Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học cho học sinh Lớp 6 thông qua hoạt động khởi động, bộ sách Cánh diều
- Tên sáng kiến :
Tạo hứng thú học môn Tin học cho học sinh lớp 6 thông qua hoạt động khởi động.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 18 tháng 9 năm 2023.
- Các thông tin cần bảo mật: Không.
- Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Tổ chức hoạt động trước khi vào bài mới: Do thời lượng dạy môn Tin học chỉ có 1 tiết/ tuần nên đó là thời gian quá ít, không có nhiều thời gian cho các em tìm tòi, tiếp thu và phát huy được khả năng sáng tạo của mình, nên thông thường trước khi vào bài mới giáo viên sẽ kiểm tra bài cũ, sau đó dẫn dắt và giới thiệu bài mới. Giáo viên ít quan tâm đến sự hứng thú của học sinh trước khi đi vào tìm hiểu và hình thành kiến thức. Vì vậy nên phần mở đầu cho tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh. Do không tạo được hứng thú của học sinh từ hoạt động khởi động nên học sinh thường có động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.
- Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạo của học sinh là rất quan trọng và chú trọng thực hiện ngay từ hoạt động Khởi động vào bài để bài học hấp dẫn và lôi cuốn hơn.
- Mục đích của giải pháp sáng kiến
- Tạo sự hứng thú, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo ở mỗi HS; có tác dụng tích cực tới hoạt động hình thành kiến thức.
- Nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, nâng cao chất lượng môn học.
- Nội dung
- Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
7.1.1 Biện pháp 1: Khởi động bằng phương pháp sử dụng video, hình ảnh
Đây là hình thức khởi động rất phù hợp với nội dung chương trình SGK Tin học 6 mới. Nó phù hợp cho những tiết dạy có phần khởi động là những tình huống gần gũi xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày gắn với nội dung bài học. Việc đưa học sinh du lịch qua màn ảnh nhỏ hay kích thích tính tò mò, gây sự chú ý cho HS sẽ tăng sự hấp dẫn nhiều hơn. Giáo viên cần tìm hiểu để biết học sinh đã có những kiến thức, kinh nghiệm gì từ thực tiễn, từ các bài đã học ở cùng môn hay các môn học khác trong chương trình phổ thông liên quan đến nội dung học tập trong bài học mới để từ những gì đã quan sát được, giáo viên dễ dàng gợi ý cho học sinh nhớ lại và liên hệ vào bài mới, để học sinh cảm nhận được nhiệm vụ bài học là nhẹ nhàng, không xa lạ.
Thông qua video, hình ảnh đưa ra và bằng các câu hỏi liên quan đến bài học, giáo viên giúp học sinh tự thể hiện những thắc mắc, nhu cầu cần tìm hiểu về một vấn đề/nhiệm vụ chuẩn bị được học hay muốn đào sâu hoặc tìm cách lí giải cho mình một vấn đề chưa thấu đáo nào đó... Giáo viên cần dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh sẽ làm gì, trả lời câu hỏi như thế nào, sẽ có những thắc mắc gì? Việc này đòi hỏi giáo viên cần có sự chuẩn bị bài giảng thật kĩ càng cho phần khởi động cụ thể, không được máy móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý tưởng sáng tạo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học cho học sinh Lớp 6 thông qua hoạt động khởi động, bộ sách Cánh diều
