Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động Luyện tập nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học Lịch sử 10 – Bộ Cánh diều

Năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10 ở cấp học trung học phổ thông.Trong xu thế phát triển không ngừng của thế giới nói chung và ngành giáo dục Việt Nam nói riêng mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta đang vận hành đúng quy luật. Để đạt được mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta trong giai đoạn hiện nay việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực là con đường và hướng đi phù hợp nhất. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như đồng nghiệp tại đơn vị công tác và trên địa bàn, tôi nhận thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tiếp cận và phát triển năng lực, phẩm chất của người học còn nhiều vấn đề cần tiếp tục suy nghĩ, trăn trở và thẳng thắn trao đổi.
Một trong những yêu cầu để có một giờ học, tiết học thực sự hiệu quả theo tinh thần đổi mới của nền giáo dục hiện đại, người giáo viên phải nghiên cứu và đầu tư hơn nhiều trong việc thiết kế và tổ chức kế hoạch dạy học. Chính giáo viên phải thực sự chủ động, sáng tạo và mạnh dạn bứt phá thì mới có thể khơi dậy được sự hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi học sinh trong mỗi giờ học, môn học. Hoạt động dạy học Lịch sử không chỉ là hoạt động lĩnh hội kiến thức quá khứ loài người mà còn là rèn luyện những năng lực cho người học vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Những năng lực này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung bài học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới của chương trình GDPT 2018. Trong đó tổ chức hoạt động Luyện tập là một khâu quan trọng để đánh giá hiệu quả năng lực và phẩm chất của chủ thể là học sinh trong quá trình dạy – học.
Kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống để phù hợp với mục tiêu chung của việc đổi mới giáo dục hiện nay mà chúng ta đã và đang thực hiện có nhiều thành công. Song việc tổ chức hoạt động Luyện tập trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động này thực hiện ở cuối tiết học cơ bản vẫn dựa vào vai trò của người Thầy, phần vì trong hoạt động Luyện tập, giáo viên là người hướng dẫn nội dung bài học ngay từ đầu giờ học cho đến cuối giờ và đa phần học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ hoặc hướng dẫn các hoạt động học tập trong quá trình truyền tải nội dung bài học nên giáo viên là người kết thúc bài học hầu như bằng hoạt động củng cố kết hợp với hướng dẫn học sinh liên hệ, vận dụng hay mở rộng. Vì vậy hoạt động Luyện tập ở giai đoạn kết thúc bài học cần được giáo viên quan tâm hơn, chú trọng hơn, cũng là khâu trọng yếu nhằm phát hiện và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Thực tế dạy học các bộ môn và môn Lịch sử nói riêng hiện tại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm được một cách tổ chức hoạt động Luyện tập theo tinh thần đổi mới hiện nay hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do cách thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, nặng về kiến thức hoặc lướt qua…Xuất phát từ tình hình thực tiễn và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng giờ dạy, tiết dạy, đặc biệt môn Lịch sử - môn học trước nay có nhiều ý kiến nghiêng về kiến thức hàn lâm, người giáo viên cần phát huy các phương pháp dạy học tích cực ngay cả khâu kết thúc tiết học trên lớp. Nếu tổ chức tốt hoạt động Luyện tập sẽ tạo nên những hiệu ứng tích cực sau mỗi tiết học. Hơn nữa ấn tượng của bài học, thậm chí sự mong đợi đến giờ học mới luôn tạo cho các em những điều hưng phấn trong sáng tạo và năng lực của chính bản thân. Đó chính là một phần quan trọng trong mục tiêu của nền giáo dục hiện đại. Trên cơ sở đó tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động Luyện tập nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học Lịch sử 10 – Bộ Cánh diều” với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn và đạt mục tiêu của chương trình GDPT 2018.
