Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị Luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh Lớp 9

Nghị luận văn học là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Làm tốt được bài văn nghị luận văn học là rèn luyện cho học sinh về kỹ năng cảm thụ, phân tích, bình luận, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một đoạn thơ, một tác phẩm văn học. Làm tốt bài văn nghị luận văn học còn rèn luyện tư duy về ngôn ngữ, cách diễn đạt chính xác, cách dùng từ chuẩn mực, thuyết phục người khác nhìn nhận vấn đề theo quan điểm đúng đắn, phù hợp với tư tưởng, chủ đề của tác phẩm đồng thời có những liên hệ sát với cuộc sống hàng ngày.
Nghị luận văn học về một đoạn thơ, bài thơ nhằm hình thành, phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách rõ ràng giàu sức thuyết phục. Khi bày tỏ ý kiến bản thân về một tác phẩm thơ nào đó đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức văn học và kĩ năng cơ bản khi viết bài . Nhưng kiến thức và kĩ năng cơ bản đó có từ đâu? Đó chính là từ những bài giảng , từ sự hướng dẫn của giáo viên và từ cách cảm thụ của học sinh. Vì vậy, qua thực tế giảng dạy.Tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của bản thân trong việc rèn luyện cho học sinh viết bài văn nghị luận văn học phần thơ hiện đại lớp 9.
Không những vậy kiểu bài này thường xuyên còn có mặt chính trong các đề thi học sinh giỏi, trong các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Nhằm kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh về các đoạn thơ, bài thơ. Trên cơ sở đó nhằm giáo dục nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, tình yêu quê hương đất nước, yêu cái đẹp và bộc lộ được những tâm tư tình cảm của mình thông qua một bài văn nghị luận.
Đã nhiều năm giảng dạy kiểu bài này, tôi vẫn thấy đây là nội dung khó đối với học sinh. Hầu như ít học sinh có thể làm hay, làm tốt, làm đúng được dạng kiểu bài này. Bởi vốn sống của các em chưa nhiều, ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế. Khi làm bài thường nghĩ như thế nào thì viết ra như thế, chứ không biết cách lập luận chắc chắn, rõ ràng cho một vấn đề cụ thể, mà tác giả đặt ra nhằm thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe. Điều quan trọng là đối với các em để đạt được số điểm tương đối trong các bài kiểm tra cũng như trong các bài thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 THPT.

Nhưng đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh ở những vùng nông thôn thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế: Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả. Từ thực trạng trên , tôi đã tìm tòi, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng làm tốt bài văn nghị luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh lớp 9”
Vậy làm thế nào để học sinh nắm chắc và làm được bài nghị luận văn học đạt kết quả cao? Là một giáo viên đã nhiều năm tham gia công tác giảng dạy tôi đã nắm bắt được tình hình này, tôi đã chọn chuyên đề này để nghiên cứu, để có những suy nghĩ sâu sắc hơn, những biện pháp cụ thể hơn, rõ ràng hơn giúp học sinh lớp 9 làm tốt được bài văn nghị luận văn học phần thơ hiện đại và có nhiều hứng thú, say mê với môn hơn hơn. Một lý do nữa khiến tôi chọn chuyên đề này là tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 9 và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn khối 9 nhiều năm. Mặc dù kết quả chưa thật tốt, song đó cũng là một thành công bước đầu của tôi trong việc áp dụng những phương pháp, biện pháp cụ thể rõ ràng, những kinh nghiệm thiết thực giúp học sinh lớp 9 làm tốt bài văn nghị luận văn học phần thơ hiện đại. Tôi hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này có ích và được áp dụng rộng rãi trong các nhà trường THCS.
Qua việc đưa đề tài vào thực hiện trong năm học 2019-2020, tôi nhận thấy các em có những tiến bộ rõ rệt trong việc làm bài văn nghị luận văn học. Chính vì vậy nên tôi tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, bổ sung để thực hiện đề tài trong các năm học tiếp theo.

pdf 17 trang Tú Anh 26/01/2025 1150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị Luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị Luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị Luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh Lớp 9
 Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh lớp 9 
 .............................................................................................................................................. 