2 giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, nâng cao chất lượng môn học. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến 7.1.1 Biện pháp 1: Khởi động bằng phương pháp sử dụng video, hình ảnh Đây là hình thức khởi động rất phù hợp với nội dung chương trình SGK Tin học 6 mới. Nó phù hợp cho những tiết dạy có phần khởi động là những tình huống gần gũi xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày gắn với nội dung bài học. Việc đưa học sinh du lịch qua màn ảnh nhỏ hay kích thích tính tò mò, gây sự chú ý cho HS sẽ tăng sự hấp dẫn nhiều hơn. Giáo viên cần tìm hiểu để biết học sinh đã có những kiến thức, kinh nghiệm gì từ thực tiễn, từ các bài đã học ở cùng môn hay các môn học khác trong chương trình phổ thông liên quan đến nội dung học tập trong bài học mới để từ những gì đã quan sát được, giáo viên dễ dàng gợi ý cho học sinh nhớ lại và liên hệ vào bài mới, để học sinh cảm nhận được nhiệm vụ bài học là nhẹ nhàng, không xa lạ. Thông qua video, hình ảnh đưa ra và bằng các câu hỏi liên quan đến bài học, giáo viên giúp học sinh tự thể hiện những thắc mắc, nhu cầu cần tìm hiểu về một vấn đề/nhiệm vụ chuẩn bị được học hay muốn đào sâu hoặc tìm cách lí giải cho mình một vấn đề chưa thấu đáo nào đó... Giáo viên cần dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh sẽ làm gì, trả lời câu hỏi như thế nào, sẽ có những thắc mắc gì? Việc này đòi hỏi giáo viên cần có sự chuẩn bị bài giảng thật kĩ càng cho phần khởi động cụ thể, không được máy móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý tưởng sáng tạo. 7.1.1.1. Mục tiêu - Tạo tâm thế nhẹ nhàng, vui tươi cho học sinh trước khi bước vào tiết học. - Giúp HS tăng cường khả năng cảm thụ, tư duy liên tưởng, từ đó đi vào tiết học đạt hiệu quả. 7.1.1.2. Cách thực hiện Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học, lựa chọn hình ảnh hoặc video phù hợp với nội dung, có thể chuẩn bị thêm những câu hỏi gợi dẫn cho học sinh trước 4 sinh. Khi tổ chức các trò chơi, học sinh sẽ có sự phối kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa các thành viên trong đội nhóm trong học tập, hình thành ở các em lòng nhân ái, tình yêu thương mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy quá trình học tập sẽ vừa sôi nổi, hào hứng vừa vui chơi, vừa học tập một cách có hiệu quả. Phương pháp khởi động thông qua các chơi trò chơi là một phương pháp dạy học mới, có tính tích cực, không áp đặt, gò ép người học theo một khuôn mẫu được định sẵn, cho trước và nếu sử dụng thành công khả năng sáng tạo của học sinh sẽ được phát huy tuyệt đối vì học qua trò chơi thì học sinh sẽ tiếp thu bài học một cách tự nhiên, chủ động nhất so với khả năng có thể của bản thân mình. Khi người học tự mình tìm hiểu, nắm bắt thông tin, định hướng tiếp thu kiến thức thì quá trình học tập, ghi nhớ nội dung bài mới sẽ dễ dàng và sâu sắc, cụ thể hơn so với cách học thông thường. Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp chơi trò chơi là giúp học sinh có được tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự nhạy bén trong hoạt động học tập. Bản chất của trò chơi là sự ganh đua, là kết quả thắng, thua giữa các nhóm các đội. Vì vậy khi dùng trò chơi trong dạy học sẽ kích thích sự tập trung, tinh thần hăng say, nhiệt tình tham gia học tập của học sinh. Qua trò chơi học sinh sẽ được rèn luyện khả năng lựa chọn, quyết định cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với tình huống; qua trò chơi học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi, giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh. Như vậy, trò chơi là phương tiện có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trước khi bước vào giờ học kiến thức mới của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học. 6 7.1.2.2. Trò chơi “Hỏi nhanh đáp gọn” 7.1.2.2.1. Mục tiêu