Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học Lớp 11

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi làm thế nào để học sinh có thể làm chủ kiến thức, vận dụng kiến thức kỹ năng để có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xung quanh họ? Vậy người giáo viên cần lựa chọn nội dung kiến thức, thông tin như thế nào để đáp ứng được điều đó? Và khi đã lựa chọn được những nội dung cần dạy thì giáo viên làm thể nào để tổ chức tốt những hoạt động học tập để cho người học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức về các nội dung đó.

Trong Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực”, qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng phát triển năng lực người học là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Để học sinh học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong giờ học thì đòi hỏi phải có sự tập trung và hứng thú. Đối tượng học sinh THPT ngày nay, với sự bùng nổ thông tin truyền thông, tâm lí lứa tuổi dễ chán với những điều lặp đi lặp lại, việc tập trung gặp rất nhiều khó khăn.

Một trong những cách giúp học sinh ở lứa tuổi THPT tập trung và tham gia tích cực, chủ động trong các giờ học là cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi phổ biến trên truyền hình. Các trò chơi có sự lồng ghép kiến thức liên quan đến môn học sẽ có tác dụng tốt cho học sinh trong việc tích cực học tập, từ đó thúc đẩy học sinh hành động áp dụng kiến thức vào trong thực tiễn.

Thực hiện văn bản số 3892/ BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020 về việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Tiếp tục triển khai công văn số 4612/ BGD ĐT- DGTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thổng theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học được chú trọng; Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp học; Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tập hợp nhận xét đánh giá.

Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người. Ở nhiều góc độ khác nhau trò chơi được định nghĩa riêng, có thể trò chơi là một hoạt động tự nhiên cần thiết thoả mãn nhu cầu giải trí của con người hay là một phương pháp thực hành hiệu nghiệm đối với việc hình thành nhân cách và trí lực của HS.

Bên cạnh đó, với bộ môn Hoá học là môn khoa học tự nhiên vừa có lý thuyết, vừa có tính toán bài tập, có rất nhiều ứng dụng thực tiễn vì vậy làm sao để học sinh luôn hứng thú trong giờ học thì cũng là điều khó khăn.

Ngoài ra, từ thực tế dạy học ở trường THPT Kim Ngọc nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy: đa số học sinh (chiếm khoảng 80%) theo ban KHXH nên bộ môn Hóa học ít được học sinh tập trung học hơn, trong giờ học rất nhiều học sinh học với tâm lí hoàn thành bộ môn.

Vì vậy, từ những lí do trên tôi quyết định thực hiện sáng kiến “ Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học lớp 11”

Qua sáng kiến này, tôi mong muốn không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà hơn hết giúp học sinh còn có nhiều cơ hội phát triển năng lực và phẩm chất góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tạo tiền đề để học sinh được vững bước vào cuộc sống, trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.

