Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc Tiểu học được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là từ lớp 1 đến lớp 3, giai đoạn 2 từ lớp 4 đến lớp 5. Môn Tự nhiên và Xã hội có một vai trò cực kì quan trọng đó là: Tìm hiểu khám phá thế giới Tự nhiên và Xã hội xung quanh chúng ta và cách chăm sóc sức khoẻ cho mình, cho cộng đồng. Mỗi môn học có một sắc thái riêng. Môn Tự nhiên và Xã hội cũng vậy. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên và Xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 3 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa.

Vậy một giờ học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 được tiến hành ra sao để có chất lượng cao? Cho dù tất cả giáo viên đều tích cực đổi mới phương pháp dạy học thì một giờ Tự nhiên và Xã hội vẫn diễn ra với các hoạt động không mấy mới lạ đó là quan sát, đàm thoại và tổng hợp. Với rất nhiều tranh ảnh đẹp giàu màu sắc, các em được lôi kéo vào xem một cách rất hồn nhiên. Nhưng yêu cầu quan sát tập trung đưa ra một vấn đề trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu của bài học thì các em rất dễ chán nản. Nếu tiết học Tự nhiên và Xã hội nào cũng lặp lại các lệnh: Quan sát, Đàm thoại, Mô tả, Thảo luận.........thì rất dễ làm các em mệt mỏi. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi linh hoạt giữa các hình thức tổ chức dạy học.

1. Lí do về mặt lí luận:

Đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè của trẻ rất cần thiết, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "học mà chơi, chơi mà học" thì trẻ sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt hiệu quả cao hơn. Đây cũng là đặc thù của phương pháp dạy học đặc biệt: trò chơi học tập

Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh.

2. Lí do về mặt thực tiễn:

Việc áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập tạo không khí sôi nổi cho một giờ học. Để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ yêu cầu bài dạy cần đạt. Trên cơ sở đó xác định cần đưa trò chơi vào lúc nào? Nếu giáo viên không tổ chức tốt thì trò chơi không những không gặt hái được kết quả như mong muốn mà còn bị phản tác dụng gây sự lộn xộn không cần thiết.

Trên thực tế quá trình dạy học, một số giáo viên ngại dạy môn này vì phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải liên tục đổi mới phương pháp để đạt mục tiêu giờ dạy. Còn học sinh, nếu cứ học theo các phương pháp cũ thì chỉ học cho xong, không khí lớp học tẻ nhạt, nặng nề.

Ngoài ra, việc giáo viên đưa ra trò chơi lúc nào trong một giờ học cho phù hợp cũng là điều khiến tôi rất băn khoăn. Vì qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy có những tiết đã tổ chức đến 3 hoạt động khác nhau mà giờ học vẫn cứ diễn ra đều đều, khi báo cáo kết quả thảo luận, học sinh không những không đưa ra được kiến thức theo yêu cầu mà nội dung báo cáo có phần rập khuôn, xáo rỗng. Bên cạnh đó, có giờ giáo viên đưa tới 3 trò chơi vào giảng dạy, kết quả là cả một giờ học tràn ngập tiếng cười, tiếng reo hò. Song chính vì trạng thái tâm lí bị kích thích quá ngưỡng làm cho sự nhận thức của học sinh không đạt được hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài.

Xuất phát từ mong muốn tổ chức tốt các hoạt động trò chơi học tập sao cho đạt hiệu quả, góp phần hỗ trợ việc dạy học Tự nhiên và Xã hội 3,do đó tôi đã tìm tòi và chọn đề tài: "TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3".