Đây là trò chơi hết sức thú vị và hiệu quả yêu cầu tất cả HS phải thật tập trung trả lời các câu hỏi nhanh và nhậy bén. Trò chơi không chỉ phát huy tính năng động, sự tự tin của HS mà còn giúp các em kiểm tra được kiến thức và tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn, đồng thời dẫn dắt vào bài mới. 7.1.2.2.2. Cách tổ chức GV chuẩn bị trò chơi trên phần mềm PowerPoint. Tùy vào số lượng câu hỏi mà của mỗi bài học mà đưa ra ngân hàng câu hỏi phù hợp. Câu hỏi cuối cùng sẽ là câu hỏi có liên quan đến tiết học mới để dẫn dắt vào bài. Để tổ chức trò chơi này, giáo viên có thể cho học sinh xung phong trả lời câu hỏi hoặc chia đội nhóm cho học sinh thi đua với nhau. Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét, cho điểm để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. 7.1.2.2.3. Vận dụng Dạng trò chơi này có thể sử dụng vào những tiết lý thuyết có kiến thức liên quan đến nội dung các bài đã học trong cùng chủ đề. 7.1.3. Biện pháp 3: Khởi động bằng các bài tập và câu hỏi tình huống Khởi động bằng các bài tập hoặc các câu hỏi tình huống là một cách để giúp các em HS phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng. Học tập là một quá trình khám phá. Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một khởi động bài học thành công cần khơi gợi trong học trò mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học. Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra 8 7.1.4.3. Vận dụng Phương pháp này này chỉ áp dụng được những tiết mang tính chất đặc thù trong chương trình SGK Tin học 6. 7.1.5. Minh chứng về hiệu quả của sáng kiến Minh chứng các biện pháp được áp dụng trong một số tiết dạy: 7.1.5.1. Biện pháp 1: Khởi động bằng phương pháp sử dụng video, hình ảnh *Tiết 1-Bài 1: Thông tin-Thu nhận và Xử lí thông tin (Chủ đề A-Tin học 6) - Chuẩn bị: Video Top 10 quả Penalty nổi tiếng nhất thế giới của cầu thủ bóng đá. - Cách thực hiện: Giáo viên cho học sinh quan sát video: Sau khi xem xong video. GV đặt câu hỏi: ? Các em thấy các cầu thủ có cách xử lỷ như thế nào? Môi cầu thủ có lựa chọn cách đá có giống nhau hay không? HS: Rất thành công và tuyệt vời. Các cầu thủ sử dụng các cách đá khác nhau ? Vậy theo các em chỉ trong vài giây cầu thủ phải làm gì để sút bóng thành công? 10 GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: 3 hình ảnh trên cũng chính là 3 phương thức liên lạc. Phương thức liên lạc bằng “Chim bồ câu đưa thư” và “Gửi thư qua bưu điện” thì khá quen thuộc với chúng ta và đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng phương thức thứ 3 “Gửi thư qua internet” còn có cách gọi khác là “Gửi thư điện tử” thì còn khá mới mẻ với chúng ta, đặc biệt là các em học sinh khi chưa sử dụng máy tính thường xuyên. Vậy để biết thư điện tử là gì thì cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu bài hôm nay. 7.I.5.2. Biện pháp 2: Khởi động bằng phương pháp tổ chức trò chơi 7.1.5.2.1. Trò chơi “Lật mảnh ghép” * Tiết 1-Bài 1: Thông tin-Thu nhận và xử lí thông tin (Chủ đề A- Tin học 6). - Chuẩn bị: 4 mảnh ghép dưới hình ảnh các mảnh ghép màu sắc. Mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi. - Cách thực hiện: GV gọi HS lựa chọn mảnh ghép 1, 2, 3, 4 mà em yêu thích. Trả lời các câu hỏi cụ thể, vừa là kiểm tra bài cũ. 12 Sau khi lật hết 4 mảnh ghép sẽ xuất hiện hình ảnh: 14 * Tiết 4 - Bài 4: Biểu diễn văn bản, hình ảnh, âm thanh trong máy tính (Chủ đề A - Tin học 6) - Chuẩn bị: Bài tập và câu hỏi tình huống liên quan đến