docx 45 trang Tú Anh 04/01/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học Lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học Lớp 11
 MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu.................................................................................................. .. 1
2. Tên sáng kiến..................................................................................................... 3
3. Tác giả sáng kiến ...............................................................................................3
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ...............................................................................3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ...............................................................................3
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử................................... 3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến .............................................................................3
7.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................3
7.1.1.Trò chơi ........................................................................................................3
7.1.2. Phẩm chất ....................................................................................................5
7.1.3. Năng lực...................................................................................................... 6
7.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................7
7.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN .............................................................................8
7.3.1. Sử dụng phiên bản các trò chơi truyền hình................................................ 8
7.3.2. Sử dụng kết hợp với theo trò chơi dân gian............................................... 14
7.3.3. Học sinh sáng tạo các trò chơi ...................................................................16
7.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ..............................................................................24
7.4.1. Đối tượng ..................................................................................................24
7.4.2. Nội dung kiểm tra ......................................................................................24
7.4.3. Kết quả .......................................................................................................24
7.5. Về khả năng áp dụng của sáng kiến ...............................................................26
8. Những thông tin cần được bảo mật ...................................................................26
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.................................................... 26
10. Đánh giá lợi ích thu được .................................................................................27
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng 
kiến lần đầu ............................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 29 2
tập, các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi phổ biến trên truyền hình. Các trò chơi có 
sự lồng ghép kiến thức liên quan đến môn học sẽ có tác dụng tốt cho học sinh trong 
việc tích cực học tập, từ đó thúc đẩy học sinh hành động áp dụng kiến thức vào trong 
thực tiễn. 
 Thực hiện văn bản số 3892/ BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn nhiệm vụ 
giáo dục trung học năm học 2019-2020 về việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện; Tiếp tục triển khai công văn số 4612/ BGD ĐT- DGTrH hướng dẫn thực hiện 
chương trình giáo dục phổ thổng theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất 
học sinh.
 Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học được chú trọng; Xây dựng kế hoạch 
bài học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh 
thông qua thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động để thực hiện cả trên lớp và 
ngoài lớp học; Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu 
để tiếp nhận kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài 
học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực 
