Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT (bộ sách Cánh diều)

Để nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa lí thuyết với thực tiễn, giữa sách vở với trải nghiệm thực tế, Khổng Tử đã nhận định rằng dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền tải tri thức cho người học mà quan trọng hơn là dạy cho họ biết cách tự mình nắm bắt, lĩnh hội tri thức nhân loại, đặc biệt là cách vận dụng kiến thức sách vở vào thực tiễn. Ông từng nói: “Học thuộc lòng ba trăm bài thơ trong Kinh Thi, giao cho việc chính sự, không làm nổi; sai đi sứ ở bốn phương, không biết đối đáp ra sao. Như vậy thì tuy học nhiều thật đấy nhưng nào có ích lợi gì đâu” (Luận ngữ - Thiên Tử Lộ).
Những tư tưởng, quan điểm của thế hệ đi trước có thể coi là những bước đi đầu tiên hình thành hoạt động học qua trải nghiệm mà ngày nay chúng ta gọi nó dưới cái tên “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. HĐTNST là hoạt động giáo dục đã được nhiều nước quan tâm, đặc biệt là các nước có nền giáo dục phát triển như Đức, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, …Bởi lẽ, HĐTNST dù diễn ra dưới hình thức nào cũng đều được thực hiện thông qua phương pháp thực hành và trải nghiệm thực tế để học sinh được tự mình khám phá, học hỏi bạn bè và đặc biệt phát triển cá nhân.
Tại Việt Nam, Giáo dục - Đào tạo cùng với Khoa học - Công nghệ cũng được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra rằng “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Do đó, trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã coi HĐTNST là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Cụ thể, năm học 2022 – 2023, chương trình Toán lớp 10 đã được học bộ sách mới có lồng ghép các ứng dụng thực tế. HĐTNST là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Trong chương trình THPT Toán học là một môn học quan trọng đồng thời là công cụ giúp cho việc dạy và học các môn học khác. Tuy nhiên, môn Toán THPT có tính trừu tượng khá cao nên khi dạy và học thường mang nặng tính lí thuyết. Mặc dù vậy, môn Toán vẫn có nguồn gốc thực tiễn và ứng dụng nhiều trong xã hội. Đặc biệt có thể kể đến nội dung Tổ hợp - Xác suất trong chương trình môn Toán lớp 11 và theo chương trình mới 2022 -2023 thì nội dung Tổ hợp - Xác suất được học vào chương trình toán lớp 10. Toán xác suất len lỏi vào cuộc sống con người từ rất lâu.
Việc chơi cờ bạc cho chúng ta thấy rằng các ý niệm về xác suất đã có từ trước đây hàng nghìn năm, tuy nhiên các ý niệm đó được mô tả bởi toán học và sử dụng trong thực tế thì muộn hơn rất nhiều. Pierre-Simon Laplace đã từng nói: "It is remarkable that a science which began with the consideration of games of chance should have become the most important object of human knowledge." Théorie Analytique des Probabilités, 1812. (Tạm dịch: "Đáng chú ý là một khoa học mà bắt đầu bằng việc xem xét các trò chơi may rủi đã trở thành đối tượng quan trọng nhất của kiến thức con người." Lý thuyết phân tích xác suất, 1812). Toán xác suất không chỉ dừng lại ở phạm vi của môn Toán mà còn đóng góp lớn trong các bộ môn, lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị, …
Các kiến thức về xác suất đang ngày càng trở nên quan trọng đối với con người trong xã hội hiện đại. Vì vậy, ở nhiều quốc gia, xác suất được đưa vào trong giảng dạy từ lâu với nhiều mức độ khác nhau. Trong chương trình Toán phổ thông ở nước ta, chủ đề này là một trong những nội dung quan trọng, xuất hiện trong nhiều cuộc thi. Bên cạnh đó, xác suất được đánh giá là một nội dung khó, đã xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu thường đi vào phân dạng bài tập cho học sinh, tập trung vào phát triển kiến thức mà chưa khai thác phần kĩ năng, thái độ - những yếu tố cùng với kiến thức hình thành năng lực cho học sinh. Vậy nên tôi đã đóng góp sáng kiến này giúp dạy tốt chủ đề Tổ hợp – Xác suất trong môn Toán lớp 11 và cơ sở để dạy chủ đề này ở chương trình mới lớp 10.
