Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần đọc cho học sinh Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018

Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh cả bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Việc dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt và năng lực hoạt động ngôn ngữ. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần rèn luyện nhân cách con người Việt Nam.

Trong môn Tiếng Việt lớp 3, phần đọc có một vị trí đặc biệt vì đọc là dạng hoạt động ngôn ngữ làm tăng khả năng tiếp nhận thông tin cho con người. Vì vậy việc rèn đọc cho học sinh là điều vô cùng cần thiết.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp: “ Rèn kĩ năng đọc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt lớp 3” để áp dụng trong giảng dạy.

docx 11 trang Tú Anh 21/11/2024 931
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần đọc cho học sinh Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần đọc cho học sinh Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần đọc cho học sinh Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018
 - Việc dạy tốt phần đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em 
lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng 
như có hình ảnh về các sự vật có xung quanh cuộc sống của chúng ta. Như vậy, 
dạy Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, 
giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy.
 2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp
 2.1. Cơ sở lý luận:
 Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá – hiện đại 
hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự 
cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương 
trình bậc Tiểu học một cách phù hợp.
 Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “ giúp học sinh hình thành những 
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm 
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ”.
 2.2. Cơ sở thực tiễn:
 Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng của môn Tiếng 
việt lớp 3, bản thân tôi nhận thấy: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài 
thơ, đã để ý và đọc tương đối đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội 
dung bài còn gặp nhiều khó khăn, do vậy nên khó khăn trong việc nêu được ý 
chính của bài, chưa có kỹ năng đọc hay toàn bài văn. Khi đọc, gặp các dấu 
phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ như nhau, chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu 
cảm. Chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Về khả năng ngôn 
ngữ của học sinh còn yếu, tư duy của các em chưa cao.
 Qua dự giờ thăm lớp của anh chị em giáo viên đặc biệt là khi dự giờ tiết 
Tiếng Việt phần đọc lớp 1,2,3 và phân môn Tập đọc lớp 4,5 trường tiểu học ,tôi 
thấy có nhiều chỗ băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ: Làm thế nào để nâng cao kỹ 
năng đọc diễn cảm cho học sinh giúp HS đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm 
nhận được bài thơ, bài văn . Giáo viên chưa biết cách khai thác dẫn dắt học 
sinh tìm tòi kiến thức. Xuất phát từ vấn đề đó nên tôi mạnh dạn viết kinh chán đối với học sinh. Bên cạnh đó vốn sống và vốn kiến thức văn học của học 
sinh còn hạn chế. Phần lớn các em chưa có thói quen đọc sách đặc biệt là các 
tác phẩm văn học. Vì vậy các em cũng ít có sự say mê với các tác phẩm văn 
học.
 Ngoài ra, nội dung chương trình lớp 3 rất đa dạng, có nhiều loại văn bản học 
sinh ít khi hoặc chưa tiếp xúc bao giờ nhưkịch nên phần đọc diễn cảm của các 
em gặp rất nhiều khó khăn.
 Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc to nhưng mức độ đọc lưu loát còn 
một số em vẫn chưa đạt yêu cầu, các em còn đọc lát gừng, đọc lặp từ, thêm từ, 
bớt từ Mức độ đọc diễn cảm chỉ có rất ít em đạt được. Các em chưa thể hiện 
rõ giọng đọccủa từng thể loại như thơ, văn Đặc biệtvẫn còn một số học sinh 
không biết thế nào là đọc hay, đọc chưa có cao độ không diễn cảm dẫn đến 
không thể hiện hết được ý tưởng và những nội dung tác giả muốn truyền đạt đến 
người nghe.
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm, năm học 2022 -2023 ở phần đọc môn 
Tiếng Việt ở lớp 3A cho thấy:
 Tổng số Điểm 9, 10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm dưới 5
 43 6 14 16 7
 3. Nội dung biện pháp:
 3.1 Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy
 Khâu chuẩn bị bài là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng 
dẫn đến sự thành công của tiết dạy. Vậy nên để có tiết dạy Tiếng việt đạt hiệu 
quả ta cần chuẩn bị:
 - Tranh ảnh liên quan đến bài Tiếng việt.
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên.
 - Sách thiết kế bài giảng để tham khảo.
 - Thiết kế bài dạy: Giáo viên phải đọc bài Tiếng việtnhiều lần từ việc đọc 
nhanh, đọc hiểu đến đọc diễn cảm và cảm thụ bài đọc; dựa vào chuẩn kiến thức, Giáo viên đọc mẫu phải rõ ràng, đọc đúng, ngữ điệu đọc phù hợp. Giọng 
đọc ngắt biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa 
và tình cảm mà tác giả đã gởi gắm trong bài đọc, đồng thời thông hiểu, cảm thụ 
của người đọc đối với tác phẩm.
 Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, diễn cảm thì trước hết người thầy phải 
đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh để gây hứng thú cho học sinh trong 