hành, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tập hợp nhận xét đánh giá.
 Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người. Ở 
nhiều góc độ khác nhau trò chơi được định nghĩa riêng, có thể trò chơi là một hoạt 
động tự nhiên cần thiết thoả mãn nhu cầu giải trí của con người hay là một phương 
pháp thực hành hiệu nghiệm đối với việc hình thành nhân cách và trí lực của HS.
 Bên cạnh đó, với bộ môn Hoá học là môn khoa học tự nhiên vừa có lý thuyết, 
vừa có tính toán bài tập, có rất nhiều ứng dụng thực tiễn vì vậy làm sao để học sinh 
luôn hứng thú trong giờ học thì cũng là điều khó khăn.
 Ngoài ra, từ thực tế dạy học ở trường THPT Kim Ngọc nhiều năm, bản thân 
tôi nhận thấy: đa số học sinh (chiếm khoảng 80%) theo ban KHXH nên bộ môn Hóa 
học ít được học sinh tập trung học hơn, trong giờ học rất nhiều học sinh học với tâm 
lí hoàn thành bộ môn. 4
 Trò chơi học tập là trò chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò chơi 
của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hóa các biểu tượng 
đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh 
- trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi.
7.1.1.2. Bản chất.
 Có nguồn gốc tự nhiên và xã hội; thông qua việc tổ chức hoạt động cho học 
sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi 
trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học. Luật chơi 
(cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học đặc biệt là phương pháp học tập 
có sự hợp tác và tự đánh giá. 
7.1.1.3. Phân loại trò chơi học tập.
 Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập.
 - Phân loại theo mục tiêu dạy học, trò chơi học tập gồm: trò chơi hình thành 
kiến thức, trò chơi hình thành thái độ, trò chơi hình thành hành vi, thói quen
 - Phân loại theo tiến trình bài học, trò chơi học tập gồm: trò chơi khởi động, 
trò chơi hình thành kiến thức và rèn kĩ năng, trò chơi ôn tập củng cố.
 - Phân loại theo hình thức tổ chức, trò chơi học tập gồm: trò chơi tập thể, trò 
chơi cá nhân, trò chơi trong lớp, trò chơi ngoài lớp
 Theo Nguyễn Thị Bích Hồng (tạp trí Khoa học ĐH SPTP Hồ Chí Minh): Trò 
chơi gồm ba loại: loại khởi động, loại kích thích học tập và loại khám phá tri thức; 
Trong đó loại khám phá tri thức có tác dụng cao trong việc kích thích tính tích cực 
của người học thực chất là phương pháp dạy học nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có 
vấn đề nhằm kích thích hoạt động học tập của học sinh.
7.1.1.4. Quy trình thực hiện một trò chơi 
 Để thực hiện một trò chơi, Giáo viên phải thực hiện theo một qui trình cụ thể 
như sau:
 - Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu, 
cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế. 6
 Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình 
tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt 
được những thành công lớn lao trong tương lai.
 Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì 
vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện 
tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
 Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm 
thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt 
đẹp hơn.
7.1.3. Năng lực
7.1.3.1. Khái niệm:
 Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, 
giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân 
trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh 
nghiệm, cũng như sự sẵn sàng hành động.
 Năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng thể của nhiều 
yếu tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm phân biệt cơ bản của năng lực là: 
tính vận dụng; tính có thể chuyển đổi và phát triển. Đó cũng chính là các mục tiêu 
mà dạy và học tích cực muốn hướng tới.
7.1.3.2. Năng lực chung
 - Năng lực tự chủ và tự học.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
7.1.3.3. Năng lực đặc thù môn hoá học.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
 - Năng lực thực hành hoá học.
 - Năng lực tính toán.
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học. 8
 Điều này cũng có thể thấy qua cảm nhận của học sinh về môn Hoá, có tới 
13.8% học sinh cho rằng môn Hoá rất khó, và tới 26% học sinh đánh giá ở mức độ 
