Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu tả theo bộ sách Cánh diều

Ở Tiểu học, phân môn tập làm văn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh. Đặc biệt với chương trình Giáo dục phổ thông 2018, yêu cầu cần đạt về ngôn ngữ của học sinh là 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng tất cả các giác quan trong quá trình học. Viết tập làm văn không chỉ giúp học sinh có thể hình thành khả năng ngôn ngữ, biết cách sử dụng từ ngữ hợp lý, nâng cao khả năng diễn đạt thông qua đó sẽ nâng cao kỹ năng giao tiếp của các em học sinh. Bên cạnh đó, đây còn là một công cụ tư duy cho sự phát triển nhân cách ở học sinh.

Trong năm học 2022 - 2023, tôi được phân công dạy lớp 4A1, trường tiểu học An Khánh A, qua nhiều năm giảng dạy lớp 4 tôi nhận thấy thực trạng việc giảng dạy phân môn tập làm văn lớp 4 vẫn còn rất nhiều bất cập. Hiện nay đa số giáo viên vẫn giảng dạy theo các phương pháp truyền thống, đôi khi sẽ khiến các em cảm thấy nhàm chán. Hầu hết các em học sinh đều thụ động tiếp thu kiến thức dẫn đến các em viết văn còn lủng củng chưa có ý tưởng hay, bố cục chưa rõ ràng, trong bài văn chưa có những hình ảnh đẹp, từ ngữ đặc sắc, câu văn chưa chặt chẽ, đủ ý. Việc truyền tải những kiến thức khô khan đến học sinh theo cách truyền thống vẫn chưa đủ để học sinh học ghi nhớ và vận dụng. Do đó, Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh cảm thấy hứng thú trong khi viết văn để có kĩ năng viết văn hay, sinh động, sáng tạo, đủ ý và bố cục rõ ràng hơn. Việc sử dụng sơ đồ tư duy được xem là một trong những hình thức dạy học vô cùng hiệu quả đặc biệt là đối với phân môn viết tập làm văn, khi các kiến thức cốt lõi được tổng hợp và rút ngắn lại thành một sơ đồ súc tích giúp cho giờ học hiệu quả và tăng hứng thú học tập cho hoc sinh. Phương pháp này không chỉ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiến thức, tăng kỹ năng phân tích mà còn là công cụ hỗ trợ học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Đ ó chính là lí do tôi chọn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu tả” nhằm đảm bảo kết quả dạy học đạt hiệu quả tốt nhất.

docx 20 trang Tú Anh 02/12/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu tả theo bộ sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu tả theo bộ sách Cánh diều

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu tả theo bộ sách Cánh diều
 2
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Ở Tiểu học, phân môn tập làm văn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với 
học sinh. Đặc biệt với chương trình Giáo dục phổ thông 2018, yêu cầu cần đạt về 
ngôn ngữ của học sinh là 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và đòi hỏi học sinh phải 
biết vận dụng tất cả các giác quan trong quá trình học. Viết tập làm văn không 
chỉ giúp học sinh có thể hình thành khả năng ngôn ngữ, biết cách sử dụng từ ngữ 
hợp lý, nâng cao khả năng diễn đạt thông qua đó sẽ nâng cao kỹ năng giao tiếp 
của các em học sinh. Bên cạnh đó, đây còn là một công cụ tư duy cho sự phát 
triển nhân cách ở học sinh.
 Trong năm học 2022 - 2023, tôi được phân công dạy lớp 4A1, trường tiểu 
học An Khánh A, qua nhiều năm giảng dạy lớp 4 tôi nhận thấy thực trạng việc 
giảng dạy phân môn tập làm văn lớp 4 vẫn còn rất nhiều bất cập. Hiện nay đa số 
giáo viên vẫn giảng dạy theo các phương pháp truyền thống, đôi khi sẽ khiến các 
em cảm thấy nhàm chán. Hầu hết các em học sinh đều thụ động tiếp thu kiến thức 
dẫn đến các em viết văn còn lủng củng chưa có ý tưởng hay, bố cục chưa rõ ràng, 
trong bài văn chưa có những hình ảnh đẹp, từ ngữ đặc sắc, câu văn chưa chặt chẽ, 
đủ ý. Việc truyền tải những kiến thức khô khan đến học sinh theo cách truyền 
thống vẫn chưa đủ để học sinh học ghi nhớ và vận dụng. Do đó, Sự cần thiết phải 
đổi mới phương pháp dạy học để học sinh cảm thấy hứng thú trong khi viết văn 
để có kĩ năng viết văn hay, sinh động, sáng tạo, đủ ý và bố cục rõ ràng hơn. Việc 
sử dụng sơ đồ tư duy được xem là một trong những hình thức dạy học vô cùng 
hiệu quả đặc biệt là đối với phân môn viết tập làm văn, khi các kiến thức cốt lõi 
được tổng hợp và rút ngắn lại thành một sơ đồ súc tích giúp cho giờ học hiệu quả 
và tăng hứng thú học tập cho hoc sinh. Phương pháp này không chỉ giúp học sinh 
dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiến thức, tăng kỹ năng phân tích mà còn là công 
cụ hỗ trợ học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Đ ó chính là lí do tôi chọn nghiên 
cứu và thực nghiệm đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 4 chủ động, 
sáng tạo khi viết văn miêu tả” nhằm đảm bảo kết quả dạy học đạt hiệu quả tốt 4
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp phân tích, xử lý thông tin.
