn, giờ học sẽ có hiệu quả hơn. Hay nói cách khác với công nghệ thông tin, người thầy có thể chế tạo ra những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, tức là giờ học lý thú mà nếu chỉ sử dụng bảng đen phấn trắng thì khó mà thực hiện được. Với các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu và một số phần mềm tiện ích như Power Point, Violet, bài giảng Elearning ... người thầy có thể làm cho học trò quan tâm hơn đến môn học mà không phải ép buộc chúng. Chính vì vậy việc: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” (theo bộ sách Cánh Diều) là cần thiết.

docx 27 trang Tú Anh 08/11/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 theo bộ sách Cánh Diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 theo bộ sách Cánh Diều

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 theo bộ sách Cánh Diều
 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 2
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
B. NỘI DUNG......................................................................................................4
1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4
2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................. 5
3. Giải pháp thực hiện...................................................................................... 8
Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung bài học và thiết kế bài giảng sinh động
thông qua phần mềm Powerpoint .................................................................. 8
Biện pháp 2: Tăng cường sử dụng hình ảnh, video mang tính trực quan
trong tiết học ................................................................................................ 15
Biện pháp 3: Linh hoạt sử dụng các phần mềm thiết kế trò chơi để nâng cao
hứng thú cho học sinh.................................................................................. 18
- Trò chơi Chuyền bóng ........................................................................... 20
- Trò chơi Cùng lên xe buýt ..................................................................... 21
- Trò chơi Đào vàng ................................................................................. 22
- Trò chơi Ong non học việc .................................................................... 23
- Trò chơi Gà con qua cầu........................................................................ 23
Biện pháp 4: Ứng dụng phần mềm Imindmap để hệ thống hóa kiến thức nội
dung bài học cho học sinh ........................................................................... 24
C. KẾT LUẬN ....................................................... Error! Bookmark not 
defined.
1. Kết luận ........................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Bài học kinh nghiệm ...................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO phương pháp giảng dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện tiến tới "xã 
hội học tập". Mặt khác, ngành giáo dục đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của 
ngành công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công 
nghệ thông tin. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu:"Đẩy mạnh ứng dụng công 
nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học theo 
hướng dẫn. Học công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho 
đổi mới phương pháp dạy học các môn." Nên việc đưa ứng dụng công nghệ 
thông tin vào trường học là một việc làm cần thiết và đúng đắn. Trong công tác 
giảng dạy, công nghệ thông tin giúp cho bài học sinh động hơn, nhờ đó mà học 
sinh có hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài tốt hơn.
Như chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học còn nhỏ nên quá trình nhận thức 
thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy, các phương tiện trực 
quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy đặc biệt là các phương tiện trực 
quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết 
học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết 
quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn. Chính vì vậy việc đổi mới 
phương pháp dạy học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin vào tất cả các 
môn học đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh đã mang đến cho giờ 
dạy và học một không khí mới. Mỗi môn học mang một sắc thái riêng, môn Tự 
nhiên và Xã hội cũng vậy. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên 
và Xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 2 không đưa ra 
kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh 
yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác 
là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên và Xã 
hội ở lớp 2 được tiến hành ra sao?
Cho dù tất cả các giáo viên có tích cực đổi mới phương pháp đến đâu thì một 
giờ học Tự nhiên và Xã hội vẫn diễn ra tẻ nhạt trầm lắng với các hoạt động khó, 
khổ cho học sinh. Với nhiều tranh, ảnh đẹp giàu màu sắc, các em được lôi cuốn 
vào xem một cách hồn nhiên nhưng nếu đưa ra yêu cầu quan sát tập trung để Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương 
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến 
tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 
càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy 
học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi 
trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực 
với máy tính với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, 
dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương 
pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình 
thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia 
người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành 
kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo 
của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy 
học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng 
đạt được những thành tựu đáng kể như: một số phần mềm tiện ích như 
Powerpoint, Violet, E - learning và các phần mềm đóng gói tiện ích khác. Do sự 
phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong 
tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học 
nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, 
thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường 
học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của 
giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính 
điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động 
hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp 
truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội 
dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự 
chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng 
có nhiều thời Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình ở lớp 2, môn Tự nhiên và Xã hội 
là một môn học được thay đổi nhiều, về nội dung chương trình và cấu trúc sách 
giáo khoa, vì nó được xây dựng theo hướng tích hợp, phát triển năng lực và 
phẩm chất.
