Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy, học bộ môn Lịch sử 6 (bộ sách Cánh diều)
Lịch sử là một trong những môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử giúp các em biết được quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất là biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Dạy và học Lịch sử chính là dạy và học làm người, là thông qua những câu chuyện, những bài học Lịch sử để giáo dục nhân cách, lòng yêu nước của con người. Học Lịch sử để hiểu đất nước và dân tộc mình, để hiểu những vinh quang, cay đắng mà các thế hệ tiền nhân đã đổ bao xương máu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để từ những bài học quá khứ mà nhận biết giá trị của ngày hôm nay và hướng tới mai sau
Khi thực hiện dạy – học theo“Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018” thì đa dạng các hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trở thành nhu cầu tất yếu. Chỉ khi giáo viên vận dụng các hình thức dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực một cách phù hợp vào thực tiễn giảng dạy mới thật sự đem lại hiệu quả giáo dục. Bởi lẽ mục tiêu của giáo dục hiện nay, đặc biệt là trong chương trình GDPT năm 2018 thì giáo viên không chỉ cung cấp tri thức mà còn phát triển cho học sinh những năng lực chung, năng lực đặc thù của môn học và qua đó hình thành cho học sinh những phẩm chất cơ bản cần có.
Nhưng thực tiễn, nhiều giáo viên chưa thích ứng với dạy học theo phương pháp mới, ngại đổi mới tìm tòi dẫn đến sách giáo khoa đã thay đổi theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh nhưng cách hướng dẫn hoạt động học của giáo viên lại chưa thay đổi. Giáo viên vẫn chỉ chủ yếu áp dụng những phương pháp giảng dạy truyền thống như vấn đáp, thảo luận nhóm bằng câu hỏi đơn giản. Chính vì vậy nên dẫn đến học sinh không hào hứng với bộ môn KHXH nói chung và phân môn Lịch sử nói riêng, không thích học lịch sử, thậm chí học sinh luôn coi phân môn Lịch sử là môn phụ. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục môn học chưa cao.
Từ thực tế đó đòi hỏi giáo viên cần phải áp dụng các hi chú ý đến các hình thức dạy học dạy học, đa dạng các hoạt động dạy học theo phương châm “Thầy hướng dẫn, trò thực hiện”. Vậy làm sao để tổ chức học sinh tiếp cận kiến thức hiệu quả? Làm sao tạo được hứng thú học tập cho học sinh? Làm sao để nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Lịch sử?
Đó chính là lý do tôi nghiên cứu đề tài:
“Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học bộ môn Lịch sử 6”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy, học bộ môn Lịch sử 6 (bộ sách Cánh diều)

Đó chính là lý do tôi nghiên cứu đề tài: “Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học bộ môn Lịch sử 6”. 2. Mục đích nghiên cứu. a. Đối với giáo viên. Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, phát triển tư duy, tính tích cực, tự giác, tự học tập của học sinh. Chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tế cuộc sống. Thiết kế tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động của bài học lịch sử lớp 6 với hình thức đa dạng, phong phú, có sự hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và nhận thức của học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường. b. Đối với học sinh. Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập, tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy (cô), cho bạn; biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Thông qua nội dung bài học, lên hệ thực tế tạo cho học sinh biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và có cuộc sống bình thường trong một xã hội hiện đại. 3.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6A – Số học sinh: 44 4. Thời gian và phạm vi nghiên cứu. a. Thời gian nghiên cứu: Đề tài này được tôi nghiên cứu, tiến hành thực nghiệm từ Từ tháng 9 năm 2022 b. Phạm vi nghiên cứu. Để nâng cao quá trình tiếp thu và tạo hứng thú của các em trong quá trình học lịch sử, tôi tiến hành nghiên cứu “Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất ượng dạy- học bộ môn Lịch sử 6”. Đề tài tập trung giới thiệu và giải quyết những vấn đề về việc áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực như kể chuyện lịch sử, đóng kịch, hướng dẫn viên du lịch, sử dụng tranh ảnh và tiến hành hoạt động nhóm trong việc tổ chức dạy và học. Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu toàn bộ bộ môn lịch sử 6 và có thể áp dụng cho tất cả các khối 7 học lịch sử và có một số điểm áp dụng cho các môn học khác. 5. Phương pháp nghiên cứu. Xuất hiện tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân: Trong quá trình giảng dạy Lịch sử giáo viên chưa sử dụng phương pháp phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu môn học đề ra, chưa khơi gợi được hứng thú cho học sinh, học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử, chưa thấy hết nhiệm vụ sâu xa của mình đối với dân tộc, đối với đất nước vì những nền tảng ban đầu ở cấp học bên dưới đã tạo cho các em sự chú ý mờ nhạt đối với môn học này. Do đó giáo viên dạy Lịch sử ở các trường THCS cần cập nhật nhiều phương pháp truyền tải kết hợp với lồng ghép, tích hợp liên môn và đặc biệt nhất cập nhật mới nhất trong những năm gần đây và không thể nào thiếu đó là “Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất ượng dạy- học bộ môn Lịch sử 6”. 2. Quá trình thực hiện đề tài SKKN. a. Khảo sát thực tế * Về phía giáo viên: Năm học 2022 – 2023 là năm học thứ 2 mà toàn ngành giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 6. Cho nên cả giáo viên còn bỡ ngỡ trong dạy và học. Giáo viên gặp không ít khó khăn khi hướng dẫn học sinh học tập. Còn lúng túng khi vận dụng phương pháp giảng dạy để phù hợp với những thay đổi về chương trình sách giáo khoa. Cách xây dựng chương trình sách giáo khoa bộ môn ( phân môn Lịch sử 6) mang tính mở, nội dung đã được chọn lọc nên ngắn gọn tạo cơ hội cho giáo viên ứng dụng được nhiều phương pháp và kĩ thuật vào dạy và học. Tuy nhiên, giáo viên chưa áp dụng được những cách dạy phù hợp, chưa phát huy được ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống phối hợp với đổi mới phương pháp bằng việc sử dụng trò chơi cũng như vận dụng những kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy. Khi tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi nhận thấy các đồng nghiệp đều có khó khăn chung là thiếu ý tưởng trong tổ chức các hoạt động học của học sinh, giờ giảng vẫn nặng về hoạt động của thầy, hoạt động của trò chưa chú trọng đến sản phẩm học tập. * Về phía học sinh Các em thường rụt rè, nhút nhát,thường thụ động, thiếu sự sáng tạo khi học. Các em chưa ham thích học tập môn học, chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập, hiệu quả học tập chưa cao. b. Những giải pháp thực hiện. Việc “Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất ượng dạy- học bộ môn Lịch sử 6”. như là phương tiện dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Dưới dạng công cụ thiết bị dạy học, giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Thể hiện được ý nghĩa và vai trò trong dạy học lịch sử qua nhiều góc độ. Về vai nhiệm của học sinh với mình từ đó có thể định hướng cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. 2.2. Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học: Chúng ta cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở đối tượng học sinh, mặt bằng học sinh ở địa phương theo hướng phát huy tính tích cực tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức về thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập lịch sử cho các em. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử cần được tiến hành qua những biện pháp sư phạm chủ yếu sau: Thứ nhất: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ được con người khôi phục, dựng lại tái hiện lại và xâu chuỗi kết nối lại với nhau nhờ các tư liệu như truyền miệng, hiện vật, chữ viết vì thế học sinh không thể tiếp xúc trực tiếp vì vậy khi dạy học lịch sử giáo viên khi dạy kiến thức mới cần gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức cơ bản đã học có liên quan khi học kiến thức mới. Điều này hơi khó vì học sinh sẽ quên nhiều nhưng nếu chúng ta biết cách hướng dẫn gợi mở thì học sinh sẽ nhớ được. Giáo viên cũng cần gợi ý những vấn đề cơ bản mà học sinh đã học kết nối xâu chuỗi với các kiến thức mới thành những vấn đề, chủ đề kiến thức hệ thống logic. Ví dụ: khi dạy bài Nước Văn Lang khi dạy mục 1 Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Giáo viên gợi ý giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở phần lịch sử thế giới đã học ở bài các quốc gia cổ đại phương Đông bằng cách đạt câu hỏi hãy cho biết các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu? Trong điều kiện như thế nào? Từ đó dẫn dắt vào bài sẽ giúp các em dễ hiểu hơn những lí do ra đời của nhà nước Văn Lang. Dạy học là dạy cho học sinh những cái chưa biết trên cơ sở những cái đã biết. Vì vậy khi dạy chúng ta có thể đặt những câu hỏi giúp học sinh tìm ra được các em đã biết và phát triển thêm cho các em những kiến thức mới nhằm tạo ra mối liên hệ giữa kiến thức đã có và kiến thức cần phải có. Ví dụ: Khi dạy bài “ Các quốc gia cổ đại phương Tây” lớp 6 có thể khai thác vốn kiến thức của học sinh đã có để xác lập mối quan hệ với bài mới bằng câu hỏi: “Hãy so sánh sự khác nhau về thành phần xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây”. Thứ hai: Ở trên lớp, giáo viên không trình bày đầy đủ, chi tiết nội dung các mục trong bài,mà chỉ nhấn