 Nhưng đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh ở những vùng nông thôn 
thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế: Bài viết rời rạc, khô khan, 
dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức 
thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không 
thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả. Từ thực trạng trên , tôi đã tìm tòi, học hỏi bạn bè, 
đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng làm tốt bài 
văn nghị luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh lớp 9” 
 Vậy làm thế nào để học sinh nắm chắc và làm được bài nghị luận văn học đạt 
kết quả cao? Là một giáo viên đã nhiều năm tham gia công tác giảng dạy tôi đã 
nắm bắt được tình hình này, tôi đã chọn chuyên đề này để nghiên cứu, để có 
những suy nghĩ sâu sắc hơn, những biện pháp cụ thể hơn, rõ ràng hơn giúp học 
sinh lớp 9 làm tốt được bài văn nghị luận văn học phần thơ hiện đại và có nhiều 
hứng thú, say mê với môn hơn hơn. Một lý do nữa khiến tôi chọn chuyên đề này 
là tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 9 và bồi dưỡng học sinh 
giỏi môn Ngữ Văn khối 9 nhiều năm. Mặc dù kết quả chưa thật tốt, song đó cũng 
là một thành công bước đầu của tôi trong việc áp dụng những phương pháp, biện 
pháp cụ thể rõ ràng, những kinh nghiệm thiết thực giúp học sinh lớp 9 làm tốt bài 
văn nghị luận văn học phần thơ hiện đại. Tôi hi vọng rằng những kinh nghiệm 
nhỏ này có ích và được áp dụng rộng rãi trong các nhà trường THCS. 
 Qua việc đưa đề tài vào thực hiện trong năm học 2019-2020, tôi nhận thấy các 
em có những tiến bộ rõ rệt trong việc làm bài văn nghị luận văn học. Chính vì 
vậy nên tôi tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, bổ sung để thực hiện đề tài trong các năm 
học tiếp theo. 
II. Mục đích nghiên cứu: 
 Giúp giáo viên nhận thấy việc hướng dẫn học sinh nhận diện đề có phương 
pháp làm bài theo các bước cụ thể trong làm bài văn nghị luận văn học là rất cần 
thiết. 
 Giúp học sinh nhận diện được đề, cách lập dàn ý, cách tìm luận điểm và kĩ 
năng viết bài nghị luận văn học. Cung cấp giúp cho học sinh nắm chắc những 
kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học về đoạn thơ, 
bài thơ hiện đại nói riêng. Từ đó hướng dẫn rèn luyện cho các em kĩ năng từ viết 
đúng, dần dần hướng tới bài viết hay, có ý tứ sâu xa, lời lẽ ngắn gọn, hàm súc, bài 
viết mạch lạc, gợi cảm và có sức thuyết phục. 
 Hình thành sự yêu thích, thích thú đến say mê với bộ môn và với kiểu bài đó. 
III. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: 
 2/16 
 Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh lớp 9 
 .............................................................................................................................................. 
học nên giáo viên cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để tăng 
khả năng thực hành, vận dụng lý thuyết khi làm bài cho học sinh phù hợp với 
từng đối tượng học sinh và đạt các mức độ khác nhau như: Thông hiểu, vận dụng, 
vận dụng thấp, vận dụng cao. Từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học 
sinh. Học sinh có thể thông qua bài làm của mình so sánh, đối chiếu và có thể 
đánh giá được bài của bạn. 
 Trong những năm gần đây nghị luận văn học là mảng kiến kiến vô cùng quan 
trọng đồng hành cùng với nghị luận xã hội. Bởi vậy mà trong cấu tạo các đề thi 
học sinh giỏi từ cấp Huyện đến thành phố, các đề thi tuyển sinh vào 10 THPT đề 
đa số được cấu tạo một phần là nghị luận văn học và một phần là nghị luận xã 
hội. Ngay cả khi các em vào cấp THPT thì nội dung này tiếp tục được mở rộng 
và nâng cao. Bởi vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài này: Giúp học sinh làm tốt bài 
nghị luận văn học về đoạn thơ, bài thơ hiện đại lớp 9. Cũng bởi đây là nội dung 
đáng quan tâm phần nào giúp cho học sinh có kỹ năng làm phần đề thi về văn 
nghị luận văn học trong kỳ thi vào lớp 10 THPT sắp tới. 
