Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh Lớp 10 theo bộ sách Cánh diều

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS. Ở cấp THPT, hoạt động này giúp HS phát triển thêm các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, đặc biệt giúp HS có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục 2018 cấp THPT được quy định trong một năm học là 105 tiết, bao gồm nhiều chủ đề. Mỗi chủ đề được tổ chức theo hình thức sinh hoạt dưới cờ, hoạt động giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp. Trong đó, GV chủ nhiệm có vai trò phối hợp với Đoàn trường thực hiện sinh hoạt dưới cờ và trực tiếp giáo dục hai nội dung chính là hoạt động chủ đề và sinh hoạt lớp.
Nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho HS, gắn với tổ chức hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT, hiện nay, các tiết trải nghiệm hướng nghiệp đã được phân cụ thể theo thời khóa biểu ở các trường THPT.
Chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Đặng Thai Mai lựa chọn bộ sách Cánh diều của Nhà xuất bản Đại học Huế để giáo dục cho HS. Trong bộ sách này có nhiều chủ đề hướng HS đến những phẩm chất và năng lực cần thiết của một thanh niên tiên tiến trong tương lai.
Tuy nhiên, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên đưa hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp vào chương trình giáo dục bắt buộc cho HS khối 10 nên khá nhiều trường THPT, nhiều GV chủ nhiệm còn lúng túng và gặp một số khó khăn, vướng mắc ở khâu xây dựng kế hoạch, phân công người thực hiện, tổ chức triển khai thực hiện.
Với mong muốn tổ chức đa dạng các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong giáo dục theo chủ đề, góp phần thực hiện hiệu quả hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo đúng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bằng thực tiễn thực hiện các hoạt động trải nghiệm tại lớp 10C1 trường THPT Đặng Thai Mai, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho HS lớp 10” để các đồng nghiệp cùng tham khảo và chia sẻ.
pdf 56 trang Tú Anh 13/11/2024 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh Lớp 10 theo bộ sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh Lớp 10 theo bộ sách Cánh diều

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh Lớp 10 theo bộ sách Cánh diều
 MỤC LỤC 
 NỘI DUNG TRANG 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
1. Lí do chọn đề tài 1 
2. Mục đích nghiên cứu 2 
3. Đối tượng nghiên cứu 2 
4. Giả thuyết khoa học 2 
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2 
6. Phương pháp nghiên cứu 2 
7. Những luận điểm cần bảo vệ 2 
8. Tính mới của đề tài 3 
PHẦN II: NỘI DUNG 4 
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 
1. Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 4 
1.1. Đặc điểm chương trình 4 
1.2. Mục tiêu chương trình 5 
1.3. Nội dung giáo dục TNHN 5 
1.4. Các phương thức hoạt động 9 
1.5. Loại hình hoạt động 10 
2. Những phẩm chất và năng lực của học sinh 10 
3. Đặc điểm cấu trúc nội dung hoạt động TNHN lớp 10 10 
Chương II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 12 
1. Thực trạng tổ chức nội dung TN, TNHN 12 
1.1. Thuận lợi 12 
1.2. Khó khăn 12 
1.3.Hình thức thực hiện 12 
1.4. Đánh giá kết quả đạt được 13 
 DANH MỤC VIẾT TẮT 
TT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA 
1 THPT Trung học phổ thông 
2 HĐTNHN Hoạt động trải nghiệm hướng 
 nghiệp 
3 GDPT Giáo dục phổ thông 
4 GV Giáo viên 
5 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 
6 HS Học sinh 
7 STKHKT Sáng tạo khoa học kĩ thuật 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu nhằm tới các mục đích như sau: 
 Thứ nhất để phát triển một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho HS khối 
10 thông qua hoạt động trải nghiệm theo chủ đề 
 Thứ hai mong muốn đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt 
động trải nghiệm nhằm nâng cao các phẩm chất và năng lực cho HS. 
 Thứ ba góp phần thực hiện có hiệu quả:nội dung Hoạt động trải nghiệm 
hướng nghiệp theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo 
một số chủ đề nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS khối 10. 
 4. Giả thuyết khoa học 
 Nếu các giải pháp này được thực hiện đồng bộ ở tất cả các lớp học ở khối 10 
thì hiệu quả giáo dục sẽ được lan tỏa, các phẩm chất và năng lực của học sinh sẽ 
được nâng cao. 
 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 
 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Để thực hiện tốt các mục đích nghiên cứu, đề tài phải đi vào giải quyết các 
nhiệm vụ cơ bản sau: 
 - Đề tài nghiên cứu các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề 
 - Đề tài đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động 
trải nghiệm hướng nghiệp 
 - Thực hiện một số thực nghiệm để khẳng định tính hiệu quả mà đề tài thực hiện. 
