Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi tạo hứng thú học tập trong môn Toán nội dung Số và Phép tính cho học sinh Lớp 3 (bộ sách Cánh diều)

Đất nước ta đang trong thời kì Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội với giáo dục, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của chương trình sách giáo khoa cũ cũng như đáp ứng yêu cầu mới của chương trình GDPT 2018, bộ sách “Cánh diều” đã được xuất bản đầy tâm huyết của các tác giả với những đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học. Đó là dạy học theo hướng kiến tạo, phù hợp với tiến trình nhận thức, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh (HS), tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển các năng lực chung và năng lực toán học. Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Một trong những phương pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh sự hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi các em trong giờ học toán, đặc biệt là ở lớp 1, 2, 3. Ở lứa tuổi này, các em còn mang đậm bản tính hồn nhiên, sự tập trung chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu vui chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn vô cùng cần thiết và cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên (GV) biết phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp của các em theo cách "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái, say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng như học tập của các em sẽ được phát huy một cách tốt nhất. Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh hăng say, hào hứng vào học tập, chống mệt mỏi, căng thẳng, không làm cho tiết học nặng nề, cứng nhắc, nhàm chán. Tăng cường khả năng trải nghiệm, ghi nhớ ngay kiến thức mới và thực hành, luyện tập, vận dụng kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của HS, lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập.

Trong chương trình GDPT 2018 thì thời lượng của môn Toán lớp 3 là 5 tiết/tuần x 35 tuần = 175 tiết. Trong đó mạch kiến thức Số và Phép tính chiếm thời lượng 70%. Là một giáo viên, tôi luôn trăn trở làm sao để giờ học Toán đạt hiệu quả cao nhất, các em không còn thấy tiết học nặng nề, nhàm chán, chỉ học và làm bài một cách máy móc mà thôi? Xuất phát từ lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức một số trò chơi tạo hứng thú học tập trong môn Toán nội dung Số và Phép tính cho học sinh lớp 3” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán của lớp mình.

docx 18 trang Tú Anh 02/12/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi tạo hứng thú học tập trong môn Toán nội dung Số và Phép tính cho học sinh Lớp 3 (bộ sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi tạo hứng thú học tập trong môn Toán nội dung Số và Phép tính cho học sinh Lớp 3 (bộ sách Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi tạo hứng thú học tập trong môn Toán nội dung Số và Phép tính cho học sinh Lớp 3 (bộ sách Cánh diều)
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
6. Thời gian nghiên cứu 3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................................................4
1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................5
2.1. Thuận lợi .............................................................................................................5
2.2. Khó khăn .............................................................................................................5
3. Các biện pháp đã sử dụng để tổ chức trò chơi tạo hứng thú cho HS .....................6
3.1. Nắm vững nguyên tắc thiết kế trò chơi...............................................................6
3.2. Tổ chức trò chơi dạy học Toán lớp 3 nội dung Số và Phép tính.........................7
4. Kết quả .................................................................................................................12
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.14
1. Kết luận ................................................................................................................14
2. Khuyến nghị.........................................................................................................14
PHỤ LỤC....................................................................................................................
1. Phiếu khảo sát điều tra dành cho giáo viên..............................................................
2. Phiếu khảo sát dành cho học sinh ............................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 3
tính cho học sinh lớp 3” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán của lớp 
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
 Thông qua việc tìm hiểu thực tế việc dạy môn Toán ở trường mình cũng như 
một số trường lân cận để thấy rõ thực trạng việc dạy và học. Từ đó, đưa ra một số 
cách tổ chức trò chơi trong tiết Toán về nội dung Số và Phép tính, giúp HS hứng thú 
trong giờ học. 
 Nghiên cứu sáng kiến này giúp giáo viên:
 - Nắm được cách thức tổ chức các trò chơi trong giờ học Toán lớp 3 nội dung 
Số và Phép tính.
 - Có kinh nghiệm sử dụng trò chơi Toán học phù hợp với các bài dạy gây 
hứng thú cho HS.
 - Khi giảng dạy, củng cố được kiến thức cho HS, rèn luyện kĩ năng, giúp HS 
linh hoạt, nhanh nhạy thông qua các trò chơi.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu: Một số trò chơi tạo hứng thú học tập trong môn Toán 
nội dung Số và Phép tính cho học sinh lớp 3.
