Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học phân hóa chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”, Chương trình 2018 ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra như vũ bão, thế giới chuyển mình từng ngày dẫn đến một tất yếu khách quan chính là sự chuyển đổi của nền giáo dục và đào tạo. Việt Nam đang trên hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hòa nhịp cùng sự phát triển chung của nhân loại; chính vì thế giáo dục và đào tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng, một chiếc “chìa khóa” để mở ra cánh cửa hội nhập quốc tế. Tìm kiếm và phát hiện nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa lao động chuyên môn giỏi vừa có tư duy sáng tạo, năng động đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Nghị quyết 29 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là “Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”. Chính vì thế, lực lượng lao động được đào tạo bởi nền giáo dục Việt Nam hiện đại sẽ hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất của từng cá nhân, thấu hiểu những điểm mạnh của bản thân mình để đóng góp vào sự nghiệp dựng xây đất nước. Chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã chỉ ra mục tiêu tổng quát của nền giáo dục chính là “Phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc”.
Môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Bởi đây chính là tấm gương phản chiếu toàn bộ quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, ghi dấu những chuyển biến quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại, từ đó góp phần giúp người học hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Thông qua các cuộc khảo sát đã cho thấy, HS ở tất cả các bậc học đều có niềm yêu thích đối với tri thức Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới, tuy nhiên lại chưa có sự đầu tư đầy đủ cho việc học tập bộ môn Lịch sử so với một số môn học khác. Điều này xuất phát một phần từ thực tiễn dạy và học Lịch sử ở nhà trường phổ thông còn đặt nặng mục tiêu truyền thụ kiến thức, nguồn tài liệu học tập chưa đa dạng, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy mang nặng tính truyền thống, đôi khi còn “bỏ quên” nhu cầu học tập và năng khiếu của HS. Đổi mới chất lượng dạy học môn Lịch sử luôn là một bài toán được cả xã hội và ngành giáo dục quan tâm. Và một cách thức để tìm ra đáp số của bài toán đó chính là khơi gợi niềm hứng thú, những thế mạnh tiềm năng của người học trong quá trình giảng dạy bộ môn, đáp ứng sự đa dạng năng lực nhận thức, đặc điểm trí tuệ của người học.
Dạy học phân hóa (DHPH) là một quan điểm dạy học hiện đại mới xuất hiện và phổ biến trên thế giới vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Thực tiễn hiệu quả của DHPH đã cho thấy đây là một triết lí giáo dục cũng như một định hướng để phát triển năng lực người học. Tổ chức DHPH trong dạy học Lịch sử (DHLS) sẽ góp phần thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học bộ, hướng đến phát huy tối đa đặc điểm nhận thức, phong cách học tập, định hướng nghề nghiệp… của người học, thúc đẩy quá trình giáo dục vì sự tiến bộ của người học. Nghiên cứu và thử nghiệm DHPH cần được đẩy mạnh trong quá trình đổi mới giáo dục để hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Trường Phan Bội Châu, với sứ mệnh ươm mầm tinh hoa, đào tạo những công dân có trách nhiệm, hoài bão với đầy đủ phẩm chất và năng lực để sống hạnh phúc, thành công, góp phần tích cực xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Do đó, giáo dục Lịch sử sẽ có vai trò quan trọng để hình thành bản sắc dân tộc trong mỗi học trường chuyên Phan Bội Châu. Để môn Lịch sử trở thành hành trang cho các tinh hoa của đất nước, DHPH sẽ giúp khơi gợi niềm yêu thích học tập ở các bạn HS, giúp HS thấu hiểu bản thân và tự tin khẳng định mình trong tương lai.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức dạy học phân hóa chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”, Chương trình 2018 ở trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)
Môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Bởi đây chính là tấm gương phản chiếu toàn bộ quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, ghi dấu những chuyển biến quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại, từ đó góp phần giúp người học hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Thông qua các cuộc khảo sát đã cho thấy, HS ở tất cả các bậc học đều có niềm yêu thích đối với tri thức Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới, tuy nhiên lại chưa có sự đầu tư đầy đủ cho việc học tập bộ môn Lịch sử so với một số môn học khác. Điều này xuất phát một phần từ thực tiễn dạy và học Lịch sử ở nhà trường phổ thông còn đặt nặng mục tiêu truyền thụ kiến thức, nguồn tài liệu học tập chưa đa dạng, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy mang nặng tính truyền thống, đôi khi còn “bỏ quên” nhu cầu học tập và năng khiếu của HS. Đổi mới chất lượng dạy học môn Lịch sử luôn là một bài toán được cả xã hội và ngành giáo dục quan tâm. Và một cách thức để tìm ra đáp số của bài toán đó chính là khơi gợi niềm hứng thú, những thế mạnh tiềm năng của người học trong quá trình giảng dạy bộ môn, đáp ứng sự đa dạng năng lực nhận thức, đặc điểm trí tuệ của người học.
