Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh

Đổi mới để phát triển – Một trong những định hướng lớn hiện nay của giáo dục nước ta trong vấn đề đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Muốn vậy, ngoài đổi mới về phương pháp dạy học thì đổi mới về nội dung kiến thức cũng là vấn đề quan trọng của chương trình giáo dục
Làm thế nào để phát triển năng lực người học? Làm thế nào để nội dung kiến thức chuyển thành những kĩ năng hành động, tạo nên giá trị cuộc sống? Đây là vấn đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay.
Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Chính vì vậy, dạy học nói chung và dạy học bộ môn sinh học nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế rất cấp thiết và mang tính thời sự. Các kiến thức sinh học không chỉ cung cấp những tri thức sinh học phổ thông cơ bản mà còn cho người học thấy được mối liên hệ qua lại giữa công nghệ sinh học, môi trường và con người ... Trong dạy học sinh học, ngoài dạy kiến thức lý thuyết thì việc rèn luyện các kỹ năng quá trình sinh học ( gồm phương pháp khoa học, tư duy khoa học,...) và việc vận dụng kến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn là rất quan trọng. Nếu như các em chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chưa thấy được vai trò của sinh học trong đời sống thì các em chưa có hứng thú, chưa có nhiều niềm đam mê trong học tập sinh học. Vì vậy để tạo dựng niềm đam mê, giúp sinh học gần hơn với thực tiễn thì việc thiết kế và sử dụng bài tập không nặng kiến thức hàn lâm, không nặng về tính toán mà cần phải chú trọng đến việc học sinh ứng dụng các kiến thức để hình thành và phát triển các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống cá nhân và xã hội... là hết sức cần thiết. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, bài tập theo định hướng tiếp cận PISA có những ưu điểm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó. Nó đặc biệt hữu ích trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực.
Vì vậy, với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập; tạo hứng thú để các em say mê, sáng tạo, động viên các em cố gắng nổ lực vươn lên trong cuộc sống... mà đích cuối cùng là đạt đến hạnh phúc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh ”.
pdf 67 trang Tú Anh 21/11/2024 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học Sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh
 PHỤ LỤC 
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 4 
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 4 
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 5 
4. Tổng quan .............................................................................................................. 5 
4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 5 
4.2. Kế hoạch nghiên cứu........................................................................................... 5 
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6 
6. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 6 
PHẦN II. NỘI DUNG ................................................................................................... 7 
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 7 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP 
THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 NHẰM PHÁT 
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ................................................................................... 7 
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 7 
1.1.1. Về đổi mới phương pháp dạy học .................................................................... 7 
1.1.2. Về Việc sử dụng bài tập sinh học trong dạy học sinh học ở trường THPT ..... 8 
1.1.3. Về việc xây dựng bài tập sinh học mới trong dạy học sinh học ở trường THPT. 
 .................................................................................................................................. 10 
1.1.4. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh Quốc tế PISA .......................... 10 
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 12 
1.2.1. Thực trạng nghiên cứu ................................................................................... 12 
1.2.2. Yêu cầu của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận 
PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh ...................... 12 
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... 13 
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA 
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ...... 13 
2.1. Thiết kế hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10
 .................................................................................................................................. 13 
2.1.1. Cơ sở và nguyên tắc ...................................................................................... 13 
2.1.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA ...................... 14 
 2 
 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài. 
 Đổi mới để phát triển – Một trong những định hướng lớn hiện nay của giáo 
dục nước ta trong vấn đề đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển 
năng lực người học. Muốn vậy, ngoài đổi mới về phương pháp dạy học thì đổi mới 
về nội dung kiến thức cũng là vấn đề quan trọng của chương trình giáo dục 
 Làm thế nào để phát triển năng lực người học? Làm thế nào để nội dung kiến 
thức chuyển thành những kĩ năng hành động, tạo nên giá trị cuộc sống? Đây là vấn 
đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay. 
 Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Chính vì vậy, dạy 
học nói chung và dạy học bộ môn sinh học nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến 
thức vào thực tế rất cấp thiết và mang tính thời sự. Các kiến thức sinh học không chỉ 
cung cấp những tri thức sinh học phổ thông cơ bản mà còn cho người học thấy được 
mối liên hệ qua lại giữa công nghệ sinh học, môi trường và con người ... Trong dạy 
học sinh học, ngoài dạy kiến thức lý thuyết thì việc rèn luyện các kỹ năng quá trình 
sinh học ( gồm phương pháp khoa học, tư duy khoa học,...) và việc vận dụng kến 
thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn là rất quan trọng. Nếu như các em chưa biết vận 
dụng kiến thức vào thực tiễn, chưa thấy được vai trò của sinh học trong đời sống thì 
các em chưa có hứng thú, chưa có nhiều niềm đam mê trong học tập sinh học. Vì 
vậy để tạo dựng niềm đam mê, giúp sinh học gần hơn với thực tiễn thì việc thiết kế 
và sử dụng bài tập không nặng kiến thức hàn lâm, không nặng về tính toán mà cần 
phải chú trọng đến việc học sinh ứng dụng các kiến thức để hình thành và phát triển 
các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống cá nhân và xã 
hội... là hết sức cần thiết. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, 
bài tập theo định hướng tiếp cận PISA có những ưu điểm hoàn toàn đáp ứng được 
yêu cầu đó. Nó đặc biệt hữu ích trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang chuyển từ 
dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực. 
 Vì vậy, với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, 
giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập; tạo hứng thú để các em say mê, sáng tạo, 
động viên các em cố gắng nổ lực vươn lên trong cuộc sống... mà đích cuối cùng là 
đạt đến hạnh phúc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thiết kế và sử dụng 
hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm 
phát triển năng lực học sinh ”. 
2. Mục đích nghiên cứu. 
 Đề tài nghiên cứu việc xây dựng hệ thống BTSH theo hướng tiếp cận PISA 
nhằm hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh góp phần 
 4 
 3 Từ - Thực nghiệm tại 1 số lớp và ở - Hoạt động cụ thể 
 10/09/2022 một số trường bạn ở Diễn Châu - Viết phần trọng 
 đến tâm của đề tài: Giải pháp 
 25/2/2023 và hiệu quả đề tài 
 4 Từ - Khảo sát thực tiễn và kết quả - Viết phần kết luận 
 25/02/2023 thực nghiệm - Hoàn thiện đề tài 
 đến 
 25/03/2023 
5. Phương pháp nghiên cứu. 
 - Nghiên cứu lý thuyết: 
 Tài liệu về lý luận như phương pháp dạy học sinh học, những vấn đề chung về 
đổi mới giáo dục trung học phổ thông, lý luận về việc xây dựng BTSH, chương trình 
đánh giá học sinh quốc tế PISA, chương trình sách giáo khoa sinh học 10 , sách giáo 
viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu có liên quan. 
 - Nghiên cứu thực tiễn: 
 + Phương pháp điều tra sư phạm: 
 Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng, so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng 
thời điểm, từng lớp để kiểm tra việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng 
tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 10 có phù hợp với nội dung, phương pháp, đối 
tượng học sinh hay không. 
 + Phương pháp đàm thoại. 
 Trao đổi với thầy cô giáo, đồng nghiệp, thăm dò ý kiến học sinh về việc sử dụng 
hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học lớp 10, qua 
đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung câu hỏi, bài tập cho phù hợp. 
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
 Trải nghiệm việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận 
PISA trong dạy học sinh học lớp 10 để kiểm chứng, đổi mới phương pháp kiểm tra 
đánh giá năng lực học sinh qua một số câu hỏi, bài tập mới. 
6. Tính mới của đề tài. 
Xây dựng hệ thống bài tập có tính mới: Tiếp cận PISA; tiếp cận chương trình GDPT 
2018 môn sinh học, đột phá trong khâu thiết kế bài tập và phương pháp sử dụng bài 
tập. 
 6 
 1.1.2. Về Việc sử dụng bài tập sinh học trong dạy học sinh học ở trường THPT. 
 1.1.2.1. Ý nghĩa của việc sử dụng BTSH trong dạy học sinh học ở trường THPT 
 Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập 
nhằm hình thành năng lực và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục 
KTĐG năng lực của HS và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học. 
 BTSH vừa là mục đích, vừa là nội dung lại vừa là PPDH hiệu quả, nó không 
chỉ cung cấp cho HS kiến thức, con đường giành lấy kiến thức mà còn mang lại niềm 
vui, niềm hứng thú của quá trình khám phá, tìm tòi, phát hiện cách giải quyết vấn 
đề. BTSH có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, đó là: 
 + Làm chính xác hoá những khái niệm sinh học; củng cố, đào sâu và mở rộng 
kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn; khi vận dụng kiến thức vào giải 
bài tập, HS mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc. 