* Học sinh:
Nhiều học sinh say mê học hỏi, tìm tòi, tìm hiểu thế giới Tự nhiên, Xã hội và 
thế giới con người quanh các em với những câu hỏi: Tại sao lại thế ? Đó là ai? 
Như thế nào? Vì sao?...
2. Khó khăn
* Giáo viên:
Khó khăn nhất là trình độ tin học của mốt số giáo viên lớn tuổi còn hạn chế nên 
việc thiết kế giáo án điện tử rất vất vả và mất nhiều thời gian. Chính vì vậy một 
số giáo viên tỏ ra ngại và không hứng thú với việc soạn và giảng bằng giáo án 
điện tử. Việc thiết kế giáo án điện tử do chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc 
chọn màu sắc, phông chữ, hay chọn hiệu ứng đôi khi chưa phù hợp. Giờ học 
còn phụ thuộc vào nguồn điện, phòng học, ánh sáng, phương tiện.
Một số lớp chưa được trang bị đầy đủ ti vi, mỗi khi giáo viên muốn dạy bằng 
giáo án điện tử lại mất thời gian cho các thao tác kỹ thuật lắp máy, lắp màn 
hình, có giáo viên chưa nắm được quy trình lắp thiết bị thì phải chờ đợi, nhờ tới 
sự hỗ trợ của các đồng nghiệp khác gây mất nhiều thời gian.
Một số giáo viên lại chưa coi trọng thiết bị dạy học của bộ môn hoặc ngại dùng, 
có chuẩn bị song thao tác còn vụng về, lúng túng, sử dụng cho song lượt, qua 
loa đại khái để là có sử dụng đồ dùng nên đồ dùng không có hiệu quả. Vì thế 
các em chưa thích thú với môn học, hiệu quả giờ học không cao.
Sự hiểu biết của giáo viên về tự nhiên xã hội và con người còn hạn chế, chưa 
thực sự sâu và rộng ít cập nhật kiến thức trong thông tin về sự phát triển của 
Khoa học kỹ thuật.
*Học sinh: Sĩ số HTT HT CHT
 37 Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ %
 20 54.0 17 0 0 0
Chính vì những thực trạng trên mà đã tập trung nghiên cứu biện pháp “Ứng 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” để 
mang lại hiệu quả cao nhất.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung bài học và thiết kế bài giảng sinh động thông 
qua phần mềm Powerpoint
Để thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng giáo viên cần 
phải nắm được quy trình và nguyên tắc khi thực hiện để xây dựng, thiết kế các 
bài dạy một cách hợp lý, có tác dụng cao trong việc đổi mới phương pháp dạy 
học.
a. Thiết lập các Slide trên một bài giảng:
Trong các tiết dạy, giáo viên cần lưu ý không mang tư tưởng áp đặt những kiến 
thức vào bài giảng. Có nghĩa là giáo viên nói những gì, giảng những gì, hỏi 
những gì không cần thiết phải thể hiện toàn bộ trong Slide. Điều này hoàn toàn 
sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, 
không mở rộng các kiến thức ngoài, gây cho học sinh sự nhàm chán. 
Chúng ta cần nhớ: Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó) là nơi 
chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng. Tùy 
theo từng môn học, từng nội dung của bài chúng ta có thể bổ sung các hình ảnh 
minh họa một cách hợp lý.
Ví dụ: Khi dạy Bài 2 “Nghề nghiệp” (Trang 10, Tự nhiên và Xã hội 2, sách 
Cánh Diều). Giáo viên thiết kế Slide hình ảnh như SGK để giới thiệu bài.