Xuất phát từ đặc điểm của HĐTNST và vị trí, vai trò của môn Toán; xuất phát từ những khía cạnh đã được khai thác của xác suất, tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
pdf 116 trang Tú Anh 21/11/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT (bộ sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT (bộ sách Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT (bộ sách Cánh diều)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: 
 THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 
 TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỔ HỢP – XÁC SUẤT 
 MÔN TOÁN THPT 
 LĨNH VỰC: TOÁN HỌC 
Người thực hiện : PHẠM THỊ QUỲNH MY 
Tổ : TOÁN – TIN 
Địa chỉ gmail : ptqm23101996@gmail.com 
Số điện thoại : 0971948325 
 NĂM HỌC 2022-202 
 2 trải nghiệm sáng tạo. ........................................................................................................... 19 
Kết luận chương 1 ......................................................................................................................... 21 
Chương 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY 
HỌC CHỦ ĐỀ TỔ HỢP – XÁC SUẤT ........................................................................................ 21 
1. Cơ sở lựa chọn chủ đề.................................................................................................................. 21 
2. Thiết kế HĐTNST trong dạy học chủ đề xác suất chương trình môn Toán THPT ......................... 22 
2.1. Yêu cầu chung về thiết kế HĐTNST trong dạy học ................................................................... 22 
2.2. Đảm bảo khung lô-gic của các hoạt động trong một chủ đề ....................................................... 22 
2.3. Đảm bảo môi trường để học sinh sáng tạo ................................................................................. 23 
2.4. Cấu trúc chung khi tổ chức HĐTNST trong dạy học .................................................................. 24 
2.5 . Một số ứng dụng công nghệ trong thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề 
Tổ hợp – Xác suất ............................................................................................................................ 24 
3. Xây dựng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học tổ hợp - xác suất lớp 
11 ................................................................................................................................................... 27 
3.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạọ chủ đề Tổ hợp – Xác suất tổ chức theo mô hình trong lớp học .. 27 
3.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạọ chủ đề Tổ hợp – Xác suất tổ chức theo mô hình ngoài lớp học .. 40 
3.3. Thiết kế HĐTNST chủ đề Tổ hợp - Xác suất chương trình môn Toán lớp 11 ............................. 44 
Kết luận chương 2 .......................................................................................................................... 45 
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................................... 45 
1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................................................. 45 
2. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................................................ 45 
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ............................................................................................ 46 
4. Kế hoạch và nội dung thực nghiệm sư phạm. ............................................................................... 46 
4.1.Kế hoạch thực nghiệm. ............................................................................................................ 46 
4.2. Đối tượng thực nghiệm. ......................................................................................................... 46 
4.3. Hình thức thực nghiệm .............................................................................................................. 47 
5. Kết quả rút ra từ thực nghiệm. ..................................................................................................... 48 
5.1. Kết quả bài kiểm tra, sản phẩm thu được .............................................................................. 48 
5.2. Nhận xét ................................................................................................................................. 49 
5.3. Sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp " Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong 
dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất môn Toán THPT" ........................................................................ 49 
5.4. Một số hình ảnh, sản phẩm thu được khi dạy dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất thông qua hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo (Phụ lục). ................................................................................................ 50 
Kết luận chương 3 .......................................................................................................................... 50 
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 51 
1. Kết luận ....................................................................................................................................... 51 
2. Khuyến nghị ................................................................................................................................ 51 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 4 Việc chơi cờ bạc cho chúng ta thấy rằng các ý niệm về xác suất đã có từ trước đây 
hàng nghìn năm, tuy nhiên các ý niệm đó được mô tả bởi toán học và sử dụng trong 
thực tế thì muộn hơn rất nhiều. Pierre-Simon Laplace đã từng nói: "It is remarkable 
that a science which began with the consideration of games of chance should have 
become the most important object of human knowledge." Théorie Analytique des 
Probabilités, 1812. (Tạm dịch: "Đáng chú ý là một khoa học mà bắt đầu bằng việc 
xem xét các trò chơi may rủi đã trở thành đối tượng quan trọng nhất của kiến thức 
con người." Lý thuyết phân tích xác suất, 1812). Toán xác suất không chỉ dừng lại ở 
phạm vi của môn Toán mà còn đóng góp lớn trong các bộ môn, lĩnh vực khác như: 
kinh tế, chính trị,  
 Các kiến thức về xác suất đang ngày càng trở nên quan trọng đối với con 
người trong xã hội hiện đại. Vì vậy, ở nhiều quốc gia, xác suất được đưa vào trong 
giảng dạy từ lâu với nhiều mức độ khác nhau. Trong chương trình Toán phổ thông 
ở nước ta, chủ đề này là một trong những nội dung quan trọng, xuất hiện trong nhiều 
cuộc thi. Bên cạnh đó, xác suất được đánh giá là một nội dung khó, đã xuất hiện 
trong nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu thường đi 
vào phân dạng bài tập cho học sinh, tập trung vào phát triển kiến thức mà chưa khai 
thác phần kĩ năng, thái độ - những yếu tố cùng với kiến thức hình thành năng lực 
cho học sinh. Vậy nên tôi đã đóng góp sáng kiến này giúp dạy tốt chủ đề Tổ hợp – 
Xác suất trong môn Toán lớp 11 và cơ sở để dạy chủ đề này ở chương trình mới lớp 
10. 
