Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Bộ sách Cánh diều)

Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, nhân loại đã phát minh và chứng kiến sự tiến triển thần kỳ của công nghệ thông tin (CNTT). Những thành tựu của CNTT đã góp phần rất quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin mang tính chất toàn cầu.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyềnthông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hóa, hướng tới nền kinh tế tri thức nước ta đã được thể hiện trong những quan điểm của Đảng và Nhà nước qua các văn kiện như Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000, Nghị quyết 07/2000 ngày 05/6/2000 của Chính phủ, Chỉ thị 29/2001/CT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Công nghệ thông tin cũng thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục với nhiều thành tựu rực rỡ, bao gồm:

Công nghệ dạy và học: CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học một cách phong phú. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Mối giao lưu giữa người và máy đã trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện đa truyền thông như âm thanh,hình ảnh, video,.. mà đỉnh cao là bài giảng E-learning (học trực tuyến qua mạng Internet).

Công nghệ quản lý giáo dục: làm thay đổi phương thức điều hành và quản lý giáo dục, hỗ trợ công cuộc cải cách hành chính để quản lý các hoạt động giáo dục và đào tạo hiệu quả hơn.

Sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện tiến tới "xã hội học


tập". Mặt khác, ngành giáo dục đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu :"Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cập học, ngành học theo hướng dẫn. Học công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học các môn." Nên việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học là một việc làm cần thiết và đúng đắn. Trong công tác giảng dạy, công nghệ thông tin giúp cho bài học sinh động hơn, nhờ đó mà học sinh có hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài tốt hơn.

Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học còn nhỏ nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy, các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy đặc biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn. Chínhvì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin vào tất cả các môn học đặc biệt là các môn có sử dụng nhiềutranh ảnh dã mang đến cho giờ dạy và học một không khí mới. Mỗi môn học mang một sắc thái riêng, môn Tự nhiên - xã hội cũng vậy. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên - xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 2 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên - xã hội ở lớp 2 được tiến hành ra sao?

Cho dù tất cả các giáo viên có tích cực đổi mới phương pháp đến đâu thì một giờ học Tự nhiên - xã hội vẫn diễn ra tẻ nhạt trầm lắng với các hoạt động khó, khổ cho học sinh. Với nhiều tranh, ảnh đẹp giàu màu sắc, các em được lôi cuốn vào xem một cách hồn nhiên nhưng nếu đưa ra yêu cầu quan sát tập chung để đưa ra một vấn đề trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu bài học thì các em dễ nản. Nhưng cũng vẫn các bức tranh, ảnh đẹp giàu màu sắc đó với sự trợ giúp của công nghệ thông tin ta đưa lên màn hình lớn bằng các hiệu ứng thì sẽ thu hút được các em vào bài học hơn, giờ học sẽ có hiệu quả hơn. Hay nói cách khác với công nghệ thông tin , người thầy có thể chế tạo ra những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng , tức là giờ học lý thú mà nếu chỉ sử dụng bảng đen phấn trắng thì khó mà thực hiện được. Với các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu và một số phần mềm tiện ích như Power Point, Violet, bài giảng Elearning ... người thầy có thể làm cho học trò quan tâm hơn đến môn học mà không phải ép buộc chúng. Chính vì vậy việc: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 2” (theo bộ sách Cánh Diều) là cần thiết.