doc 32 trang Tú Anh 10/12/2024 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3
 Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn 
 Tự nhiên và xã hôi lớp 3
 MỤC LỤC
 MỤC LỤC
 MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 a. Lí do về mặt lí luận: 
 b. Lí do về mặt thực tiễn:
 II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP 
 NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu:
 2. Mục đích nghiên cứu:
 3. Phương pháp nghiên cứu:
 NỘI DUNG
 I-CƠ SỞ LÍ LUẬN
 II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 III- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Giáo viên cần nắm chắc, hiểu rõ về trò chơi học tập:
 2. Giáo viên linh hoạt trong việc lựa chọn các trò chơi 
 học tập phù hợp với từng hoạt động trong tiết dạy:
 3. Giáo viên cần nâng cao năng lực bản thân để tổ 
 chức tốt các trò chơi:
 4. Sử dụng các hình thức thi đua, khen thưởng phù hợp 
 với mọi đối tượng học sinh:
 IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - 2/31 - Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn 
 Tự nhiên và xã hôi lớp 3
có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường khả 
năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, 
chủ động và sự sáng tạo của học sinh.
 2. Lí do về mặt thực tiễn:
 Việc áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 
chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập tạo không khí 
sôi nổi cho một giờ học. Để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ 
yêu cầu bài dạy cần đạt. Trên cơ sở đó xác định cần đưa trò chơi vào lúc nào? 
Nếu giáo viên không tổ chức tốt thì trò chơi không những không gặt hái được 
kết quả như mong muốn mà còn bị phản tác dụng gây sự lộn xộn không cần 
thiết. 
 Trên thực tế quá trình dạy học, một số giáo viên ngại dạy môn này vì 
phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải liên tục đổi mới phương pháp để 
đạt mục tiêu giờ dạy. Còn học sinh, nếu cứ học theo các phương pháp cũ thì chỉ 
học cho xong, không khí lớp học tẻ nhạt, nặng nề.
 Ngoài ra, việc giáo viên đưa ra trò chơi lúc nào trong một giờ học cho 
phù hợp cũng là điều khiến tôi rất băn khoăn. Vì qua nhiều năm giảng dạy, tôi 
thấy có những tiết đã tổ chức đến 3 hoạt động khác nhau mà giờ học vẫn cứ diễn 
ra đều đều, khi báo cáo kết quả thảo luận, học sinh không những không đưa ra 
được kiến thức theo yêu cầu mà nội dung báo cáo có phần rập khuôn, xáo rỗng. 
Bên cạnh đó, có giờ giáo viên đưa tới 3 trò chơi vào giảng dạy, kết quả là cả một 
giờ học tràn ngập tiếng cười, tiếng reo hò. Song chính vì trạng thái tâm lí bị kích 
thích quá ngưỡng làm cho sự nhận thức của học sinh không đạt được hiệu quả 
như mong muốn. Học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài. 
 Xuất phát từ mong muốn tổ chức tốt các hoạt động trò chơi học tập sao 
cho đạt hiệu quả, góp phần hỗ trợ việc dạy học Tự nhiên và Xã hội 3,do đó tôi 
đã tìm tòi và chọn đề tài: "TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM GÂY 
HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
LỚP 3".
 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU:
 1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 - Học sinh lớp 3
 - 4/31 - Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn 
 Tự nhiên và xã hôi lớp 3
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, trò chơi là một hoạt động gần gũi, 
được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Nó có vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng, gắn 
liền với nhu cầu hoạt động của bản thân trẻ tạo ra cho trẻ những rung động thực 
tế trong cuộc sống. 
 Khi trẻ được chơi có nghĩa là trẻ được sống hết mình với mong muốn 
được chiến thắng và để tự khẳng định bản thân mình. Bên cạnh đó, các trò chơi 
giúp trẻ được thư giãn, thoải mái, được hòa nhập với bạn bè và môi trường xung 
quanh. Các em được tiếp cận với hoàn cảnh chơi, nhiệm vụ chơi, mục đích chơi, 
luật chơi, cách thức chơi. từ đó các em lĩnh hội với mọi tri thức sống động về 
cuộc sống xung quanh.
 Việc áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 
là đưa trẻ đến với các hoạt động mang tính tự nguyện có kèm theo sự kích thích 
trí não trẻ vận động tích cực. Trẻ sẽ chủ động phát hiện kiến thức, nắm được bài 
học một cách sôi nổi, ham mê khám phá, lĩnh hội trí thức mà lại không bị khô 
khan, trừu tượng trong mỗi giờ học. Do vậy, khi xét trên quan điểm của các 
phương pháp dạy học mới thì tổ chức trò chơi chính là phương pháp dạy học 
tích cực, hiệu quả nhất.