Dạy học phân hóa (DHPH) là một quan điểm dạy học hiện đại mới xuất hiện và phổ biến trên thế giới vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Thực tiễn hiệu quả của DHPH đã cho thấy đây là một triết lí giáo dục cũng như một định hướng để phát triển năng lực người học. Tổ chức DHPH trong dạy học Lịch sử (DHLS) sẽ góp phần thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học bộ, hướng đến phát huy tối đa đặc điểm nhận thức, phong cách học tập, định hướng nghề nghiệp… của người học, thúc đẩy quá trình giáo dục vì sự tiến bộ của người học. Nghiên cứu và thử nghiệm DHPH cần được đẩy mạnh trong quá trình đổi mới giáo dục để hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Trường Phan Bội Châu, với sứ mệnh ươm mầm tinh hoa, đào tạo những công dân có trách nhiệm, hoài bão với đầy đủ phẩm chất và năng lực để sống hạnh phúc, thành công, góp phần tích cực xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Do đó, giáo dục Lịch sử sẽ có vai trò quan trọng để hình thành bản sắc dân tộc trong mỗi học trường chuyên Phan Bội Châu. Để môn Lịch sử trở thành hành trang cho các tinh hoa của đất nước, DHPH sẽ giúp khơi gợi niềm yêu thích học tập ở các bạn HS, giúp HS thấu hiểu bản thân và tự tin khẳng định mình trong tương lai.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức dạy học phân hóa chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”, Chương trình 2018 ở trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học phân hóa chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”, Chương trình 2018 ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học phân hóa chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”, Chương trình 2018 ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)
Năm học: 2022-2023 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)” CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU (NGHỆ AN) Tên tác giả : NGUYỄN THỊ THƠM Năm học : 2022-2023 Tổ : SỬ - ĐỊA - GDCD Số điện thoại : 0988.796.683 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. ......................................................................... 2 2.1. Mục tiêu: ......................................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................... 3 5. Tính mới của đề tài. ............................................................................................ 3 PHẦN II. NỘI DUNG .......................................................................................... 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................... 4 1. Cơ sở lí luận. ...................................................................................................... 4 1.1. Quan niệm về dạy học phân hóa. ..................................................................... 4 1.2. Đặc điểm của dạy học phân hóa trong dạy học lịch sử. .................................... 5 1.3. Vai trò, ý nghĩa của DHPH trong DHLS ở trường THPT ................................ 6 2. Cơ sở thực tiễn. .................................................................................................. 7 2.1. Đặc điểm học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Phan Bội Châu. .................... 7 2.2. Thực tiễn dạy học phân hóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu. ............................................................................................................... 9 CHƯƠNG II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỦ ĐỀ: “MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) – LỊCH SỬ LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018). ......................... 11 1. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” - Lớp 10 (Chương trình 2018) ....................... 11 1.1. Vị trí .............................................................................................................. 11 1.2. Mục tiêu ........................................................................................................ 12 1.3. Nội dung cơ bản ............................................................................................ 