Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS
Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực người học.
Ở nước ta Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục - đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý Giáo dục-Đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục-đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển Giáo dục - Đào tạo.
Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đáp ứng mục tiêu giáo dục mới đó là không chỉ nhằm trang bị kiến thức mà còn chú trọng đến vận dụng kiến thức kĩ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa dạy học không chỉ đơn thuần truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu rèn luyện khả năng tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức.
Môn lịch sử được coi là môn học khô khan, nhiều sự kiện khó nhớ, nhiều học sinh sợ, không thích học lịch sử. Điểm kiểm tra môn lịch sử trong các kì thi không được cao.
Giờ học lịch sử diễn ra đơn điệu, học sinh thiếu vốn kiến thức nên bài học chủ yếu do giáo viên truyền thụ, hướng dẫn.
Quan niệm xã hội cho rằng môn lịch sử là môn phụ, cơ hội nghề nghiệp và việc làm không cao, tính ứng dụng không nhiều.
Trước thực trạng đó, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử tôi luôn trăn trở về việc dạy học của mình: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ? Làm sao các em học sinh yêu thích lịch sử và học lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn? Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú, khơi gợi niềm đam mê học tập cho học sinh một cách tự giác. Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường chúng tôi trong những năm gần đây các giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trong đó vận dụng có hiệu quả PPĐV. Do đó các giờ học lịch sử trở nên sinh động, học sinh hứng thú hơn, chủ động hơn.
Nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử và tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi áp dụng sáng kiến “ Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS”, với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS
2 Trước thực trạng đó, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử tôi luôn trăn trở về việc dạy học của mình: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ? Làm sao các em học sinh yêu thích lịch sử và học lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn? Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú, khơi gợi niềm đam mê học tập cho học sinh một cách tự giác. Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường chúng tôi trong những năm gần đây các giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trong đó vận dụng có hiệu quả PPĐV. Do đó các giờ học lịch sử trở nên sinh động, học sinh hứng thú hơn, chủ động hơn. Nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử và tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi áp dụng sáng kiến “ Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS”, với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn. II. Mục đích nghiên cứu - Vận dụng PPĐV nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả bài học. - Vận dụng PPĐV nhằm phát triển năng lực của học sinh. III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử áp dụng cho nhiều bài học Lịch sử trong chương trình lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9. Đặc biệt trong chương trình GDPT mới trong môn lịch sử và địa lí lớp 6,7 (phân môn Lịch sử). - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn lịch sử ở trường THCS. - Đối tượng: Học sinh lớp 6A,B,C,D; 7B,C, D; 8A trường THCS Tản Đà năm học 2022-2023 IV. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu về PPĐV, phương pháp dạy học lịch sử, sách giáo khoa, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo 4 PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng Phương pháp đóng vai vào dạy học Lịch sử 1. Cơ sở lí luận 1.1. Phương pháp dạy học tích cực - Phương pháp dạy học tích cực là khái niệm để chỉ những phương pháp giáo dục hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào tính chủ động sáng tạo của người học chứ không phải tập trung vào phát huy tính chủ động của người dạy. - Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực, học sinh thấy được học chứ không bị học. Học sinh được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. Học sinh hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm. Dạy bằng phương pháp giảng dạy tích cực chính là tìm mọi cách giúp học sinh được chủ động trong việc học, cho các em