 Để một giờ học Tự nhiên và Xã hội thực sự đem lại tích cực cho học sinh, 
nhằm đạt được cả yếu tố kiến thức lẫn việc mang đến tinh thần học tập cao, gây 
hứng thú thì người giáo viên phải biết lựa chọn các hình thức phương pháp tổ 
chức hợp lí. Đa số trong các tiết dạy, việc lựa chọn cách thức học mà chơi, chơi 
mà học phần nào giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng nhất.
 Trong một giờ học, việc được tham gia chơi để nắm kiến thức sẽ giúp trẻ 
đỡ căng thẳng lại tạo hứng thú, niềm vui, sự háo hức mỗi khi chuẩn bị tới tiết 
học. Cùng với học thì chơi là điều mà không thể thiếu được trong cuộc sống của 
trẻ. 
 Vì vậy, người giáo viên có thể coi việc dạy học kết hợp trò chơi là biện 
pháp hiện đại, mang lại hiệu quả cao. Để làm được điều đó thì càng đòi hỏi 
người giáo viên phải xác định rõ được yêu cầu bài dạy cần phải đạt được là gì? 
Trên cơ sở đó xác định rõ trò chơi được tổ chức vào lúc nào trong suốt cả tiết 
 - 6/31 - Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn 
 Tự nhiên và xã hôi lớp 3
tránh được căng thẳng, tạo cho các em niềm vui, sự phấn khởi, hứng thú trong 
học tập, duy trì khả năng chú ý của các em trong các tiết học
 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của phương 
pháp trò chơi trong quá trình dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy môn Tự 
nhiên và Xã hội nói riêng. Phải hiểu rõ mục tiêu của từng bài, từng phần, từng 
mảng kiến thức và toàn bộ chương trình môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3.
 Sau đây là một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Tự nhiên 
và Xã hội nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, cụ thể như sau:
 1. GIÁO VIÊN CẦN NẮM CHẮC, HIỂU RÕ VỀ TRÒ CHƠI HỌC 
TẬP:
 1.1. Thế nào là trò chơi học tập?
 - Đó là những trò chơi có nội dung liên quan tới bài học và gắn trực tiếp 
với hoạt động học tập của học sinh.
 - Trong nhà trường tiểu học, trò chơi học tập có luật chơi, chứa đựng một 
yếu tố về tự nhiên hay xã hội nào đó có liên quan tới bài học.
 - Trò chơi có thể phân loại theo số lượng người chơi như: trò chơi tập thể 
hay trò chơi cá nhân. Trò chơi có thể là vận động, có thể là trò chơi trí tuệ, hay 
là trò chơi kết hợp cả trí tuệ và vận động. Đối với trẻ ở các lớp dưới thì trò chơi 
mang tính vận động nhiều hơn, càng lên lớp trên thì tính trí tuệ càng cao hơn.
 1.2. Vai trò của trò chơi học tập:
 - Trong các tiết dạy –học môn Tự nhiên và Xã hội , việc tổ chức cho Học 
sinh chơi và bất kì lúc nào, phần nào của bài học đều rất quan trọng vì các lí do 
sau:
 - Làm thay đổi hình thức hoạc tập
 - Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn
 - Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn
 - Học sinh tiếp thu tự giác, tích cực hơn
 - Học sinh được củng cố và hệ thống hóa kiến thức.
 - 8/31 - Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn 
 Tự nhiên và xã hôi lớp 3
 - Có cách tính điểm
 1.6. Cách tổ chức một trò chơi:
 - Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi , thời gian chơi và phổ biến 
luật chơi.
 - Cho học sinh chơi thử nếu cần
 - Chơi thật
 - Nhận xét kết quả trò chơi (có thể thưởng – phạt người thua), nhận xét 
người tham dự và rút kinh nghiệm
 Kết thúc: GV hỏi lại xem học sinh đã học được những gì qua trò chơi 
hoặc tổng kết lại những gì cần học qua trò chơi này. 
