Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, cần có một hệ thống bài tập định hướng năng lực để đặt học sinh vào các tình huống xuất phát từ thực tiễn, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ có nhu cầu được tìm hiểu, tích cực tương tác, chủ động tham gia,… Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực tế, hình thành được phẩm chất, năng lực cũng như những giá trị, tình cảm của người học.
PISA - Programme for International Student Assessment - Chương trình giá học sinh quốc tế do hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. Các câu hỏi của PISA (đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế) đều dựa trên các tình huống của đời sống thực, hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng lập luận, giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học cho HS. Dạng thức của câu hỏi phong phú, chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu hỏi đa dạng như: Bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo (Ministry og Education and Training, 2015).
Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Chính vì vậy, dạy học nói chung và dạy học bộ môn sinh học nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế rất cấp thiết và mang tính thời sự. Trong quá trình dạy học môn sinh học, chúng tôi nhận thấy quan điểm của PISA trong việc đánh giá học sinh phù hợp với định hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh.
Xu hướng sử dụng bài thi đánh giá năng lực theo chuẩn Quốc tế ngày càng được các trường đại học hàng đầu Việt Nam dùng để xét tuyển và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kịp thời thích ứng. Vì vậy việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi theo quan điểm PISA là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục.
Năm học 2021-2022 chúng tôi đã xây dựng được bộ câu hỏi PISA Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh học 11 trong đề tài nghiên cứu khoa học và qua kết quả đạt được chúng tôi càng thấy rõ tính cấp thiết, khả thi của đề tài.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”.
pdf 51 trang Tú Anh 21/11/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh
MỤC LỤC 
NỘI DUNG TRANG 
Phần I: Đặt vấn đề 1 
1. Lí do chọn đề tài 2 
2. Mục đích nghiên cứu 2 
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2 
4. Phương pháp nghiên cứu 2 
Phần II: Nội dung nghiên cứu 3 
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn xây dựng bài tập 3 
PISA 
1.1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo PISA 3 
1.1.1. Bài tập PISA là gì? 3 
1.1.2. Đặc điểm bài tập PISA 3 
1.1.3. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA 4 
1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng bài tập PISA trong dạy 5 
học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS 
1.2. Thực tiễn việc xây dựng và vận dụng câu hỏi theo kĩ thuật 6 
PISA tại đơn vị công tác 
1.2.1. Thực trạng chung 7 
1.2.2. Thực tiễn việc “Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy 11 
học chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào 
- Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng 
lực cho học sinh” học tại đơn vị công tác 
Chương 2: “Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học 12 
Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào 
- Sinh học 10 SGK Cánh Diều nhằm phát triển phẩm chất và 
năng lực cho học sinh” 
2.1. Cơ sở, nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập PISA 11 
2.2. Xây dựng bài tập và hướng dẫn chấm theo PISA “Chủ đề 7: 14 
Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - Sinh học 10 
SGK Cánh Diều” 
 2 
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài 
 Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực của người học, nghĩa 
là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được 
cái gì qua việc học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Để thực hiện 
được điều đó, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích 
cực, cần có một hệ thống bài tập định hướng năng lực để đặt học sinh vào các tình 
huống xuất phát từ thực tiễn, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ có nhu 
cầu được tìm hiểu, tích cực tương tác, chủ động tham gia, Khi đó học sinh vừa 
phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng 
những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà 
trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, 
thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực tế, hình thành được 
phẩm chất, năng lực cũng như những giá trị, tình cảm của người học. 
 PISA - Programme for International Student Assessment - Chương trình giá 
học sinh quốc tế do hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. 
Các câu hỏi của PISA (đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế) đều dựa trên các tình 
huống của đời sống thực, hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát 
triển khả năng lập luận, giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học cho HS. Dạng thức 
của câu hỏi phong phú, chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu hỏi đa dạng như: 
Bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo (Ministry og Education and 
Training, 2015). 
 Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Chính vì vậy, dạy 
học nói chung và dạy học bộ môn sinh học nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến 
thức vào thực tế rất cấp thiết và mang tính thời sự. Trong quá trình dạy học môn sinh 
học, chúng tôi nhận thấy quan điểm của PISA trong việc đánh giá học sinh phù hợp 
với định hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh. 
 Xu hướng sử dụng bài thi đánh giá năng lực theo chuẩn Quốc tế ngày càng 
được các trường đại học hàng đầu Việt Nam dùng để xét tuyển và dự kiến sẽ tiếp tục 
tăng trong những năm tiếp theo, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kịp thời thích 
ứng. Vì vậy việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi theo quan điểm PISA là cần 
thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục. 