được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. Và muốn học sinh có được sự tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính mình, các em cần được học theo phương pháp chủ động. Chỉ khi các em được tự khám phá kiến thức, tự học, tự làm và tự bổ sung cho nhau thì kiến thức mới trở thành tri thức của người học, chuyển thành hành động, thành thói quen hàng ngày của họ. - Môn lịch sử ở trường trung học cơ sở nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. -Vì vậy phương pháp dạy học môn Lịch sử rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp hiện đại (thảo luận nhóm, dự án, đóng vai...) và các phương pháp truyền thống (trực quan, kể chuyện...). Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập. Theo luật giáo dục Việt Nam, "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn 6 - Phương pháp đóng vai giúp phát triển kĩ năng thực hành cho học sinh, gắn lí luận với thực tiễn, nhất là đóng vai tình huống. Thông qua đó học sinh thể hiện kĩ năng và phương pháp ứng xử của mình, là cơ hội thể hiện thái độ và tính cách trước đám đông. - Phương pháp đóng vai có tác dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng thuyết trình. Đóng vai đòi hỏi HS phải chủ động trong quá trình học tập như một bên liên quan trong một kịch bản tưởng tượng hay thực, trong quá trình tham gia sẽ giúp HS hình thành kĩ năng giao tiếp giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân-tập thể, từ đó giúp HS biết cách giao tiếp, ửng xử với bạn bè cùng trang lứa và những người xung quanh. Thông qua đóng vai HS thể hiện nhận thức, thái độ trong tình huống cụ thể và phải có cách ứng xử phù hợp với tình huống đó. Qua các vai diễn, HS bộc lộ khả năng giao tiếp, tự giải quyết vấn đề, các tình huống trong cuộc sống. - Phương pháp đóng vai có tác dụng trong hướng nghiệp cho học sinh.Thông qua đóng vai không chỉ tạo không khí học tập sôi nổi, khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh mà còn có khả năng hình thành niềm đam mê nghề nghiệp. Trong quá trình tìm tòi, sáng tạo, xây dựng kịch bản, hóa thân vào vai diễn như: nhà báo, nhà ngoại giao, hướng dẫn viên du lịch Ví dụ khi dạy bài 20 Lịch sử 8: Em hãy đóng vai phóng viên của đài truyền hình Việt Nam thường trú tại đế quốc Nga đầu thế kỉ XX, cập nhật thông tin về tình hình nước Nga trước khi cách mạng tháng Mười bùng nổ. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu khách tham quan về những tựu nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của Ai Cập, Lưỡng Hà thời cổ đại, Đông Nam Á thời cổ đại. Đóng vai một người nông nô, hoặc một lãnh chúa kể lại công việc và cuộc sống hàng ngày của mình trong lãnh địa. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng mức độ sử dụng phương pháp đóng vai của giáo viên vào dạy học. Để có cơ sở thực tiễn cho việc ứng dụng PPĐV ở trường THCS đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng của một số giáo viên dạy lịch sử ở trường THCS trên địa bàn. 8 là thỉnh thoảng sử dụng trong quá trình dạy học, 58%( 7/12) GV không sử dụng, còn sử dụng thường xuyên không có GV nào. Điều này cho thấy giữa nhận thức, thái độ và hành động thực tế của GV còn có khoảng cách khá xa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cải tiến, đổi mới PPDH còn gặp nhiều khó khăn. - Về phía học sinh: Qua điều tra tôi thấy hầu hết các em rất thích thú khi được đóng vai trong giờ học lịch sử: 85% HS rất thích và 15 % HS thích GV sử dụng PPĐV trong giờ học Lịch sử. Như vậy đây là một thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng phương pháp này trong xu thể đổi mới PPDH hiện nay. - Tuy nhiên trong quá trình dạy học giáo viên rất ít khi sử dụng PPĐV, nếu có thì cũng chỉ trong các tiết thao giảng hoặc sinh hoạt chuyên đề. Qua tìm hiểu tôi thấy nguyên nhân của thực trạng trên là do: Các GV cho rằng PPĐV đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, chuẩn bị mất thời gian. Không phải nội dung nào cũng sử dụng PPĐV một cách hiệu quả, giáo viên phải mất thời gian chuẩn bị giáo án và triển khai đóng vai trên lớp. Năng lực, kĩ năng vận dụng PPĐV còn hạn chế, nhiều GV còn đang lúng túng chưa biết vận dụng PPĐV vào bài nào, tiến hành ra saođó là những nguyên nhân làm cho giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng PPĐV trong dạy học. Khả năng hợp tác của các HS cũng làm giảm hiệu quả sử dụng phương pháp này, các em chưa chủ động khi tham gia hoạt động nhóm. Chương trình môn học còn nặng về cung cấp kiến thức, giáo viên không có thời gian để sân khấu hóa lớp học. Thực tế đó cho thấy