Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10 ở trường THPT Đô Lương 3, Tin học 10 Cánh diều
Năm học 2022-2023 trường THPT Đô Lương 3 có 13 lớp 10 gồm 556 học sinh. Học sinh của trường chủ yếu là 9 xã vùng hạ huyện gồm Thịnh Sơn, Hoà Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Minh Sơn, Nhân Sơn, Mỹ Sơn, nơi đây các trường THCS học sinh chưa được học môn Tin học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì môn Tin học là môn lựa chọn nên các em ít quan tâm đến môn học này, bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở trường THPT Đô Lương 3 nói chung, điều này có ảnh hưởng lớn tới tương lai của các em. Bởi vì hứng thú học tập, nhất là hứng thú với môn học thường có liên hệ chặt chẽ với việc chọn nghề.
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm,…; nó còn phụ thuộc vào môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.
Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Trong bất kì công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may mắn chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Vì thế rất dễ quên.
Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là tìm hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học tin học theo hướng tiếp cận năng lực. Kết hợp dạy lý thuyết với thực hành, khuyến khích làm dự án, bài tập; yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm bạn học trong và ngoài trường. Xuất phát từ việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ thực tiễn giảng dạy tin học cũng như việc học của học sinh và những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10 ở trường THPT Đô Lương 3”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10 ở trường THPT Đô Lương 3, Tin học 10 Cánh diều
Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là tìm hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học tin học theo hướng tiếp cận năng lực. Kết hợp dạy lý thuyết với thực hành, khuyến khích làm dự án, bài tập; yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm bạn học trong và ngoài trường. Xuất phát từ việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ thực tiễn giảng dạy tin học cũng như việc học của học sinh và những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10 ở trường THPT Đô Lương 3”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của học sinh lớp 10 trường THPT Đô Lương 3 đối với môn Tin học. Từ đó tìm ra hình thức thích hợp, xây dựng những giải pháp gây hứng thú học tập nhằm phát huy tốt năng lực của học sinh lớp 10A1, 10T2 đối với môn Tin học nói riêng và đi đến áp dụng cho học sinh các lớp khối 10 đối với môn Tin học (thậm chí với cả một số môn học khác nói chung) nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh THPT Đô Lương 3. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm hứng thú học tập đối với môn tin học 10 của học sinh THPT Đô Lương 3. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu: 87 học sinh (43 học sinh lớp 10A1 và 44 học sinh lớp 10T5) trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu + Nghiên cứu lý luận chung. thực hành các thao tác mẫu của bài học. Nếu thầy và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học chay), cộng thêm với điều kiện gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía gia đình đối với các em không được đồng đều, sự khập khiễng về ý thức, nhận thức giữa học sinh ở thị trấn và nông thôn cũng gây không ít khó khăn cho cả thầy và trò trong quá trình dạy và học. II. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy – học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy – học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm,; nó còn phụ thuộc vào môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập. Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Trong bất kì công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may mắn chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Vì thế rất dễ quên. Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là tìm hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào. nhân mất hứng thú học tập. Song nguyên nhân có lẽ quan niệm môn học phụ nên đa số em không để ý đến cái hay và mặt tích cực trong bộ môn này. Về phía giáo viên, mặt nào đó chưa có phương pháp dạy học thật sự phù hợp, chưa tạo hứng thú cho học sinh yêu thích bộ môn này. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi phương pháp là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chuyển từ chương trinh giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Xuất phát từ việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ thực tiễn giảng dạy Tin học cũng như việc học của học sinh năm qua, tôi nhận thấy việc tạo cho học sinh hứng thú học tập là một điều hết sức cần thiết, bản thân nhận thấy việc tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Tin học là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp phần phát huy năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy học III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1. Quá trình hình thành Trong Luật giáo dục điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Là một giáo viên nhiều năm công tác tại trường THPT, tôi luôn trăn trở làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa học sinh Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Điều đó nảy sinh trong tôi những trăn trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn Tin học? Làm thế nào để học sinh hứng thú, say mê khi học? Với mong muốn của tôi hiện nay là tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Vì vậy, người giáo viên phải hết sức năng động, sáng tạo, vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học phù hợp với hoàn cảnh thực tế của lớp của trường với mục tiêu khắc phục cách dạy truyền thống, truyền thị một chiều, áp đặt, học thụ động và từng bước đưa học sinh vào tình huống dạy học có vấn đề phù hợp với mục tiêu bài dạy và phù hợp với từng nội dung bài dạy. Đây chính em có thể lập trình giải được các bài toán đơn giản, các bài toán có ứng dụng trong thực tiễn. Ví dụ: Viết chương trình tính tiền điện, tính điểm trung bình môn học, lập trình trò chơi + Nhóm đối tượng là học sinh đại trà các em chủ yếu học sử dụng và khai thác phần mềm. Ví dụ 1: Sau khi học xong phần mềm soạn thảo Word, các em sẽ biết được cách soạn thảo một văn bản hành chính, biết chèn tranh ảnh khi cần thiết hay biết thiết kế các tấm thiệp mời đẹp cho riêng mình. Ví dụ 2: Tự thiết kế các tấm biển quảng cáo trên máy tính. a. Gợi động cơ mở đầu: Có thể gợi động cơ mở đầu xuất phát từ thực tế hoặc nội bộ môn Tin học. Việc xuất phát từ thực tế không những có tác dụng gợi động cơ mà góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Nhờ đó, giúp học sinh nhận thức rõ nội dung bài học. Mặc dù Tin học phản ánh thực tế một cách toàn bộ và nhiều tầng. Tuy nhiên không phải bất cứ nội dung nào, hoạt động nào cũng có thể gợi động cơ xuất phát từ thực tế. Gợi động cơ từ nội bộ Tin học là nêu vấn đề Tin học xuất phát từ nhu cầu Tin học, từ những phương thức tư duy và hoạt động Tin học. Gợi động cơ theo cách này là cần thiết vì: Việc xuất phát từ thực tế không phải bao giờ cũng thực hiện được. Thông thường khi bắt đầu nội dung lớn, chẳng hạn như một phân môn hay một chương chúng ta nên cố gắng xuất phát từ thực tế. Còn đối với từng bài hay từng phần của thì tính tới khả năng gợi động cơ từ nội bộ Tin học. Sau đây là một số ví dụ: VD1: Khi dạy bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Python dùng câu lệnh If có 2 dạng: - Dạng thiếu: if : Câu lệnh hay nhóm câu lệnh - Dạng đủ: if : Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1 else: Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2 Trước khi đưa đến cấu trúc hai câu lệnh thì ta có thể gợi động cơ mở đầu bằng cả 2 cách: Xuất phát từ thực tế và từ nội bộ Tin học. Với cách xuất phát từ thực tế, có thể lấy ví dụ: Một lần Nam nói: “Nếu trời không mưa vào ngày chủ nhật thì Nam đi đá bóng”. Đây là một hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. Câu nói của Nam cho biết nếu điều kiện được thỏa mãn (điều kiện đúng) thì b. Gợi động cơ trung gian: Gợi động cơ trung gian là gợi động cơ cho những bước trung gian hoặc cho những hoạt động tiến hành trong những bước đó để đạt được