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 6. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
 Từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023 tại lớp 4A2 trường tiểu học An Khánh 
A- Hoài Đức -Hà Nội 6
 Phần 2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY CỦA 
HỌC SINH TRONG HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 4
 1. Ưu điểm
 - Cách giảng bài truyền thống giúp giáo viên có thể hoàn toàn làm chủ các 
kiến thức được truyền đạt cũng như phương thức truyền đạt kiến thức trong tiết 
học. Vì là chủ thể chính hoạt động trong giờ học nên giáo viên có thể tự do điều 
hành các hoạt động được tổ chức trong giờ học.
 - Đây là một phương pháp giảng dạy mà giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm 
trong quá trình giảng dạy của mình. Thầy cô cũng đã có sẵn các tài liệu, giáo án 
để giảng dạy nên không cần tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị.
 - Trong quá trình giảng dạy, nhiệm vụ chính của các em là lắng nghe và tiếp 
thu kiến thức nên giáo viên có thể dễ dàng quản lý lớp học, giữ trật tự lớp học, 
xây dựng lớp học kỷ luật, nghiêm túc.
 2. Tồn tại
 - Phương pháp giáo dục nhàm chán, dễ gây cho học sinh tâm lý chán nản. 
Các em không chủ động tham gia các hoạt động trong lớp và không có điều kiện 
tiếp xúc với kiến thức bằng nhiều phương pháp khác nhau, dễ gây chán nản, dần 
dần bài xích môn học, không còn hào hứng. Việc lặp đi lặp lại kiến thức liên tục 
cũng sẽ khiến các em học sinh dễ mất tập trung.
 - Ngoài ra, việc chỉ ngồi và nghe khiến các em học sinh chỉ tiếp thu được 
một phần các kiến thức được truyền đạt. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến chất 
lượng giảng dạy, các hoạt động góp phần nâng cao khả năng viết tập làm văn cho 
các em không thực sự hiệu quả.
 3. Nguyên nhân tồn tại
 Nguyên nhân chính dẫn đến ít vận dụng kỹ thuật lược đồ tư duy và kỹ thuật 
phòng tranh đó chính là nhiều em học sinh vẫn có sự nhận thức đúng đắn và đầy 
đủ về vai trò, vị trí của phân môn tập làm văn. Các phương pháp giảng dạy cũng 
còn khá lạc hậu, nhiều giáo viên và học sinh vẫn còn lười biếng trong việc tìm 
tòi, suy nghĩ, sáng tạo và vận dụng trong giảng dạy và học tập. 8
học sinh gặp phải những khó khăn như sau:
 + Học sinh chưa biết xây dựng sơ đồ tư duy nên mất nhiều thời gian để hoàn 
thành một sơ đồ tư duy.
 + Các em chỉ tập trung vào hình thức của sơ đồ mà chưa chú trọng vào nội 
dung.
 + Chưa thành thạo kỹ năng chọn từ khóa.
 + Cách diễn đạt ý từ sơ đồ tư duy thành câu, thành lời văn chưa tốt, các câu 
văn chưa liên kết ý với nhau.
 Chính vì những khó khăn trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của 
học sinh nên đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy mới phù hợp hơn để giúp 
nâng cao khả năng sử dụng sơ đồ tư duy và khả năng viết tập làm văn.
 Phần 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỒ TƯ DUY GIÚP 
HỌC SINH LỚP 4 CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO KHI VIẾT VĂN MIÊU TẢ
 Biện pháp 1: Lựa chọn một số phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy để áp dụng 
trong bài giảng Powerpoint
 Trong khi giảng dạy để giúp cho học sinh hiểu được sơ đồ tư duy là gì thì tôi 
phải giảng lý thuyết. Sau đó sẽ giới thiệu cho các em một số mô hình sơ đồ tư 
duy đơn giản dễ đọc dễ hiểu qua một số phần mềm dưới đây:
- Phần mềm minmap Edraw MindMap
- Phần mềm iMindMap
- Phần mềm mind map Draw.io
- Phần mềm Blumind
Ví dụ: Khi thiết kế sơ đồ tư duy để dạy bài văn miêu tả đồ vật lớp 4, tôi đã dùng 
phần mềm iMindMap 10
nó vào thời gian nào?)