 Năm học 2021-2022 chúng tôi đã xây dựng được bộ câu hỏi PISA Phần B: 
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh học 11 trong đề tài nghiên cứu 
khoa học và qua kết quả đạt được chúng tôi càng thấy rõ tính cấp thiết, khả thi của 
đề tài. 
 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng 
bài tập PISA trong dạy học Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào 
 4 
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG 
BÀI TẬP PISA 
 1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo PISA 
 1.1.1. Bài tập PISA là gì? 
 PISA – “Programme for International Student Assessment – Chương trình 
đánh giá HS quốc tế” do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng 
và chỉ đạo, đối tượng đánh giá là HS trong độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt 
buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng). PISA nổi bật nổi 
bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kì 3 năm 1 lần. Mục tiêu tổng quát của PISA 
nhằm kiểm tra xem ở độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, HS đã chuẩn bị 
được những kiến thức kỹ năng gì. Chương trình hướng vào việc giải quyết và đo 
lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của HS. 
 Bài tập PISA chú trọng đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức và kỹ năng 
của mình khi đối mặt với những tình huống và thử thách liên quan đến kiến thức và 
kỹ năng đó. Bài tập PISA xây dựng 1 khung đánh giá năng lực riêng không dựa trên 
bất cứ chương trình giáo dục của một quốc gia nào về 3 mảng chính: Năng lực toán 
học, năng lực đọc hiểu và năng lực khoa học. Qua mỗi chu kì các năng lực được bổ 
sung thêm như: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tài chính, năng lực sử dụng 
máy vi tính, năng lực công dân toàn cầu. Mỗi kì đánh giá sẽ có một lĩnh vực được 
lựa chọn để đánh giá sâu hơn, gọi là lĩnh vực trọng tâm và sử dụng làm căn cứ để 
xếp loại chất lượng của các quốc gia. Kết quả của PISA giúp cung cấp các dữ liệu 
so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. PISA cũng 
khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ 
sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước. 
 1.1.2. Đặc điểm bài tập PISA 
 Bài tập PISA đánh giá năng lực thông qua các Unit (bài tập) bao gồm phần 
dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ, tranh ảnh 
quảng cáo, văn bản, bài báo) và theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp 
cùng dựa trên một phần dẫn chung. 
 Câu hỏi được xây dựng dựa trên: 
 - Năng lực thành phần: Giải thích hiện tượng khoa học, Đánh giá và thiết kế 
các câu hỏi truy vấn khoa học, Phân tích và giải thích dữ liệu và các bằng chứng 
khoa học. 
 - Bối cảnh tình huống: Sức khỏe – bệnh tật; chất lượng dân số; chất lượng môi 
trường; khoa học và công nghệ. Đánh giá PISA không phải là đánh giá các ngữ cảnh 
(context), mà đánh giá về các phẩm chất và các năng lực (competencies), đánh giá 
kết quả về việc sử dụng thành công kiến thức và kĩ năng khoa học trong các tình 
huống, ngữ cảnh cụ thể đó. 
 6 
 - Đánh giá PISA là đánh giá quan tâm đến sự phát triển người học từ đó tạo 
động cơ cho người học, giúp học có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình. Cho 
phép GV nhận dạng và kích thích khả năng sáng tạo của HS. 
 - Đánh giá PISA sẽ đánh giá mức độ nắm vững tri thức khoa học của HS ở 
mức độ tích hợp, trong khi đánh giá kiến thức, kĩ năng chỉ đánh giá được tri thức 
khoa học của HS ở mức độ đơn lẻ 
 - Đánh giá PISA có khả năng đánh giá mức độ áp dụng tri thức khoa học vào 
thực tiễn của HS. 
 Đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA là: Đánh giá 
kiến thức khoa học của một cá nhân và khả năng sử dụng kiến thức đó để nhận 
biết các câu hỏi, tiếp thu kiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học, và 
rút ra các kết luận có cơ sở về các vấn đề liên quan đến khoa học" 
 1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng bài tập PISA trong dạy học 
nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS 
 Phẩm chất (PC) và năng lực (NL) là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân 
cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học và 
giáo dục phát triển PC, NL là sự “tích lũy” dần dần các biểu hiện, yếu tố của phẩm 
chất và năng lực người học để chuyển hoá và góp phần hình thành, phát triển nhân 
cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo 
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận PC, NL người học, từ chỗ quan tâm tới việc học 
sinh (HS) học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. 
 Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; 
cùng với NL tạo nên nhân cách con người. Các PC chủ yếu cần hình thành và phát 
triển cho HS phổ thông bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách 
nhiệm. 
 Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất 
và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh 
nghiệm, kĩ năng và cácthuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực 
hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể. 
 NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi 
hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. NL đặc thù là 
những NL được hình thành và phát triển trên cơ sở các NL chung theo định hướng 
chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi 
trường đặc thù, cần thiết cho hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt 
động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao... 
 Các năng lưc̣ chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và 
hoạt động giáo dục: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn 
đề và sáng tạo; 
 8 
 1.2. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng bài tập PISA ở trường THPT 
 1.2.1. Thực trạng chung 
 Việt Nam tham gia PISA từ chu kì 2012 với chỉ số GDP thấp nhất trong các 
quốc gia tham gia PISA (2009, thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam 
được hơn 1000 USD/năm, thấp thứ 69/70 quốc gia và vùng lãnh thổ). Tuy nhiên, với 
quyết tâm của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam đã tham gia chu kì 
2012, bắt đầu triển khai từ 2010. Khi ngay lần tham gia đầu tiên, Việt Nam đã đạt 
điểm cao hơn mức trung bình chung của OECD, hơn cả Anh, Mỹ, O-xtray-li-a trên 
bảng xếp hạng. Ở những chu kì tiếp theo kết quả của PISA của Việt Nam tiếp tục 
tỏa sáng, điều này cho thấy giáo dục Việt Nam không chỉ đạt thành tựu về phát triển 
quy mô, số lượng mà còn đạt chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản không thua kém 
gì thế giới. Dưới đây là thông tin tóm tắt về kết quả PISA qua từng chu kì. 
 Lĩnh vực trọng tâm 2012 2015 2018 
 Toán học 17/65 22/70 24/79 
 Khoa học 8/65 8/70 4/79 
 Đọc hiểu 19/65 32/70 13/79 
 Bảng 1: Kết quả PISA của Việt Nam qua từng chu kì. 
 Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, tham gia PISA là cơ hội hội nhập quốc tế 
về giáo dục; để biết nền giáo dục Việt Nam đang ở đâu trên thế giới, có được bức 
tranh tổng thể về giáo dục quốc gia so với giáo dục quốc tê, làm cơ sở cho đề xuất 
những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia. Điều này góp phần đổi mới phương 
pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, thi và đánh giá theo hướng 
phát triển năng lực, góp phần chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục, xây 
dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. 
 Từ năm 2012, Bộ giáo dục cũng đã có nhiều lần tổ chức tập huấn cho cán bộ 
cốt cán từ trung ương đến địa phương. Để đưa PISA vào phổ thông, Bộ chỉ đạo trên 
toàn quốc các giáo viên đã được tập huấn PISA về trường sẽ giới thiệu lại cho giáo 
viên trong trường thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, thảo luận 
từng dạng bài thi và câu hỏi thi PISA. Đối vởi Tỉnh Nghệ An, từ năm 2012 đến nay 
cũng đã có nhiều nghiên cứu của các giáo sư và tiến sĩ về lĩnh vực này. Tại đơn vị 
công tác chúng tôi cũng đã được giới thiệu, cung cấp tài liệu để tham khảo. 
 Chúng tôi tiến hành khảo sát 125 GV (90 GV tại đơn vị công tác và 35 GV 
trường THPT lân cận) bằng phiếu khảo sát với 6 câu hỏi: 
 1. Thầy/ cô có thường xuyên thiết kế và sử dụng bài tập PISA vào giảng dạy 
không? 
 2. Thầy/ cô đã sử dụng bài tập PISA vào những hoạt động nào trong tiến trình 
dạy học? 
 10 
12 
 Thông qua việc khảo sát bằng Google Forms cũng như xử lí số liệu với thang 
đánh giá 4 mức (tương ứng với số điểm từ 1 đến 4) ở bảng 2, bảng 3, chúng tôi nhận 
thấy cần thiết phải có sự quan tâm và nghiên cứu sâu về việc thiết kế và sử dụng bài 
tập tiếp cận PISA vào giảng dạy nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, 
giúp GV và HS thích ứng kịp thời với xu hướng đánh giá hiện đại. 