khó. Chỉ có 9.6% cho rằng môn Hoá không hề khó.
 Một trong những nguyên nhân học sinh chưa học tốt môn Hoá chính là do học 
sinh cho rằng kiến thức môn Hoá khô khan chiếm tới 45.7% ; sau đó là do học sinh 
hổng kiến thức chiếm 28.9%; Trong đó nguyên nhân đến từ phía giáo viên chiếm tỷ 
lệ khá cao 22.9% học sinh cho rằng do giáo viên chưa khơi gợi hứng thú của bộ môn 
Hoá học cho học sinh.
 Khi được hỏi rằng có nên đưa trò chơi vào tiết Hoá không thì có tới 34,9 % 
cho rằng là việc đưa trò chơi là không hợp lý.
 Trên cơ sở đó tôi nghĩ giáo viên cần phải xây dựng được cho học sinh sự hứng 
thú, kích thích tò mò tự giác tìm hiểu môn học.
 Bằng kinh nghiệm và tìm hiểu của bản thân cũng như việc thường xuyên áp 
dụng trong các tiết dạy, tôi nhận thấy: việc đưa trò chơi lồng ghép vào trong quá trình 
dạy học đã tạo hứng thú cho học sinh ngay khi bắt đầu giờ học, cũng như lôi cuốn 
trong suốt cả tiết học.
7.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Mỗi mã QR tương ứng với 1 ví dụ minh họa, sử dụng ứng dụng quét mã QR trên 
zalo để đăng nhập bài giảng ví dụ.
7.3.1. Sử dụng phiên bản các trò chơi truyền hình.
7.3.1.1. Đuổi hình bắt chữ.
Thể lệ:
 Khi một hình ảnh xuất hiện học sinh bình luận ngay dưới bức hình
 Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập.
Ví dụ minh họa: Bài 10: PHOTPHO - Quét mã QR để đăng nhập ví dụ 10
Ví dụ minh hoạ Bài 5: Luyện tập Axit, bazơ, muối. Quét mã QR để đăng nhập ví 
dụ
 Trò chơi mang tính cá nhân giúp học sinh đánh giá được từng cá nhân học 
sinh. Bên cạnh đó tạo không khí gắn kết khi học sinh còn lại trên sân thi đấu ít, có 
thể tổ chức các trò chơi gắn kết tinh thần đoàn kết trong lớp học.
7.3.1.3. Trò chơi chiếc nón kỳ diệu. 
Thể lệ: Học sinh thực hiện quay vòng để xác định mình sẽ được thưởng gì sau đó 
chọn câu hỏi nếu trả lời đúng thì được phần thưởng trả lời sai thì bị phạt.
Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập
 Trò chơi cá nhân nhưng có sức hút đối với tất cả học sinh không khí sôi động 
từ khi vòng quay bắt đầu cho đến khi vòng quay kết thúc. 12
 Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của học sinh giáo viên có thể tổ chức cho học 
sinh chơi theo đội , nhóm.
7.3.1.5. Ai thông minh hơn học sinh lớp 5. 
 Thể lệ: 
 Dành cho 3-4 người chơi; Lần lượt mỗi người chơi sẽ chọn câu hỏi cho mình, 
nếu trả lời đúng sẽ dành số điểm tương ứng. Trả lời sai nhường quyền trả lời cho 
người khác, nếu người đó trả lời đúng thì người không trả lời được sẽ bị trừ số điểm 
tương ứng. Người thắng cuộc là người có số điểm cao nhất 
Ví dụ minh hoạ Ôn tập giữa kì 1
 Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập
 Tuỳ theo điều kiện thực tế lớp chia làm 2-4 đội thi, Các đội thi sẽ trải qua các 
vòng thi, Đội nào đạt điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.
7.3.1.6. Trò chơi chung sức.
 Thể lệ
 Người chơi tham gia theo nhóm 4 người dành cho mỗi đội 
 chơi, trong đó có một người là đội trưởng và có 5 câu hỏi.
 Mỗi câu hỏi trả lời đúng sẽ dành được số điểm tương ứng.
 Người lựa chọn câu hỏi không trả lời được đồng đội có thể 
 hỗ trợ trả lời nhưng số điểm nhận được 1/2 số điểm tương 
 ứng. 14
 Các đội sẽ thực hiện nhiệm vụ trong các mật thư bao gồm trả lời câu hỏi về kiến 
thức và thực hiện một nhiệm vụ gắn kết học sinh được ghi cụ thể trong mật thư.
 Nhiệm vụ ở từng trạm phải hoàn thành thì mới được chuyển sang trạm tiếp theo.
 Đội thắng cuộc là đội về đích nhanh nhất 
 Đội chơi phải chụp ảnh, quay video minh chứng về việc đã làm khi tham gia tại 
các trạm đua: Nhảy dân vũ, tưới cây, xếp xe, dọn căn tin, tạo dáng chụp ảnh
 Phạm vi sử dụng: Hoạt động hình thành kiến thức, các bài ôn tập
 Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế giáo viên có thể thay đổi số lượng trạm, cũng 
như số lượng người chơi, các hình thức giáo dục trải nghiệm, nhằm tăng hứng thú, 
tạo tinh thần đoàn kết cho học sinh.
7.3.2. Sử dụng kết hợp với theo trò chơi dân gian.
 Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ tổ chức thực hiện, 
7.3.2.1. Trò chơi Oẳn tù tì.
 Thể lệ
 Giáo viên chia lớp làm hai đội: đại diện mỗi đội sẽ lên chơi Oẳn tù tì người 
thắng sẽ được quyền đặt câu hỏi