 - Thân bài:
 + Tả bao quát (3 - 4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc.
 + Tả chi tiết (7-10 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-4 bộ phận, 
mỗi bộ phận từ 2 - 3 câu).
 + Tả công dụng của đồ vật (4-5 dòng), từ 2 - 3 công dụng.
 + Hoạt động hoặc kỷ niệm của em đối với đồ vật đó (3 - 4 dòng).
 - Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với đồ vật (Em hãy coi nó như là một 
người bạn của mình).
 Sơ đồ tư duy cấu trúc của bài văn tả đồ vật
 Đây là câu trúc chung của bài văn miêu tả đồ vật mà tôi đã đưa ra và yêu cầu 
các em học sinh phải ghi nhớ để có thể vận dụng nó vào những đề tài miêu tả 
khác nhau.
 Thông qua sơ đồ tư duy học sinh có thể xác định rõ được bố cục của bài văn 
sẽ gồm 3 phần, thứ tự và cách trình bày của các phần giúp bài văn đảm bảo về bố 
cục và nội dung chính. Từ đó giúp khắc phục được các lỗi: bài văn ngắn, không 12
 + Tả một cây bóng mát hay một cây hoa mà em thích (cây bang, cây phượng, 
cây hoa hồng, cây mai...)
 + Tả một con vật mà em yêu thích (con chó, con mèo, con vẹt,.)
 Tất cả các đề tài này đều sẽ được triển khai cấu trúc của sơ đồ học sinh đã 
được tìm hiểu ở phía trên.
- Ví dụ: Giáo viên cho đề bài: Miêu tả về một con vật mà em yêu thích.
 Mục tiêu: Học sinh (HS) liệt kê được các bộ phận chính và hoạt động của con 
vật và tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận, hoạt động của con vật 
đó.
 Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị thật chu đáo khung sơ đồ tư duy, thẻ từ dùng 
để làm sơ đồ mạng; Phiếu bài tập.
 Các hoạt động: Từ hoạt động tìm ý và sắp xếp các ý mà HS đã làm trong đoạn 
văn mẫu “Con Mèo Hung” của SGK, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 với phiếu 
bài tập với nội dung sau:
- Hãy liệt kê các bộ phận chính của con vật, hoạt động của con vật và tìm những 
từ ngữ thường dùng để miêu tả đặc điểm của hình dáng và hoạt động và trình bày 
theo sơ đồ mạng.
- Sau đó yêu cầu 1 -> 2 nhóm HS nhanh nhất lên trình bày, các nhóm khác theo 
dõi, bổ sung và cho ra một mạng lưới các ý: 14
hoa, nhóm nào trả lời được nhiều công dụng nhất sẽ là nhóm chiến thắng và được 
tuyên dương.
 Ngoài ra tôi cũng khuyến khích các em trong quá trình gạch ra những từ khóa 
để miêu tả, nếu có ý tưởng về cách đặt câu với chi tiết đó thì sẽ viết luôn vào sơ 
đồ tư duy để tránh các em bị quên mất ý.
 Việc hướng dẫn các em học sinh cách lựa chọn từ khóa cho từng đề tài khác 
nhau sẽ là cơ sở để các em có thể hiểu rõ hơn về món đồ vật. Từ đó dễ dàng hơn 
trong quá trình làm văn miêu tả.
 Ngoài ra, để tăng cường khả năng trao đổi và ngôn ngữ của học sinh, tôi đã 
chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 5-6 thành viên và cho các nhóm bốc thăm chọn 
món đồ dùng học tập mà các nhóm sẽ cần miêu tả. Để các em cùng bàn luận để 
hoàn thành sơ đồ tư duy và làm bài văn theo yêu cầu của giáo viên. Trong quá 
trình các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ, tôi sẽ phát cho mỗi nhóm một từ giấy A3 
để các em trình bày sơ đồ và bài văn của mình lên đó.
 Ví dụ: Các nhóm đã miêu tả:
 - Nhóm 1: Cây bút
 - Nhóm 2: Cái cặp
 - Nhóm 3: Đồng hồ
 - Nhóm 4: Thước kẻ
 - Nhóm 5: Cái tivi
 - Nhóm 7: Cái tủ lạnh
 - Nhóm 8: Cái bàn 16
mẫu.