 2. GIÁO VIÊN LINH HOẠT TRONG VIỆC LỰA CHỌN CÁC TRÒ 
CHƠI HỌC TẬP PHÙ HỢP VỚI TỪNG HOẠT ĐỘNG TRONG TIẾT 
DẠY:
 Từ những suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn tìm tòi, thống kê lại một số trò 
chơi theo mục đích khai thác kiến thức hoặc củng cố bài sau mỗi tiết dạy – học, 
cách thực hiện và bài học ứng dụng trò chơi đó. Tôi xin trình bày một số trò chơi 
Tự nhiên và Xã hội được thiết kế và tổ chức cho học sinh lớp 3.
 Cụ thể tôi chia nhóm như sau: 
 ** Nhóm 1: Các trò chơi nhằm mục đích khai thác nội dung kiến thức 
của bài học.
 * Khi vận dụng phương pháp trò chơi vào khai thác nội dung kiến thức 
bài học giáo viên cần lưu ý.
 - Chọn trò chơi phải phù hợp với học sinh, nội dung bài và điều kiện thực 
tế có thể cho phép.
 - Ít nhất 3/4 số học sinh được tham gia.
 - Cần tránh hiện tượng chỉ một số học sinh khá giỏi được tham gia
 * Sau đây là một số trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh khai 
thác nội dung kiến thức bài học.
 a. Trò chơi: Tôi cần đến đâu?
 * Mục tiêu: 
 - 10/31 - Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn 
 Tự nhiên và xã hôi lớp 3
 Ví dụ: Dạy bài Tỉnh ( Thành phố ) nơi bạn đang sống
 + Các câu hỏi tham khảo để yêu cầu học sinh chỉ đường là:
 . Tôi đang sốt, tôi cần đi tới đâu?
 . Tôi muốn thăm một bạn học sinh học lớp 5.
 . Tôi muốn gửi thư cho một người bạn, tôi cần tới đâu?.
 . Tôi muốn hỏi đường đến một khu vực...... nào đó trong thị xã.....
 + Kết thúc cuộc chơi giáo viên hỏi: Chúng ta đã đi đến những địa chỉ nào?
 b. Trò chơi: Sắm vai - kể về sự vật
 * Mục tiêu: 
 Học sinh biết mượn lời của sự vật để mô tả, giới thiệu về sự vật mình đã 
và đang được quan sát. Từ đó khái quát ra đặc điểm chung của một loại sự vật.
 * Cách chơi: 
 - Giáo viên yêu cầu: Quan sát tranh (ảnh, vật thật).
 - Hãy đóng vai: Mượn lời sự vật vừa quan sát để nói về sự vật đó.
 * Luật chơi: 
 Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi. Học sinh 1 của nhóm A nói giới 
thiệu, mô tả về sự vật mình quan sát sẽ chỉ định học sinh một ở nhóm B trả lời, 
nếu gọi được đúng tên sự vật thì có quyền nói tiếp. Học sinh đó nói xong lại 
được quyền chỉ định học sinh 1 ở nhóm C nói... Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến 
hết lượt lớp. Nếu học sinh 1 ở nhóm B không nói được sẽ nói "Em cần sự trợ 
giúp của cô giáo". Giáo viên gợi mở giúp học sinh mô tả tiếp.
 Mỗi lần 1 nhóm có 1 học sinh cần sự hỗ trợ của giáo viên thì nhóm đó sẽ 
bị 1 điểm trừ. Nhóm nào nhiều điểm trừ hơn là nhóm thua cuộc.
 * Trò chơi này được vận dụng cho các bài sau:
 Bài 41, 42: Thân cây Bài 43, 44: Rễ cây
 Bài 45: Lá cây Bài 47: Hoa
 Bài 48: Quả Bài 49: Động vật
 Bài 50: Côn trùng Bài 52: Lá
 Bài 53: Chim Bài 54, 55: Thú
 - 12/31 - Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn 
 Tự nhiên và xã hôi lớp 3
 - Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn các sự vật lên bảng.