 + Rèn luyện các kĩ năng sinh học cho HS 
 + Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào quá trình học tập và thực tiễn + 
 Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ sinh học và các thao tác tư duy. 
 + Là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS. 
 + Giáo dục đạo đức; tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa 
học. 
 BTSH có vai trò quan trọng trong dạy học sinh học tích cực: 
 - BTSH như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi phát hiện kiến thức, kĩ năng. 
 - BTSH mô tả một số tình huống thực của đời sống thực tế. 
 - BTSH được nêu lên như là tình huống có vấn đề. 
 - BTSH là một nhiệm vụ cần giải quyết. 
 1.1.2.2. Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học môn sinh học ở trường 
THPT 
 BTSH là phương tiện để tích cực hoá hoạt động của HS. Có nhiều cách để phân 
loại BTSH, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi phân theo 2 loại như sau: 
 * Bài tập tự luận 
 Bài tập tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công 
cụ đo lường là các câu hỏi, HS trả lời dưới dạng bài viết bằng ngôn ngữ của mình 
trong một khoảng thời gian đã định trước. 
 Ưu điểm 
 8 
 1.1.3. Về việc xây dựng bài tập sinh học mới trong dạy học sinh học ở trường THPT. 
 1.1.3.1.Ý nghĩa của việc xây dựng bài tập sinh học mới 
 Nhằm giảm thiểu kiến thức hàn lâm, nặng về tính toán, khai thác mạnh hơn về 
kiến thức sinh học thực tiễn xảy ra trong cuộc sống như BTSH trước đây (hướng tới 
xu hướng HS đi thi bộ môn sinh học có thể không phải mang máy tính bỏ túi); tăng 
cường khâu rèn luyện kĩ năng bộ môn, phát huy sáng tạo trong cách giải quyết vấn 
đề ở người học sinh học đáp ứng yêu cầu và phù hợp với định hướng đổi mới của bộ 
môn. 
 Việc xây dựng BTSH mới phù hợp với định hướng đổi mới của bộ môn sinh 
học nói riêng và định hướng đổi mới giáo dục nói chung. 
 1.1.3.2. Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập sinh học mới 
 - Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, chú ý tập trung vào rèn luyện và 
phát triển các phẩm chất, năng lực nhận thức, tư duy sinh học và hành động của HS. 
- BTSH cần chú ý đến việc vận dụng tích hợp liên môn và mang tính ứng dụng sinh 
học vào thực tiễn, kích thích trí tò mò, đam mê, hứng thú học tập, nghiên cứu khoa 
học ở các em. 
 - BTSH phải đa dạng về nội dung lẫn hình thức, phải có nội dung thiết thực ; 
câu hỏi, bài tập có thể sử dụng hình ảnh, thí nghiệm, có thể câu hỏi TNKQ hoặc câu 
hỏi tự luận.... 
1.1.4. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh Quốc tế PISA. 
 PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Programme for International Student 
Assessment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do Hiệp hội các nước phát 
triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo 
 Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem khi đến độ tuổi 
kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, HS đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức 
của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Chương trình đánh giá PISA còn hướng vào 
các mục đích cụ thể : 
 - Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực: Đọc hiểu, 
Toán học và Khoa học của HS. 
 - Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của HS. 
 - Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy - học tập có ảnh hưởng đến kết 
quả học tập của HS. 
 1.1.4.1. Năng lực Khoa học của PISA 
 10 
 - Một số câu hỏi không có câu trả lời “đúng”. Hay nói đúng hơn, các câu 
 trả lời được đánh giá dựa vào mức độ HS hiểu văn bản hoặc chủ đề trong câu 
 hỏi. 
 - “Mức đầy đủ” không nhất thiết chỉ là những câu trả lời hoàn hảo hoặc 
 đúng hoàn toàn. 
 - “Mức không đạt” không có nghĩa là hoàn toàn không đúng. 
