Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán Lớp 1
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học được coi là bậc học nền tảng góp phần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ, năng động, sáng tạo xây dựng sự nghiệp và phát triển đất nước. Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của luật giáo dục: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Để thực hiện mục tiêu đó, các nhà trường tiểu học phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Trong nhà trường tiểu học, HS được học các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, …Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học.
Đối với học sinh tiểu học , chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: thay đổi động hình, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học, phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ mình đang học. Sự “khô khan” của giờ học Toán do đó sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên, hấp dẫn hơn. “Học mà chơi, chơi mà học” là một hình thức học tập ngày càng được đông đảo các thầy cô giáo quan tâm. Việc tổ chức các tiết học sao cho nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn đảm bảo được chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Đặc biệt là đối với các em nhỏ trong giờ học Toán. Với các em học ra học, chơi ra chơi nhưng không có nghĩa là không thể chơi trong giờ học.
Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán Lớp 1
2 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích nghiên cứu: - Sưu tầm và hướng dẫn sử dụng một số trò chơi Toán học nhằm củng cố, mở rộng và khắc sâu 4 nội dung kiến thức môn Toán cho HS lớp 1, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán cho HS. - Tạo hứng thú học tập kích thích tư duy tìm tòi sáng tạo của HS khi học tập mônToán. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận về một số vấn đề liên quan đến tổ chức các trò chơi học tập trong dạy học Toán ở tiểu học. - Khảo sát thực trạng việc sử dụng trò chơi Toán học trong thực tiễn dạy học Toán cho HS lớp1. - Sưu tầm một số trò chơi Toán học theo 4 nội dung kiến thức sử dụng trong dạy học Toán cho HS Lớp 1. - Đề xuất cách thức sử dụng các trò chơi đã sưu tầm được dạy học Toán ở tiểu học. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: - Hệ thống trò chơi, biện pháp và quy trình tổ chức trò chơi dạy học Toán lớp 1. - Học sinh lớp 1A2 Trường Tiểu học Tự Nhiên, Tự Nhiên, Hà Nội 2. Khách thể nghiên cứu - Phương pháp dạy học Toán. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ❖ Nghiên cứu tài liệu : - Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục... có liên quan đến nội dung đề tài - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo như “100 trò chơi học Toán lớp 1”, “112 trò chơi Toán lớp 1, 2”... ❖ Nghiên cứu thực tế : - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi Toán - Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. 4 Chú ý của học sinh còn nặng tính không chủ định, những kích thích mạnh và mới lạ dễ thu hút sự chú ý của học sinh. Cùng với sự hoàn thiện hoạt động học, chú ý có chủ định cũng phát triển ngày càng mạnh hơn. Việc cho trẻ học dưới hình thức chơi với những trò chơi học tập sôi nổi cũng là một cách để tăng cường sự chú ý của các em. Tưởng tượng của trẻ trong thời kỳ này chủ yếu là tưởng tượng tái tạo. Để lĩnh hội tri thức, học sinh phải hình dung được những hình ảnh của hiện thực (hình ảnh các nhân vật trong truyện, hình ảnh các cảnh vật chưa từng thấy...), dựa vào mô hình, tranh vẽ, lời mô tả của giáo viên. Ở lớp 1, tưởng tượng tái tạo của học sinh còn nghèo nàn, tản mạn chưa hợp lí. Việc tổ chức trò chơi học