 - Giáo viên nêu yêu cầu: Từ nào đây? là trò chơi mà các em có nhiệm vụ 
chọn các từ điền vào chỗ trống cho phù hợp nghĩa.
 * Luật chơi: 
 Học sinh đọc thầm nội dung đoạn cần tìm hiểu. Khi có hiệu lệnh bắt đầu 
học sinh sẽ ghi nhanh từ tương ứng với số thứ tự chỉ vị trí từ trong đoạn vào 
bảng con. Sau thời gian 2 - 3 phút giáo viên hô hết giờ. Tiếp đó giáo viên giúp 
học sinh tự làm trọng tài cho mình bằng cách bỏ các thẻ đánh số ra. Mỗi khi bỏ 
một thẻ học sinh đọc đồng thanh từ tương ứng. Giáo viên khen những học sinh 
có đáp án đúng.(Sau trò chơi giáo viên thu kết quả chơi và phát vấn tìm hiểu nội 
dung đoạn điền đó).
 * Trò chơi được vận dụng vào các bài:
 Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất
 Bài 63: Ngày và đêm trên Trái Đất.
 Bài 64: Năm, tháng và mùa.
 Ví dụ: ở bài 64: Năm, tháng và mùa.
 * Chuẩn bị: - Giáo viên chép sẵn đoạn: 
 . Một năm có 12 tháng gồm 365 ngày hoặc 366 ngày.
 . Có các mùa là: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
 . Từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa xuân.
 . Từ tháng 4 đến tháng 6 là mùa hạ.
 . Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu.
 . Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa đông.
 - Các từ: 12, 365, 366, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, 1, 3, 4, 6, 
7, 9, 10, 12 được che bởi các thẻ từ đánh số theo thứ tự từ 1 đến 15.
 (Các từ này được viết không theo trật tự vào bảng phụ )
 - Hoặc GV có thể đưa ra các băng giấy có ghi sẵn nội dung trên và các dữ 
liệu cần điền sẽ được thay bằng các dấu chấm, để học sinh tự điền vào.
 * Cách chơi: 
 - 14/31 - Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn 
 Tự nhiên và xã hôi lớp 3
 *Luật chơi:
 Chọn 2 đội chơi (3-5 học sinh / đội). 2 đội giành quyền trả lời trước bằng 
cách rung chuông. Đội nào trả lời được từ khóa cuối cùng sẽ giành chiến thắng.
 e. Trò chơi: Thi vẽ nhanh 
 * Mục tiêu: 
 Học sinh biết quan sát sự vật để mô tả, giới thiệu về sự vật mình đã và 
đang được quan sát. Từ đó khái quát ra đặc điểm chung của một loại sự vật dưới 
hình thức vẽ tranh.
 * Cách chơi:
 - Giáo viên yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu về một sự vật nào 
đó. (có thể áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu 
sự vật đó từ trước khi học bài mới)
 - Vẽ lại những sự vật đã quan sát và nói về những hiểu biết của mình về 
sự vật đó.
 *Luật chơi: 
 - Tùy tiết học có thể chọn ra 5-10 bạn vẽ nhanh nhất lên nêu những hiểu 
biết về sự vật vừa vẽ.
 - 16/31 - Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn 
 Tự nhiên và xã hôi lớp 3
 * Chuẩn bị: 
 - Nhiều miếng bìa cắt hình cánh hoa trên mỗi cánh có ghi tên hoặc hình vẽ 
các cơ quan khác nhau trong cơ thể người như: Mũi, Phế quản, Phổi...(hay các 
Châu lục và Đại dương, các hoạt động, công trình kiến thiết của làng quê, đô 
thị...), các việc làm đúng và một số việc không làm đúng....
 - Chuẩn bị 4 bìa hình tròn làm nhị hoa trong đó ghi: Cơ quan hô hấp, cơ 
quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu, cơ quan thần kinh (hoặc 2 miếng bìa 
ghi các Châu lục, các Đại dương, hoặc 2 miếng bìa ghi làng quê, đô thị, hoặc 2 
miếng bìa ghi Việc nên làm, Việc không nên làm...)
