Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh Lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng
Trong chương trình ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở, học sinh đã học về thể văn nghị luận ở lớp 7, các em học được phép lập luận chứng minh và phép lập luận giải thích. Lớp 8 học tiếp khá kĩ về văn nghị luận, về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả. Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. Các em được học hai dạng bài nghị luận đó là: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nghị luận xã hội gồm có hai kiểu bài: nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận về tư tưởng, đạo lý. Nghị luận văn học gồm có hai kiểu bài: nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy các em học sinh nắm khá vững các yêu cầu, cách làm bài nghị luận văn học ở từng kiểu bài, nhưng về kĩ năng viết bài nghị luận về văn học của học sinh chưa thật thành thạo, còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, bố cục chưa rõ ràng, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Cho nên khi giảng dạy, cần phải chú trọng giúp học sinh và định hướng trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh, giúp học sinh biết cách làm bài, nhằm từng bước nâng cao chất lượng của bài viết và hiệu quả của việc giáo dục, đáp ứng yêu cầu của mực tiêu giáo dục hiện nay. Xuất phát từ tình hình trên, bản thân xin nêu một vài ý kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy với mục đích trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp qua sáng kiến: “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng”trong năm học này.
Trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy các em học sinh nắm khá vững các yêu cầu, cách làm bài nghị luận văn học ở từng kiểu bài, nhưng về kĩ năng viết bài nghị luận về văn học của học sinh chưa thật thành thạo, còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, bố cục chưa rõ ràng, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Cho nên khi giảng dạy, cần phải chú trọng giúp học sinh và định hướng trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh, giúp học sinh biết cách làm bài, nhằm từng bước nâng cao chất lượng của bài viết và hiệu quả của việc giáo dục, đáp ứng yêu cầu của mực tiêu giáo dục hiện nay. Xuất phát từ tình hình trên, bản thân xin nêu một vài ý kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy với mục đích trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp qua sáng kiến: “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng”trong năm học này.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh Lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh Lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng

“Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng” PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU TÊN ĐỀ TÀI: " RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 9 THEO CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở, học sinh đã học về thể văn nghị luận ở lớp 7, các em học được phép lập luận chứng minh và phép lập luận giải thích. Lớp 8 học tiếp khá kĩ về văn nghị luận, về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả. Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. Các em được học hai dạng bài nghị luận đó là: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nghị luận xã hội gồm có hai kiểu bài: nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận về tư tưởng, đạo lý. Nghị luận văn học gồm có hai kiểu bài: nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy các em học sinh nắm khá vững các yêu cầu, cách làm bài nghị luận văn học ở từng kiểu bài, nhưng về kĩ năng viết bài nghị luận về văn học của học sinh chưa thật thành thạo, còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, bố cục chưa rõ ràng, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Cho nên khi giảng dạy, cần phải chú trọng giúp học sinh và định hướng trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh, giúp học sinh biết cách làm bài, nhằm từng bước nâng cao chất lượng của bài viết và hiệu quả của việc giáo dục, đáp ứng yêu cầu của mực tiêu giáo dục hiện nay. Xuất phát từ tình hình trên, bản thân xin nêu một vài ý kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy với mục đích trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp qua sáng kiến: “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng”trong năm học này. 2 / 19 “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng” - Người giáo viên cần giúp học sinh xác định được trọng tâm kiến thức để học sinh nắm được vấn đề đặt ra trong tác phẩm mà từ đó có cách viết, cách thể hiện cảm xúc