 Xuất phát từ đặc điểm của HĐTNST và vị trí, vai trò của môn Toán; xuất phát 
từ những khía cạnh đã được khai thác của xác suất, tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế 
một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất 
môn Toán THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 - Tìm hiểu khái quát cơ sở lí luận của HĐTNST. 
 - Tìm hiểu một số cách tổ chức HĐTNST trong dạy học chủ đề xác suất nhằm 
nâng cao nhận thức, kĩ năng, hứng thú cho học sinh trong môn Toán nói riêng và các 
bộ môn khác nói chung. 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 - Nghiên cứu thực trạng việc dạy học tổ hợp xác suất trong trường học cũng 
như thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nội dung Tổ hợp – 
xác suất. 
 - Xây dựng nội dung và cách thức tổ chức và đánh giá các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tổ hợp – xác suất. 
 - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá bước đầu hiệu quả của các hoạt động 
được xây dựng. 
 4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu: 
 Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề Tổ 
hợp - Xác suất góp phần nâng cao hứng thú, kĩ năng, nhận thức cho học sinh trong 
môn Toán. 
 6 B. PHẦN NỘI DUNG 
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 1. Khái niệm, mục tiêu HĐTNST 
 1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một khái niệm mới trong dự thảo về đổi 
mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015. Để xác định được thế 
nào là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ta sẽ xuất phát từ các thuật ngữ: “hoạt động”, 
“trải nghiệm”,“sáng tạo” và xem xét mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. 
  Hoạt động 
 Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theo tâm lý học Mác- xít, 
cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt 
động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa 
con người với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và chính bản thân mình. 
 Đặc điểm của hoạt động 
 - Tính đối tượng của hoạt động: đối tượng của hoạt động là cái con người cần 
làm ra, cần chiếm lĩnh, là động cơ. 
 - Tính chủ thể: Hoạt động do chủ thể thực hiện, chủ thể có thể là một hoặc 
nhiều người. 
 - Tính mục đích: Mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) 
và biến đổi bản thân chủ thể. 
 - Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: Con người tác động đến khách 
thể qua hình ảnh tâm lí trong đầu, qua việc sử dụng công cụ lao động và phương 
tiện ngôn ngữ. 
 Các dạng hoạt động của con người 
 - Căn cứ vào quan hệ giữa con người với vật thể (chủ thể và khách thể) và 
quan hệ giữa con người với con người (chủ thể và chủ thể), chúng ta có hoạt động 
lao động và hoạt động giao tiếp. 
 - Căn cứ vào phương diện cá thể, loài người có ba loại hình hoạt động kế tiếp 
nhau: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập và hoạt động lao động. 
 - Căn cứ vào bản chất của hoạt động: Hoạt động biến đổi, hoạt động nhận 
thức, hoạt động định hướng giá trị, hoạt động giao tiếp. 
  Trải nghiệm 
 Trải nghiệm là những gì con người đã từng kinh qua thực tế, từng biết, từng 
chịu. Trải nghiệm để phục vụ lại cho cuộc sống. Chúng ta sống trong thực tại, trao 
đổi thông tin với thực tại, nhờ đó chúng ta thu được những kiến thức và kinh nghiệm 
sống cho riêng bản thân mình. 
 * Đặc điểm của trải nghiệm: 
 - Con người được trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và các mối 
 8 trên, bởi trong hoạt động đã có yếu tố trải nghiệm và sáng tạo. 
 Do đó, việc tổ chức HĐTNST cần tạo điều kiện tối đa để học sinh được tham 
gia trực tiếp vào các loại hình hoạt động giáo dục phong phú, được thực hành, thử 
nghiệm bản thân trong thực tế, được tương tác, giao tiếp với sự vật, hiện tượng, con 
người (bạn, nhóm bạn, tập thể lớp, thầy cô giáo, ). Đặc biệt thông qua hoạt động, 
các em hình thành những cảm xúc tích cực - yếu tố quan trọng hình thành nên thái 
độ tốt, tình cảm tốt, say mê, quyết tâm, tạo dựng niềm tin cá nhân. 
 1.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 Dựa theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông về hoạt động trải nghiệm 
của Bộ Giáo dục - Đào tạo ngày 19/1/2018, mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo như sau: 
 Mục tiêu chung 
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân 
cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng 
như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo 
dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này. 
 Mục tiêu theo các cấp học 
 + Mục tiêu ở tiểu học 
 Ở cấp tiểu học, hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ 
năng sống cơ bản, biết tuân thủ các nội quy, quy định; có thói quen sinh hoạt tích 
cực trong cuộc sống hằng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; bắt đầu 
có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao 
tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao 
động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức 
một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần 
gũi với cuộc sống của học sinh . 