tiết học. Để đọc tốt thì giáo viên luôn coi trọng việc đọc mẫu để từ đó thường 
xuyên rèn luyện giọng đọc, tự ý thức điều chỉnh mình và có lòng ham muốn đọc 
hay.
 3.4: Rèn kĩ năng đọc đúng thông qua một số trò chơi, hình thức tổ chức 
dạy học nhóm
 Vấn đề đọc đúng đối với học sinh là đặc biệt quan trọng vì muốn hiểu được 
nội dung bài, cảm nhận được tâm tư, thông điệp của tác giả gửi gắm trong tác 
phẩm thìtrước hết học sinh phải đọc lưu loát bài văn, bài thơ đó. Vì vậy khi rèn 
đọc đúng cần chú ý vào những từ khó, câu khó, câu có tình huống đối với học 
sinh trong lớp. Thông qua một số trò chơi như: Hái hoa dân chủ, ô cửa bí mật.... 
giáo viên chuẩn bị một số câu có có chứa các từ dễ đọc sai hoặc câu văn dài cần 
ngắt nhịp hay câu thơ cần ngắt nhịp đúng và yêu cầu học sinh tìm, đưa ra cách 
đọc đúng. Ngoài ra, chúng tôi cho học sinh thảo luận nhóm 4 tìm các từ dễ đọc 
sai hoặc khó đọc, câu dài trong đoạn văn. Sau đó học sinh tìm ra cách đọc đúng, 
luyện cho nhau trong nhóm. Đại diện một số nhóm sẽ lên chia sẻ cách đọc đúng 
của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng giáo viên sẽ là 
người định hướng, hướng dẫn học sinh cách đọc đúng nhất
 * Đọc đúng âm đầu, vần, thanh
 Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn hay nói cách khác là đọc 
đúng chính âm. Đọc đúng đòi hỏi tái hiện chính xác âm vị, không có lỗi. Đặc 
biệt là phát âm đúng các âm đầu dễ lần như n/l, d/r/gi... 
 * Đọc đúng tốc độ, cường độ, giọng đọc Sau đó, chúngtôi đưa ra hệ thống các câu hỏi liên đến phần mà học sinh 
 vừa đọc thầm bằng việc tổ chức các trò chơi như: Hái hoa dân chủ, Rung 
chuông vàng, Chiếc hộp bí mật, Giải cứu cá voi, Truy tìm kho báu,... nhằm mục 
đích cuối cùng là giúp học sinh tìm ra vấn đề cần trao đổi
 Sau mỗi tiết Tập đọc, chúng tôi nhận thấy từ việc tổ chức trò chơi thông qua 
hệ thống câu hỏi giúp học sinh hiểu được nội dung bài Tập đọc, tiết học sôi nổi, 
hứng thú hơn và hiệu quả hơn. Tất cả các em đều được tham gia vào tiết học.
 3.6: Ứng dụng CNTT, vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy 
học tích cực nhằm phát huy năng lực, phẩm chất HS: 
 Việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, dạy phân môn đọc nói riêng 
là một việc làm không thể thiếu trong dạy học. Hiệu quả đạt được của nó là giúp 
học sinh hiểu từ khó thông qua hình ảnh, đưa các văn bản đọc, cách ngắt nghỉ 
đúng lên màn hình.... Qua đó giúp các em có được những cách đọc, hiểu văn 
bản một cách tốt nhất.
 Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học phân môn 
đọc nó giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong việc khám phá tìm ra 
những dấu hiệu cần thiết để các em có những khám phá việc đọc, hiểu văn bản 
tốt hơn. Ví dụ: Bài 3. Cánh rừng trong nắng.
 - GV đọc mẫu, HS đọc thầm chia đoạn.
 - GV chốt 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến líu lo. Đoạn 2: Tiếp theo...ngơ ngác. 
Đoạn 3: đoạn còn lại.
 - GV cho HS thảo luận nhóm 4 để tìm từ khó, câu dài, ....
 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
 3.7: Rèn đọc diễn cảm thông qua những dạng văn bản cụ thể.
 Đọc diễn cảm là một yêu cầu đọc thành tiếng đặt ra khi đọc những văn bản 
văn chương hoặc những văn bản có các yếu tố ngôn ngữ của văn chương. Đó là 
khả năng làm chủ được ngữ điệu, làm chủ được các thông số âm thanh như tốc 
độ đọc, cường độ, cao độ của giọng,  để biểu đạt đúng ý nghĩa tình cảm mà 
tác giả đã gửi gắm trong bài đọc. Đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của 2 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 3 - Phương pháp điều tra, khảo sát
 4 - Phương pháp luyện tập, thực hành
 5 - Phương pháp thống kê.
 6 - Phương pháp trao đổi, tranh luận.
 Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà các 
phương pháp đểtìm ra các giải pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất.
 2. Tiến trình thực nghiệm
 - Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng qua thực tế giảng dạy tại cáclớp 
khối 3 nơi tôi đang công tác hiện nay.
 - Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 9 năm 2022
 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
 Với cách tổ chức và thực hiện các biện pháp dạy học đã nêu trên, hiệu quả 
giờ dạy được nâng lên rõ rệt. HS hứng thú, say mê, tích cực hơn trong học tập. 
Các em tự tin khi đọc bài, số em đọc chưa đạt đã giảm đi, biết phân biệt thể loại 
bài đọc, phân biệt các nhân vật trong bài, thể hiện tình cảm thái độ qua giọng 
đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật. Biết lên giọng, 
xuống giọng đúng chỗ, biết ngắt nhịp thơ, biết nghỉ hơi đúng ở những câu văn 
dài và đặc biệt là phát âm chuẩn các từ ngữ dễ lẫn. Các em không chỉ tiến bộ ở 
đọc diễn cảmmà còn phát triển cả về khả năng diễn đạt trong Kể chuyện, Tập 
làm văn và phân biệt chính tả. Kết quả thực hiện như sau:
 Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học 
sinh ở lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ rõ rệt.:Đến tháng 10/2022, tôi tiến hành khảo 
sát lại ở môn tập đọc và kết quả đạt như sau:
 Tổng số Điểm 9, 10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm dưới 5
 43 12 24 7 0
 IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
 1.Kết luận:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_nham_nang_cao_hieu_qua.docx