 1.2.2. Thực tiễn việc “Thiết kế và sử dụng bài tập PISA trong dạy học chủ 
đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào - sinh học 10 SGK Cánh 
Diều nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh” tại đơn vị công tác 
 a. Khó khăn 
 Mặc dù vấn đề thi cử, đánh giá học sinh đang từng bước đổi mới nhưng còn 
nặng về lý thuyết, còn chú trọng vào ghi nhớ, tái hiện. Hầu hết trong các đề thi chưa 
hoặc có rất ít câu hỏi gắn liền kiến thức lý thuyết với thực tiễn. Các bài tập lại thiên 
về tính toán hóc búa, chưa khai thác hết bản chất sinh học cũng khiến cho các em 
mất dần tình yêu đối với môn Sinh học. Bên cạnh đó chủ yếu các đề kiểm tra, đề thi 
chỉ có câu trắc nghiệm đã làm giảm khả năng trình bày, tư duy logic và khả năng 
sáng tạo của học sinh. Cùng với đó tư tưởng “thi gì học nấy”, “học để thi, học để lên 
lớp” là một trở ngại lớn trong việc GV đổi mới phương pháp đánh giá theo hướng 
phát triển phẩm chất và năng lực. 
 Việc thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học là một xu hướng 
hiện đại góp phần chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục, xây dựng chương 
trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, cách ra dạng bài tập PISA tốn rất nhiều 
công sức khi soạn đề và chấm bài, đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch, xây dựng 
thiết kế bài tập khá công phu, lựa chọn bối cảnh tình huống một cách cầu kỳ, cân 
nhắc kỹ lưỡng, phải thật sự tâm huyết mới có thể thực hiện. 
 b. Thuận lợi 
 Bên cạnh những khó khăn nêu trên, chúng tôi cũng nhận thấy những thuận lợi 
đặc thù của môn học Sinh học nói chung, cũng như nội dung chúng tôi lựa chọn nói 
riêng. Cụ thể: 
 - Môn Sinh học trong PISA nằm chủ yếu ở lĩnh vực thi khoa học. Các bài thi 
nhằm kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức khoa học để hiểu và giải thích các tình 
huống thực tiễn, tạo động cơ cho người học, giúp học có trách nhiệm hơn đối với 
việc học của mình. 
 - Nội dung chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kỳ tế bào và phân bào- 
phù hợp với bối cảnh tình huống trong PISA khoa học như: Sức khỏe – bệnh tật; các 
thói quen tốt- xấu; chất lượng dân số; thiên tai; khoa học và công nghệ. 
 14 
 * Quy trình xây dựng bài tập PISA: 
 Việc xây dựng hệ thống bài tập PISA nhằm phát triển phẩm chất và năng lực 
cho học sinh gồm 5 bước: 
 Bước 1: Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức phù hợp với các mục tiêu giáo 
dục. 
 Bước 2: Dựa vào mục tiêu của bài học, nội dung học tập, xác định các yêu cầu 
cần đạt sau khi học tập, từ đó xác định năng lực, tiêu chí và mức độ biểu hiện của 
năng lực. 
 Bước 3: Chọn chủ đề, tình huống, bối cảnh của phần dẫn, thiết kế bài tập, xây 
dựng hướng dẫn chấm. Bài tập tiếp cận PISA được thiết kế trong chủ đề 7: Thông 
tin giữa các tế bào, chu kỳ tế bào và phân bào - Sinh học 10 được gắn với bối 
cảnh/tình huống thực tế hoặc giả định, do đó, để tìm ra phương án trả lời hoặc cách 
giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi HS phải vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp, đánh 
giá và vận dụng kiến thức. Các bài tập được xây dựng theo hướng mở giúp HS tiếp 
cận theo nhiều hướng khác nhau, góp phần hình thành và phát triển toàn diện phẩm 
chất vànăng lực ở HS. Các bài tập này không chỉ có một đáp án duy nhất mà có thể 
chia theo các mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. 
 - Mức đầy đủ: HS thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ, giải quyết được các 
vấn đề bài tập đặt ra. Nếu quy đổi ra con điểm, thì cho điểm tối đa đối với câu trả lời 
này. 
 - Mức chưa đầy đủ: HS thực hiện được một phần trong các nhiệm vụ học tập 
được giao. Nếu quy đổi ra con điểm, GV có thể chia nhỏ thang điểm để chấm. 
 - Mức không đạt: HS thực hiện sai hoặc không thực hiện được các nhiệm vụ 
học tập được giao. Khi quy đổi ra con điểm, HS không được điểm 
 Bước 4: Đưa vào thực nghiệm sư phạm. 
 Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống bài tập 
 Hình 3: Quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA 
 16 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_bai_tap_pisa_trong.pdf