Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh Lớp 2

Như chúng ta đã biết, trong học tập thì không phải bất cứ một nhiệm vụ học tập nào cũng có thể được hoàn thành do những hoạt động thuần tuý của cá nhân. Có những câu hỏi, bài tập, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân, cần tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. Hình thức học tập theo nhóm có nhiều thế mạnh như:

  • Góp phần rèn luyện tinh thần tự lực của học sinh; giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.

- Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém...có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định bản thân. Tạo điều kiện để từng học sinh phát huy hết khả năng của mình, giúp cho việc phân hoá trong hoạt động dạy học được thuận lợi.

-Từ những thế mạnh trên, tôi thấy rằng việc “ Tỗ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2 " nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh là nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

docx 18 trang Tú Anh 10/12/2024 330
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh Lớp 2
 2
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, trong học tập thì không phải bất cứ một nhiệm vụ 
học tập nào cũng có thể được hoàn thành do những hoạt động thuần tuý của cá 
nhân. Có những câu hỏi, bài tập, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi 
phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên 
cạnh hình thức học tập cá nhân, cần tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. Hình 
thức học tập theo nhóm có nhiều thế mạnh như:
 - Góp phần rèn luyện tinh thần tự lực của học sinh; giúp các em rèn luyện và 
phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi 
lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp 
tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công 
việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
 - Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả 
năng diễn đạt kém...có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định bản 
thân. Tạo điều kiện để từng học sinh phát huy hết khả năng của mình, giúp cho 
việc phân hoá trong hoạt động dạy học được thuận lợi.
 -Từ những thế mạnh trên, tôi thấy rằng việc “ Tỗ chức hoạt động nhóm cho 
học sinh lớp 2 " nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh là nhằm góp phần 
nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 -Đối tượng : Học sinh lớp 2A4
- Phạm vi nghiên cứu : Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 2
3- Mục đích nghiên cứu
 Mục đích của đề tài này nhằm mục đích định hướng cho giáo viên trong việc 
thực hiện tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm như thế nào là có tính khả thi, 
hiệu quả và phù hợp với đặc điểm nhà trường, khắc phục một số hạn chế, khó 
khăn và lúng túng trong quá trình thực hiện. Phương pháp dạy học theo nhóm 
giúp học sinh chủ động hơn, tích cực hơn trong học tập và phát huy tốt khả năng 4
 - Giáo viên thường bị động về thời gian.
*Học sinh:
 - Khả năng tư duy, suy luận chưa cao.
 - Ý thức trách nhiệm chưa cao.
 - Chưa quen với các công việc, phương pháp làm việc theo nhóm, như: 
Không tập trung nghe bạn giao nhiệm vụ, chưa biết cách giao nhiệm vụ cho bạn, 
chưa biết cách giao tiếp, diễn đạt trong nhóm....
 - Một số học sinh còn dựa dẫm nhóm trưởng.
3. Nguyên nhân của thực trạng
 - Học sinh lần đầu làm quen với hoạt động nhóm nên hiệu quả của hoạt 
động chưa cao.
 - Trang thiết bị chưa đáp ứng hết yêu cầu của hoạt độn g.
 - Một số học sinh còn rụt dè, nhút nhát và hay ỉ lại. Thiếu sự chủ động, tập 
chung trong các giờ hoạt động nhóm.
 - Thời gian để thực hiện đồng loạt các giải pháp là không liền mạch, có sự 
gián đoạn về thời gian của tiết học và được tiếp tục vào các tiết ôn do đó các em 
nắm bắt giải pháp cũng chưa có tính hệ thống.
4. Các phương pháp sử dụng :
 Sau khi xem xét thực tế của vấn đề tôi đã quyết định sử dụng nhiều phương 
pháp nghiên cứu. Trong những phương pháp đó tôi sử dụng chủ yếu các phương 
pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sản phẩm hoạt động do giáo viên, 
học sinh tạo ra như các câu hỏi, bài tập thực hành của học sinh.
 - Phương pháp quan sát: Quan sát cách điều khiển các bạn làm việc củ a 
nhóm trưởng. Quan sát các hoạt động của mỗi thành viên trong nhó m diễn ra 
hàng ngày để hướng các em làm vi ệc một cách có hiệu quả.
 - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở để dẫn dắt 
các em tự tìm ra câu trả lời cho chính mình, từ đó các em sẽ lĩnh hội được kiến 
thức đã học. 6
 Làm việc theo nhóm là một cách học cho phép tất cả các thành viên trong 
nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giáo viên 
dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và phân công công việc trong 
nhóm nhỏ. Phương pháp này thích hợp cho việc trao đổi trong nhóm, đưa ra 
những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của tất cả các 
thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết một vấn đề.
 Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học 
hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra 
những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó.
 Giáo viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, 
tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các 
nhóm.
c. Những mục tiêu cần đạt trong làm việc theo nhóm:
 Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự và kích thích 
sự suy nghĩ của mỗi cá nhân.
 Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề và tìm ra giải 
pháp giải quyết vấn đề đó.
- Có 2 dạng nhóm làm việc:
 Nhóm đồng việc: Tất cả các nhóm đều cùng một chủ đề (chung một công 
việc) mà vấn đề hay nhiệm vụ đó có thể được giải quyết theo nhiều cách thức 
khác nhau tùy theo cách tiếp cận vấn đề khác nhau.
 Làm việc nhóm theo vị trí công việc: được áp dụng khi một nhiệm vụ 
chung cần thực hiện có thể phân ra thành nhiều nhiệm vụ nhỏ mà các giải pháp 