mục tiêu. Gợi động cơ trung gian có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển năng lực độc lập giải quyết vấn đề. Sau đây là những cách để gợi động cơ trung gian: - Hướng đích cho học sinh. - Quy lạ về quen. - Xét tính tương tự. - Khái quát hóa. * Hướng đích cho học sinh Hướng đích cho học sinh là hướng vào những mục tiêu đề ra, vào hiệu quả dự kiến của những hoạt động của họ nhằm đạt được mục tiêu đó. Hướng đích là làm sao cho đối với tất cả những gì học sinh nói và làm, các em đều biết rằng những cái đó nhằm mục tiêu gì trong quá trình tìm hiểu và mô tả con đường đi đến đích, luôn biết hướng tới những quyết định và hoạt động của mình vào mục đích đã đặt ra. VD: Khi hướng dẫn học sinh viết thuật toán giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát: ax + b = 0 Tôi hướng cho học sinh các bước thực hiện như sau: Bước 1: Xác định bài toán: - Input: các số a, b - Output: Nghiệm của pt bậc nhất. Bước 2: Nêu ý tưởng giải bài toán (các trường hợp của b và c) - Đoạn chương trình tính n!: gt=1 for i in range (1, n): gt = gt*i - Đoạn chương trình tính an : lt =1 For i in range (1,n): lt = lt*a VD2: Sau khi học sinh đã biết cách viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của dãy số nguyên A cho trước thì học sinh có thể giải được các bài tập tương tự như tìm giá trị nhỏ nhất của dãy số nguyên A cho trước. * Khái quát hóa VD1: Xuất phát từ bài toán: Viết chương trình nhập 2 số nguyên a, b khác nhau từ bàn phím và in ra màn hình số lớn nhất trong 2 số đó. - Học sinh đã biết cách viết chương trình như sau: a = int(input (“nhập a:”)) b = int(input(“nhập b:”)) if a > b: print (“so lon nhat la:”, a) else: print (“so lon nhat la:”, b) if A[i] > max: max:=A[i] print (“so lon nhat la:”, Max) VD2: Bài toán: Viết chương trình đếm xem có bao nhiêu số lẻ trong phạm vi từ 10 đến 100. - Học sinh đã biết cách viết chương trình như sau: dem = 0 For i in range(10,100): If i % 2 != 0: dem = dem+1 Print (“co” ,dem, ”so le trong pham vi tu 10 den 100”) Sau đó, yêu cầu học sinh viết chương trình đếm có bao nhiêu số lẻ trong phạm vi từ n đến m (n < m), với n, m là 2 số nguyên nhập từ bàn phím. Để làm bài này, ta phải nhập n và m, sau đó dùng vòng lặp tiến với chỉ số đầu là n và chỉ số cuối là m: n = int(input(“nhập n=”)) m = int(input(“nhập m=”)) dem = 0 for i in range( n, m): if i % 2 != 0: dem:=dem+1 print (“co”,dem, “so le trong pham vi tu” ,n, “den” ,m) c. Gợi động cơ kết thúc tiễn phát sinh. Như vậy quá trình học tập sẽ vừa sôi nổi, hào hứng vừa vui chơi, vừa học tập một cách có hiệu quả. Trong quá trình dạy, tôi luôn đưa vào các trò chơi phù hợp với yêu cầu bài học để tạo tâm lí phấn khởi, thoải mái, hào hứng học tập, giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi ở các tiết học. Ví dụ 1: Khi học xong bài 2: Điện toán đám mây và Internet- Chủ đề B tôi sẽ đưa ra các bài tập củng cố kiến thức, kĩ năng đã học dưới dạng trò chơi Rung chuông vàng như sau: 2.4. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình giảng dạy và học tập của cả giáo viên và học sinh. Nội dung bài sẽ được đúc kết lại và trở nên ngắn gọn, dễ hiểu, giúp giáo viên thuận tiện trong quá trình xử lí tài liệu và truyền tải kiến thức. Hơn nữa, sơ đồ tư duy giúp kích thích khả năng quan sát, suy luận logic của học sinh, rất phù hợp với sự phát triển tự nhiên của hệ thần kinh não bộ. Khi sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong bài học. Sơ đồ tư duy thường kết hợp nhiều hình ảnh tượng trưng với đa dạng màu sắc, số lượng chữ lược bỏ rất nhiều, giúp học sinh tư duy và tìm ra các mối liên quan giữa các kiến thức đã học. Từ đó, học sinh sẽ dễ hiểu và ghi nhớ tốt hơn các khái niệm và nội dung chính của bài. Củng cố kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy có thể giúp học sinh dễ nhớ, nhớ lâu, rút ngắn thời gian học, dễ dàng hệ thống hóa lượng kiến thức lớn. Sau mỗi tiết học tôi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức đã học theo cách hiểu của mình, giáo viên nhận xét, chỉnh sửa và lưu lại cho học sinh. Nhờ đó, giúp các em lĩnh hội trọn vẹn kiến thức thật nhẹ nhàng, phát triển tính sáng tạo và