13 2. Những nguyên tắc và yêu cầu chung trong tổ chức dạy học phân hóa để phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh ....................................... 16 2.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục ........................................................................... 16 1. Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 47 1.1. Tính mới của đề tài ........................................................................................ 47 1.2. Tính khoa học ................................................................................................ 47 1.3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn ............................................................... 48 2. Kiến nghị, đề xuất. ........................................................................................... 48 1. Về phía nhà quản lí giáo dục. ........................................................................... 48 2. Về phía GV ...................................................................................................... 49 3. Về phía HS ....................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 50 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra như vũ bão, thế giới chuyển mình từng ngày dẫn đến một tất yếu khách quan chính là sự chuyển đổi của nền giáo dục và đào tạo. Việt Nam đang trên hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hòa nhịp cùng sự phát triển chung của nhân loại; chính vì thế giáo dục và đào tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng, một chiếc “chìa khóa” để mở ra cánh cửa hội nhập quốc tế. Tìm kiếm và phát hiện nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa lao động chuyên môn giỏi vừa có tư duy sáng tạo, năng động đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Nghị quyết 29 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là “Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”. Chính vì thế, lực lượng lao động được đào tạo bởi nền giáo dục Việt Nam hiện đại sẽ hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất của từng cá nhân, thấu hiểu những điểm mạnh của bản thân mình để đóng góp vào sự nghiệp dựng xây đất nước. Chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã chỉ ra mục tiêu tổng quát của nền giáo dục chính là “Phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc”. Môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Bởi đây chính là tấm gương phản chiếu toàn bộ quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, ghi dấu những chuyển biến quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại, từ đó góp phần giúp người học hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Thông qua các cuộc khảo sát đã cho thấy, HS ở tất cả các bậc học đều có niềm yêu thích đối với tri thức Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới, tuy nhiên lại chưa có sự đầu tư đầy đủ cho việc học tập bộ môn Lịch sử so với một số môn học khác. Điều này xuất phát một phần từ thực tiễn dạy và học Lịch sử ở nhà trường phổ thông còn đặt nặng mục tiêu truyền thụ kiến thức, nguồn tài liệu học tập chưa đa dạng, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy mang nặng tính truyền thống, đôi khi còn “bỏ quên” nhu cầu học tập và năng khiếu của HS. Đổi mới chất lượng dạy học môn Lịch sử luôn là một bài toán được cả xã hội và ngành giáo dục quan tâm. Và một cách thức để tìm ra đáp số của bài toán đó chính là khơi gợi niềm hứng thú, những thế mạnh tiềm năng của người học trong quá trình giảng dạy bộ môn, đáp ứng sự đa dạng năng lực nhận thức, đặc điểm trí tuệ của người học. Dạy học phân hóa (DHPH) là một quan điểm dạy học hiện đại mới xuất hiện và phổ biến trên thế giới vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Thực tiễn hiệu quả 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Như tên đề tài, nội dung nghiên cứu là nguyên tắc, quy trình và cách thức tổ chức DHPH để trong dạy học chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” - Lớp 10 (Chương trình GDPT môn Lịch sử 2018). Căn cứ vào tình hình thực tiễn, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT, chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” - Lớp 10 (Chương trình GDPT môn Lịch sử 2018). Các phân tích đánh giá chủ yếu dựa trên đối tượng HS lớp 10 trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu đang theo học nội dung lịch sử lớp 10 . 