 Khi cả hai cũng đọc : “Oẳn tù tì. Ra cái gì ra cái này” khi chấm dứt câu thì 
đưa tay ra cùng một lúc. Phân định thắng thua bằng cách : Cái búa đập cái kéo, cái 
kéo cắt cái bao, cái bao trùm được cái búa. 
Người thắng sẽ được 1 điểm và được quyền đặt câu hỏi cho người thua trả lời. 
Nếu người thua trả lời được thì được 1 điểm, không trả lời được sẽ bị trừ 1 điểm.
Kết thúc đội chiến thắng là đội dành số điểm cao nhất.
 Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập 16
7.3.2.2. Trò chơi ném còn.
 Thể lệ
 Chuẩn bị một quả còn; Giáo viên sẽ đặt câu hỏi sau đó đứng quay lưng lại 
phía học sinh ném quả còn trúng học sinh nào thì học sinh đó phải trả lời câu hỏi, 
sau khi học sinh trả lời đúng câu hỏi thì tiếp tục ném quả còn đó đến cho học sinh 
khác, trò chơi cứ như thế cho đến hết số câu hỏi quy định. 
 Nếu người nhận được quả còn mà không trả lời được câu hỏi thì sẽ chịu một 
hình phạt của người đặt câu hỏi
 Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập
7.3.3. Học sinh sáng tạo các trò chơi:
 Trong bài học giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thiết kế, tổ chức các 
hoạt động trò chơi trong phần củng cố hoặc luyện tập
7.3.3.1. Trò chơi giải cứu thú 
 Thể lệ. Học sinh trả lời đúng câu hỏi thì sẽ cứu được một con thú đang bị 
giam cầm và tương ứng sẽ nhận được điểm tương ứng với câu hỏi
 Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập
Ví dụ minh hoạ Bài 1: Sự điện ly 18
7.3.3.4. Trò chơi Ông lão câu cá.
Thể lệ.
Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách câu đáp án đúng.
Trả lời đúng sẽ giúp ông lão câu được 1 con cá và học sinh dành được số điểm 
tương ứng
Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập
 Ví dụ minh hoạ
 Bài 4. Phản ứng trao đổi ion
7.3.3.5. Trò chơi hứng táo 
Thể lệ. Người chơi trả lời câu hỏi bằng cách chọn một quả táo trên cây. Nếu câu trả 
lời đúng sẽ hứng được một trái táo và dành được 8 điểm. Nếu không trả lời sẽ không 
hứng được táo
Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập 20
7.3.3.7.Trò chơi Bạch tuyết và bảy chú lùn
Thể lệ. Người chơi sẽ trả lời câu hỏi để giúp nàng Bạch Tuyết tìm được các chú lùn. 
Nếu trả lời đúng sẽ tìm được và được 8 đ. Nếu không trả lời được sẽ không tìm thấy 
và không được điểm
Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập
 Ví dụ minh hoạ
 Bài 13. Luyện tập
7.3.3.8. Trò chơi hái hoa
 Thể lệ. Người chơi chọn một bông hoa mình thích. Trả lời đúng câu hỏi sẽ 
được bông hoa và được 8 điểm. Trả lời sai dành cơ hội trả lời cho người khác.
 Ví dụ minh hoạ
 Bài 15. Cacbon 22
7.3.3.11. Khỉ hái táo.
Thể lệ. 
Người chơi hái táo giúp chú khỉ, Nếu trả lời đúng sẽ hái được một trái táo và đạt 
được 8 điểm. 
Nếu không trả lời được sẽ dành cơ hội cho người khác.
Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập
 Ví dụ minh hoạ
 Bài 20 Mở đầu về hoá hữu 
 cơ
7.3.3.12. Trò chơi bay lên
Thể lệ.
Người chơi chọn một con vật .
Nếu trả lời câu hỏi đúng sẽ có kinh khí cầu giúp con vật chọn bay lên.Và dành được 
8 điểm
Nếu không trả lời được thì dành co hội cho người khác
Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập 24
7.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
7.4.1. Đối tượng: 
 Năm học 2021- 2022 Tôi thực hiện ở lớp 11A1, 11A3. Với 81 hoc sinh 
 Năm học 2022- 2023 Tôi thực hiện ở lớp 11A1, 11A3. Với 85 học sinh
 Cả hai lớp tôi đều sử dụng phương pháp này và tôi dánh giá dựa trên sự tiến 
bộ của học sinh thể hiện qua bài kiểm tra đánh giá cuối kì HK 1 năm học 2021- 2022; 
năm học 2022-2023 so với bài kiểm tra giữa kì và so với kết quả điểm trung bình của 
năm học trước. 
7.4.2. Nội dung kiểm tra.
 Thông qua bài kiểm tra giữa kì và cuối kỳ.
 Qua phiếu tự đánh giá của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài..
7.4.3. Kết quả.
7.4.3.1. Điểm đánh giá học tập của Học sinh:
 Từ kết quả điểm đánh giá giữa kì và cuổi kì ở phụ lục tôi có bảng làn điểm 
như sau:
 Bảng 1. Làn điểm đánh giá giữa kì và cuối kì 
 Làn điểm
 Điểm
 5 ÷ 
 8 TB
 6,5
 Điểm đánh giá giữa kì I lớp 11 5 27 33 19 6.7
 Điểm đánh giá cuối kì I lớp 11 0 15 41 28 7.3
Từ bảng 1 tôi vẽ được đồ thị 1.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tro_choi_trong_day_hoc_nham_ph.docx