mạnh, mở rộng nội dung sách giáo khoa để học sinh tự học bởi vì sách giáo khoa là tài liệu cơ bản để học sinh học tập. Để làm được điều này, giáo viên phải làm việc tích cực mới có thể giúp học sinh tự học, những gì phải trình bày kĩ, bổ sung tài liệu tham khảo. Học sinh tích cực tự học sách giáo khoa những điều mà giáo viên không giảng, theo dõi những Thứ năm: Giáo viên nên vận dụng tốt dạy học nêu vấn đề. Giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, nêu vấn đề và tổ chức, thúc đẩy hoạt động tìm tòi sáng tạo của học sinh giải quyết vấn đề. Để thực hiện tốt khi chuẩn bị giáo án, giáo viên nêu rõ nhiệm vụ của học sinh trong giờ học dưới dạng các câu hỏi nêu vấn đề. Các câu hỏi nêu vấn đề đưa vào đầu giờ học nhằm động viên sự chú ý, huy động các năng lực học thức của học sinh vào việc theo dõi bài giảng để tìm câu trả lời. Những câu hỏi này là những vấn đề cơ bản của bài học mà học sinh cần nắm. Thứ sáu: Không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử, giảng dạy bằng giáo án điện tử sẽ tạo hứng thú giữa thầy và trò trong tiết học. Khai thác kiến thức thông qua hình ảnh, phim tư liệu sinh động hấp dẫn. Giáo viên được giảm nhẹ việc thuyết giảng, hiệu quả bài học cao. Tuy nhiên khi dạy giáo án điện tử cần phải kết hợp tốt với phương pháp trình bày bảng để chắt lọc nội dung cho các em ghi hệ thống kiến thức cơ bản tránh tình trạng lạm dụng mà gây phản tác dụng. Thứ bảy: Sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử có hiệu quả: hướng dẫn học sinh lập sơ đồ chân chim hoặc tự vẽ bản đồ tư duy giúp học sinh dễ hiểu khắc sâu, khái quát hóa kiến thức bài học.Từ đó dễ nhớ, dễ học sự kiện lịch sử cơ bản Thứ 9: Tổ chức trò chơi. *Xác định phạm vị áp dụng trò chơi: Căn cứ vào nội dung bài học để lựa chọn một số trò chơi phù hợp để tìm ra kiến thức ở phần: Khởi động; Hình thành kiến thức và khắc sâu kiến thức ở phần” Luyện tập. Vận dụng được trong thực tế. *Xác định mục đích trò chơi: Làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo cảm giác thỏa mái, dễ chịu, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh tạo cho các em cảm giác vừa học vừa chơi nhưng đêm lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, các trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, tinh thần trách nhiệm lẫn nhau. Lựa chọn nội dung, chủ đề cần giáo dục tuyên truyền. Muốn xác định được chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thức mới gì? Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?” *Phân loại trò chơi: Trò chơi rất phong phú và đa dạng, có nhiều hình thức chơi khác nhau nên khi tổ chức giáo viên phải lựa chọn trò chơi nào phù hợp với mục đích, phạm vi, yêu cầu của bài học để mang lại hiệu quả giáo dục cao. *Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi: Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi trọng tâm, nhưng vừa sức đối với học sinh, câu hỏi không quá khó mà cũng không quá dể. Kiến thức câu hỏi không nên thách đố học sinh. Vì nếu ra câu hỏi quá khó học sinh không trả lời được, sẽ tốn nhiều thời gian, làm cho không khí lớp học trở nên căng thẳng. *Phổ biến luật chơi: Giáo viên phải phổ biến chi tiết, tỉ mỉ luật chơi để HS hiểu và thực hiện không vi phạm nội quy, phổ biến cách xác nhận kết quả và cách tính điểm, trao giải. *Tiến hành trò chơi trên lớp: Gồm 05 bước. Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi. Bước 2: Lựa chọn đội chơi. Bước 3: Thể lệ trò chơi. Bước 4: Tổ chức trò chơi. Bước 5: Tổng kết trò chơi: Giáo viên nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những ưu và khuyết. Công bố kết quả chơi và trao phần thưởng, động viên các đội chơi bằng tặng sao thi đua, tặng bút hay những vật dụng nhỏ, các phần quà bất ngờ như tràng vỗ tay, điểm 10, được các bạn hát tặng 1 đoạn bài hát nào đó Một số trò chơi. Các trò chơi tôi thường áp dụng gồm cả trò chơi thực hiện trực tiếp hoặc kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin. Qua quá trình thực hiện tôi đã ứng dụng các trò chơi như sau: nhạy bén, tái hiện kiến thức lịch sử, khả năng vận dụng kiến thức. Phát triển năng lực tư duy và phẩm chất chăm chỉ, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, trách nhiệm với nhau, tăng cường hoạt động tập thể, sự phối hợp nhịp nhàng, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tôi nhận thấy áp dụng giải pháp tổ chúc trò chơi ở phân môn Lịch sử 6, thể hiện được các nội dung sau: Tính mới: Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề, trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo cảm giác thỏa mái, dễ chịu, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú cho HS tạo cho các em cảm giác vừa học vừa chơi nhưng mang lại hiệu quả cao hơn. Phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, lòng trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tính sáng tạo: Tổ chức trò chơi để kiểm tra kiến thức, khắc sâu kiến thức trong các phần khởi động, luyện tập, hình thành kiến thức mới.... Dựa trên các game show trò chơi trên truyền hình, tôi đã chọn lọc và tìm ra cách áp dụng tốt nhất trong các tiết dạy học Lịch sử. Tính khả thi: Trong quá trình áp dụng tôi thấy việc tổ chức trò chơi trong giờ các tiết dạy học lịch sử không chỉ áp dụng ở phân môn Lịch sử mà còn có thể áp dụng trong dạy học tất cả các môn học khác. Một tiết dạy minh họa “Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất ượng dạy- học bộ môn Lịch sử 6”. Bước 3: HS trả lời câu hỏi. Bước 4: GV chuẩn kiến thức và vào bài mới. GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs => GV kết nối vào bài học: Như các con đã biết ở những năm đầu công nguyên đến trước thế kỉ X, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách cai trị hà khắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, làm cho đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực. Bất bình trước những hành động ngang ngược đó, hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Trong đó có một số cuộc khởi nghĩa đã giành độc lập, tự chủ. Đó là những cuộc khởi nghĩa nào, cô cùng các con sẽ tìm hiểu bắt đầu từ tiết học hôm nay. Tiết 36 - Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X) 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43) (Tiết 36) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa; chỉ được trên lược đồ những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa; kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. b. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và phần chuẩn bị và tìm hiểu bài. Hãy nêu hiểu biết của con về Hai Bà Trưng? a. Nguyên nhân: Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân . - Do chính sách cai trị hà khắc của - GV yêu cầu nhóm trình bày phần đã chuẩn chính quyền đô hộ nhà Hán. bị. - Cái chết của Thi Sách – chồng Vậy qua hoạt cảnh các con nêu nguyên Trưng Trắc. nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? b. Diễn biến – kết quả Nhiệm vụ 3: Diễn biến – Kết quả - Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng - GV: Yêu cầu Nhóm 2 lên báo cáo kết đã phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân quả tìm hiểu của nhóm mình phần diễn biến nhanh chóng làm chủ Mê Linh hạ đã chuẩn bị. thành Cổ Loa và tiến đánh chiếm HS quan sát Lược đồ 15.2, GV trình bày lại được Luy Lâu. diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Khởi nghĩa thắng lợi. - Mùa hè năm 42, Mã Viện đem quân đàn áp Hai Bà rút quân về Hát - Do đâu cuộc khởi nghĩa thắng lợi? Môn. Kháng chiến thất bại. c. Ý nghĩa a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Trò chơi Nhanh như chớp. Các nhóm trực tiếp phất cờ và giành quyền trả lời. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng a. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ : Trong vai hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu về một số điểm di tích liên quan đến Hai Bà Trưng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả. Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. Mở rộng: Có một sự trùng lặp thú vị là ở Việt Nam chúng ta ngày quốc tế phụ nữ 8/3 cũng chính là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Noi gương Hai Bà, Ngày nay phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Trường THCS nói riêng luôn ra sức thi đua học tập, rèn luyện, sáng tạo, xứng đáng là con cháu Hai Bà Trưng. Và điều đó đã được nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý gửi gắm qua từng ca từ trong ca khúc BÀI CA BÀI CA PHỤ NỮ VIỆT NAM - Xin mời các thầy cô và các em cùng hòa vào bài hát. *) Hướng dẫn học sinh về nhà: - Học bài. - Chuẩn bị phần 2 .KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU ( Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa đa dạng hình thức khác nhau: Sơ đô, vẽ, đóng vai, hình ảnh) 3. Kết quả nghiên cứu. Sau thời gian áp dụng “Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất ượng dạy- học bộ môn Lịch sử 6”. tôi nhận thấy biện pháp có những hiệu quả rất rõ nét. Giáo viên không còn lúng túng trong việc áp dụng các biện pháp nhằm tổ chức học sinh học tập tích cực theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất, học sinh hào hứng tham gia các hoạt động học tập, yêu thích khám phá lịch sử, chất lượng học tập được nâng lên thể hiện qua các bài kiểm tra đánh giá giữa học kì và cuối học kì và kết quả cả năm học Để đánh giá được đúng nhất chất lượng áp dụng biện pháp tôi đã tiến hành cách thức đánh giá sau: Đánh giá kết quả của biện pháp qua bài kiểm tra sau
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_da_dang_cac_hoat_dong_day_hoc.docx