 Thể loại văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng của môn Ngữ 
văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. - Bản chất của việc học thể 
loại nghị luận là người viết thường vận dụng nhiều thao tác, kĩ năng ( giải thích, 
chứng minh, phân tích, bình giảng...) để từ đó giúp các em biết trình bày một 
cách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về một vấn 
đề văn học. Học làm văn nghị luận cũng như mọi loại hình học tập khác là phải 
biết xây dựng từ sự hiểu biết cơ bản đến các mức độ cao. Trong khi rèn luyện kĩ 
năng cách làm bài văn nghị luận văn học thì mỗi một giáo viên cần chú ý phát 
huy, động viên tích cực sự sáng tạo của từng học sinh chứ không được gò ép theo 
những khuôn mẫu, công thức. Cần xác định đây là tiết dạy học rèn phương pháp, 
kĩ năng làm văn chứ không phải là giảng văn. Vì thế cần tránh sa vào bình giảng 
và phân tích một tác phẩm cụ thể. 
 2. Cơ sở thực tiễn. 
 Trong thực tế, văn nghị luận văn học nói chung và nghị luận văn học về đoạn 
thơ, bài thơ hienj đai lớp 9 nói riêng được đưa vào chương trình phổ thông ở cả 
hai cấp học (THCS và THPT) với vị trí vô cùng quan trọng trong bộ môn Ngữ 
Văn. Vì thế trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy thực tế học sinh vẫn còn rất mơ 
hồ với việc nhận nội dung, nội hàm của đề và phương pháp làm một đoạn văn, 
bài văn nghị luận văn học. Bởi vậy mà điểm thi trong các kỳ thi về bộ môn này 
đa số không cao, đặc biệt mất điểm nhiều về phần lận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. Vậy 
 4/16 
 Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh lớp 9 
 .............................................................................................................................................. 
học tập sâu về bộ môn Ngữ Văn mà chỉ động viên các con học để qua không bị 
điểm kém là được. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng của bộ môn 
cũng như kết quả thi học sinh giỏi và thi vào lớp 10 THPT hàng năm. 
 2. Những giải pháp thực hiện: 
 2.1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc lí thuyết làm bài văn nghị luận văn học 
đặc biệt là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hiện đại: 
 Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người 
khác về một vấn đề nào đó. Muốn thuyết phục được người đọc, người nghe thì 
phải có quan điểm đúng, ý kiến đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là 
lý còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém 
giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận 
hợp lý nữa. 
 Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải 
trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. 
 Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, 
bình luận, bác bỏ, so sánh....Một bài văn nghị luận văn học được đánh giá là hay 
thì trước hết phải viết đúng chủ đề và phải bám sát vào tác phẩm văn học mà đề 
yêu cầu, các luận điểm phải nêu bật được chủ đề chính của bài văn. Đối với tác 
phẩm thơ nên có trích dẫn thơ và bám sát vào đó để đưa ra ý kiến bình luận, diễn 
giải ý. Một vấn đề đặc biệt quan trọng mà học sinh phải lưu ý trong quá trình học 
và viết văn là phải làm sao để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nghĩa là phải 
dùng từ sao cho chuẩn, có nghĩa và dễ hiểu. 
2.2. Muốn viết văn hay thì phải nắm rõ các kỹ năng cơ bản 
 Ngoài kiến thức và vốn từ ngữ thì để viết văn hay thì học sinh phải có các kỹ 
năng cơ bản. Ví dụ với một tác phẩm thơ thì cần phải tìm hiểu các hình ảnh thơ, 
từ ngữ, nhịp điệu, cách gieo vần, biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ để từ 
đó tìm ra được cảm xúc của nhân vật trữ tình và ý tứ mà tác giả gửi gắm trong bài 
thơ. Như vậy với mỗi một thể loại văn học, một tác phẩm cụ thể thì chúng ta cần 
phải biết vận dụng thao tác phù hợp thì mới làm nổi bật được cái hay, cái đẹp của 
tác phẩm cũng như giá trị văn học của chúng. Từ đó mới thuyết phục được người 
đọc, người nghe. 