tập là một trong những cách thức kích thích trí tưởng tượng của các em. Trong khi chơi, tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo của các em đều được phát triển tốt. Tư duy của trẻ tiểu học cũng có sự phát triển. Việc giảng dạy ở trường tiểu học làm thay đổi cơ bản về nội dung tri thức mà trẻ tiếp thu và phương phápvận dụng các tri thức đó của trẻ. Điều này dẫn tới chỗ xây dựng lại hoạt động tư duy của trẻ. Trẻ học lập luận, so sánh, phân tích và rút ra các kết luận. Ví dụ để thực hiện phép cộng, trừ, trẻ làm bằng cách cho đếm đi đếm lại số que tính, bằng cách thêm bớt một hai chiếc, bằng cách lấy đi một số vật nào đó đã đưa ra, HS lớp 1 tìm thấy sự phụ thuộc tồn tại giữa các số. Bằng hoạt động của mình, trẻ học cách thay đổi các số lượng này trên cơ sở thấy trước được kết quả của nó. Qua các thao tác trên, tư duy của HS lớp 1 được phát triển nhanh chóng.Trẻ học cách tư duy trừu tượng bằng khái niệm "sự bằng nhau", "sự không bằng nhau", "cộng thêm","trừ đi"... Tuy vậy, tư duy của HS đầu tiểu học vẫn mang nặng tính trực quan cụ thể. 1.1.3. Đặc điểm về nhân cách Đi học ở trường tiểu học là bước ngoặt trong đời sống của trẻ. Đến trường, trẻ em có hoạt động mới giữ vai trò chủ đạo quyết định những biến đổi tâm lý cơ bản ở lứa tuổi này. Những mối quan hệ mới với thầy cô giáo, với bạn bè cùng tuổi được hình thành. Trẻ thực hiện một cách tự giác có tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng từ phía nhà trường, gia đình và xã hội. Điều đó tác động đặc biệt đến sự hình thành và phát triển nhân cách HS. Có thể nói học sinh tiểu học là những nhân cách đang hình thành và có nhiều khả năng phát triển. Một vấn đề nổi bật nhất trong nhân cách của học sinh là đời sống tình cảm 6 1.2.2. Mục tiêu dạy học Toán 1 - Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm;về số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100; về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm, về tuần lễ và ngày trong trong tuần; về đọc đúng trên mắt đồng hồ; về một số hình học (đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn,... - Hình thành và rèn kĩ năng các kĩ năng thực hành: đo, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10 cm; giải một số bài toán đơn về cộng trừ, trừ; bước đầu diễn dạt bằng lời, kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng, khái quát hóa trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của HS. - Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập. Ở mỗi giai đoạn của tiểu học có những sắc thái riêng: giai đoạn 1(lớp 1,2,3), giai đoạn 2 (lớp 4,5). Đặc biệt là ở lớp 1 việc học tập của HS chủ yếu dựa vào các phương tiện trực quan, nói chung chỉ đề cập tới những nội dung có tính tổng thể, gắn bó với kinh nghiệm sống củatrẻ. 1.2.3. Chương trình môn Toán lớp 1 (3 tiết/ tuần x 35 tuần = 105 tiết) * Số học: a) Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi10 - Nhận biết quan hệ số lượng (nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau) - Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10. Sử dụng các dấu = (bằng), < (bé hơn), > (lớn hơn). - Bước đầu giới thiệu phép cộng, phép trừ. b) Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi100. - Đọc, đếm, viết, so sánh, các số đến 100. Giới thiệu hàng chục, hàng đơn vị. - Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết trong phạm vi100. - Tính giá trị biểu thức số có đến hai phép tính cộng, trừ (các trường hợp đơn giản). * Đại lượng và đo đại lượng - Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet: Đọc, viết, thực hiện phép tính với các 8 "Trò chơi toán học là trò chơi trong đó có chứa một số yếu tố toán học nào đó nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức về toán và được tổ chức trong giờ toán hoặc trong hoạt động ngoại khóa”. Tổ chức trò chơi trong dạy học toán được xem như là một PPDH bởi: - Trò chơi toán học thực hiện chức năng của hoạt động thực hành, luyện tập trong đó học sinh được củng cố kiến thức toán học, vận dụng linh hoạt tri thức, kĩ năng đã học cùng những kinh nghiệm sống của mình. Những thiếu sót trong hoạt động trí tuệ, trong tri thức của các em, nếu có cũng được bộc lộ. Từ đó giúp cho giáo viên có biện pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời và nâng cao dần trình độ toán học cho cácem. - Trò chơi toán học là loại trò chơi trí tuệ bởi vậy quá trình học sinh tham gia chơi các hoạt động trí tuệ như tư duy logic, khả năng so sánh, tưởng tượng, khái quát hóa, sáng tạo... được đẩy mạnh và có tính chủ định. Ta có thể nói rằng trò chơi toán học là một trong những phương tiện hữu hiệu nhằm hình thành các năng lực trí tuệ ở trẻ. - Trong quá trình thực hiện trò chơi toán học trẻ phải tuân thủ theo đúng luật chơi, điều đó đã góp phần hình thành tính kỷ luật, tính trung thực ở trẻ. 1.3.4. Phân loại trò chơi toán học ở tiểu học Trò chơi toán học cũng có nhiều cách phân loại khác nhau: - Nếu xét theo mục đích và quy trình tiết học nói chung, trò chơi toán học có thể được phân là: + Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới. + Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng. -Nếu xét theo các hình thức tổ chức dạy học, thì trò chơi toán học có thể phân ra thành 2 loại như sau: + Trò chơi sử dụng trong hoạt động nội khóa. + Trò chơi sử dụng trong hoạt động ngoại khóa. Kết luận: Từ việc nghiên cứu nội dung chương trình môn toán lớp 1, tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống trò chơi theo 4 mạch nội dung kiến thức là hợp lí và lô gic hơn cả. Bởi vì, kiến thức trong chương trình Toán 1 khá đơn giản và hệ thống trò chơi phân theo từng mảng nội dung kiến thức sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, GV cũng thuận tiện trong việc thiết kế, chuẩn bị , từ đó việc vận dụng trò chơi trong mỗi tiết học sẽ đạt hiệu quả tích cực hơn. 10 1.5.3. Tên trò chơi phù hợp và hấp dẫn Mỗi trò chơi có một tên gọi ngộ nghĩnh, hấp dẫn, chứa đựng yếu tố may rủi, kích thích người tham gia, bộc lộ kiến thức và kỹ năng thực sự. 1.5.4. Trò chơi phát huy trí tuệ của học sinh Nội dung các trò chơi phải huy động được kiến thức, kĩ năng mà các trẻ đã có đồng thời huy động được khả năng của các em vào việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức, kéo theo sự phát triển trí tuệ. 1.5.5. Trò chơi phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh Trò chơi có cách chơi dễ nhớ, hấp dẫn và phù hợp với trình độ của các em. Giáo viên dễ tổ chức hướng dẫn trò chơi và các em có thể tự chơi sau khi được hướng dẫn cách chơi. Nếu trò chơi quá dễ hay quá khó đều không đạt được hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, trong việc học môn toán lớp 1 thì trò chơi học tập cần phải kích thích sự phát triển tư duy toán học, hình thành động cơ thúc đẩy trẻ tích cực, tự lập trong quá trình tham gia trò chơi. Đồng thời, đảm bảo HS tự nguyện tham gia trò chơi với một tinh thần thoải mái và hứng thú. 1.5.6. Trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở, vật chất hiện có của lớp học Phương tiện, vật liệu để thực hiện trò chơi dễ kiếm dễ làm, tận dụng từ các nguồn có sẵn xung quanh. Tránh việc chuẩn bị đồ dùng cầu kỳ, chi phí quá lớn về mặt vật chất. Đặc biệt là khi tổ chức trò chơi giáo viên cần chú trọng về thời gian và không gian, tránh việc trò chơi mất quá nhiều thời gian, không gian không đảm bảo. 1.5.7. Trò chơi đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển Trò chơi phải đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển đó là hệ thống trò chơi được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp đảm bảo thiết kế từng bước nâng cao khả năng học tập cho trẻ. 1.5.8. Trò chơi đảm bảo tính đa dạng Các trò chơi phải đa dạng, phong phú về thể loại cũng như nội dung nhằm cơ hội cho các em hình thành, vận dụng kiến thức và khả năng tư duy của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong mọi tình huống chơi. 1.5.9. Trò chơi phải được chuẩn bị tốt Nghĩa là giáo viên phải nắm vững yêu cầu, mục đích giáo dục của trò chơi để hướng mọi hoạt động vào mục đích yêu cầu ấy. Phải chuẩn bị tốt các phương tiện (dụng cụ, vật liêu, mẫu vật đồ chơi,...) phục vụ cho trò chơi; phải có kế hoạch được thể hiện ở bài soạn. 12 1.7. Quy trình tổ chức trò chơi toán học Để tổ chức trò chơi toán học có hiệu quả chủ thể cần phải nắm chắc quy trình tổ chức - là khâu rất quan trọng, nó giúp người giáo viên Tiểu học thiết kế quy trình tổ chức trò chơi toán học một cách bài bản, khoa học mà ở đó các hoạt động cụ thể được diễn ra theo một trật tự logic đảm bảo tính khoa học về mặt lí luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, để tổ chức một trò chơi toán học có hiệu quả cao, giáo viên Tiểu học cần thực hiện theo các giai đoạn với những bước cụ thể sau: 1.7.1. Giai đoạn 1: Lựa chọn trò chơi -Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của hoạt động định tổ chức trò chơi (hình thành, phát triển tri thức, củng cố tri thức hay luyện tập kỹ năng, kỹ xảo,...). - Bước 2: Lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu, mục tiêu cần đạt được, điều kiện thực tế,... 1.7.2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi - Bước 3: Thiết kế "giáo án". + Tên trò chơi. + Yêu cầu cần đạt của trò chơi. + Chuẩn bị các phương tiện vật chất để thực hiện trò chơi. + Cách tiến hành: Nội dung trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Bước 4: Chuẩn bị thực hiện "giáo án". + Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo cho việc thực hiện trò chơi. + Nắm chắc luật chơi và cách đánh giá để phổ biến cho học sinh. 1.7.3. Giai đoạn 3: Tổ chức trò chơi - Bước 5: Đặt vấn đề. + Giới thiệu tên trò chơi. + Nêu yêu cầu của trò chơi. - Bước 6: Hướng dẫn tròchơi. + Giáo viên giới thiệu rõ ràng nội dung chơi và phổ biến luật chơi. Giáo viên có thể làm mẫu, hướng dẫn chơi thử nếu thấy cần thiết.. 1.7.4. Giai đoạn 4: Nhận xét đánh giá kết quả sau khi chơi - Bước 8: Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét: + Mức độ nắm vững luật chơi và việc thực hiện trò chơi. - Bước 9: Giáo viên nhận xét tổng kết. + Khẳng định, bổ sung, điều chỉnh những nhận xét của học sinh, đánh giá chung về cuộc chơi. Phát phần thưởng (nếu có). 14 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CHO HỌC SINH 2.1. Khảo sát thực trạng tổ chức trò chơi toán học cho học sinh: Để thấy được thực trạng việc vận dụng tổ chức trò chơi hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc tổ chức trò chơi môn Toán lớp 1A2 của Trường Tiểu học Tự Nhiên, Tự Nhiên, Hà Nội 2.1.1. Mục đích khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu việc tổ chức trò chơi môn Toán 1 ở trường Tiểu học có được tổ chức thường xuyên hay không? Các kĩ năng lựa chọn các biện pháp tổ chức trò chơi có được thành thạo hay không? Mức độ hứng thú của các em khi tham gia trò chơi. Dựa trên kết quả khảo sát chúng tôi tiến hành đề xuất một số trò chơi môn Toán theo 4 mạch nội dung kiến thức nhằm đa dạng hóa các trò chơi và nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi toán học cho HS lớp 1. 