bài học. - Cách thực hiện: GV đưa ra 1 bài tập: ? Dựa vào kiến thức của môn Toán và Khoa học tự nhiên em hãy điền áp án thích hợp vào chỗ chấm? 16 trình học trên lớp). + Truy cập internet tìm kiếm lời bài hát. GV: Trong các cách các bạn nêu thì theo em cách nào là cách tối ưu nhất? Từ đó GV dẫn dắt vào bài mới: Thông tin trên Internet có nguồn thông tin rất phong phú và đa dạng, tìm kiếm thông tin nhanh hơn nhiều so với các cách tìm kiếm thông thường (gặp bạn bè, người thân, chuyên gia, thư viện,...); Tìm kiếm thông tin trên Internet luôn tìm được thông tin chính xác nhất, phù hợp với yêu cầu tìm kiếm nhất; các thông tin trên Internet có thể tìm kiếm mọi lúc, mọi nơi nếu thiết bị tìm kiếm được kết nối Internet. Ngoài ra, ta có thể chia sẻ được thông tin tìm kiếm đó với nhiều người ở khắp nơi trên thế giới và luôn tìm kiếm được các thông tin cập nhật mới nhất. “Máy tìm kiếm” là một hệ thống phần mềm giúp ta tìm kiếm thông tin trên mạng thông tin khổng lồ là Internet (Google.com, yahoo.com, coccoc.com/search) 7.I.5.4. Biện pháp 4: Khởi động bằng cách quan sát trực quan các thiết bị trong thực tế * Tiết 7-Bài 2: Các thành phần của mạng máy tính. (Chủ đề B -Tin học 6) - Chuẩn bị: Phòng máy tính cùng một số thiết bị có liên quan đến tiết dạy. - Cách thực hiện: GV: Giới thiệu một số thiết bị của mạng máy tính, đồng thời cho HS quan sát trực tiếp các thiết bị trên phòng máy như: Máy tính để bàn, máy tính xách tay (Laptop), máy in, điện thoại di động, bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, dây cáp mạng. ? Theo các em tất cả các thiết bị cô giới thiệu có là thành phần của mạng máy tính không? HS: Trả lời có hoặc không. Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới để giới thiệu các thành phần của mạng máy tính. * Kết quả của sáng kiến: Khi xác định được trọng tâm dạy - học như vậy, kết hợp với việc áp dụng phương pháp khởi động như trên, dưới sự dẫn dắt của 18 Số lượng Điểm TB Kì I Năm học HS khối Tốt Khá Đạt Chưa 6 đạt 2022 - 2023 30 66 42 5 (Áp dụng biện pháp 142 (20.98%) (46.15%) (29.37%) (3.5%) chưa thường xuyên) 2023 - 2024 (Áp 57 93 33 4 dụng các biện pháp 187 (30.48%) (49.73%) (17.65%) (2.14%) thường xuyên) Qua kết quả khảo sát và kết quả học tập của học sinh cho thấy: Việc áp dụng biện pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua hoạt động Khởi động hướng vào việc tạo tinh thần thoải mái, không khí lớp học sôi nổi, làm cho HS thêm yêu mến môn Tin học 6 bước đầu đã có hiệu quả và qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng của các giờ học môn Tin học. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến - Có thể vận dụng tốt ở các lớp, các khối cá nhân tôi trực tiếp giảng dạy. - Có thể nhân rộng đến tất cả các các GVBM khác trong và ngoài nhà trường. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến SKKN được áp dụng trong môn học tạo hứng thú cho học sinh thông qua hoạt động Khởi động hướng vào việc tạo tinh thần thoải mái, không khí lớp học sôi nổi, làm cho HS thêm yêu mến môn Tin học. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời cũng giúp học sinh chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức để hình thành các kỹ năng sống tích cực cho học sinh THCS. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến Ngô Thị Hương
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_mon_tin_hoc_cho_hoc_s.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học cho học sinh Lớp 6 thông qua hoạt động khởi động,.pdf