 Trong quá trình viết văn đảm bảo bài văn đúng chủ đề, đầy đủ ý, các câu văn và 
đoạn văn mạch lạc, có sự liên kết với nhau, muốn bài văn thu hút được người đọc 
người nghe thì cần phải có khâu lập dàn ý. Việc lập dàn ý có thể làm phác thảo 
nhanh trên giấy, còn với những học sinh có kỹ năng và năng khiếu viết văn tốt thì 
 6/16 
 Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh lớp 9 
 .............................................................................................................................................. 
nhận xét một chi tiết với thẩm bình cụ thể để tạo sự mạch lạc trong bài viết. Có 
thể nói phương pháp hướng dẫn để học sinh viết được một bài văn hay là vô cùng 
khó, nên hiểu được những vấn đề cơ bản trên sẽ giúp học sinh định hướng được 
cách nghĩ, cách làm để có đựơc những bài viết mạch lạc, rõ ràng với lập luận chặt 
chẽ nội dung cô đọng hàm súc. 
2.3. Muốn viết được bài văn hay cần lập dàn bài cụ thể, chi tiết. 
 Khi đã hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm nghị luận 
văn học nói chung và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tiếp tục hướng dẫn học 
sinh cách tìm hiểu đề, tìm ý, biết lập dàn ý từ đại cương đến chi sau đó mới tiến 
hành được viết bài văn hoặc đoạn văn. Trong bốn bước đó thì lập dàn bài là bước 
mà học sinh ngại nhất, cho nên hướng dẫn học sinh lập dàn bài trước khi viết 
cũng là một khâu mà giúp học sinh làm tốt bài văn nghị luận văn học. 
 VD : Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. 
1, Mở bài 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung bài thơ. 
 + Chính Hữu là một tác giả lớn của nền thi ca cách mạng, vừa là nhà thơ, vừa là 
chiến sĩ tham gia chiến dịch Việt Bắc. 
 + Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, viết về người chiến sĩ, về tình đồng đội, 
về khát vọng hòa bình. 
-Đánh giá cảm nhận ban đầu về bài thơ. 
2, Thân bài 
LĐ 1: Cơ sở hình thành tình đồng chí. 
 - Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính: đều là những 
nông dân, những người con của vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất 
cày lên sỏi đá”. 
 - Từ “đôi người xa lạ”, họ cùng đi lính, chung lí tưởng chiến đấu vì Tổ quốc, 
“súng bên súng đầu sát bên đầu” sát cánh bên nhau trên chiến trường, chia bùi sẻ 
ngọt “đêm rét chung chăn” mà thành “đôi tri kỷ”. 
 - Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh gợi tả đặc sắc, thủ pháp sóng đôi. 
 - Từ “Đồng chí”: cách gọi vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, đầy tình cảm, 
mang hơi thở thời đại mới của cách mạng, kháng chiến. Giọng thơ chùng xuống, 
lắng đọng, tạo cảm giác thiêng liêng. 
LĐ 2: Những biểu hiện của tình đồng chí. 
 LC 1: Sự thấu hiểu tâm tư, tình cảm của nhau. 
 8/16 
 Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh lớp 9 
 .............................................................................................................................................. 
 - Kết luận về tác phẩm: Bài thơ miêu tả chân thực những gian khổ thời chiến 
tranh, ca ngợi tình cảm gắn bó, sẻ chia giữa những người lính, thể hiện khát vọng 
hòa bình. 
 - Liên hệ thực tiễn: Tình đồng chí, tương thân tương ái đến nay vẫn còn nguyên 
giá trị, những người còn sống luôn trăn trở, nhớ thương đồng đội đã hi sinh ⇒ thế 
hệ trẻ cần luôn tôn trọng, biết ơn những người lính, phát huy tinh thần tương trợ 
lẫn nhau trong cuộc sống. 
