Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú học tập thông qua trò chơi trong môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 3

Môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học ở Tiểu học. Bởi lẽ Tiếng Việt không những dạy cho các em biết kiến thức về ngôn ngữ trong giao tiếp mà còn giúp các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ, Tiếng Việt có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng mà lịch sử đã chứng minh rằng “Tiếng Việt trở thành vũ khí của dân tộc Việt Nam”.

Nhằm để đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học đóng vai trò làm nền móng. Cùng với những môn học khác, môn Tiếng Việt giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ đời sống và phát triển của xã hội. Môn Tiếng Việt ở lớp 2 và lớp 3 là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc dạy học Tiếng Việt sau này của học sinh.

Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học. Giáo viên là người theo dõi quan sát và giúp đỡ các em thực hiện mục tiêu đó.

Từ những lí do trên cộng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã thường xuyên áp dụng trò chơi vào các tiết học Tiếng Việt.Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự có hiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học lại sôi nổi gây hứng thú cho học sinh. Vì thế tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua một số trò chơi trong môn Tiếng Việt lớp 3”.

docx 15 trang Tú Anh 10/12/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú học tập thông qua trò chơi trong môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú học tập thông qua trò chơi trong môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú học tập thông qua trò chơi trong môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 3
 2
cho học sinh những cơ bản ban đầu kỹ năng và thói quen tự học để có thể học tập 
lên và học tập suốt đời.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh 
hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học. Trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm 
tạo điều kiện cho các em học sinh thực hành rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, 
viết đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác sáng tạo. Tham gia 
vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể 
lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học theo hướng đổi mới đó là lấy học 
sinh làm trung tâm, học sinh tự lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến thức
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: 
 Học sinh lớp 3A1 - Trường Tiểu học Tự Nhiên.
4.2. Thời gian nghiên cứu: 
 Từ tháng 9/2023 đến cuối tháng 3/2024 trong năm học 2023 – 2024.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Trong đề tài này tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp phân tích - tổng hợp.
 - Phương pháp thực hành luyện tập.
 - Sưu tầm, tra cứu, học hỏi từ đồng nghiệp.
 4
biết sử dụng phần mềm Powerpoint để tổ chức các trò chơi, tuy nhiên những trò 
chơi ấy vẫn còn ở hình thức đơn giản, chưa thu hút nhiều sự chú ý của học sinh. 
Lý do chính của những hạn chế trên là vì những giáo viên đó chưa quen với cách 
thiết kế các trò chơi trên máy vi tính, phần lớn giáo viên vẫn chưa thành thạo với 
máy tính hay với các phần mềm hỗ trợ dạy học, chính vì thế mà dù muốn họ vẫn 
rất khó khăn trong việc thiết kế các trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin.
2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối với giáo viên
 Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và sự đồng 
thuận của cha mẹ học sinh, giáo viên dễ dàng hơn khi tổ chức dạy học trên lớp, 
khắc phục được tình trạng truyền thụ kiến thức theo phương pháp cũ. Dựa vào 
thời lượng, có thể soạn bài bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy 
học cho phù hợp đối tượng học sinh, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương.
 Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp trong trường, 
tôi nhận thấy rằng giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các trò chơi Tiếng Việt 
cho học sinh trong giờ dạy. Nhiều giáo viên chưa linh hoạt và làm chủ thời gian 
điều hành hợp lí hoạt động giữa các cá nhân, các nhóm học sinh. Chính vì vậy mà 
nhịp độ học tập có độ chênh lệch nhau.
2.2. Đối với học sinh 
 Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận dụng 
kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày. Các em được làm việc theo 
nhóm, được tranh luận và đánh giá lẫn nhau.
 Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học, thông qua những giờ Tiếng Việt đầu tiên 
tôi thấy đa số các em còn quen phong cách chờ đợi giáo viên hướng dẫn từng thao 
tác, từng nhiệm vụ học tập, rất khó quen với tài liệu tự học. 
 Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những nội dung, yêu cầu chưa 
hiểu trong tài liệu, các em sẽ không làm việc dẫn đến hiệu quả thảo luận trong các 
nhóm chưa cao.
2.3. Khảo sát thực tế 
 Ngay từ đầu năm học 2023 - 2024, tôi đã tiến hành khảo sát môn Tiếng Việt 
ở lớp 3A1 do tôi chủ nhiệm và giảng dạy đã thu được kết quả như sau:
 Tổng số Mức đạt được Số lượng Tỉ lệ
 Rất hứng thú 7 23,3%
 30 HS Hứng thú 18 60%
 Chưa hứng thú 5 16,7% 6
 Nội dung có tính giáo dục đạo đức, tình cảm tốt cho học sinh thông qua các 
hoạt động chơi: Đoàn kết, vị tha, trung thực, kiên nhẫn, trách nhiệm cá nhân. Dùng 
yếu tố thi đua để lôi cuốn học sinh tích cực tham gia trò chơi, song cũng không 