 - Phạm vi nghiên cứu: môn Toán lớp 3, mạch nội dung Số và Phép tính.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: 
 HS lớp 3H, trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp điều tra, quan sát.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
 6. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022- 2023 5
nhiệm vụ học tập mà không nhận thấy sự nặng nề, kiến thức của bài học được ghi 
nhớ một cách tự nhiên. Ngoài ra, các trò chơi học tập còn rèn luyện độ nhanh nhạy 
của các em ở các giác quan, độ khéo léo vận động ở đôi bàn tay, phát triển năng lực 
quan sát, tăng cường chú ý chủ định, phát triển trí nhớ tư duy chủ định của HS và rèn 
luyện ngôn ngữ cho các em. Rõ ràng, trò chơi toán học trong dạy học là rất cần thiết 
và là một trong những phương tiện tốt nhất để chuẩn bị cho việc lĩnh hội môn toán 
trong trường phổ thông một cách thuận lợi.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
 - Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học rộng rãi, khang trang với 
những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học.
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn có những chỉ đạo sát sao, kịp thời về chuyên 
môn, tạo điều kiện, ủng hộ cho các GV thể hiện hết năng lực, chuyên môn trong tiết 
dạy.
 - Phụ huynh luôn quan tâm, đồng hành, ủng hộ GV trong mọi hoạt động học 
tập của con em mình.
 - Các đồng nghiệp nhiệt tình trao đổi, chia sẻ về kiến thức, chuyên môn để 
bản thân mỗi GV có thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
 - HS đa số có ý thức học tập, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô.
2.2. Khó khăn
 - Với thời gian ngồi học 35 phút, trẻ hay mất trật tự, không tập trung, nếu gò 
ép bắt trẻ vào khuôn khổ thì trẻ không thích học, không có cảm tình với GV. 
 - Trong giờ học, GV đã sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả 
học toán nhưng chưa thật sự tận dụng được các trò chơi trong tiết dạy, chưa được 
thường xuyên. Có những trò chơi đưa vào trong tiết toán chưa được sát thực, chưa 
biết cách chọn đúng thời điểm, có những trò chơi quá dễ, không phong phú, chưa 
phát triển được tư duy cho học sinh dẫn đến nội dung kiến thức bài học chưa sâu, 
phần củng cố kiến thức chưa kỹ, luật chơi đưa ra chưa rõ ràng.
 - Tài liệu nói về hình thức tổ chức trò chơi học tập còn hạn chế.
 - Giáo viên lại không được tập huấn về thiết kế trò chơi.
 Năm học này, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3H. Lớp tôi có 46 HS, trong 
đó có: 22 em nữ, 24 em nam. Đa phần các em chưa thật sự mạnh dạn, tự tin. Khi học 
toán nhiều em không hứng thú học tập, không khí lớp còn trầm, các em cảm thấy bị 
gò ép trong giờ học cho nên kết quả học tập môn toán còn hạn chế. Khi nhận lớp, tôi 
đã dành thời gian điều tra, khảo sát về mức độ yêu thích của các em với môn Toán. 
Kết quả tôi thu được cụ thể như sau: 7
thiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học toán lớp 3 nội dung Số và Phép tính và 
cách vận dụng trò chơi vào trong các tiết dạy.
3.1.3. Quy trình tổ chức trò chơi toán học thông qua 5 bước 
* Giới thiệu tên trò chơi: GV hoặc em chủ trò sẽ giới thiệu trước lớp tên trò chơi.
* Phổ biến luật chơi: GV hoặc em chủ trò phổ biến luật chơi cho các bạn hiểu cách 
chơi.
* Tiến hành chơi: Tùy thuộc trò chơi theo nhóm, theo tổ hoặc cả lớp cùng chơi.
* Thảo luận rút ra kiến thức: Các em HS phát biểu cá nhân hoặc nhóm, lớp.
* Đánh giá kết luận: GV đánh giá kết quả , kết luận đội thắng thua khi trò chơi kết 
thúc.
3.2. Tổ chức trò chơi dạy học toán lớp 3 nội dung Số và Phép tính 
 Trong các năm giảng dạy lớp 3 tôi nhận thấy HS thường nhầm lẫn về mảng 
kiến thức so sánh và gấp (giảm) một số đi nhiểu lần cũng như một số đơn vị. Bên 
cạnh đó, kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia các số có nhiều chữ số.... còn chậm. Kĩ năng 
cộng, trừ, nhân, chia nhẩm các số tròn chục, tròn trăm chưa nhanh. Do đó tôi đã thiết 
kế một số trò chơi có nội dung Số và phép tính này. Một số trò chơi cụ thể như sau:
3.2.1. Trò chơi “Xếp hàng thứ tự”, hay GV có thể thay đổi tên như “Anh trước, em 
sau”, “Bạn trước, tôi sau”
* Mục đích chơi:
 - Giúp HS củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và 
ngược lại.
 - HS nhận biết nhanh số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số cho trước.
 - Nhận biết số liền trước, số liền sau của một số.