 + Mục tiêu ở trung học cơ sở 
 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trung học cơ sở giúp học sinh tiếp tục 
củng cố và phát triển các kĩ năng sống cơ bản, thói quen tích cực, nền nếp học tập, 
hành vi ứng xử văn hóa ở tiểu học. Ở trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm tập 
trung hơn vào sự phát triển phẩm chất, trách nhiệm của mỗi cá nhân, đó là trách 
nhiệm với gia đình, xã hội, trách nhiệm trong học tập. Từ đó học sinh hình thành 
được các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự điều chỉnh và tự đánh giá, đồng 
thời hình thành các giá trị cá nhân. Khi học sinh tham gia vào một hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo ở lứa tuổi này, học sinh được tham gia vào các hoạt động phục vụ 
cho cộng đồng, các hoạt động lao động từ đó hình thành trong đầu học sinh các ý 
niệm, hay những sự hứng thú với một ngành nghề nhất nhất. Qua đó các em sẽ có ý 
thức rèn luyện, kế hoạch học tập để đáp ứng các nhu cầu của người lao động tương 
lai. 
 + Mục tiêu ở trung học phổ thông 
 10 sinh, chính quyền địa phương, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, tổ chức, danh 
nghiệp, các nghệ nhân... Các lực lượng này sẽ phối hợp với nhau để giúp tổ chức 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả. Với mỗi lực lượng giáo dục sẽ mang 
trong mình những thế mạnh và tiềm năng riêng biệt. Khi tham gia vào các hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo các em được giao lưu tiếp xúc với nhiều lực lượng khác 
nhau, tạo ra cho các em cơ hội thể hiểu biết thêm nhiều kiến thức mới không có trên 
sách vở. Đồng thời các em được giải đáp những thắc mắc từ những lĩnh vực khác 
nhau. Qua đó làm tăng tính hấp dẫn, đa dạng và hiệu quả cho hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo. 
 2.4. Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức 
học tập khác không thực hiện được 
 Có nhiều con đường khác nhau để lĩnh hội kiến thức như học qua sách vở, báo 
chí, học qua thầy cô bạn bè,... Tuy nhiên chỉ có học qua trải nghiệm mới lĩnh hội 
được những kinh nghiệm mà không hình thức học tập nào làm được. Ví dụ như việc 
học tập về cảm nhận mùi hương, học sinh phải được ngửi mới biết mùi hương này 
như nào; hay học về cảm thụ âm nhạc, học sinh phải được nghe bản nhạc đó; học về 
mùi vị, học sinh phải được nếm chúng... tất cả những điều đó chỉ có được khi được 
tham gia trải nghiệm. Khi được trải nghiệm càng nhiều, trải nghiệm ở càng nhiều 
lĩnh vực thì vốn kiến thức, kinh nghiệm của học sinh tích lũy được càng đa dạng và 
phong phú. Nội dung hoạt động trải nghiêm sáng tạo được xây dựng thành các chủ 
đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau dựa trên các lĩnh vực của đời 
sống kinh tế, sản xuất , khoa hoc công nghệ, giáo dục, văn hóa, chính trị xã hội,.. 
của địa phương, vùng miền, đất nước và quốc tế để học sinh và nhà trường lựa chọn, 
tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả. 
 Do đó, học từ trải nghiệm là hình thức học tập hiệu quả và có thể thực hiện 
được ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Học qua trải nghiệm cần được tiến hành 
theo một quy trình, tổ chức nhất định để đạt được kết quả tốt. Hoạt động để giáo dục 
nhân cách cho học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm. 
 3. Một số hình thức và phương pháp tổ chức HĐTNST trong dạy học Toán 
 3.1. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức đa 
dạng và phong phú như: trò chơi; câu lạc bộ; diễn đàn; tham quan dã ngoại;sân 
khấu tương tác; hội thi, cuộc thi; tổ chức sự kiện, giao lưu; hoạt động chiến dịch; 
hoạt động nhân đạo; hoạt động tình nguyện; lao động công ích; sinh hoạt tập thể; 
hoạt động nghiên cứu khoa học,  Với mỗi hình thức sẽ đều có một ý nghĩa giáo 
dục riêng. 
 Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khá đa dạng và phong 
phú, phù hợp với tất cả các cấp học, môn học. Tuy nhiên đối với hoạt động dạy 
học môn Toán THPT chúng ta thường sử dụng các hình thức như câu lạc bộ, trò 
chơi, hoạt động nghiên cứu khoa học, diễn đàn. Đồng thời khi tổ chức các hoạt động 
ta phải xem xét tới tính phù hợp với điều kiện của từng địa phương và vùng miền 
nhất định. 
 12 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_mot_so_hoat_dong_trai_nghiem.pdf