quá nhấn mạnh vào yếu tố thi đua một cách quá mức, biến thi đua thành ganh đua. 
 Thời gian tổ chức trò chơi phải đảm bảo với thời gian của toàn bộ tiết học. 
Không nên cho học sinh chơi quá hai trò chơi trong một tiết học, vì các em thiếu 
thời gian cần thiết để tư duy bài học. 
 Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên cần tạo điều kiện thu hút tất cả học 
sinh trong lớp cùng tham gia. Tránh trường hợp trò chơi chỉ có một bộ phận nhỏ 
tham gia chơi còn phần lớn học sinh khác ngồi chơi hoặc reo hò, cổ vũ.
 Những trò chơi được lựa chọn phải dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với đặc 
điểm và khả năng của học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực 
tế của lớp học. Phải đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia các trò chơi, đặc 
biệt là các trò chơi vận động.
 Khi nhận xét kết quả chơi, giáo viên bảo đảm sự công bằng khách quan nhưng 
thật khéo léo tế nhị. Sau khi chơi cần tổ chức thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo 
dục của trò chơi.
3.3. Các bước tổ chức trò chơi:
 + Bước 1: Giới thiệu trò chơi
 + Bước 2: Hướng dẫn chơi
 + Bước 3: Thực hiện chơi.
 + Bước 4: Nhận xét, đánh giá sau khi chơi.
3.4. Các biện pháp 
3.4.1. Biện pháp 1: Sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động 
 Để tạo hứng thú, hưng phấn cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học thì 
cách vào bài có lôi cuốn, hấp dẫn là điều vô cùng cần thiết. Thay vì vào bài trực 
tiếp thì các thầy cô hãy bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút học sinh tham 
gia và đó cũng là cách hiệu quả nhất để học sinh nhanh chóng vào bài. Không 
chiếm quá nhiều thời gian, các trò chơi nhỏ chỉ mất 3 - 5 phút cho học sinh hứng 
thú vào tiết học hay nhất.
 Khi đưa trò chơi vào hoạt động này thì ngay từ đầu sẽ tạo tâm thế thoải mái, 
tự tin để học sinh bước vào bài học mới; trò chơi có thể sử dụng để củng cố kiến 
thức của bài học cũ; sử dụng trò chơi để giới thiệu bài, kiến thức liên quan đến 
nội dung bài mới, sẽ tạo tâm thế thoải mái, tạo hứng thú, hưng phấn cho học sinh 
xuyên suốt trong một buổi học, các con tự tin để bước vào bài học mới. 8
 Ví dụ 2: Áp dụng trò chơi “Hộp quà may mắn” để khởi động, ôn lại kiến 
thức cũ bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người bạn (SGK Tiếng 
Việt tập 1, trang 40)
3.4.2. Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi trong hoạt động thực hành, luyện tập:
 Sử dụng trò chơi trong hoạt động thực hành, luyện tập bằng cách chuyển một 
số bài tập của phần thực hành dưới dạng trò chơi để tránh nhàm chán, giúp học 
sinh tiếp thu bài một cách thoải mái, tự nhiên, “Học mà chơi, chơi mà học”. Kích 
thích tư duy tạo phản xạ nhanh nhạy cho học sinh.
 Thu hút được nhiều học sinh tham gia, học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh 10
 Ví dụ 2: Áp dụng trò chơi “Ong về tổ” để chơi trong hoạt động thực hành 
trong bài: Từ ngữ chỉ hoạt động. Câu nêu hoạt động. (SGK TV tập 1, trang 32).
3.4.3. Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi trong hoạt động củng cố:
 Trong hoạt động củng cố, tôi cũng thường sử dụng một số trò chơi cho học 
sinh nhằm giúp học sinh khắc sâu, củng cố mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học.
 Tạo sự gắn kết giữa các học sinh trong lớp, đồng thời ứng dụng vào thực tiễn 
cuộc sống và để kết thúc tiết học một cách vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái. 12
 Ví dụ 2: Trò chơi: “Sóc nhặt hạt dẻ” môn Tiếng Việt Bài: Từ ngữ chỉ đặc 
điểm. Câu nêu đặc điểm. (SGK TV1 tập 1, trang 49).
 14
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết quả.
 Qua một thời gian áp dụng giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin tạo 
hứng thú học tập thông qua trò chơi trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3” tôi 
đã thu được kết quả như sau: 
 TỔNG KHẢ NĂNG
 KẾT SỐ Rất hứng thú Hứng thú Chưa hứng thú
 QUẢ HỌC 
 SINH SL TL SL TL SL TL
 Trước 
 khi áp 30 7 23,3% 18 60% 5 16,7%
 dụng
 Sau khi 
 30 15 50% 13 43,3% 2 6,7%
 áp dụng
 So sánh, 
 đối Tăng 26,7% Giảm 16,7% Giảm 10%
 chiếu
 Nhìn vào bảng trên, ta thấy học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt, học sinh hứng thú 
hơn trong mỗi tiết học. 
2. Kết luận.
 Sau khi “Ứng dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú học tập thông qua trò 
chơi trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3”, bản thân tôi nhận thấy học sinh 
không chỉ nắm được, củng cố được nội dung kiến thức một cách nhẹ nhàng mà 
còn giúp các em phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng 
diễn đạt mạch lạc. Giờ học trở nên năng động và hấp dẫn tạo hứng thú học tập, 
tạo niềm vui, lòng say mê học tập của học sinh. Từ đó rèn luyện đức tính chăm 
chỉ, tự tin, năng động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh có những đức tính 
phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới. 
 Có thể nói rằng “Ứng dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú học tập thông 
qua trò chơi trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3”, được tôi áp dụng với học 
sinh lớp 3A1 - Trường Tiểu học Tự Nhiên đã thành công và đạt được kết quả tốt 
đẹp.
 Bản thân tôi là một giáo viên luôn mong muốn tạo ra bầu không khí học tập 
vui vẻ, niềm hứng khởi cho học sinh giúp các con cảm thấy mỗi ngày đến trường 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_tao_hung.docx