Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn miêu tả - Dạng bài miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4
Như chúng ta đã biết, trong các cấp học thì cấp Tiểu học là cấp học quan trọng nhất. Người giáo viên là người đặt viên gạch đầu tiên để xây nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Chính vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên là hết sức nặng nề. Họ là những người cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cơ bản thông qua các môn học . Trong 9 môn học của bậc Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Không một quốc gia nào không chăm lo đến việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường Tiểu học. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn lại chiếm 1 vị trí khá quan trọng vì nó là sự “ tích hợp “ 4 kỹ năng của học sinh.
Trong đời sống, muốn người khác công nhận ra những điều mình đã nhìn thấy, đã sống, đã trải qua… chúng ta phải miêu tả. Vì thế, có thể nói văn miêu tả có một vị trí quan trọng trong sáng tác văn chương. Cũng vì thế văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tập làm văn bậc tiểu học.
Phân môn tập làm văn lớp 4 được chia làm nhiều dạng bài : kể, viết thư, miêu tả… nhưng thể loại miêu tả chiếm nhiều nhất. Văn miêu tả bao gồm các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Như vậy, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều đó tạo tiền đề vững chắc để học sinh làm được những bài văn hay, câu văn súc tích, giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ý, cảm xúc chân thật, sinh động và sáng tạo. Để tạo điều kiện cho học sinh có những cơ sở học tốt tất cả các kiểu bài miêu tả ( kể cả tả cảnh và tả người ở lớp 5) đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Lấy học trò làm trung tâm, còn thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn, trò tự khám phá và lĩnh hội tri thức. Có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng giảng dạy.
Khi vào thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng. Số học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo thật là ít. Hầu hết khi miêu tả các em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thì rườm rà, diễn đạt ý thì lủng củng…Và điều quan trọng nhất là kỹ năng quan sát của các em còn hạn chế. Điều này đã làm tôi trăn trở và lo lắng.
Xuất phát từ cơ sở mang tính lý luận và thực tiễn như trên, và nhất là mong muốn của những người thầy: “Làm thế nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay”. Để giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm văn, học sinh biết viết bài văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng.
Nên tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kỹ năng làm văn miêu tả – dạng bài miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn miêu tả - Dạng bài miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4
- 2 - Xuất phát từ cơ sở mang tính lý luận và thực tiễn như trên, và nhất là mong muốn của những người thầy: “Làm thế nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay”. Để giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm văn, học sinh biết viết bài văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng. Nên tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kỹ năng làm văn miêu tả – dạng bài miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.” II. Mục đích nghiên cứu: - Giúp học sinh lớp 4 có kỹ năng làm bài văn miêu tả cây cối hay, sinh động và sáng tạo - Giúp giáo viên khối 4 có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh viết bài văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng. - Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn III. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Tôi nghiên cứu đề tài này trong khoảng thời gian từ 05/09/2022 đến ngày 30/03/2023. - Đối tượng: “Rèn kỹ năng làm văn miêu tả - dạng bài miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4”. - Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trong phạm vi lớp 4E Trường Tiểu học Tòng Bạt năm học 2022 - 2023. IV. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp dạy học phổ biến hiện nay là phương pháp dạy học hướng tập trung vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Vì vậy, giáo viên chỉ là người tổ chức ra những tình huống học tập, có tác dụng kích thích óc tò mò và tư duy độc lập của học sinh, giúp học sinh phát hiện ra những cái mới lạ, cái đẹp ở thế giới xung quanh mình. Từ đó các em thích quan sát và thể hiện những gì mình quan sát được một cách có hệ thống giàu hình ảnh và logic. - 4 - dạy học kết hợp tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú. Trong biện pháp này, tôi thường sử dụng phương pháp quan sát để học sinh quan sát mẫu, đọc thầm mẫu. Sau đó sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở để học sinh hiểu mẫu giúp cho việc định hướng bài học tốt hơn. Sau đó giáo viên sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để tóm lại những điều cơ bản mẫu nêu ra. Như vậy văn bản dài giáo viên cần tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập hợp lí để học sinh nhận diện nhanh nhất. Chẳng hạn, khi dạy bài: Thế nào là miêu tả ? Học sinh đọc yêu cầu, đọc thầm mẫu ( hình thức học cá nhân) Hãy quan sát mẫu và cho biết (phương pháp quan sát, phương pháp hỏi đáp, hình thức học cả lớp) Hỏi: Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì ? - Cây sồi Hỏi: Cây sồi có đặc điểm gì nổi bật? - Cao lớn, lá đỏ chói lọi, lá rập rình lay động như những đốm lửa. Hỏi: “ Cao lớn ” tả về đặc điểm gì của cây sồi ? - Hình dáng. Hỏi: “ Lá đỏ chói lọi ” miêu tả đặc điểm gì của cây sồi ? - Màu sắc. Hỏi: Theo em, tác giả miêu tả lá của cây sồi đang ở trạng thái nào? - Chuyển động. Hỏi: Từ nào cho biết, lá của cây sồi đang ở trạng thái chuyển động? - Rập rình. Giáo viên tóm lại : Phần mẫu đã chỉ ra một số đặc điểm của sự vật đầu tiên được miêu tả về hình dáng, màu sắc, chuyển động. Sau khi thực hiện biện pháp phân tích mẫu, tôi thấy các em đã biết vận dụng mẫu và làm tốt các phần tiếp theo. 2. Giải pháp thứ hai: Hình thành lý thuyết – tìm đặc điểm nổi bật. Trong quá trình hình thành lí thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, giáo viên cần sử dụng một số phương pháp đặc trưng như phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp phân tích - 6 - Hỏi: Bài văn đã sử dụng từ loại nào? Biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các bộ phận ấy? - Bài văn sử dụng nhiều tính từ, miêu tả như: Xoè, vàng thắm, chín đậm và nghệ thuật so sánh : gốc lớn bằng bắp tay. Giáo viên dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ chốt lại nội dung yêu cầu 2; bài văn miêu tả cây cối có thể tả theo trình tự, tả thứ tự từng bộ phận của cây như: gốc, thân, cành, lá, hoa, quả hoặc là từng thời kỳ phát triển theo mùa trong năm Từ đó học sinh dễ dàng tổng hợp được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối gồm 3 phần. 1. Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. 2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây cần tả. Tóm lại, với biện pháp trên, học sinh tự hình thành lý thuyết văn miêu tả về "Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối" Các em biết vận dụng lý thuyết văn miêu tả để viết một bài văn tả một loại cây có bố cục rõ ràng, các phần đủ ý, biết sử dụng nghệ thuật nhân hoá so sánh, dùng từ gợi tả màu sắc, chỉ hoạt động, để bài văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi thấy dạy lí thuyết văn miêu tả là một việc làm khó. Song tôi cũng tự rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu. Người giáo viên cần nắm được phương pháp đặc trưng của phân môn Tập làm văn, biết lựa chọn phương pháp phù hợp kết hợp hình thức dạy học hợp lí để tổ chức giờ dạy lý thuyết văn miêu tả có hiệu quả. 3. Giải pháp thứ ba: Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài. Đây là một việc làm rất quan trọng, bới nó giúp học sinh định hướng được công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại bài văn gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì?... Từ đó giúp các em không đi lạc yêu cầu của đề. Sau khi nêu xong đề bài, tôi ghi lên bảng rồi yêu cầu 2 học sinh đọc lại. Ví dụ: Trước cổng nhà em hay trong khu nhà nơi em ở, trên đường em đi học hay giữa sân trường có một cái cây cho bóng mát. Em hãy tả lại cái cây đó. Tôi hướng dẫn các em như sau: `- Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả) - Kiểu bài nào? (tả cây cối) - 8 - Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc, ong bướm, con người) Đó chính là quan sát bao quát rồi quan sát từng bộ phận của cây bàng. b, Quan sát cây cối bằng nhiều giác quan: Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt. Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Xong tôi đã hướng dẫ các em biết cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quan sát. + Quan sát bằng mắt: nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật. + Quan sát bằng tai: âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc. + Quan sát bằng mũi: những mùi vị tác động đến tình cảm. + Quan sát bằng vị giác và xúc giác: quan sát cảm nhận. + Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt. Muốn tìm ý cho bài văn học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần cảnh đó tránh quan sát qua loa, đại khái. Cần xác định rõ vị trí thời gian, trình tự quan sát: Ví dụ: Quan sát cây bàng: Tôi hướng dẫn như sau: Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? trông nó giống cái gì?(cái ô khổng lồ, lâu đài nấm) Em hãy dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây bàng như thế nào (sần sùi, hơi nham nháp) Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem trên cây có những loài vật nào? Chúng làm gỉ? Với mỗi bộ phận của cây tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Nếu giáo viên làm tốt thao tác này là đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát cây cối cho học sinh. c, Quan sát để phát hiện, tìm ra những điểm riêng của cây: Để giúp người đọc phân biệt được loài cây này với loài cây khác và nhất là với hai cây cùng một loài, toâi đã định hướng cho các em tránh lối liệt kê tất cả các bộ phận như một người thợ lắp ráp một đồ vật nào đó, mà cần phải nhằm vào những chi tiết, bộ phận có thể khắc họa hình ảnh cây ấy một cách rõ rệt, gợi - 10 - + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây (theo cách mở rộng hoặc không mở rộng). Tóm lại: Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các em phải lập nhanh một dàn bài. Ví dụ: Làm dàn ý tả cây bàng: + Mở bài: Giới thiệu cây bàng: - Có ở sân trường em; có lúc nào em không biết vì khi em tới trường đã thấy nó. + Thân bài: - Tả bao quát: hình dáng: cây cao đến tầng hai, như một chiếc ô. - Tả chi tiết: + Rễ cây: nhô lên khỏi mặt đất. + Thân cây: tròn, màu nâu, xù xì + Tán lá: xanh um, mát rượi, che kín một khoảng sân trường. + Hoa: những chùm hoa li ti màu trắng xen giữa đám lá xanh. + Quả: quả bàng lấp ló chín vàng trong kẽ lá + Kết bài: Tình cảm của em đối với cây bàng. - Cây bàng như một gian nhà nhỏ che mưa, che nắng. - Chăm sóc cây bàng để nó ngày một xanh tốt. Làm nhiều lần như vậy tôi đã xác định cho các em một thói quen tốt. 6. Giải pháp thứ sáu: Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả cây cối. Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Từ các ý đã lập, các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài. Tôi hướng dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một nét nhất định. Ví dụ: Khi tả cây bàng: Đoạn 1: giới thiệu cây bàng. Đoạn 2: Tả bao quát cây bàng (nhìn từ xa, khi đến gần) Đoạn 3: Tả từng bộ phận (gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả) Đoạn 4: Tình cảm của em đối với cây bàng. - 12 - Khi phân tích đoạn 3 tôi giúp các em nhận thấy tác giả sử dụng hàng loạt các từ ngữ đã được chọn lọc, nghệ thuật: so sánh. “Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột – Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.” Qua đó, tôi giúp học sinh hiểu rằng người ta có thể mượn hình ảnh để ca ngợi một hình ảnh khác (mượn cái không đẹp của cây sầu riêng để tăng thêm hương vị của trái sầu riêng) + Ví dụ 2: Khi dạy đến bài “Hoa học trò” Tiếng việt 4 – Tập 2/43. Trong phần tìm hiểu bài tôi giúp các em cảm nhận được cái hay, cái độc đáo qua cách dùng từ của Xuân Diệu. Để giúp người đọc cảm nhận được số lượng hoa phượng ra nhiều và rất đẹp, ông đã sử dụng một loạt các điệp từ, điệp ngữ để diễn tả điều đó: “Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành. Phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi, người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”. Để giúp học sinh hiểu khi quan sát cây cối người ta cần phải phối hợp nhiều giác quan. Tả lá phượng tác giả viết: “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” Chỉ bằng một câu nhưng tác giả đã sử dụng tới ba giác quan: mắt (xanh um), khứu giác (mát rượi), vị giác (ngon lành). Tóm lại: Ta thấy các từ ngữ miêu tả trong các bài tập đọc rất đa dạng và phong phú, chúng được sử dụng rất hay, sinh động, gây ấn tượng. Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các bài Tập đọc cũng rất là sáng tạo. Bằng cách này tôi đã giúp học sinh tích lũy thêm vốn từ và học cách sử dụng chúng, đồng thời thông qua các bài Tập đọc tôi cũng giúp các em hiểu thêm rằng để một bài băn miêu tả hay thì cần phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý. b, Dạy Tập làm văn thông qua môn Luyện từ và câu: - Mục tiêu chính của luyện từ và câu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; cách sử dụng từ chính xác, cách viết câu đủ ý. - 14 - Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng Hỏi: Bài thơ miêu tả những loại trái cây nào? (nhót, cà chua, ớt). - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả các loại trái cây đó? Lấy ví dụ. (nghệ thuật so sánh: quả nhót – ngọn đèn, quả cà chua – đèn lồng, quả ớt – ngọn lửa đèn dầu.) Từ đó tôi chỉ cho học sinh cái hay, sáng tạo và tác dụng của biện pháp nghệ thuật nêu trên. - Em học tập được gì khi học bài văn này? (học được cách miêu tả, cách dùng từ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật.) Tóm lại: Thông qua tất cả các môn học này, người giáo viên có thể khéo léo khai thác để làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh (từ ngữ miêu tả) và giúp học sinh biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Xong do đặc trưng của môn học, mỗi giờ học chỉ thiên về một mặt nào đó, nó chỉ hỗ trợ để học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn. Vì thế người giáo viên không thể lạm dụng để biến nó thành một giờ dạy Tập làm văn chính. 8. Giải pháp thứ tám: Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và của bạn: Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể. Do đó trong giảng dạy, giáo viên cần đưa ra những ví dụ cụ thể để học sinh hình dung, hiểu rõ cách làm. Vì vậy trong các giờ trả bài viết, sau khi nhận xét và hướng dẫn học sinh chữa lỗi, tôi chọn những bài văn hay, đạt điểm cao của học sinh trong lớp để biểu dương, sau đó đọc cho cả lớp cùng nghe. Đọc xong, tôi đặt ra một số câu hỏi để các em trả lời. Ví dụ: - Bài làm của bạn hay ở chỗ nào? Sáng tạo ở chỗ nào? - Em học tập được những gì từ bài làm của bạn?... Trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên đặt ra là học sinh đã học tập được chính bạn của mình. - 16 - II. Kết luận Qua việc thực hiện đề tài: “Rèn kỹ năng làm văn miêu tả - dạng bài miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4”, tôi nhận thấy rằng kết quả thu được không phải có ngay trong một sớm một chiều, nó là cả một quá trình. Để có hiệu quả cao thì cả giáo viên và học sinh đều phải nỗ lực phấn đấu. Vì vậy những người giáo viên phải có biện pháp tích cực, áp dụng thường xuyên, liên tục, có như vậy mới bồi dưỡng được năng lực viết văn cho các em. Bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học. với học sinh trung bình, yếu thì chỉ yên cầu thì chỉ yêu cầu các em viết đúng, đủ (môû bài trực tiếp, kết bài không mở rộng). Với học sinh khá giỏi thì khuyến khích và hướng các em viết câu văn hay, bài văn sinh động (mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.) Điều quan trọng là người giáo viên phải thu hút được tất cả học sinh cùng tham gia hoạt động học tập. Đối với học sinh, để làm được một bài văn miêu tả cây cối hay, giàu hình ảnh, cảm xúc, lôi cuốn người đọc bắt buộc các em phải có được kỹ năng làm bài. (Từ quan sát, lựa chọn ý, sắp xếp ý, viết đoạn, viết bài.) Và các yêu cầu bổ trợ cho quá trình rèn luyện kỹ năng. Vì vậy ngoài giờ tập làm văn, học sinh cần có thói quen tích lũy vốn từ, trau dồi cách sử dụng nó thông qua tất cả các giờ học. Ngoài ra, học sinh có thể tìm thêm sách tham khảo, báo, truyện để đọc, điều đó cũng rất bổ ích cho việc học văn của các em. III. Đề xuất và khuyến nghị: Để kết quả của đề tài có thể được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả, tôi xin có một số ý kiến đề xuất sau đây: Phòng Giáo dục đào tạo hàng năm cần tổ chức các phong trào thi đua viết thơ văn, sáng tác nhỏ của tuổi thơ để các em có điều kiện phát huy tài năng của mình. - Trong các kỳ hội giảng, hội thi nên khuyến khích giáo viên dạy tập làm văn để trao đổi tìm ra phương pháp hay. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường: Trang bị những thông tin hiện đại, máy tính nối mạng Internet để giáo viên có thể tra cứu, tìm các thông tin phục vụ cho giảng dạy. - Tăng cường đầu sách trong thư viện để giáo viên có đủ tư liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy nhất là các tạp chí: Giáo dục Tiểu học, Thế giới trong ta - 18 - CÁC MINH CHỨNG BẢNG 1: BẢNG ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành học sinh 35 học SL % SL % SL % sinh 13 37,1 18 51,5 4 11,4 BẢNG 2: BẢNG ĐIỀU TRA SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Năm học Tổng số Hoàn thành Chưa hoàn Hoàn thành 2022 -2023 học sinh tốt thành Trước khi SL % SL % SL % 35 thực hiện 13 37,1 18 51,5 4 11,42 Sau khi thực 35 25 71,5 10 28,5 0 0 hiện
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_van_mieu_ta_dang_bai_m.doc