 - Nam châm băng dính dán sẵn vào các tấm bìa
 * Cách chơi: 
 - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 2 nhóm tuỳ theo số lượng bộ nhị 
và cánh hoa chuẩn bị được).
 - Giáo viên nêu yêu cầu: Hoa nào đẹp là trò chơi yêu cầu các đội phải tìm 
các cánh hoa sao cho phù hợp với nhị hoa rồi ghép lại thành bông hoa đẹp.
 * Luật chơi: 
 - Sau khi giáo viên hô bắt đầu thì tất cả học sinh thứ 1 của mỗi nhóm chạy 
lên lựa chọn nhị hoa cho nhóm mình. Tiếp đó học sinh chạy về cuối hàng của 
nhóm để học sinh thứ 2 chọn cánh...Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi cánh 
hoa cuối cùng được gắn. Đội nào gắn đẹp, nhanh đúng là đội thắng cuộc.
 * Trò chơi được áp dụng cho các bài:
 Bài 17-18: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khoẻ
 Bài 20: Họ nội, họ ngoại.
 Bài 66: Bề mặt Trái Đất.
 Bài 69 -70: Ôn tập và kiểm tra kì II - Tự nhiên.
 Ví dụ: ở bài 66: Bề mặt Trái Đất
* Chuẩn bị: - 2 bộ cánh hoa ghi tên các Châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại dương.
 - 2 bộ cánh hoa ghi tên các Đại dương là: Đại Tây Dương, Ấn Độ 
Dương, Thái Bình Dương. 
 - 2 bộ nhị hoa gồm: 2 nhị các Châu lục, 2 nhị các Đại dương.
 - 18/31 - Tổ chức một số trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh khi dạy môn 
 Tự nhiên và xã hôi lớp 3
 Giáo viên chọn từ 5 -7 học sinh lên bảng đứng thành hàng. Giáo viên treo 
những vương miện cho học sinh song lưu ý không được để học sinh nhìn thấy 
dòng chữ trên vương miện. Các học sinh bên dưới xung phong gợi ý cho bạn, ai 
gợi ý mà bạn đeo vương miện không nhận ra mình hoặc không gợi ý được sẽ bị 
loại khỏi cuộc chơi.
 (Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học để có số lượng vương 
miện và dòng chữ trên vương miện phù hợp). 
 Ví dụ: Bài 20: Họ nội họ ngoại
 * Chuẩn bị: 5 vương miện có các dòng chữ: Ông nội, bà ngoại, dì, chú, bố.
 * Cách chơi: 
 - Giáo viên nêu vấn đề: Chơi trò chơi: "Tôi là ai"
 - Giáo viên phổ biến luật chơi: Học sinh dưới gợi ý giúp cho học sinh 
đeo vương miện nhận ra mình là ai và nói được tên mình. Ai không gợi ý được 
hoặc gợi ý mà bạn đeo vương miện nói sai tên mình là người thua cuộc.
 - Giáo viên đeo vương miện cho 5 học sinh (lưu ý 5 học sinh này 
không được nhìn thấy dòng chữ của vương miện).
 - Sau khi giáo viên hô: "Trò chơi bắt đầu" thì chỉ định học sinh gợi ý. 
Chẳng hạn như: 
 + Với bạn đeo vương miện "ông nội".
 ?/ Bạn đang đóng vai một người đàn ông sinh ra bố của bạn. 
 Học sinh đeo vương miện nói: Tớ biết tớ đang đóng vai "ông nội".
 + Với bạn đeo vương miện "dì".
 ?/Bạn đang đóng vai một người đàn bà là em của mẹ. 
 Tớ đóng vai "dì" phải không bạn? 
 Đúng rồi!.......
 + Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến hết 5 vương miện.
 - Kết thúc trò chơi: Giáo viên hỏi?
 ?/ Trong số các vị đến đây ai là người của họ ngoại.
 - Bạn đeo vương miện "dì" và "bà ngoại" cùng nói "là tôi"
 ?/ Còn các vị còn lại thuộc họ nào? (họ nội)
 - 20/31 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_nham_gay_hung.doc