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài dựa trên quan điểm phương pháp luận sử học Mácxít, đảm bảo tính đúng đắn, khoa học, tính logic, tính hệ thống. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu lí luận các bộ môn như Tâm lí học, Tâm lí lứa tuổi và Tâm lí sư phạm, Giáo dục học, Phương pháp DHLS phục vụ cho những nội dung có liên quan của đề tài. Ngoài hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác, trong đó coi trọng hai phương pháp đặc trưng của chuyên ngành là điều tra, khảo sát và thực nghiệm sư phạm. Cụ thể là: - Phương pháp sưu tầm, xử lí tài liệu: sưu tầm, xử lí các công trình của các nhà Giáo dục học, Tâm lí học có liên quan, sưu tầm các tài liệu về vấn đề tổ chức dạy học phân hóa để phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: tiến hành khảo sát, điều tra tình hình việc tổ chức dạy học phân hóa để phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh. Việc điều tra, khảo sát được tiến hành thông qua phiếu điều tra, dự giờ, phỏng vấn 5. Tính mới của đề tài. Đề tài “Tổ chức dạy học phân hóa chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”, Chương trình 2018 trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) có ý nghĩa trong việc tìm hiểu thực tiễn tổ chức dạy học phân hóa ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu và một số trường hiện tại; thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức DHPH trong việc phát triển các biểu hiện của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử ở học trò; hệ thống một số biện pháp tổ chức dạy học phân hóa theo chủ đề tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An: - Đề tài đã đề xuất được một số biện pháp nhằm phát huy năng lực của HS thông qua tổ chức dạy học phân hóa theo định hướng nghề nghiệp, theo mức độ nhận thức. 3 Theo Chương trình Giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018, DHPH được giải thích là Dạy học phân hoá: là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng HS khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi HS dựa vào đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của HS. [6; tr 36]. Trong quá trình tổ chức DHPH, giáo viên (GV) sẽ xác định mục tiêu, chuẩn bị kế hoạch bài dạy, xác định phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học đáp ứng nhu cầu, sở thích học tập, loại hình trí thông minh, phong cách học tập nổi bật của HS. Trên cơ sở các nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra quan niệm về DHPH như sau: DHPH bao gồm tất cả các chiến lược, phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học được sử dụng để cá nhân hóa người học, đáp ứng nhu cầu và năng lực học tập của người học nhằm mục tiêu thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển năng lực và phẩm chất của HS”. Xuất phát từ những quan niệm trên, DHPH có thể thực hiện ở 2 cấp độ: DHPH ở cấp vĩ mô (phân hóa ngoài), là sự tổ chức quá trình DH thông qua cách tổ chức các loại trường khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau, xây dựng các chương trình GD khác nhau. DHPH ở cấp vi mô (phân hóa trong), là tổ chức quá trình DH với việc sử dụng những biện pháp phân hóa thích hợp trong tiết học của lớp học, cùng một chương trình và SGK có tính đến đặc điểm, hoàn cảnh, năng lực, nhu cầu cá nhân HS. Hình thức phân hóa này luôn được là cần thiết, đó là nhiệm vụ của GV trực tiếp giảng dạy cũng như của tổ chuyên môn và hiệu trưởng nhà trường. Và trong đề tài khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc DHPH ở cấp độ vi mô, áp dụng vào một chương trong chương trình giảng dạy Lịch sử ở trường THPT. 1.2. Đặc điểm của dạy học phân hóa trong dạy học lịch sử. Thứ nhất là tính chủ động: Quá trình DHPH đặt ra yêu cầu GV phải chủ động nghiên cứu nghiên cứu đặc điểm của HS trước khi bắt đầu xây dựng chương trình (phân hóa ngoài) chuẩn bị kế hoạch bài dạy (phân