của chúng được tập hợp chung lại sau khi kết thúc làm việc theo nhóm. Hình thức 
này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều hơn để đáp ứng cho các nhóm có những 
phần việc riêng cụ thể khác nhau.
d. Nội dung và các bước tiến hành phương pháp làm việc theo nhóm:
 Bước 1: Lựa chọn đề tài, giao nhiệm vụ cho nhóm
 - Việc lựa chọn đề tài rất quan trọng. Đề tài quá khó hoặc quá dễ đối với học 8
tập không đều. Thường với một nhóm đông thành viên, rất dễ dẫn đến nhiều em 
không tập trung, làm việc riêng. Hoặc trong quá trình thảo luận, có khi do lúng 
túng không hiểu rõ yêu cầu của vấn đề cần thảo luận dẫn đến làm lệch hướng, 
không đáp ứng yêu cầu đặt ra. Vì thế, giáo viên phải giám sát thường xuyên, kịp 
thời uốn nắn.
 Bước 5: Trình bày kết quả thảo luận
 Khi kết thúc quá trình thảo luận, mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo 
luận của nhóm. Thường, công việc này do thư kí nhóm trình bày. Tùy vào điều 
kiện, giáo viên có thể cho các nhóm tham gia phản biện. Khi ấy, giáo viên chính 
là trọng tài có nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng vào đề tài, tránh lệch hướng.
 Bước 6: Tổng kết đánh giá
 Tổng kết đánh giá là khâu cuối cùng của hoạt động thảo luận. Vấn đề cốt 
lõi của khâu này là phải tìm ra được vấn đề - có thể xem như chân lý mà mỗi 
nhóm đã đạt được hoặc chưa đạt được. Ngoài ra cũng cần đánh giá khả làm việc 
của nhóm: Các nhóm làm việc có khoa học hay không? Những ai tích cực, những 
ai lười biếng, hay làm chuyện riêng, cần rút kinh nghiệm gì?... Giáo viên nên 
nhận xét cụ thể, khách quan và tốt nhất nên cho điểm để khích lệ tinh thần học 
tập của các em.
e. Giải pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh
 * Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
 Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, 
ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, 
người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ 
theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.
 Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. 
Cơ cấu của nhóm gồm:
 - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của 
nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo 
viên chỉ định. 10
 - Tùy vào tình hình mà giáo viên có thể hoặc không cần chọn nhóm 
trưởng. Nhóm trưởng phải là người có kết quả học tập tốt, có ý thức giúp đỡ các 
thành viên trong nhóm.
 - Cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác nhóm bao gồm : kỹ năng 
hiểu được nhu cầu của người khác, kỹ năng biểu đạt một quan điểm, kỹ năng lắng 
nghe, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ quan điểm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 
...
+) Ra quy tắc cho nhóm : Để việc thảo luận và học tập lẫn nhau thuận lợi giáo 
viên cần đưa ra một số quy tắc làm việc:
 - Các thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm hoàn thành các 
nhiệm vụ được giao.
 - Các thành viên trong nhóm đều có lượt nói, cần tạo điều kiện để học sinh 
nói hết các ý kiến, ưu tiên học sinh yếu kém phát biểu trước.
 - Hãy ủng hộ và giúp nhau bổ sung chi tiết.
 - Không cười nhạo những câu nói của người khác.
 - Hãy suy nghĩ trước khi đặt câu hỏi.
+) Giao việc cho nhóm:
 - Công việc được giao có thể là câu hỏi bằng lời, bằng phiếu học tập, ...
 - Nội dung công việc cần phải vừa sức với học sinh. Cần phải phù hợp 
trình độ, phù hợp giữa số lượng thành viên trong nhóm với khối lượng công việc.
 - Công việc được giao phải đa dạng để phát huy tính tích cực của các 
thành viên trong nhóm, tránh nội dung quá đơn giản không kích thích tư duy của 
học sinh.
 - Cần có đủ công việc để phân cho tất cả các thành viên trong nhóm, tránh 
chỉ có một vài thành viên làm việc còn các thành viên khác thì không.
+) Tổ chức thảo luận nhóm :
 - Bố trí chỗ ngồi cho học sinh sao cho mọi học sinh tham gia thảo luận 
đều có thể nhìn thấy nhau.
 - Không được can thiệp sâu vào cuộc thảo luận mà phải phát huy tính tự 12
 - Trong khi học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi, điều chỉnh kịp thời 
khi nhóm chưa hiểu rõ vấn đề.
 - Chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự 
phù hợp với hoạt động nhóm.
 - Tạo thói quen hoạt động nhóm cho từng học sinh và học sinh phải biết 
được vai trò của mình đối với nhóm.
 III. KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết quả
 Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đề t ài này đối với học sinh lớp 2A4 trường 
Tiểu học Tự Nhiên :
 Đầu năm Lớp Tổng XẾP LOẠI
 Số Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn 
 HS tốt thành
 SL % SL % SL %
 2023-2024 2A4 35 15 42,8% 18 51,5% 2 5,7%
 2. Kết luận
 Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học với nhiều tính ưu việt. 
Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực 
và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn 
vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự 
giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải 
chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp 
với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám 
phá kiến thức mới một cách tốt nhất, phát huy tác dụng tích cực trong việc giúp 
học sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện được các kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
 Như vậy, việc tổ chức hoạt động nhóm thành công hay không là phụ thuộc 
vào nhiều yếu tố trong đó một phần lớn quyết định là vấn đề nhận thức, năng lực 
và nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Tôi thiết nghĩ người giáo viên "Đổi 14
 IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH
LÀM VIỆC NHÓM TRONG TIẾT HỌC MÔN TOÁN 16 18
 XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
 ...........................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
.........................

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_nhom_cho_hoc_sinh_lo.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh Lớp 2.pdf