docx 13 trang Tú Anh 02/12/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Bộ sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Bộ sách Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Bộ sách Cánh diều)
 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3
 3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
 4. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3
B. NỘI DUNG .......................................................................................................4
 1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................4
 2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................5
 3. Giải pháp thực hiện .......................................................................................6
 Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung bài học và thiết kế bài giảng sinh động thông 
 qua phần mềm Powerpoint..............................................................................6
 Biện pháp 2: Tăng cường sử dụng hình ảnh, video mang tính trực quan trong 
 tiết học...........................................................................................................10
 Biện pháp 3: Linh động sử dụng các phần mềm thiết kế trò chơi trực tuyến 
 để nâng cao hứng thú cho học sinh...............................................................15
 - Trò chơi chuyền bóng .............................................................................16
 - Trò chơi giúp mèo con bắt chuột ............................................................17
 - Trò chơi đào vàng ...................................................................................18
 - Trò chơi Ong non học việc .....................................................................19
 - Trò chơi Nhổ cà rốt.................................................................................20
 Biện pháp 4: Ứng dụng phần mềm Imindmap để hệ thống hóa kiến thức nội 
 dung bài học cho học sinh.............................................................................21
 4. Hiệu quả của sáng kiến...............................................................................23
C. KẾT LUẬN ....................................................................................................26
 1. Kết luận ........................................................................................................26
 2. Bài học kinh nghiệm ...................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................28 tập". Mặt khác, ngành giáo dục đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của ngành công 
nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. 
Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu :"Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 
trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cập học, ngành học theo hướng dẫn. Học công 
nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp 
dạy học các môn." Nên việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học là 
một việc làm cần thiết và đúng đắn. Trong công tác giảng dạy, công nghệ thông 
tin giúp cho bài học sinh động hơn, nhờ đó mà học sinh có hứng thú học tập hơn, 
tiếp thu bài tốt hơn.
 Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học còn nhỏ nên quá trình nhận thức 
thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy, các phương tiện trực 
quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy đặc biệt là các phương tiện trực quan 
sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có 
đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là 
học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp 
dạy học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin vào tất cả các môn học đặc biệt là 
các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh dã mang đến cho giờ dạy và học một không khí 
mới. Mỗi môn học mang một sắc thái riêng, môn Tự nhiên - xã hội cũng vậy. Tuy 
bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên - xã hội có xung quanh chúng ta 
song trong sách giáo khoa lớp 2 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là 
một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh 
muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo 
khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên - xã hội ở lớp 2 được tiến hành ra sao?
 Cho dù tất cả các giáo viên có tích cực đổi mới phương pháp đến đâu thì một 
giờ học Tự nhiên - xã hội vẫn diễn ra tẻ nhạt trầm lắng với các hoạt động khó, khổ 
cho học sinh. Với nhiều tranh, ảnh đẹp giàu màu sắc, các em được lôi cuốn vào 
xem một cách hồn nhiên nhưng nếu đưa ra yêu cầu quan sát tập chung để đưa ra 
một vấn đề trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu bài học thì các em dễ nản. Nhưng 
cũng vẫn các bức tranh, ảnh đẹp giàu màu sắc đó với sự trợ giúp của công nghệ 
thông tin ta đưa lên màn hình lớn bằng các hiệu ứng thì sẽ thu hút được các em vào 
bài học hơn, giờ học sẽ có hiệu quả hơn. Hay nói cách khác với công nghệ thông 
 2 | 2 7 B. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương 
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến 
tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng 
có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng 
loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công 
nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, 
với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua maïng, dạy học qua cầu 
truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học 
sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học 
sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều 
đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng 
đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy 
giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”sẽ trở nên dễ dàng 
hơn.
 Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục 
cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: một số phần mềm tiện ích như 
Powerpoint, VioLet  , E - learning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Do 
sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong 
tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học 
nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm 
chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. 
Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới 
từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc 
thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được 
nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm 
chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những 
hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. 
Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu
 4 | 2 7 3. Giải pháp thực hiện
 Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung bài học và thiết kế bài giảng sinh động 
thông qua phần mềm Powerpoint
 Để thực hiện ứng dụng CNTT trong các bài giảng giáo viên cần phải nắm 
được quy trình và nguyên tắc khi thực hiện để xây dựng, thiết kế các bài dạy một 
cách hợp lý, có tác dụng cao trong việc đổi mới PPDH.
 a/ Thiết lập các Slide trên một bài giảng:
 Trong các tiết dạy giáo viên cần lưu ý không mang tư tưởng áp đặt những 
kiến thức vào bài giảng. Có nghĩa là giáo viên nói những gì, giảng những gì, hỏi 
những gì không cần thiết phải thể hiện toàn bộ trong Slide. Điều này hoàn toàn sai 
lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không 
mở rộng các kiến thức ngoài, gây cho học sinh sự nhàm chán.
 Chúng ta cần nhớ: Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó) là 
nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng.Tùy 
theo từng môn học, từng nội dung của bài chúng ta có thể bổ sung các hình ảnh 
minh họa một cách hợp lý.
 Ví dụ: Khi dạy một bài tập đọc chúng ta chỉ cần đưa một số hình ảnh minh 
họa để giới thiệu bài hoặc giảng các từ ngữ khó có trong bài tập đọc, hoặc một số 
kiến thức cần chốt trong bài.
 Ví dụ: Khi dạy bài 10 “Nghề nghiệp” (trang 10 Tự nhiên và Xã hội 2 sách 
Cánh Diều). Giáo viên thiết kế Slide hình ảnh như SGK để giới thiệu bài
 Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý về số lượng chữ, màu 
sắc, kích thước trên một Slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày 
một cách rõ ràng, dễ hiểu. Nhìn vào Slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng 
và mở rộng nó ra chứ không phải đọc các dòng chữ trên Slide.
 b/ Thiết lập tư liệu, hình ảnh:
 Hình ảnh được đưa vào bài giảng phải đúng với yêu cầu của nội dung bài 
dạy, tránh những hình ảnh, tư liệu lòe loẹt không nhìn thấy rõ.
 Tránh những tiết dạy giáo viên muốn lôi cuốn học sinh nhìn lên màn hình 
bằng cách thêm vào những hình ảnh động hấp dẫn, điều này là chúng ta đã sai
 6 | 2 7 nhạt) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền nhạt thì 
chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay màu đậm.
 d. Về font chữ và cỡ chữ:
 - Dùng các font chữ, khung, nền hợp lý. (ví dụ: nền màu trắng, màu xanh 
cho các đề mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau).
 - Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, Time New 
Roman) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times) vì dễ mất nét khi 
trình chiếu.
 - Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay 
có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên 
màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu 
lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới 
đọc rõ được.
 đ/ Về trình bày nội dung trên nền hình:
 Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, 
từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ 
thích hợp, để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên 
màn. Các dạng đồ họa (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng) cần phải được lựa chọn 
cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệch lạc trong học 
sinh. Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ 
ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định 
cho học sinh như ta mong muốn.
 e. Trình chiếu bài giảng:
 Trong khi thực hiện tiết dạy ứng dụng CNTT giáo viên phải thực hiện tốt ở 
ba khâu: soạn bài giảng, trình chiếu và truyền thụ kiến thức trọng tâm mà học sinh 
cần nắm.
 Trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT cần phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ 
hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Nên chúng ta cần phải 
lưu ý những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó 
khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết trên màn chiếu. Do đó để học sinh có
 8 | 2 7 môi trường tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với học 
sinh.
 - Hình thức tổ chức, bố trí nội dung bài giảng khoa học, dễ hiểu, thân thiện.
 - Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của bài giảng đối với môi trường giáo
dục.
 Hình minh họa bài giảng thiết kế qua phần mềm Powerpoint
 Biện pháp 2: Tăng cường sử dụng hình ảnh, video mang tính trực quan 
trong tiết học
 Tranh ảnh đều được con người cảm nhận bằng thị giác, chúng ta thấy được 
thông tin rồi sau đó chuyển về não để cảm nhận một cách chân thực nhất. Từ đó 
đưa ra những phản xạ, cảm nhận về tranh, ảnh mà ta vừa thu nhận.
 Tác dụng của việc sử dụng tranh, ảnh trong dạy Tự nhiên và Xã hội lớp 2: 
tranh, ảnh đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong các phương tiện dạy học. Bởi lẽ 
tranh, ảnh mang lại cái nhìn trực quan và cụ thể nhất đến với học sinh. Học sinh 
dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính 
trừu tượng của kiến thức. Tranh, ảnh cũng có khả năng cung cấp thông tin một 
cách đầy đủ hơn khi sách giáo khoa chưa trình bày đến nó. Tranh, ảnh có tác dụng 
minh họa cho các khái niệm, quá trình. Nó phát huy mọi giác quan của người học,
 10 | 2 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_gia.docx