của mình khi tạo lập văn bản. - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quy trình thực hành một bài viết về nghị luận tác phẩm văn học: từ khâu mở bài, thân bài đến kết bài, từ nghị luận được một câu thơ đến hai câu thơ rồi đến cả đoạn, các đoạn rồi viết thành bài, để từ đó giáo viên nâng dần kĩ năng viết văn cho các em. - Để viết tốt, viết hay, giáo viên cần giúp học sinh có ý thức yêu thích học bộ môn ngữ văn để từ đó các em có tâm thế, có thái độ tốt khi chiếm lĩnh tri thức của tác phẩm văn học. * KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: KẾT QUẢ XẾP LOẠI Tổng số học Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu sinh TS % TS % TS % TS % 9A 38 3 7,9 9 23,7 14 36,8 12 31,5 9C 38 4 10,5 10 26,3 13 34,2 11 28,9 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Mà một trong những biện pháp tối ưu trong quá trình dạy học là phương pháp dạy học tích cực và dạy học theo chuẩn kiến tức và kĩ năng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng nói và viết cho học sinh, nhất là rèn luyện kĩ 4 / 19 “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng” tổ chức triển khai luận điểm thành đoạn văn). Trong các khâu ấy, học sinh cần nắm được kĩ năng viết đoạn văn. 3.2. Đối với giáo viên: Cần định hướng trọn việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong việc viết đoạn văn ở từng phần khi làm bài nghị luận văn học. Trong các khâu tự tìm hiểu đề cho đến viết bài, học sinh yếu - kém thường bỏ qua khâu tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. Cho nên đọc xong đề là các đối tượng học sinh này bắt tay vào việc làm bài ngay. Do đó, giáo viên cần cho học sinh hiểu cách trình bày khi đọc xong đề. Xem đề bài yêu cầu phân tích hay suy nghĩ, cảm nhận mà từ đó có định hướng khi làm bài. Giáo viên phải cho học sinh hiểu và nắm được yêu cầu của đề bài. 3.3. Cách viết văn nghị luận theo từng kiểu bài: a. Yêu cầu của kiểu bài: * Phân tích: Nói tới phân tích tức là nói tới việc mổ xẻ, chia tách đối tượng ra thành các phương diện, các bộ phận khác nhau để tìm hiểu, khám phá, cắt nghĩa. Cái đích cuối cùng là nhằm để tổng hợp, khái quát, chỉ ra được sự thống nhất. Như vậy, phân tích là yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét của người viết (người nói). * Suy nghĩ: Là nhận xét, nhận định, phân tích về tác phẩm của người viết ở góc nhìn nào đó về chủ đề, đề tài, hình tượng nhân vật, nghệ thuật * Cảm nhận: Là cảm thụ của người viết về một hay nhiều ấn tượng mà tác phẩm để lại sâu sắc trong lòng người đọc về nội dung hay nghệ thuật hoặc cả nội dung và nghệ thuật. Như vậy, từ việc phân tích chỉ định về phương pháp, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của 6 / 19 “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng” Giáo viên tâp cho học sinh phân tích câu thơ thứ nhất, rồi đến câu thơ thứ hai. Phân tích một lượt hai câu (một và hai). Trong khi hướng dẫn học sinh phân tích lưu ý cho học sinh không thể cắt ngang câu 3 vì câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 cùng nói về hoàn cảnh đoàn thuyền ra khơi, còn câu 1 và 2 là cảnh thiên nhiên khi đoàn thuyền ra khơi. Cho nên để tách thành các ý nhỏ chỉ cắt câu thơ 1 và 2 ở khổ thơ trên. Phân tích nghệ thuật cũng là nhằm biểu đạt nội dung, một ý tưởng nào đấy mà tác giả muốn gửi gắm. Lưu ý là tránh diễm nôm các câu thơ thành văn xuôi. Khi tiến hành diễn thành văn xuôi, thuật lại ý, tứ của câu chỉ trong trường hợp cái ý, tứ ấy rất mơ hồ, mỗi người hiểu một cách khác nhau. c. Hướng dẫn cụ thể ở từng phần: * Mở bài: Giáo viên trình bày quy trình ở đoạn văn phần mở bài về nhân vật văn học và về đoạn thơ, bài thơ để học sinh nhận biết qua đối chiếu sau: Về nhân vật văn học Về đoạn thơ, bài thơ (1) Giới thiệu tác giả -> (2) Tên tác (1) Giới thiệu tác giả -> (2) Tên tác phẩm -> (3) Thời điểm, hoàn cảnh sáng phẩm -> (3) Thời diểm, hoàn cảnh sáng tác -> (4) Nhân vật chính -> (5) Nêu ý tác -> (4) Trích ở đâu -> (5) Nêu nhận kiến, đánh giá sơ bộ của mình về nhân xét, đánh giá sơ bộ về nội dung, nghệ vật. thuật của đoạn thơ, bài thơ. Như vậy, nhìn vào phần mở bài của hai kiểu bài, học sinh sẽ thấy cả hai đề có (1), (2), (3) giống nhau nhưng bắt đầu khác nhau từ (4) và (5). Điều này giúp học sinh dễ nhớ. 8 / 19 “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng” Hữu Thỉnh vốn rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn, về mùa thu. Bài thơ “Sang thu” được Hữu Thỉnh sáng tác gần cuối năm 1977, giới thiệu lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. Bài thơ là những cảm nhận, suy tư của nhà thơ về sự biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu. Từ hai đề trên, giáo viên cho học sinh đối chiếu