việc áp dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử là hết sức cần thiết. GV và HS đều hứng thú với PPĐV song vẫn gặp những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. - Với tư cách một giáo viên Lịch sử, tôi cho rằng mình cần phải có trách nhiệm, với một phạm vi nhỏ hơn – đó là làm cho học sinh yêu thích môn Lịch sử. Để làm được điều đó, trước hết bản thân giáo viên phải thay đổi. Để môn Lịch sử không khô khan, tôi đưa các phương pháp dạy học tích cực vào giờ học; để trong mỗi giờ học Lịch sử, học sinh sẽ như đang sống trong thời khắc lịch sử đó. Thực tiễn đó là cơ sở để tôi triển khai và thực hiện đề tài trong quá trình dạy học. 10 trình dạy học GV phải luôn chú ý quan sát, nắm bắt tâm lí từng đối tượng HS để có biện pháp lôi kéo các em vào bài học một cách tự nhiên nhất. GV yêu cầu phải có biên bản làm việc nhóm, có phân công nhiệm vụ và đánh giá về tinh thần thái độ của từng thành viên. Việc làm này sẽ giúp GV nắm bắt được tình hình của HS từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể với mỗi đối tượng HS đó. - Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện. Khi tự nguyện các em sẽ chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo trong khám phá tri thức. Tuy nhiên, PPĐV không khuyến khích ở các khâu lên lớp , tất cả nội dung bài học, GV chỉ nên chọn nội dung phù hợp để đóng vai tránh nhàm chán. Trong quá trình lên lớp cần kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác để tăng hiệu quả nội dung hoạt động dạy học. Tình huống đóng vai phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và hoàn cảnh lớp học, số lượng vai diễn khoảng từ 3 – 5 người, không nên quá nhiều. Tình huống không nên quá dài, cần khích lệ những học sinh nhút nhát cùng tham gia. 2. Cách thức sử dụng các dạng đóng vai trong dạy học Lịch sử Đóng vai trong dạy học lịch sử có thể áp dụng trong bài học nội khóa, qua các hoạt động ngoại khóa, hoặc trong kiểm tra đánh giá, tuy nhiên ở đề tài này tôi trình bày cách thức sử dụng PPĐV trong bài học nội khóa. Qua nghiên cứu và thực nghiệm trong các tiết dạy nội khóa, dựa vào mục đích sử dụng của giáo viên, tôi chia ra các dạng đóng vai như sau: Đóng vai nhân vật lịch sử, đóng vai nhân vật giả định, đóng vai tình huống. 2.1. Đóng vai nhân vật lịch sử Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông của giáo sư Phan Ngọc Liên chủ biên định nghĩa “Nhân vật Lịch sử là người có vai trò nhất định trong một sự kiện, một thời kì Lịch sử”. Nếu không có nhân vật Lịch sử thì các sự kiện trở nên nhàm chán, thiếu sinh động. Do đó khắc họa biểu tượng nhân vật bằng PPĐV trong dạy học có vai trò quan trọng trong tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đây là hình thức học sinh thể hiện tính cách, con người, hành động của nhân vật lịch sử cụ thể. Phương pháp này được áp dụng trong bài nghiên cứu kiến thức mới với mục tiêu là cụ thể hóa kiến thức bài học, tạo biểu tượng về nhân vật lịch 12 2.3. Đóng vai tình huống. Trong quá trình dạy học, giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề và học sinh giải quyết tình huống bằng phương pháp đóng vai có ý nghĩa quan trọng. Việc đóng vai giải quyết tình huống sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung bài học, phát huy khả năng sáng tạo của mình, qua đó thể hiện nhận thức, thái độ của bản thân trong các tình huống cụ thể và đưa cách thức ứng xừ phù hợp với tình huống. Ví dụ: Khi dạy về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075- 1077 của nhà Lý. Giáo viên có thể đưa ra tình huống sau: Vào những năm 70 của thế kỉ XI khi hay tin quân Tống đang chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Thái úy LýThường Kiệt đã chủ trương ‘‘Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Được sự tán đồng của triều đình và binh sĩ năm 1075 Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân đội của triều đình và lực lượng dân binh của các tù trưởng mở cuộc tập kích lên đất Tống đánh tan các đạo quân rồi rút về nước.?Em hãy vào vai Thái úy Lý Thường Kiệt giải thích tại sao Ông lại chủ trương và hành động như vậy. 3. Minh chứng sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử a. Sử dụng phương pháp đóng vai cho phần khởi động: (Tạo tình huống có vấn đề): -Khi dạy về Phong trào Tây Sơn, giáo viên có thể cho học sinh đóng vai tình huống: + Học sinh A cho rằng Quang Trung –Nguyễn Huệ là 2 anh em. + Học sinh B nói: Quang Trung – Nguyễn Huệ là một. Vậy ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài học. - Khi dạy về hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911-1917, học