pdf 65 trang Tú Anh 21/11/2024 611
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động Luyện tập nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học Lịch sử 10 – Bộ Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động Luyện tập nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học Lịch sử 10 – Bộ Cánh diều

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động Luyện tập nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học Lịch sử 10 – Bộ Cánh diều
 MỤC LỤC 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 
3. Mục đích và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 2 
 3.1. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 2 
 3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 
4. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 3 
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 4 
Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................... 4 
1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 4 
 1.1. Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ................................. 4 
 1.2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn 
 Lịch sử ................................................................................................................... 4 
 1.3. Mục đích và đặc điểm hoạt động Luyện tập trong giờ học môn Lịch sử 6 
 1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực 
 khi tổ chức hoạt động Luyện tập trong dạy học Lịch sử ................................. 7 
 1.5. Những yêu cầu của hoạt động Luyện tập trong dạy học Lịch sử ............. 8 
2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 9 
 2.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức 
 hoạt động Luyện tập vào giảng dạy môn Lịch sử ............................................. 9 
 2.2. Mức độ hứng thú của HS đối với các PPDH của GV tiến hành tổ chức 
 hoạt động Luyện tập vào môn Lịch sử 10. ........................................................ 11 
 2.3. Nguyên nhân thực trạng ............................................................................ 12 
Chương II: Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động 
Luyện tập nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học Lịch sử 
10 - bộ Cánh Diều ................................................................................................... 13 
1. Các bước tổ chức hoạt động Luyện tập trong dạy học Lịch sử 10 ..................... 13 
 2. Yêu cầu của việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tổ 
 chức hoạt động Luyện tập ................................................................................. 14 
3. Thiết kế và lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức Luyện tập 
Lịch sử 10 - bộ Cánh Diều ...................................................................................... 15 
 3.1. Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ............. 15 
 2. Nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................................................ 38 
3. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................................ 39 
 3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ..................................................................... 39 
 3.2. Chọn nội dung thực nghiệm ....................................................................... 39 
 3.3. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................... 40 
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................ 40 
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 42 
I. Những đóng góp của đề tài .................................................................................. 42 
1. Tính mới của đề tài .............................................................................................. 42 
2. Tính hiệu quả của đề tài ...................................................................................... 42 
II. Một số khó khăn khi áp dụng đề tài ................................................................... 43 
III. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................................. 43 
1. Đối với các cấp quản lí giáo dục ......................................................................... 43 
2. Đối với tổ, nhóm bộ môn. ................................................................................... 43 
3. Đối với giáo viên. ................................................................................................ 43 
4. Đối với học sinh. ................................................................................................. 44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 1 
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 2 
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài 
 Năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục 
phổ thông mới đối với lớp 10 ở cấp học trung học phổ thông.Trong xu thế phát triển 
không ngừng của thế giới nói chung và ngành giáo dục Việt Nam nói riêng mục tiêu 
của giáo dục phổ thông ở nước ta đang vận hành đúng quy luật. Để đạt được mục 
tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta trong giai đoạn hiện nay việc sử dụng phương 
pháp dạy học tích cực là con đường và hướng đi phù hợp nhất. Tuy nhiên, từ thực tế 
giảng dạy của bản thân cũng như đồng nghiệp tại đơn vị công tác và trên địa bàn, tôi 
nhận thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy 
tính tích cực, chủ động tiếp cận và phát triển năng lực, phẩm chất của người học còn 
nhiều vấn đề cần tiếp tục suy nghĩ, trăn trở và thẳng thắn trao đổi. 
 Một trong những yêu cầu để có một giờ học, tiết học thực sự hiệu quả theo 
tinh thần đổi mới của nền giáo dục hiện đại, người giáo viên phải nghiên cứu và đầu 
tư hơn nhiều trong việc thiết kế và tổ chức kế hoạch dạy học. Chính giáo viên phải 
thực sự chủ động, sáng tạo và mạnh dạn bứt phá thì mới có thể khơi dậy được sự 
hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi học sinh trong mỗi giờ học, môn 
học. Hoạt động dạy học Lịch sử không chỉ là hoạt động lĩnh hội kiến thức quá khứ 
loài người mà còn là rèn luyện những năng lực cho người học vận dụng kiến thức 
vào thực tiễn cuộc sống. Những năng lực này được hình thành và phát triển không 
chỉ thông qua nội dung bài học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức 
dạy học mới của chương trình GDPT 2018. Trong đó tổ chức hoạt động Luyện tập 
là một khâu quan trọng để đánh giá hiệu quả năng lực và phẩm chất của chủ thể là 
học sinh trong quá trình dạy – học. 
 Kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống 
để phù hợp với mục tiêu chung của việc đổi mới giáo dục hiện nay mà chúng ta đã 
và đang thực hiện có nhiều thành công. Song việc tổ chức hoạt động Luyện tập trong 
quá trình thực hiện kế hoạch dạy học chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động này thực 
hiện ở cuối tiết học cơ bản vẫn dựa vào vai trò của người Thầy, phần vì trong hoạt 
động Luyện tập, giáo viên là người hướng dẫn nội dung bài học ngay từ đầu giờ học 
cho đến cuối giờ và đa phần học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ hoặc hướng dẫn 
các hoạt động học tập trong quá trình truyền tải nội dung bài học nên giáo viên là 
người kết thúc bài học hầu như bằng hoạt động củng cố kết hợp với hướng dẫn học 
sinh liên hệ, vận dụng hay mở rộng. Vì vậy hoạt động Luyện tập ở giai đoạn kết thúc 
bài học cần được giáo viên quan tâm hơn, chú trọng hơn, cũng là khâu trọng yếu 
nhằm phát hiện và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. 