 5.2. Phạm vi nghiên cứu 
 Trong đề tài, tôi tập trung nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp tổ chức 
hoạt động trải nghiệm một số chủ đề trong bộ sách Cánh diều của Nhà xuất bản Đại 
học Huế cho HS lớp 10C1 tại trường THPT Đặng Thai Mai năm học 2022 – 2023. 
 6. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp 
 - Phương pháp so sánh đối chiếu 
 - Phương pháp khảo sát, thống kê 
 - Phương pháp thực nghiệm 
 7. Những luận điểm cần bảo vệ 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 
 2 
 PHẦN II: NỘI DUNG 
 Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
 1. Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 
 1.1. Đặc điểm chương trình 
 Theo Chương trình GDPT 2018 thì hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải 
nghiệm, hướng nghiệp hiện nay là một hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện 
theo lộ trình từ lớp 1 đến lớp 12. 
 Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động 
giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội 
cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh 
nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực 
hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời 
sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá 
những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp 
phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường 
và nghề nghiệp tương lai. 
 Thông qua hoạt động này, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất 
chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS; nội dung hoạt động được 
xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự 
nhiên và với nghề nghiệp. 
 Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 
được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục 
định hướng nghề nghiệp. 
 – Giai đoạn giáo dục cơ bản: Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải 
nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản 
thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. 
Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với HS cũng được tổ 
chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi. Ở cấp trung học cơ 
sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động 
xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt 
động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất 
và năng lực của HS. 
 – Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Ngoài các hoạt động hướng 
đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp 
trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm 
phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động định hướng 
nghề nghiệp, HS có khả năng thích ứng với điều kiện sống học tập và làm việc 
khác nhau, thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại, có khả năng tổ chức 
 1 
 Mạch nội 
 dung Hoạt động Nội dung hoạt động 
hoạt động 
 hướng trường - Tham gia xây dựng và phát huy truyền thống của 
 đên xã nhà trường và của tổ chức Đoàn, Đội 
 hội 
 - Xây dựng và phát triển quan hệ với mọi người 
 Hoạt động 
 xây dựng - Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo 
 cộng đồng dục truyền thống, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp 
 luật 
 Hoạt động tìm - Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên 
 Hoạt hiểu và bảo nhiên 
 tồn cảnh quan 
 động - Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên 
 hướng thiên nhiên 
 đến tự Hoạt động tìm - Tìm hiểu thực trạng môi trường 
 nhiên hiểu và bảo vệ 
 - Tham gia bảo vệ môi trường 
 môi trường 
 - Tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của nghề 
 Hoạt động tìm 
 - Tìm hiểu yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề 
 hiểu nghề 
 nghiệp 
 nghiệp 
 - Tìm hiểu về thị trường lao động 
 Hoạt động rèn - Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với định 
 luyện phẩm hướng nghề nghiệp 
 chất, năng lực 
 - Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với 
 phù hợp với 
 Hoạt định hướng nghề nghiệp 
 động định hướng 
 hướng nghề nghiệp 
 nghiệp 
 Hoạt động lựa - Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp, cao đẳng, đại 
 chọn hướng học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác của địa 
 nghề nghiệp phương và trung ương 
 và lập kế 
 - Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và 
 hoạch học tập 
 chuyên gia về định hướng nghề nghiệp. 
 theo định 
 hướng nghề - Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế 
 nghiệp hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp. 
 3 
 Nội dung hoạt động Yêu cầu cần đạt 
 thống nhà trường. 
 – Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động giáo dục 
 truyền thống nhà trường. 
 – Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn 
 Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 
 - Thực hiện được các biện pháp mở rộng quan hệ và 
 thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội. 
 – Lập và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền trong 
 Hoạt động xây dựng 
 cộng đồng về văn hoá ứng xử nơi công cộng. 
 cộng đồng 
 - Tham gia một số hoạt động cộng đồng phù hợp và 
 đánh giá được kết quả hoạt động phát triển cộng 
 đồng. 
 HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN TỰ NHIÊN 
 Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, 
 kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên 
Hoạt động tìm hiểu và 
 nhiên. 
 bảo tồn cảnh quan 
 – Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của 
 thiên nhiên 
 tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên 
 nhiên 
 - Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự 
 nhiên tại địa phương; tác động của con người tới môi 
 trường tự nhiên. 