với phần mở bài ở từng kiểu bài thì học sinh dễ dàng viết đoạn mở bài. Cách mở bài này dành cho đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. * Thân bài: - Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc trích: Giáo viên hướng cho học sinh viết đoạn theo cách trình bày nội dung đoạn văn theo lối diễn dịch hoặc quy nạp. Giáo viên cho học sinh nắm cách trình bày nội dung diễn dịch hoặc quy nạp bằng sơ đồ để học sinh dễ nhậ biết hơn. + Diễn dịch: (1) (câu chủ đề nêu luận điểm) (2) (3) (4) Các câu (2), (3), (4) là các câu nêu các ý chi tiết, cụ thể để làm sáng tỏ câu chủ đề. Như vậy, các câu (2), (3), (4) có thể là dẫn chứng, là nhận xét, đánh giá của người viết. Đoạn văn thực hiện như sau: (1) Câu chủ đề luận điểm -> (2) Dẫn chứng lấy từ tác phẩm (chọn 1 hoặc 2 dẫn chứng) -> phân tích, nhận xét, đánh giá từ dẫn chứng để làm sáng tỏ ý đã nêu ở câu chủ đề. Các câu này phải viết thành đoạn văn. 10 / 19 “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng” Đầu tiên, giáo viên phải hình thành cho học sinh quy trình xây dựng đoạn khi phân tích một đoạn thơ, khổ thơ như sau: (1) Nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy (câu này gọi là câu dẫn) -> (2) Dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ -> (3) Giảng giải, cắt nghĩa (từ, ngữ, câu thơ) -> (4) Liên hệ, mở rộng, so sánh -> (5) Nhận xét cách sử dụng nghệ thuật và phân tích nghệ thuật ấy (chú ý vào các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, mà ở đó, các ý nghĩa độc đáo, tài năng nghệ thuật của tác giả được bộc lộ - lựa chọn chi tiết không dàn trải) -> (6) Nhận xét, đánh giá về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ (phần này có thể về cảnh, về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trực tiếp hoặc nhân vật trữ tình nhập vai). Các câu (1), (2), (5), (6) thường bắt buộc phải có khi phân tích. Câu (3), (4) tùy theo đoạn thơ, khổ thơ mà thực hiện. Riêng câu (4) học sinh khá, giỏi thường dùng để mở rộng ý. Ví dụ 1: Phân tích khổ thơ: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” (Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ) Viết đoạn: (1) Từ cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ đã có ước nguyện: (2) “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa 12 / 19 “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng” Câu (1) nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy. Câu (2) dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ. Câu (3) giảng giải, cắt nghĩa. Câu (4), (4’) là liên hệ, mở rộng, so sánh. Câu (5) là nhận xét cách sử dụng nghệ thuật. Câu (6) là nhận xét, đánh giá về nội dung. Đối với học sinh yếu thì không thể thực hiện những câu (4), (4’) mà dành cho học sinh khá, giỏi. Khi học sinh đã quen thì hướng dẫn cho đối tượng trung bình, yếu thực hiện những câu (4), (4’). Ví dụ 2: Phân tích các câu thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười. (Y Phương – Nói với con) Viết đoạn : Những câu thơ mở đầu đã thể hiện tình yêu thương của cha mẹ đối với con : Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười. 14 / 19 “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng” công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Những “ngôi sao” ấy luôn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ, biết ơn. - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: + Khái quát giá trị, ý nghĩa: có thể về nghệ thuật, nội dung hoặc vị trí của đoạn thơ, bài thơ trong dòng văn học ấy. + Hoặc rút ra ý nghĩa giáo dục. Ví dụ: Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Những nội dung trong phần kết bài chỉ là định hướng, không bắt buộc pahir trình bày đầy đủ khi viết bài. Giáo viên lưu ý cho học sinh, khi hết giờ làm bài có thể trình bày ngắn gọn về cảm nhận của mình về nhân vật (đoạn thơ, bài thơ) cũng được. Ví dụ: - Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn ”Lặng lẽ Sa Pa” đã gợi lên trong lòng người đọc về vẻ đẹp và ý nghĩa cảu những công việc thầm lặng, cống hiến sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước. - Thơ ca Việt Nam có những câu thơ, bài thơ hay viết về mùa thu. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có một hương sắc mới. 4. Kết quả đạt được: 16 / 19 “Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng” Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học các cấp và tôi xin cam đoan nội dung đề tài Sáng kiến kinh nghiệm trên là do bản thân tôi nghiên cứu và thực hiện, không sao chép của bất cứ ai. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Phú Châu, ngày 15 tháng 04 năm 2022 Tác giả Lê Thị Liên 18 / 19
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_viet_van_nghi_luan_c.pdf