 Thông qua vẽ sơ đồ tư duy, kỹ năng làm văn của các em được nâng cao từ đó 
bài viết của các em có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, yêu quý đồ 
vật, cây cối và động vật hơn.
 Phần 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
 Qua thời gian áp dụng biện pháp, tôi nhận thấy rằng biện pháp này đã mang 
đến hiệu quả giảng dạy rất tốt, cụ thể:
 Các em học sinh đã trở nên chủ động và tích cực hơn trong quá trình học tập. 
Hầu hết, tất cả các em học sinh đều có một tinh thần thoải mái, có thái độ hợp tác 
và tác phong rất tốt trong suốt buổi học. Do đó cũng giúp quá trình giảng dạy trở 
nên hấp dẫn và chất lượng hơn. Từ đó, khả năng tiếp thu kiến thức của các em 
cũng tăng lên đáng kể, các em đã biết cách vận dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp ý 
chính của đề tài một cách nhanh chóng và khoa học.
 Do khi thực hiện xây dựng kiến thức bằng sơ đồ tư duy học sinh cần có sự 
phân tích và nhìn vấn đề một cách chính xác nên thúc đẩy khả năng tiếp thu kiến 
thức và sự liên tưởng tốt hơn khi bắt tay vào quá trình viết đoạn văn. Đồng thời, 
khi sử dụng giải pháp này học sinh còn có thể dễ dàng vận dụng vào nhiều chủ 
đề khác nhau giúp việc viết văn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cũng chính vì thế, 
các lỗi sai thường gặp của học sinh khi viết đoạn văn cũng đã được cải thiện đáng 
kể. Những kết quả trên được minh chứng cụ thể thông qua bảng số liệu sau:
 Thời gian Sĩ số Học sinh sáng tạo khi Học sinh chưa sáng tạo 
 viết văn khi viết văn
 9/2022 44 12 27,27% 32 72,72%
 3/2023 44 44 100% 0 0%
 Bảng so sánh kỹ năng viết tập làm văn của học sinh trước và sau khi áp dụng 
 biện pháp.
 Đặc biệt, sau khi áp dụng giải pháp thì các lỗi sai thường thấy khi viết văn 18
 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Tiếng Việt 4 là một trong những môn học rất quan trọng trong chương trình 
giáo dục, đặc biệt là phân môn Tập làm văn.Việc áp dụng biện pháp vận dụng kết 
hợp kỹ thuật lược đồ tư duy trong dạy học phân môn tập làm văn lớp 4 nhằm tăng 
tính chủ động sáng tạo học sinh, giúp các em học sinh dễ hơn tiếp thu và ghi nhớ 
kiến thức. Thông qua các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập 
của học sinh ở phân môn tập làm văn lớp 4.
 2. Khuyến nghị
 *Đối với Nhà trường
 - Nhà trường nên tích cực tổ chức các buổi tập huấn để giáo viên có thể học 
hỏi và trao dồi kinh nghiệm giảng dạy.
 - Thường xuyên tạo các buổi giao lưu giữa các giáo viên để học hỏi lẫn nhau, 
phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm trong giảng dạy.
 -Nhà trường nên liên tục cập nhật các phương pháp giáo dục mới để hướng 
dẫn lại cho các giáo viên.
 *Đối với giáo viên
 - Giáo viên cần phải luôn tích cực trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ
 trong quá trình giảng dạy.
 - Giáo viên cần có sự đổi mới liên tục, không ngừng đưa ra những biện
 pháp dạy học mới mẻ và thú vị để giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy.
 - Giáo viên cũng phải luôn quan tâm và thấu hiểu học sinh để từ đó để điều
 chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp với tất cả các em học sinh.
 * Đối với phụ huynh
 Phụ huynh là người gần gũi với học sinh nên vai trò của phụ huynh trong việc 
tạo điều kiện cho học sinh học tập là vô cùng quan trọng. Điều phụ huynh cần 
làm là luôn giám sát và hỗ trợ con em của mình trong suốt quá trình học tập. Việc 
giám sát này sẽ giúp nâng cao khả năng tập trung của học sinh, giúp cho học sinh 
không sao nhãng việc học hoặc tránh tình trạng học sinh bị cuốn hút bởi những 20
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thư viện Bài giảng Violet
2. Tài nguyên dạy học trên Internet
3. Tài liệu chuyên đề: Dạy học theo Định hướng nâng cao năng lực cho học 
sinh, Chương trình giáo dục phổ thông mới Toán và Tiếng Việt - Sở GD&ĐT 
Hà Nội Trường Bồi dưỡng CBGD Hà Nội.
4. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên dạy học các môn lớp 4-Nhà xuất bản giáo dục.
5. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_giup_hoc_sinh_lop.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu.pdf