 Thực tế dạy học các bộ môn và môn Lịch sử nói riêng hiện tại cho thấy rất 
nhiều giáo viên khó kiếm tìm được một cách tổ chức hoạt động Luyện tập theo tinh 
thần đổi mới hiện nay hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do cách thức tổ 
chức nhàm chán, rời rạc, nặng về kiến thức hoặc lướt quaXuất phát từ tình hình 
 1 
triển năng lực và phẩm chất HS. Tôi còn căn cứ trên các công văn chủ trương đường 
lối của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục dạy học ở trường THPT, căn cứ vào 
kế hoạch giáo dục của Sở, đơn vị đã thông qua từ đầu năm học 2022 – 2023. 
 - Phương pháp quan sát, nghiên cứu cách HS tìm hiểu tài liệu SGK, Internet. 
Quan sát theo dõi và hỗ trợ các em để kịp thời ghi nhận việc hình thành kiến 
thức,phát triển năng lực và phẩm chất của HS. 
 - Phương pháp thực nghiệm, khảo sát, điều tra GV, HS về các các giải pháp tổ 
chức hoạt động Luyện tập nhằm phát triển năng lực và phẩm chất HS. 
 - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để 
thu thập số liệu, xử lí kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận, chứng minh tính hiệu 
quả và tính khả thi của đề tài 
 4. Tính mới của đề tài 
 Đề tài “ Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt 
động Luyện tập nhằm phát triển năng lực và phẩm chất HS trong dạy học Lịch sử 
10 – bộ CD” đã xác định được một số phương pháp dạy học tích cực đưa vào vận 
hành trong chương trình GDPT mới năm học 2022 – 2023 ở các môn học nói chung 
và bộ môn Lịch sử nói riêng. Để đáp ứng chiến lược phát triển của ngành giáo dục 
nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá năng lực và phẩm 
chất của HS nhiều GV đã quan tâm, trăn trở trong mỗi bài học, mỗi chủ đề song vẫn 
trọng tâm ở hoạt động Khởi động và Hình thành kiến thức. Còn tổ chức hoạt động 
Luyện tập bằng phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực và phẩm chất 
HS chưa thấy sáng kiến nào đề cập tới. Hoặc GV có sử dụng phương pháp dạy học 
tích cực nhưng chỉ một đôi lúc, hơi “nhạt” ở khâu kết thúc bài học. Vì vậy đề tài “ 
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động Luyện tập 
nhằm phát triển năng lực và phẩm chất HS trong dạy học Lịch sử 10 – bộ CD” đã 
hệ thống quy trình thiết kế và vận dụng các PPDH tích cực vào thực tiễn dạy học 
năm học 2022 – 2023 – SGK Lịch sử 10 – bộ Cánh Diều nâng cao hiệu quả dạy học 
Lịch sử ở trường phổ thông. 
 Mặt khác, trong đề tài này tác giả mạnh dạn chia sẻ và cung cấp một số kinh 
nghiệm của bản thân trong việc lựa chọn PPDH tích cực khi tổ chức hoạt động Luyện 
tập, vào từng bài cụ thể ( từ bài 1 đến bài 16) ngay trong năm đầu tiên thực hiện CT 
GDPT 2018 – Lịch sử 10 – bộ CD để phát triển năng lực và phẩm chất người học. 
Thiết nghĩ, GV bộ môn khác cũng có thể tham khảo vào các bộ sách khác ( Kết nối 
tri thức và cuộc sống, Chân trời sáng tạo) và có thể áp dụng trong các năm học tiếp 
theo để hoàn chỉnh CT GDPT 2018. 
 3 
nhận thức của HS, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ 
không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Tuy nhiên để dạy học 
theo phương pháp tích cực thì GV phải nỗ lực nhiều hơn so với phương pháp thụ 
động. Qua đó tác giả dẫn ra đây các đặc trưng cơ bản sau của PPDH tích cực 
 Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh 
 Trong PPDH tích cực, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời 
là chủ thể của hoạt động “ học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ 
chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá các điều mình chưa rõ chứ không 
phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào những tình 
huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn 
đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm bắt kiến thức, kĩ năng mới, vừa 
nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập khuốn theo theo 
những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo thuộc sở 
trường của bản thân. 
 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học 
 Trong xã hội hiện đại đang biến đổi mau lẹ cùng với sự bùng nổ thông tin, 
khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu 
óc HS khối lượng kiến thức định tính. Mà làm thế nào quan tâm dạy cho HS phương 
pháp học, nhất là cấp THPT - định hướng nghề nghiệp để phát huy năng lực, phẩm 
chất cho người học. 
 Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện 
cho HS có phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học, tự tìm tòi thì sẽ tạo cho 
các em động lực, động cơ và lòng say mê, từ đó phát huy năng lực vốn có ở trong 
mỗi con người được nhân lên gấp bội. Vì vậy hiện nay CTGD PT 2018 đang quyết 
liệt triển khai để nhanh chóng bắt kịp xu thế hướng tới phát triển năng lực, phẩm 
chất của HS. 
 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác 
 Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không thể đồng đều 
tuyệt đối thì áp dụng PPDH tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ, 
tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi CTGD PT 2018 được thiết kế thành 
chủ đề học tập. Áp dụng PPDH tích cực ở trình độ cao thì sự phân hoá này càng lớn. 
Việc sử dụng các phương tiện CNTT trong nhà trường sẽ đáp ứng nhu cầu cá thể 
hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và năng lực của mỗi HS. 
 Tuy nhiên, trong học tập không phải tri thức, năng lực, phẩm chất của HS đều 
được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao 
tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường 
chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến 
mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học được nâng mình 
lên một trình độ mới. 
 5 
 Học tập là một quá trình tìm tòi và khám phá của HS đã được GV tổ chức ở hai 
khâu khởi động và hình thành kiến thức rồi. Đến hoạt động Luyện tập là lúc HS thể 
hiện rõ nhất năng lực, sở trường của mình sau mỗi bài học. Muốn làm được điều đó 
rất cần cách thức tổ chức của GV, đòi hỏi sự đầu tư, trăn trở và lựa chọn các PHDH 
phù hợp để phát triển được năng lực và phẩm chất trong mỗi học trò của mình - “đứa 
con” đang trưởng thành trông thấy qua mỗi bài học kết thúc. 
 Trước yêu cầu đổi mới PPDH lịch sử hiện nay, tất yếu GV cần coi trọng hoạt 
động Luyện tập sao cho tạo được dấu ấn khó quên, cảm xúc luyến tiếc khi sắp kết 
thúc tiết học, bài học, giúp HS chủ động, tự tin khám phá kiến thức ở những tiết học, 
bài học kế tiếp. Thời lượng dành cho hoạt động Luyện tập rất ngắn khoảng 5 - 7 phút 
nhưng rất quan trọng. Cũng khoảng thời gian ấy nếu hoạt động khởi động là kích 
hoạt sự tích cực, phấn khởi cho HS thì hoạt động Luyện tập là lúc các em khẳng định 
và phát huy năng lực sở trường và kĩ năng mềm của bản thân. Bởi vậy niềm đam mê 
đối với môn Lịch sử từ HS ngày càng rõ nét, chính là mục đích cao nhất của đề tài 
tôi nghiên cứu. 
 Hơn nữa khi tổ chức hoạt động Luyện tập GV cũng có thể chuyển giao nhiệm 
vụ cho HS nhằm tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, theo nhóm 
nhỏ với tinh thần bày tỏ quan điểm cá nhân, đồng thời có cách nhìn nhận về năng 
lực và phẩm chất của bạn. Bản thân các em vừa cố gắng tự lực để khẳng định mình 
vừa khôn khéo và sáng tạo xử lí vấn đề trong mối quan hệ của tập thể. Khi đó lớp 
học trở thành môi trường thân thiện, giao tiếp thầy - trò, trò với trò, cá nhân với tập 
thể nhằm trao đổi, chia sẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ bài học đặt ra trở nên nhẹ 
nhành và vui vẻ. 
 1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng các phương pháp dạy học tích 
cực khi tổ chức hoạt động Luyện tập trong dạy học Lịch sử 
 Trong mỗi bài học Lịch sử, hoạt động Luyện tập chỉ chiếm khoảng thời gian 
rất ngắn, gần kết thúc giờ học trên lớp nhưng là lúc HS được thực hành, kiểm chứng 
năng lực của bản thân. Do đó việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khi tổ 
chức hoạt động Luyện tập trong dạy học Lịch sử đóng vai trò rất quan trọng đối với 
phát triển năng lực và phẩm chất HS. Về phía GV cách thức tổ chức hoạt động Luyện 
tập này cũng có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh và lựa chọn phương pháp 
dạy học tích cực, làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất. 
 Hoạt động Luyện tập ở khâu kết thúc bài học có ý nghĩa rất quan trọng. Nó 
vừa giúp HS tái hiện lại những nội dung đã học, chỉnh sửa lại những sai lầm trong 
quá trình nhận thức, đồng thời củng cố luyện tập cac kiến thức đã học. Hoạt động 
này còn là cơ sở giúp cho GV có thể đánh giá mức độ hiểu bài và làm chủ kiến thức, 
kĩ năng của bài học 
 * Đối với giáo viên: Khi tổ chức hoạt động Luyện tập bằng các PPDH tích 
cực 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tic.pdf