* Thời gian chơi: khoảng 3-5 phút
* Chuẩn bị chơi:
 - Giáo viên chuẩn bị
 + 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau như đỏ, xanh )
 + Một số tấm thẻ ghi các số 
 Ví dụ 1: Bài “Ôn tập về các số trong phạm vi 1.000”, SGK toán lớp 3, tập 
1, trang 6. 
 Trò chơi áp dụng cho bài 1 phần b,c. Khi tổ chức trò chơi GV có thể chuẩn bị 
thẻ ghi các số sau: 460, 461, 469, 470, 475, , 480, 482, 490, 495, 500.
 * Chọn đội chơi: Mỗi đội 10 em, các em tự đặt tên cho đội mình (Ví dụ : tên 
gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, đội Đỏ) 9
3.2.2. Trò chơi “Kết bạn”, hay GV có thể đổi tên gọi khác có các con vật nhằm thu 
hút HS như “Thỏ đi tìm bạn”, “Gấu đi tìm bạn”hay “Hãy làm bạn với tôi!”
 * Mục đích chơi :
 - Rèn luyện, củng cố kiến thức về số học, kĩ năng tính nhẩm các số tròn chục, 
tròn trăm, tròn nghìn, kĩ năng làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, 
hàng chục nghìn.
 - Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt, cộng trừ nhẩm nhanh
 * Chuẩn bị:
 - GV chuẩn bị 10 đến 20 tấm thẻ hình chữ nhật kích thước 10 x 15 cm, loại 
thẻ viết bằng bút dạ, có thể xóa ngay và viết số khác, có dây đeo. Mỗi tấm đều ghi 
một số tròn chục hoặc tròn trăm, tròn nghìn.
 - GV chuẩn bị các tấm thẻ tương tự nhưng có ghi các số có một chữ số từ 1 
đến 9.
 Ví dụ 1: Bài dạy “Nhân số tròn chục với số có một chữ số”, SGK toán 3, 
tập 1, trang 68
 Trò chơi áp dụng trong hoạt động vận dụng, thực hành. Giúp HS luyện cách 
nhẩm nhanh khi nhân số tròn chục với số có một chữ số.
 * Chọn đội chơi: Mỗi đội 9 em, cử 1 em làm đội trưởng đội mình.
 * Cách chơi: 
 - GV chia HS làm hai hàng, đứng đối diện nhau. Hai bạn đội trưởng lên nhận 
thẻ và phát cho mỗi bạn ở hàng mình. Hàng 1 là thẻ ghi các số tròn chục là: 10, 20, 
30, 40, 50, 60, 70, 80, 90. Hàng 2 là các thẻ ghi số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Giáo viên 
yêu cầu HS quan sát, ghi nhớ số của mình (trong 1 phút ).
 * Luật chơi: 
 - HS vừa vỗ tay vừa hát một bài, khi GV hô: “Tích là 80, kết bạn, kết bạn!” thì 
các HS phải nhẩm nhanh xem số của mình sẽ nhân với số bạn nào ở hàng đối diện 
để có tích là 80 sẽ nắm tay nhau thành 1 cặp. Ở lần này sẽ được các cặp số: 10 và 8; 
20 và 4; 40 và 2; 80 và 1.
 - Lượt tiếp theo, GV hô “Tích là 90, kết bạn, kết bạn!” thì hai HS tìm số của 
bạn mình để nắm tay kết bạn với nhauCứ như vậy HS tiếp tục chơi đến khi hết 
thời gian.
 - HS nào lúng túng, không tìm được bạn của mình là thua cuộc. Sau khi nhận 
xét, tổng kết trò chơi, GV tuyên dương, trao thưởng cho các cặp HS thắng cuộc.
 Ví dụ 2: Bài dạy “Làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm”, SGK toán 3, tập 
2, trang 29. 11
nhanh, kết quả đúng) thì thắng cuộc, giành được cờ chiến thắng, được nhận phần 
thưởng của GV. Trong trường hợp các đội cùng làm xong một lúc thì đội nào viết 
kết quả đúng, số đẹp, ngay ngắn sẽ thắng cuộc.
 Ví dụ 2: Bài “ Giảm một số đi một số lần” SGK toán 3, tập 1, trang 44. 
 - GV cũng chuẩn bị đồ dùng như ví dụ 1, nhưng nội dung phiếu học tập sẽ là 
nội dung của bài 1 trong SGK trang 45:
 Số đã cho 24 16 20 32 36
 Giảm số đã cho đi 4 lần 6 ? ? ? ?
 * Cách chơi: Thực hiện tương tự như VD1 
 Trò chơi này có thể áp dụng cho tất cả các bài dạy về bảng nhân, bảng chia. 
Giúp HS học thuộc các bảng nhân, chia một cách vui vẻ, tự nhiên mà không máy 
móc, gò ép.