Hình minh họa silde giới thiệu bài Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng 
nên lưu ý về số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên một Slide. Giáo viên nên 
tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu. Nhìn vào Slide - Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có 
khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên 
màn hình Ti vi (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector 
chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở 
lên mới đọc rõ được.
e. Về trình bày nội dung trên nền hình:
Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ 
trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ 
thích hợp, để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu 
lên màn. Các dạng đồ họa (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng) cần phải được lựa 
chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệch lạc trong 
học sinh. Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, 
không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông 
tin xác định cho học sinh như ta mong muốn.
Minh họa về trình bày nội dung trên màn hình 
e. Trình chiếu bài giảng:
Trong khi thực hiện tiết dạy ứng dụng CNTT giáo viên phải thực hiện tốt ở ba 
khâu: soạn bài giảng, trình chiếu và truyền thụ kiến thức trọng tâm mà học sinh 
cần nắm.
Trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT cần phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay 
kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Nên chúng ta cần phải 
lưu ý những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ 
khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết trên màn chiếu. Do đó để học sinh có 
thể quan sát được bài học chính xác từ màn chiếu khi xây dựng bài giảng điện 
tử cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau:
- Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng.
- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi trang 
trình diễn. môi trường tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với 
học sinh.
- Hình thức tổ chức, bố trí nội dung bài giảng khoa học, dễ hiểu, thân thiện.
- Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của bài giảng đối với môi trường giáo dục.
Hình minh họa bài giảng thiết kế qua phần mềm Powerpoint
Biện pháp 2: Tăng cƣờng sử dụng hình ảnh, video mang tính trực quan trong 
tiết học
Tranh ảnh đều được con người cảm nhận bằng thị giác, chúng ta thấy được 
thông tin rồi sau đó chuyển về não để cảm nhận một cách chân thực nhất. Từ đó 
đưa ra những phản xạ, cảm nhận về tranh, ảnh mà ta vừa thu nhận.
Tác dụng của việc sử dụng tranh, ảnh trong dạy Tự nhiên và Xã hội lớp 2: tranh, 
ảnh đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong các phương tiện dạy học. Bởi lẽ 
tranh, ảnh mang lại cái nhìn trực quan và cụ thể nhất đến với học sinh. Học sinh 
dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính 
trừu tượng của kiến thức. Tranh, ảnh cũng có khả năng cung cấp thông tin một 
cách đầy đủ hơn khi sách giáo khoa chưa trình bày đến nó. Tranh, ảnh có tác 
dụng minh họa cho các khái niệm, quá trình. Nó phát huy mọi giác quan của 
người học, khiến tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức. Và cuối cùng tranh, ảnh 
góp phần không nhỏ trong việc cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên và 
hình thức học của học sinh theo hướng tích cực.
Vận dụng tranh, ảnh vào các bài Tự nhiên và Xã hội lớp 2. Trong hệ thống sách 
Cánh Diều Tự nhiên và Xã hội 2 chủ yếu là tranh minh họa, còn lại một số ít là 
những ảnh chụp giới thiệu quang cảnh. Để giới thiệu bài học tôi sử dụng hệ 
thống tranh, ảnh trong sách. Sử dụng tranh, ảnh trưng bày theo cách truyền 
thống sẽ cồng kềnh, khó bảo quản, tốn kém. Việc ứng dụng CNTT, trình chiếu 
các hình ảnh trên Slide đã giúp tôi sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp và sinh 
động, hấp dẫn mà lại dễ lưu giữ, bảo quản.
Ví dụ: Khi học Bài 16 “Cơ quan hô hấp” (trang 93, Tự nhiên và Xã hội 2, sách 
Cánh Diều), tôi đã sử dụng những hình ảnh thực tế về các bộ phận chính của cơ Việc tổ chức các trò chơi lồng ghép với chương trình dạy học sẽ giúp học sinh 
tăng hứng thú và niềm yêu thích đối với môn học. Ngoài ra, đây cũng là cách để 
các em thư giãn, thoải mái tinh thần sau những tiết học căng thẳng.