hóa trong). Trên cơ sở hiểu HS, GV sẽ đến khâu tiếp theo trong việc lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp với khả năng nhận thức của HS trên tinh thần thiết kế các đơn vị kiến thức mới, không trùng lặp với những điều đã biết của HS và tăng cường mức độ thử thách ở các chiều tư duy bậc cao. Về phía người học, HS sẽ được trao quyền chủ động “hiểu mình” để lựa chọn các hoạt động học tập (nguồn học liệu nghiên cứu, nhiệm vụ cần thực hiện), khám phá thế mạnh tiềm ẩn của bản thân và phát huy thế mạnh đó để đạt được sự tiến bộ tự thân. Thứ hai là tính hệ thống: Cộng đồng lớp học luôn thể hiện tính đa sắc bởi những mảnh ghép đến từ sự đa dạng về bản sắc trí tuệ, khả năng nhận thức của mỗi HS. Chính vì vậy, tiến hành DHPH cần sự kết hợp đa dạng các phương pháp, phương tiện dạy học của HS. Hình thức tổ chức dạy học cũng cần được tiến hành đa dạng từ cá nhân, theo cặp, theo nhóm để đáp ứng cảm xúc cá nhân, phong cách học tập để tối ưu hóa kết quả đầu ra của HS. Tuy nhiên, khi tiến hành đa dạng các 5 tượng HS yếu, trung bình. GV sẽ giúp HS hiểu rằng thầy cô luôn đánh giá cao sự nỗ lực học tập của các em. Điều đó không chỉ nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS đối với việc quản lí lớp học hiệu quả mà còn giúp các em phát triển được tính độc lập – phẩm chất quan trọng cần hình thành ở người học. Tổ chức phân hóa lớp học trong DHLS sẽ đáp ứng và thúc đẩy niềm đam mê bộ môn Lịch sử đối với các thế hệ HS. Các chủ đề, bài học của bộ môn Lịch sử luôn là sự kết nối tổng hòa của các đơn vị kiến thức có mối liên hệ với nhau. Khi vận dụng DHPH vào trong DHLS, HS sẽ được tiếp cận nội dung học tập mà mình yêu thích, say mê, phù hợp với năng lực nhận thức, phong cách học tập. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, là những cái đã qua nên rất khó kiểm chứng, chính vì vậy GV cần vận dụng những PPDH mới để có thể tái tạo lại quá khứ lịch sử một cách sinh động nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với trình độ của HS. “Phân hóa nhưng không phân biệt” chính là một thách thức rất lớn đối với người dạy trong quá trình tổ chức DHPH. Khi tổ chức DHPH, HS sẽ được trao các cơ hội bình đẳng dành cho tất cả học sinh, học sinh có năng khiếu và cả học sinh trung bình yếu. Tất cả các em sẽ được thấu hiểu, giúp đỡ khi gặp khó khăn và đồng hành bởi chính thầy cô để đạt được những mục tiêu của bản thân. Khi nhận được sự tôn trọng và động viên bởi chính thầy cô, HS sẽ luôn có niềm tin ở bản thân và cố gắng phát huy những giá trị vốn có của bản thân trong quá trình học tập. Trong bối cảnh môn Lịch sử đang trên hành trình tìm về với vị thế xứng đáng của mình, DHPH sẽ giúp HS thêm trân trọng những giá trị quá khứ, có ý thức bảo tồn những di sản ông cha đã kiến tạo qua các nền văn minh trên đất nước Việt Nam, từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Tổ chức DHPH trong DHLS giúp HS có nhiều cơ hội đưa ra đánh giá, phân tích, bình luận lịch sử theo quan điểm và khả năng của mình trong quá trình học. Mặt khác, DHPH yêu cầu HS phải dựa vào năng lực và trình độ của mình để giải quyết vấn đề đặt ra, tích cực trong mọi hoạt động học tập để chiếm lĩnh nguồn tri thức. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Đặc điểm học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Đối tượng HS THPT (14,15 đến 17,18 tuổi) thuộc thời kì đầu của tuổi thanh niên. Ở lứa tuổi này HS có sự trưởng thành đi đôi với tính phức tạp ở hai mặt cơ bản: sinh lí và tâm lí. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kĩ vì sự phát triển tâm sinh lí của HS THPT và sự trưởng thành về nhận thức xã hội đôi khi không đi liền với nhau. Tuổi HS THPT là thời kì sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Thể trạng cơ thể của HS đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, tuy nhiên chưa được hoàn thiện như người lớn. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. Nhưng nhìn chung, lứa tuổi HS THPT có một số đặc điểm nổi bật: sự tự ý thức; việc bắt đầu hình thành thế giới quan; nhận thức xã hội phát triển. 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_phan_hoa_chu_de_mot_so.pdf