khả năng tư duy logic, khắc sâu kiến thức bài học đồng thời có tài liệu tổng hợp kiến thức khi cần thiết. Cách thực hiện: Sau mỗi bài học, tôi yêu cầu học sinh hệ thống kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy: Bài 2: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ INTERNET VẠN VẬT – CHỦ ĐỀ B 2.5. Vận dụng các tình huống, minh họa từ thực tế Qua thực tế một số năm dạy học tôi nhận thấy sự quan tâm của học sinh trung học phổ thông không chỉ giới hạn ở bài vở ở trường. Hiện nay chúng ta thường thấy giới trẻ ngày nay chưa biết cách ứng xử, sống ích kỷ Những kiến thức cụ thể của từng môn học được giảng dạy hàng tuần nhưng không có tác dụng tích cực như mong đợi đối với quá trình phát triển nhân cách, rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh. Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học trong giai đoạn trẻ nhất là THPT là việc làm cần thiết và cấp bách Làm thế nào để giúp trẻ biết cách ứng phó với các tình huống, quản lý cảm xúc của mình, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, cách giải quyết xung đột trong mối quan hệ tình cảm, cách tự xử lý bản thân một cách lành mạnh, tích cực? Đứng trước thực trạng đó, tôi luôn trăn trở làm sao để tạo ra một tiết dạy đạt hiệu quả cao, thu hút học sinh vào bộ môn để nâng cao chất lượng, giúp học sinh trau dồi kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng sống. Tôi đã thực hiện lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua một số bài học Tin học 10. Thông qua các hoạt động trong những bài học mà sách giáo khoa cung cấp, học sinh không chỉ trang bị cho khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các tài liệu, nhưng cũng biết làm thế nào để áp dụng kiến thức phù hợp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Ngoài ra, việc tích hợp còn giúp trẻ cập nhật nhanh chóng kiến thức mới, hình thành kỹ năng mềm và trau dồi - Không chửi bới nhau, văng tục, phát tán những hình ảnh phản cảm trên mạng - Không tung tin thất thiệt cho Đảng, Nhà nước và cá nhân - Không Body Shaming người khác trên mạng Tình huống 1: Thông tin sai sự thật Bạn An có nghe được thông tin về tình hình Covid 19 ở tỉnh mình. Sau đó bạn đăng thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng facebook với nội dung như sau: “Bắt đầu từ ngày 1/10/2020, toàn thành phố X sẽ bị phong tỏa trong 1 tháng” Câu hỏi: Theo em việc bạn An đăng thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội có bị vi phạm pháp luật không? Tại sao? HS: Thảo luận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Hướng các em việc phải tìm hiểu thật kĩ thông tin trước khi đăng lên mạng xã hội và cung cấp luật an ninh mạng về hành vi đăng thông tin sai sự thật. Mục đích để răn đe và yêu cầu các em chấp hành nghiêm theo luật. Theo khoản a, điều 101 của Nghị đinh 15/2020/NĐ-CP của bộ luật an ninh mạng về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên Theo khoản a, điều 101 của Nghị đinh 15/2020/NĐ-CP của bộ luật An ninh mạng về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. III. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP 1. Thời gian áp dụng - Từ 5/9/2022 cho đến nay 2. Hiệu quả Mặc dù mới áp dụng các biện pháp nói trên trong khoảng thời gian ngắn ở những lớp tham gia giảng nhưng tôi nhận thấy: - Đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, không khí các giờ học vui vẻ, sôi nổi hơn do các em tích cực xây dựng bài, số lượng các em làm việc riêng trong giờ hầu như không còn. - Các em đã tự tin làm bài, mạnh dạn phát biểu ý kiến và quan trọng nhất là thái độ của các em thể hiện niềm vui, phấn khởi vì đã tìm tòi khám phá được nhiều điều bổ ích từ bài học. Kết quả cụ thể của lớp 10A1 trước khi và sau khi tôi đã sử dụng sáng kiến trong học kì 1 năm học 2022-2023 là minh chứng cụ thể: *Trước khi áp dụng sáng kiến - Kết quả khảo sát sự hứng thú của học sinh với môn Tin học 10: Tổng số HS Số HS hứng thú với môn học Số HS không có hứng thú SL % SL % 43 7 16.3 36 83.7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_khi_hoc_mon.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10 ở trường THPT Đô Lương 3, Tin.pdf