2.4. Muốn viết được đoạn văn hay cần nắm chắc cách viết và ý chính cơ bản 
về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. 
 Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, văn chương được cấu tạo từ chất liệu là từ 
ngữ, các câu văn và các đoạn văn. Do đó để viết đoạn văn hay thì chúng ta cần 
phải có sự tích lũy vốn từ ngữ sao cho thật phong phú và giàu có. Để tích lũy vốn 
từ ngữ một cách bài bản, đầy đủ và có hệ thống thì phải đọc thường xuyên. Đọc 
để biết cách dùng từ, các cấu trúc câu hay cách diễn đạt ấn tượng, do vậy khi đọc 
phải có ý thức tìm hiểu và gom góp vốn từ thì những từ ngữ đó mới lưu lại. 
Trong quá trình đọc cũng phải lựa chọn nên đọc cái gì và nên ưu tiên đọc sách về 
tác phẩm văn học để tiếp thu kiến thức, vốn từ cũng như gia tăng khả năng cảm 
thụ tác phẩm văn học. Ngoài ra để mở rộng phạm vi vốn từ ngữ thì nên đọc thêm 
báo, tạp chí và sách tham khảo liên quan đến văn học. 
 Một đoạn văn nghị luận văn học được đánh giá là hay thì trước hết phải viết 
đúng chủ đề và phải bám sát vào tác phẩm văn học mà đề yêu cầu, các luận cứ 
phải nêu bật được chủ đề chính của đoạn văn. Một vấn đề đặc biệt quan trọng mà 
cần lưu ý trong quá trình học và viết văn là phải làm sao để giữ gìn sự trong sáng 
của tiếng Việt, nghĩa là phải dùng từ sao cho chuẩn, có nghĩa và dễ hiểu. 
 Trong những năm gần đây các đề thi vào lớp 10 THPT bao giờ cũng được cấu 
tạo gồm hai phần. Mỗi phần chính được cấu tạo một đoạn văn nghị luận văn học 
hoặc nghị luận xã hội. Đối với đoạn văn nghị luận văn học thường kết hợp thêm 
một số đơn vị kiến thức Tiếng Việt. 
VD 1. 
Cho đoạn thơ: 
 “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời 
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy 
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy 
 Lại đi, lại đi trời xanh thêm” 
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập một – Trang 132) 
 10/16 
 Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh lớp 9 
 .............................................................................................................................................. 
- Có câu hỏi tu từ, thành phần khởi ngữ (Gạch chân, chú thích cụ thể mới cho 
điểm). 
*Về nội dung phải đảm bảo: HS khai thác các tín hiệu nghệ thuật để làm rõ: 
+ Mưa ào ạt chợt đến, chợt đi rồi dần vơi. 
+ Những cơn mưa giông kèm theo sấm chớp cũng vãn dần. 
- Những biến chuyển của thiên nhiên được thể hiện qua các tính từ chỉ mức độ 
“vẫn còn, vơi dần, bớt” để cho thấy hạ đã nhạt dần và thu đậm nét hơn. Đó là sự 
quan sát tinh tế và cảm xúc dâng trào của nhà thơ. 
- Bài thơ khép lại bằng hai câu thơ cuối hàm chứa hai tầng ý nghĩa 
+ Nghĩa tả thực: sang thu, sấm thưa và nhỏ dần nên hàng cây không còn bị giật 
mình, bị bất ngờ vì tiếng sấm. 
+ Nghĩa ẩn dụ: Sấm là tượng trưng cho những vang động bất thường của ngoại 
cảnh, của cuộc đời; hàng cây đứng tuổi là tượng trưng cho những con người từng 
trảI, dày dạn kinh nghiệm. 
-Khi con người từng trải, dày dạn kinh nghiệm thì sẽ vững vàng hơn trước những 
tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hay đó còn là hình ảnh của 
con người và đất nước Việt Nam trải qua bao mưa bom bão đạn vẫn vững vàng 
tiến lên phía trước. 