sinh sẽ đóng vai thành Nguyễn Tất Thành và anh Tư Lê tạo tình huống sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài thông qua các câu hỏi như Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Hành trình cứu nước của Người sẽ gặp những khó khăn nào? b. Sử dụng phương pháp đóng vai cho phần hình thành kiến thức: - Khi dạy về khởi nghĩa Lam Sơn học sinh đóng vai thành nhân vật lịch sử tái hiện lại Sự kiện Hội thề Lũng Nhai, phân cảnh Lê Lai cứu chúa(Có kịch bản kèm theo-phụ lục 1) 14 Sau đây là kết quả thu được của ba lớp trong bài kiểm tra đánh giá cuối kì I và bài kiểm tra đánh giá cuối năm học 2022 – 2023 mà tôi thực hiện giảng dạy: Điểm dưới Thời Sĩ Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 Lớp 5 gian Số SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 6C 42 01 2,4% 03 7,1% 12 28,6% 26 61,9% 7B 44 01 2,3% 02 4,6% 13 29,5% 28 63,6% HKI 8A 41 02 4,9% 03 7,3% 12 29,3% 24 58,5% 6C 42 0 0% 01 2,4% 10 23,8% 31 73,8% Cuối 7B 44 0 0% 01 2,3% 10 22,7% 33 75% năm 8A 41 0 0% 02 4,9% 11 26,8% 28 68,3% So sánh với kết quả khảo sát giữa kì I: Điểm dưới Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 Lớp Sĩ số 5 SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 6C 42 3 7,2% 4 9,5% 14 33,3% 21 50% 7B 44 2 4,5% 3 6,8% 16 36,4% 23 52,3% 8A 41 3 7,3% 5 12,2% 15 36,6% 18 43,9% Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ điểm khá, giỏi ở cả 3 lớp tăng lên rõ rệt. Cụ thể: Số lượng, tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và dưới trung bình ở bài kiểm tra HKI ở cả 3 lớp giảm hơn so với giữa HKI (Lớp 6C giảm 3HS, lớp 7B giảm 2HS, lớp 8A giảm 3HS), đặc biệt kết quả bài kiểm tra cuối năm cả 3 lớp đều không còn học sinh bị điểm dưới 5. Số lượng, tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi cuối năm cả 3 lớp đều tăng so với HKI, đặc biệt số lượng, tỉ lệ học sinh đạt điểm 9-10 bài kiểm tra cuối năm cả 3 lớp đều đạt trên 68%. 16 III. Kiến nghị, đề xuất. 1. Với các cấp quản lý giáo dục: Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, việc dạy – học không chỉ trang bị cho các em tri thức mà còn giúp các em phát triển năng lực, phẩm chất. Việc áp dụng đổi mới cách tiếp cận bài học là một hướng đi đúng và cần thiết. Để áp dụng phương pháp Đóng vai đạt kết quả cao nhà trường cần trang bị hệ thống cơ sở vật chất như máy chiếu, máy tính phục vụ cho hoạt động dạy học, đầu tư trang phục cho các vai diễn. Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa, sân chơi dành cho học sinh về lịch sử từ đó giúp các em khám phá, hiểu được ý nghĩa của Lịch sử cũng như môn học. 2. Với giáo viên: Để tổ chức giờ dạy học lịch sử hiệu quả giáo viên cần xác định tư tưởng, tâm thế đúng cho bản thân và học sinh, tầm quan trọng của các bài học lịch sử. Giáo viên cần tạo sân chơi, hoạt động cho học sinh trong giờ học, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh làm việc, khám phá, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Đặc biệt, giáo viên cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, không ngại khó, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt độn dạy học. Và cuối cùng, cần dành thời gian cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả, năng lực tự học của học sinh để đảm nhận được sự phản hồi tích cực. 3. Với học sinh: Học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi bài học, học tập nghiêm túc. Từ kiến thức và kỹ năng cụ thể trong giờ học trên lớp học sinh tự rút ra cho mình phương pháp học tập, tự tìm tòi tài liệu, rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực. Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh” là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của tôi thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc đổi mới dạy học Lịch sử. Tác giả rất mong muốn nhận 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông - Những vấn đề chung, NXB Giáo dục. 2. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà Trường. NXB Đại học sư phạm, H.2005. 4. Nguyễn Văn Ninh. “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm phát triển toàn diện học sinh”.Tạp chí Giáo dục, số 334( kì 2 - 5/2014). 5. Nghiêm Đình Vỳ (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử THCS, Nxb Đại học Sư phạm. 6. Lịch sử 8,9. Sách giáo viên (Bộ GD&ĐT – NXB Giáo dục). 7. Lịch sử và địa lí 6,7. Sách giáo khoa (NXB Đại học sư phạm). 8. Lịch sử và địa lí 6, 7. Sách giáo viên ( Đỗ Thanh Bình, Nguyễ Văn Ninh – NXB Đại học sư phạm).
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day.docx