2.1.2. Phương pháp khảo sát Để khảo sát những nội dung trên tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thống kê toán học xử lí số liệu. 2.1.3. Thời gian và địa bàn khảo sát Từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024 tại Trường Tiểu học Tự Nhiên, Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Nội 2.2. Khảo sát Tìm hiểu sự hứng thú của học sinh khi tham gia trò chơi môn Toán lớp 1A2 trước khi thực hiện đề tài STT Số lượng Kết quả Mức độ hứng thú (học sinh) (%) 1 Rất hứng thú 20 58,8% 2 Hứng thú 14 41,2% 3 Không hứng thú 0 0% GV lớp 1 đã sử dụng rất phong phú các phương pháp và hình thức dạy học khác nhau trong dạy học môn toán. Các phương pháp dạy học như: trực quan, 16 CHƯƠNG III: MỘT SỐ TRÒ CHƠI THEO 4 MẠCH KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 1 3.1. Trò chơi trong các tiết học về số Trò chơi trong các tiết học về số giúp HS củng cố kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về số đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100. Rèn luyện kĩ năng thực hành, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100. Dưới đây là một số ví dụ: 3.1.1. Trò chơi 1: “Ai nhiều nhất”. a. Mục đích: - Phát triển kĩ năng nhận biết số (đọc số) tương ứng với số lượng đồ vật và ngược lại. - Rèn luyện kĩ năng đếm trong phạm vi 10. b. Chuẩn bị: - 50 que tính - Con xúc xắc có 6 mặt trên đó ghi các số 0, 1, 2, 3, 4, 5. c. Cách chơi: Có thể tổ chức chơi cá nhân, thi đua giữa từng cặp hoặc chơi 4 người ngồi quây tròn. Đầu tiên, mỗi bạn gieo xúc xắc một lần. Khi nào xúc xắc có mặt 0 thì bạn đó mới bắt đầu chơi. Bạn chơi gieo xúc xắc một lần, đọc to số ở mặt trên cùng, rồi lấy đủ số que tính tương ứng. Sau mỗi vòng (từng bạn lần lượt gieo xúc xắc mỗi bạn một lần) các bạn đếm số que tính của mình. Ai được nhiều que tính nhất là người thắng cuộc. 3.1.2. Trò chơi 2: "Chọn đúng đồ vật" a. Mục đích: Nhận biết các số 1; 2; 3; 4; 5 b. Chuẩn bị: Các thẻ có hình vẽ các nhóm đồ vật,con vật: nhóm cái bút chì, nhóm con mèo, nhóm các chiếc kéo,... (mỗi nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật,con vật). Hai miếng bìa lớn hình chữ nhật chia thành 5 ô có các số tương ứng từ 1 đến 5 không theo thứ tự và có que gài (hoặc nam châm). 2 5 3 1 4 18 c. Cách chơi: - Chơi theo cá nhân. Mỗi bạn để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh: “Hãy xếp các số đó từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Mỗi bạn xếp lại quân bài theo lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc. 3.1.5. Trò chơi 5: “Tạo số”. a. Mục đích: - Củng cố cấu tạo số có hai chữ số trong phạm vi 100, luyện tập, củng cố quan hệ thứ tự giữa các số trong phạm vi 100. b. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị hai xúc xắc bằng gỗ hình lập phương, một dán giấy xanh, một dán giấy đỏ. Trên mỗi xúc sắc có ghi các chữ số đủ 6 mặt (như hình vẽ). 5 9 4 7 3 6 c. Cách chơi: - Chơi cả lớp, khi GV tung đồng thời 2 xúc xắc, HS phải quan sát và ghi nhanh hai chữ số trên mặt xúc xắc để viết thành các số có hai chữ số. Sau 3 hoặc 4 lần tung, các bạn sắp xếp các số đã viết theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại). Đội (cá nhân) nào xong sớm nhất thì thắng cuộc. 3.2. Trò chơi trong các tiết học về phép tính 3.2.1. Trò chơi 1: "Còn thiếu bao nhiêu nữa để được 10". a. Mục đích:Củng cố phép cộng trong phạm vi 10. b. Chuẩn bị: - Chuẩn bị cho mỗi đội 1 chiếc bút dạ; 1 mảnh bìa cứng (20x10 cm 2), được chia thành hai hàng với các ô nhỏ. Trong đó các ô của hàng trên miếng cứng được viết các số từ 1 đến 9 nhưng không theo thứ tự liên tiếp của dãy số. Các ô của hàng dưới là các ô trống như hình vẽ sau:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_trong_day_hoc.docx