Chính vì vậy, trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 của mình, 
tôi thường xuyên sử dụng các trò chơi để tạo hứng thú và niềm đam mê với môn 
học cho các em học sinh. Đối với mỗi trò chơi dậy tôi đều thiết kế chu đáo theo 
quy trình sau:
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi
Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi. Ở bước này, giáo viên cần phải làm 
những việc sau:
- Chia đội chơi, quy định số thành viên của mỗi đội chơi, cử trọng tài, thư ký.
- Giới thiệu cách chơi: quy định thời gian chơi, những điều người chơi không 
được làm, cách tính điểm.
- Chơi thử (nếu cần)
Bước 3: Tổ chức học sinh chơi trò chơi
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi
Để trò chơi mang lại hiệu quả cao thì khi thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ 
học trực tuyến cần lưu ý:
- Lựa chọn trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
- Thời gian chơi trò chơi từ 3 đến 5 phút
- Trong mỗi tiết học không nên lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi
- Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú, linh hoạt. Khi tổ chức trò chơi,
giáo viên có thể lồng ghép vào trò chơi các nhân vật hoạt hình, các câu chuyện 
cổ tích quen thuộc mà trẻ yêu thích để làm trò chơi thêm hấp dẫn.
*Các trò chơi thƣờng đƣợc áp dụng trong phần khởi động:
Để học sinh có thể chuẩn bị tốt cho bài học cũng như ổn định lớp học, ngay đầu 
giờ học, tôi thường tổ chức một số trò chơi khởi động để các em có thể luyện 
tập thêm. Đây thường là những trò chơi nhẹ nhàng, được tổ chức thông qua các vui vẻ hơn, tăng cường hứng thú trong giờ học. Việc này cũng sẽ đảm bảo 
100% các em học sinh trong lớp tham gia luyện tập, phát huy tối đa tác dụng 
của giờ luyện tập. Cụ thể, tôi đã thiết kế và áp dụng một số trò chơi như sau 
trong phần luyện tập và định hình lại kiến thức.
- Trò chơi Đào vàng
Trò chơi đào vàng là trò chơi các em học sinh khá yêu thích và mong chờ trong 
các tiết luyện tập, ôn tập. Với trò chơi này, các em sẽ chủ động ôn tập tại nhà để 
nâng cao lượng kiến thức của mình, rèn khả năng tính nhanh để có thể chiến 
thắng trong trò chơi.
Trong trò chơi này, các em học sinh sẽ hóa thân thành một người thợ đào vàng. 
Các em cần trả lời đúng đáp án để dành lấy lượt chơi. Học sinh nào trả lời 
nhanh và đúng sẽ dành được một lượt đào vàng. Mỗi lượt đào các em sẽ dựa 
vào kỹ năng chơi của mình để dành lấy số điểm khác nhau. Kết thúc trò chơi, 
học sinh nào dành được nhiều điểm nhất sẽ dành chiến thắng Trò chơi đào vàng 
rất được các em học sinh hưởng ứng. Không chỉ trong các giờ luyện tập trên lớp 
mà ngay cả khi tự học tại nhà, nhiều em học sinh cũng tham gia chơi để củng cố 
kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật” (trang 79, 
Tự nhiên và Xã hội 2, sách Cánh Diều), để giúp học sinh ôn lại các kiến thức 
chủ đề này, tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đào vàng” *Các trò chơi 
trong phần củng cố kiến thức
Bên cạnh việc luyện tập, ôn tập để các em học sinh có thể nhớ được kiến thức 
lâu hơn, cần có các hoạt động củng cố nhắc lại sau mỗi bài học hoặc mỗi chủ 
đề. Như vậy mới có thể đảm bảo việc các em không quên kiến thức hay 23
không có những nhầm lẫn trong kiến thức. Để việc củng cố kiến thức của học 
sinh trở nên thú vị hơn, tôi đã xây dựng và tổ chức các trò chơi sau: 
- Trò chơi Ong non học việc
Trong trò chơi ong non học việc, các em sẽ hóa thân thành những chú ong non 
đang tập đi lấy mật hoa. Các em cần trả lời đúng các câu hỏi bằng việc lựa chọn 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_gia.docx