VD 3: Cho đoạn thơ: 
 “Ngửa mặt lên nhìn mặt 
 có cái gì rưng rưng 
 như là đồng là bể 
 như là sông là rừng 
 Trăng cứ tròn vành vạnh 
 kể chi người vô tình 
 ánh trăng im phăng phắc 
 đủ cho ta giật mình.” 
 Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu Tổng – 
Phân –Hợp làm rõ hình tượng vầng trăng. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép 
và thành phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ) 
 *Về hình thức phải đảm bảo: 
- Đúng kiểu đoạn tổng – phân – hợp, đủ số câu 
- Có dùng câu ghép (Gạch chân chỉ rõ) 
- Có dùng thành phần phụ chú (Gạch chân chỉ rõ) 
 12/16 
 Rèn kĩ năng làm tốt bài nghị luận văn học phần thơ hiện đại cho học sinh lớp 9 
 .............................................................................................................................................. 
văn học của học sinh và kết quả học sinh đạt học sinh giỏi cấp Huyện bộ môn cao 
hơn nữa trong những năm học sau. 
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
 1. Kết luận 
 Thực tế giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi vào lớp 10 THPT trong 
nhiều năm qua giúp tôi nhận ra rằng, tố chất hết sức quan trọng. Song trên thực 
tế, không có một tài năng nào tự nó có thể đi đến thành công. Bởi thế, vai trò 
người thầy là hết sưc quan trọng. Việc cung cấp các kiểu bài lí thuyết, các 
phuơng pháp, các bước làm bài của kiểu bài này không phải dễ dàng. Do đó, đối 
với giáo viên đứng lớp phải có sự say mê, sáng tạo trong cách dạy. Giáo viên 
phải bằng mọi phương pháp để hình thành trong nhận thức của các em về cách 
nhận diện đề, cách lập dàn bài, các bước làm bài cũng như cách bộc lộ cảm xúc, 
hiểu và viết đúng về tư tưởng, tình cảm của nhà thơ, của tác phẩm. Giúp cho các 
em sau khi học xong phần văn nghị luận văn học có cách phân biệt được dạng đề 
này với dạng đề văn nghị luận khác với các dạng văn khác mà các em đã học. Bởi 
việc nắm chắc phương pháp giảng dạy và kĩ năng làm bài luôn là yếu tố hàng đầu 
để có được thành công. 
 Muốn vậy, người thầy phải nêu cao vai trò “tự học, sáng tạo” để tích luỹ kiến 
thức cần thiết để vừa có kiến thức giảng dạy vừa có phương pháp hướng dẫn làm 
bài rõ ràng, chi tiết. Đặc biệt hiểu biết và nắm chắc các tác phẩm văn học trong 
chương trình, đặc biệt là thơ hiện đại. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc giúp học sinh làm tốt bài văn nghị 
luộn văn học. Để có những kinh nghiệm này tôi đã mất không ít thời gian sưu 
tầm nghiên cứu tài liệu. Sau một thời gian vận dụng đề tài này vào việc dạy học 
bộ môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 9, đến nay chất lượng dạy học được nâng lên 
một bước, số lượng học sinh yêu thích học văn nhiều hơn trước, tham gia thi học 
sinh giỏi đạt nhiều hơn và chất lượng thi vào lớp 10 bộ môn cũng ngày càng được 
nâng cao. Mặc dù đã thu được kết quả như vậy song đối với tôi đó mới chỉ là 
bước đầu và cũng còn nhiều thiếu sót. Nhưng tôi tin rằng việc áp dụng đề tài: 
Giúp học sinh làm tốt bài nghị luận văn học phần thơ hiện đại lớp 9 đã đem lại 
kết quả tốt hơn trong giảng dạy Ngữ Văn. Đặc biệt, đây là một phần hết sức quan 
trọng trong rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản, và đây cũng là một phần không thể 
thiếu trong bài thi vào lớp 10 THPT tới đây của học sinh. 
2. Khuyến nghị 
 Đối với giáo viên. 
 14/16 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_tot_bai_nghi_luan_van.pdf