 – Thuyết trình được với các đối tượng khác nhau về 
 Hoạt động bảo vệ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên. 
 môi trường – Đề xuất được và tham gia thực hiện các giải pháp 
 bảo vệ môi trường tự nhiên 
 HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP 
 – Xác định được những hoạt động sản xuất, kinh 
 doanh, dịch vụ của địa phương và nêu được thông 
 Hoạt động tìm hiểu tin, yêu cầu cơ bản về các nhóm nghề này. 
 nghề nghiệp – Biết cách tìm hiểu các thông tin về nhóm nghề 
 mình quan tâm, yêu cầu về năng lực, phẩm chất theo 
 5 
 - Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS 
tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải 
nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa 
học. Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự 
án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác. 
 1.5. Loại hình hoạt động 
 Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ 
chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp 
học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh 
hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc 
bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài 
nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, 
cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên 
Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí 
nhà trường, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội. 
 2. Những phẩm chất và năng lực của HS được hình thành và phát triển 
qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 
 Như đã trình bày ở trên, mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 
là tạo cơ hội cho HS tiếp cận các vấn đề và các tình huống của đời sống thực tế. 
Qua đó, HS được thể nghiệm cảm xúc tích cực, vận dụng kinh nghiệm, huy động 
tổng hợp kiến thức kĩ năng có được từ các môn học để thực hiện những nhiệm vụ 
được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống trong nhà trường, 
gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng 
nghiệp các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù của HS 
được phát triển. 
 Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần 
hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi 
cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể bao gồm: Yêu nước, nhân 
ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. 
 Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp hình 
thành và phát triển ở HS các năng lực chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp 
tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với 
cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. 
 3. Đặc điểm cấu trúc, nội dung hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 
10 của bộ sách Cánh Diều 
 Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 của bộ sách 
Cánh Diều – NXB Đại học Huế được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ 
thông 2018; được thiết kế theo hướng giúp HS khám phá và phát triển bản thân, 
phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết tham gia và thực hiện các hoạt động 
bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, có quan niệm sống ứng xử thân thiện với mọi 
 7 
 Chương II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 1. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm truyền thống ở trường 
THPT Đặng Thai Mai 
 1.1. Thuận lợi 
 Trường THPT Đặng Thai Mai là một ngôi trường với bề dày truyền thống 
gần 60 năm được đóng trên một vùng đất giàu truyền thống hiếu học và có nhiều 
địa chỉ để giáo dục HS thông qua hoạt động trải nghiệm. Ban giám hiệu, Đoàn 
trường thời gian quan luôn có tư duy đổi mới các hình thức tổ chức dạy học và 
giáo dục cho HS. Nhiều GV đã tiếp cận được mục tiêu của Chương trình giáo dục 
phổ thông mới và đã có nhiều tâm huyết trong đổi mới trong phương pháp tổ chức 
dạy học, nhiều thầy cô đã mạnh dạn lồng ghép hoạt động trải nghiệm vào trong các 
bài dạy và mang lại hiệu quả cao. HS của trường có số lượng khá đông trên 1200 
em tập trung trên địa bàn 6 xã cụm Bích Hào; HS rất năng động, sáng tạo, có nhiều 
kĩ năng để thực hiện tốt các hoạt động trải nghiệm trong học tập và giáo dục. 
 1.2. Khó khăn 
 Mặc dù có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự hiệu quả 
của hoạt động. 
 - Nguồn kinh phí của nhà trường dành cho hoạt động trải nghiệm chưa có 
nên để tiến hành một hoạt động trải nghiệm gặp khó khăn cho cả GV và HS. 
 - Địa bàn trường đóng có diện tích rộng, cơ sở hạ tầng giao thông còn khó 
khăn nên không thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm. 
 - Trải nghiệm trước đây chỉ là một hoạt động giáo dục có thể được lồng 
ghép trong các tiết dạy cảu các môn học, chưa phải là hoạt động giáo dục bắt buộc 
vì thế các GV ngại tổ chức. 
 1.3. Hình thức thực hiện 
 Trong thời gian trước đây, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chủ yếu 
thực hiện hoạt động trải nghiệm dưới các hình thức sau: 
 - Ngoài giờ lên lớp: Mỗi năm sau khi cân đối mặt bằng tiết dạy của các bộ 
môn thực tế một số môn còn thiếu mặt bằng do đó ban chuyên môn đã bố trí các 
tiết ngoài giờ lên lớp để các môn đó phụ trách dạy. Mỗi một buổi ngoài giờ lên lớp 
quy định 4 tiết được thực hiện ngoài trời vào buổi chiều có sự tham gia phối hợp 
của Đoàn trường. 
 - Câu lạc bộ: Những năm qua một số câu lạc bộ được thành lập và hoạt động 
như Câu lạc bộ Tiếng anh, Câu lạc bộ hóa học, Câu lạc bộ khéo tayCác câu lạc 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_hoat_dong_trai_nghiem_h.pdf