 3.2.4. Trò chơi “Ai nhanh? Ai đúng?”
 GV cũng có thể thay đổi tên khác như “Ai nhanh, ai khéo?”, hay “Đi tìm ẩn 
số”, hoặc “Ong đi tìm mật” để cuốn hút HS.
 * Mục đích chơi:
 - Củng cố kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia nhẩm cho HS trong các trường hợp 
đơn giản, dễ thực hiện.
 - Củng cố về các bảng nhân, chia đã học.
 - Giúp HS tích cực ghi nhớ kiến thức, phát triển tư duy nhanh nhạy, linh hoạt, 
sáng tạo.
 Ví dụ 1: Bài “Bảng nhân 9”, SGK toán 3, tập 1, trang 28
 * Chọn đội chơi: Mỗi đội có 5 em tham gia. Cử 1 em làm đội trưởng đứng đầu 
tiên
 * Cách chơi: GV chuẩn bị thẻ từ ghi sẵn các phép tính trong bảng nhân 9. Sau 
đó chia bảng lớp làm đôi, gắn lên mỗi bên của bảng các phép tính của bảng nhân 9 
không cần theo thứ tự. Mời hai đội lên chơi, đứng thành hàng dọc. Các đội sẽ có 1 
hộp đựng kết quả của phép nhân cắt hình bông hoa hoặc con ong
 * Luật chơi: Mỗi lượt chơi trong 2 phút. Khi GV hô “Bắt đầu!” thì các em sẽ 
nối tiếp nhau thật nhanh lên lấy 1 kết quả trong hộp, tìm phép tính để gắn kết quả lên 
cho đúng. Đội nào gắn kết quả đúng và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng.
 Ví dụ 2: Bài dạy “Nhân với số có một chữ số (không nhớ)”, SGK toán 3, tập 
1, trang 71
 * Chọn đội chơi: Mỗi đội có 5 HS, lấy tên là Thỏ Trắng, Thỏ Nâu 13
 Áp dụng những trò chơi vào các giờ học toán, tôi đã thu được kết quả học tập 
của học sinh về môn học rất khả quan. Cụ thể kết quả giữa HK II của lớp tôi đạt 
được như sau:
 Mức độ yêu thích Đầu năm học Giữa học kì II
 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
 Thích học toán 16 34,8 36 78,3
 Không thích học toán 30 65,2 10 21,7 PHỤ LỤC
1. PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU TRA DÀNH CHO GIÁO VIÊN
(Trước khi thực hiện giải pháp)
 Hãy khoanh vào chữ cái trước ý mà đồng chí lựa chọn.
 Câu 1: Đồng chí thích dạy môn học nào nhất trong các môn sau?
 A. Toán
 B. Tiếng Việt
 C. Tự nhiên và Xã hội
 D. Hoạt động trải nghiệm
 E. Đạo đức
Câu 2: Theo đồng chí, dạy môn Toán ở Tiểu học là khó hay dễ?
 A. Khó
 B. Dễ
 C. Bình thường
Câu 3: Nếu được lựa chọn một tiết dạy có dự giờ đột xuất của cấp trên, đồng chí có 
chọn dạy tiết Toán không?
 A. Có
 B. Không
 Câu 4: Khi dạy và khi dự giờ Toán của đồng nghiệp có lồng ghép trò chơi, đồng chí 
thấy thế nào?
 A. Thú vị
 B. Bình thường
 C. Mất thời gian
Hãy khoanh vào chữ cái trước ý mà con lựa chọn.
2. PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH
 Hãy khoanh vào chữ cái trước ý mà con lựa chọn.
Câu 1: Con có thích học Toán không?
 A. Thích
 B. Không thích
 C. Bình thường
Câu 2: Con thấy học Toán như thế nào?
 A. Dễ
 B. Khó
 C. Bình thường
Câu 3: Con thấy cô giáo (thầy giáo) giảng bài Toán có hay và dễ hiểu không? TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT Tên tài liệu Tên tác giả Nhà xuất bản
 Đỗ Đức Thái, Đỗ 
 Tiến Đạt, Nguyễn 
 Sách Toán 3 – Tập Một, Tập 
 1 Hoài Anh, Trần Thúy Đại học Sư phạm
 Hai, bộ Cánh diều
 Nga, Nguyễn Thị 
 Thanh Sơn
 Đỗ Đức Thái, Đỗ 
 Tiến Đạt, Nguyễn 
 Sách Giáo Viên Toán 3, bộ 
 2 Hoài Anh, Trần Thúy Đại học Sư phạm
 Cánh diều
 Nga, Nguyễn Thị 
 Thanh Sơn
 Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề 
 3 chương trình GDPT mới Hà Nội
 (2018)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_tao_hung_thu_h.docx