1.2. Cơ sở thực tiễn. 
1.2.1. Thực trạng nghiên cứu. 
 1.2.1.1. Về giáo viên 
 Từ quan tâm việc HS học được cái gì đến quan tâm HS vận dụng được cái gì 
qua việc học. Qua việc tiến hành khảo sát tình hình thực tế một số trường THPT ở 
huyện Diễn Châu chúng tôi thấy rõ thực trạng: 
 - Nhiều GV không biết về PISA và các vấn đề về lĩnh vực khoa học trong kỳ 
thi PISA. 
 - GV sử dụng bài tập PISA ở mức độ còn ít, chưa đa dạng và hiệu quả sử dụng 
chưa cao, phổ biến nhất vẫn là những câu hỏi giải thích các hiện tượng thực tiễn. 
 - Chưa khai thác triệt để các ứng dụng của sinh học trong thực tế và các vấn đề 
thực tiễn có liên quan đến kiến thức sinh học vào nội dung bài tập trong KTĐG nên 
tính thực tiễn của môn học chưa cao. 
 1.2.1.2. Về học sinh 
 Năng lực của mỗi HS là khác nhau. Một số HS khá, giỏi rất năng động, sáng 
tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động học tập. 
Ngược lại HS yếu, kém lại rất lười học, tiếp thu bài học một cách thụ động. Có những 
BTSH tạo được nhiều hứng thú cho HS khá, giỏi, nhưng số HS yếu, kém lại không 
đủ khả năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều BTSH được sự hưởng ứng nhiệt 
tình của những HS yếu, kém, nhưng lại gây nhàm chán cho số HS khá, giỏi. 
1.2.2. Yêu cầu của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận 
PISA trong dạy học sinh học 10 nhằm phát triển năng lực học sinh. 
 1.2.2.1. Đối với giáo viên 
 Phân tích nội dung chương trình môn sinh học lớp 11 và tìm ra những mối quan 
hệ giữa kiến thức sinh học 10 với những vấn đề thực tiễn, xảy ra trong cuộc sống cá 
nhân và cộng đồng. 
 Chuẩn bị cho mình vốn kiến thức rộng trên các lĩnh vực khác nhau, thực hiện 
học tập suốt đời. 
 12 
 Sinh học vi sinh vật và virus 
 Nội dung các chuyên đề học tập 
 Chuyên đề 1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu. 
 Chuyên đề 2: Công nghệ enzym và ứng dụng. 
 Chuyên đề 3: Công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường 
 - Mục tiêu đánh giá của PISA 
 * Cơ sở thực tiễn 
 Sinh học lớp 10 là năm học đầu tiên của chương trình GDPT đối với HS cấp 
THPT. Bởi thực trạng sinh học cấp THCS là: Lớp 6 bắt đầu tiếp cận chương trình, 
lớp 9 HS có tư tưởng chung đầu tư cho các môn Toán, Văn, Ngoại Ngữ thi tuyển 
sinh vào lớp 10 (ở nghệ An). Vì vậy các em chưa tiếp cận bài tập PISA ở lớp 10 một 
cách hiệu quả. 
 Các vấn đề xảy ra trong thực tiễn đời sống cá nhân, của cộng đồng, của xã hội 
liên quan đến kiến thức sinh học lớp 10. 
 2.1.1.2. Nguyên tắc thiết kế bài tập sinh học theo hướng tiếp cận PISA Bài 
 tập sinh học tiếp cận PISA cần đáp ứng các nguyên tắc sau: 
 - Nội dung bài tập phải bám sát mục tiêu môn học. 
 - Nội dung bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và hiện 
 đại. 
 - Nội dung bài tập phải đảm bảo tính logic và hệ thống. 
 - Nội dung bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn. 
 - Các loại hình câu hỏi cần được đa dạng sinh động 
 - Các năng lực biểu đạt bao gồm xác định các câu hỏi khoa học, giải thích 
 hiện tượng một cách khoa học và đưa ra các kết luận dựa trên những căn cứ và 
 lí lẽ mang tính thuyết phục. Những năng lực các BT tiếp cận PISA hướng đến 
 bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của sinh học. 
 - Đáp án câu trả lời theo các mức đầy đủ, chưa đầy đủ và mức không đạt. 
2.1.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA. 
 2.1.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức 
 Dựa trên những định hướng đổi mới trong KTĐG môn sinh học trường THPT 
và phát huy điểm tích cực của PISA, khi xây dựng hệ thống BT lớp 10 định hướng 
tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực HS , cần lựa chọn những đơn vị kiến thức 
 14 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_he_thong_bai_tap_t.pdf