Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa mảng nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn bậc trung học cơ sở hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trên.

Nghị luận xã hội là phưong pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh THCS, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống; đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ.

Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi cấp huyện, cấp tỉnh, hay thi vào THPT môn Ngữ văn những năm gần đây đều có câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 300 từ (hoặc một trang giấy thi).

Học sinh phải biết bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm bài thi cho hiệu quả. Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh qua những trải nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ...của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận thức và hành động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội .

Bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận.

Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận. Vì những yêu cầu trên mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết.

docx 25 trang Tú Anh 21/11/2024 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 9
 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay 
thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc 
gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới 
UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để 
chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa mảng nghị luận xã hội vào chương 
trình Ngữ văn bậc trung học cơ sở hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trên.
 Nghị luận xã hội là phưong pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, 
chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của 
vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng 
như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là 
những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự 
cao. Đối với học sinh THCS, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các 
em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống; đặc biệt là uốn nắn nhận 
thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động 
trực tiếp đến thế hệ trẻ.
 Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi cấp huyện, cấp tỉnh, hay thi vào 
THPT môn Ngữ văn những năm gần đây đều có câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng 
kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 300 từ (hoặc 
một trang giấy thi).
 Học sinh phải biết bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm bài 
thi cho hiệu quả. Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh qua những trải nghiệm của 
bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ...của 
mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận thức và hành động) cho 
bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận dụng những thao tác cơ 
bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, 
bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội .
 Bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế. Cần tránh tình trạng 
hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các bước đi khác của 
quá trình lập luận. Tổng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
 số
 37 3 9,37% 5 15,6% 9 28,1% 15 46,8%
 Tìm hiểu trong năm học này, giáo viên lập danh sách học sinh yếu; tìm hiểu nguyên 
nhân học sinh yếu bằng phương pháp vấn đáp, kiểm tra phân loại học sinh yếu. Từ 
đó tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp đối với từng đối tượng học sinh. 
III. MỤC TIÊU
Tôi tiến hành đề tài này với ba mục đích cơ bản sau:
 Thứ nhất: Giúp học sinh nắm được những phương pháp và kĩ năng cơ bản để 
làm tốt một bài văn nghị luận xã hội trong các kì thi.
 Thứ hai: Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội giúp 
học sinh lớp 9 nâng cao khả năng trình bày suy nghĩ của mình; cung cấp cho các em 
vốn tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao nhận thức và kĩ 
năng sống, sống tốt hơn, đẹp hơn, từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
 Thứ ba: Những kinh nghiệm này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các 
giáo viên Ngữ văn khi dạy phần nghị luận xã hội.
 CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN.
1. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề:
 Trong quá trình dạy học cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
 Về phía giáo viên: Các giáo viên bộ môn Ngữ văn đã chú ý đến mảng nghị 
luận xã hội đặc biệt là ở chương trình lớp 9. Nhưng do thời lượng chương trình hạn 
chế nên không có nhiều điều kiện bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng viết 
bài nghị luận xã hội cho học sinh. Với thời gian 2 tiết lí thuyết chỉ đủ để giáo viên 
giới thiệu khái niệm, kiểu bài, dạng đề và cách làm bài một cách đơn giản nhất.
 Về phía học sinh: Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng làm bài nghị luận 
xã hội tốt không nhiều. Đa phần các em thường ngợp trước các vấn đề xã hội, hiểu 
lơ mơ, viết hời hợt, không có những trăn trở sâu sắc, không có cái nhìn toàn diện, đa Vì vậy, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho 
học sinh lớp 9 ’’ .
II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Làm công tác tư tưởng cho học sinh (định hướng):
 Trước hết giáo viên cần phải dập tắt trong các em quan niệm: Văn nghị luận là 
loại văn “khô khan” là chưa hợp lí, vì ở bất cứ thể văn nào, khô khan hay hấp dẫn là 
ở chất lượng. Tiểu thuyết mà viết dở thì cũng khô khan mà thôi. Chất lượng một bài 
văn nghị luận phụ thuộc vào cảm hứng, kiến thức và các yếu tố có tính kĩ thuật như: 
cách lập luận, dùng từ, câu....Cảm hứng là yếu tố đầu tiên.
 Sau là phải có kiến thức: Có thể việc hiểu biết về vấn đề cần bàn càng phong phú 
thì càng dễ cho mình “tung hoành” trong bài viết. Kiến thức phong phú cũng có 
nghĩa là mình nắm được lẽ phải, giúp cho mình đưa ra những luận điểm chắc chắn, 
giàu sức thuyết phục, không thể bác bỏ như cố nhân đã tổng kết: “Nói phải củ cải 
cũng nghe”. Trái lại nếu kiến thức nghèo nàn hay sáo rỗng thì bài văn nhạt nhẽo, 
nặng nề, hô khẩu hiệu. Cần nhớ rằng văn nghị luận là làm sao để người khác “Tâm 
phục khẩu phục” chứ không phải áp đặt cách hiểu của mình cho người khác.
 Khi kiến thức đã phong phú thì các yếu tố kĩ thuật của văn bản, về cơ bản sẽ biết 
sử dụng một cách tự nhiên. Bởi vì một triết gia đã nói “Cái gì được quan niệm rõ 
ràng thì diễn đạt sẽ mạch lạc”. Việc trau dồi và cẩn trọng trong công tác kĩ thuật thì 
không bao giờ thừa. Luôn luôn phải cân nhắc, sắp xếp cái nào trước, cái nào sau, 
chọn đi chọn lại từ nào cho chuẩn xác, sinh động.
2. Củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết về bài văn nghị luận xã hội.
 Về kiểu bài nghị luận xã hội, Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy định trong cấu trúc 
đề thi hàng năm. Theo đó, học sinh phải vận dụng kiến thức xã hội và đời sống viết 
bài nghị luận xã hội (khoảng 300 từ) đối với học sinh THCS. Vì vậy muốn làm tốt 
kiểu bài này trước hết giáo viên cần hướng dẫn và yêu cầu học sinh nắm chắc phần 
lí thuyết thì mới vận dụng tốt trong khi làm bài. Kiểu bài này có hai dạng bài cụ thể 
là:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
 Học sinh cần bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm bài thi cho 
hiệu quả.
a) Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
* Khái niệm: * Lưu ý: Khắc sâu để học sinh nắm được kiến thức của từng kiểu bài là hết sức 
quan trọng để các em vận dụng tốt trong quá trình làm bài cụ thể. Tuy nhiên làm bài 
nghị luận xã hội giáo viên hướng dẫn cho học sinh các lưu ý sau:
- Chú ý đọc kĩ đề bài, xác định dạng đề bài:
 Trong thực tế một số đông học sinh hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa dạng đề bài 
nghị luận về tư tưởng đạo lý và dạng đề bài nghị luận về hiện tượng đời sống. Cách 
nhận diện đơn giản là ở đề bài bàn về sự việc hiện tượng đời sống xã hội thường 
xuất hiện ở sự việc, sự kiện mang tính thời sự cao và yêu cầu học sinh bàn luận trực 
tiếp về chính những sự việc, sự kiện đã được đề cập. Trong khi đó đề bài nghị luận 
về một vấn đề tư tưởng đạo lý thường yêu cầu học sinh bàn luận về ý kiến, cách đánh 
giá nào đó (cũng có thể với ngay sự việc, sự kiện mang tính thời sự cao).
 Nhiều học sinh băn khoăn, lúng túng khi xử lý đề bài bàn cùng một lúc về hai hiện 
tượng đời sống. Học sinh cần xác định, nếu là hai hiện tượng trái chiều, đối lập nên 
tách riêng từng hiện tượng, để bàn luận về nguyên nhân, tác dụng, hậu quả của từng 
hiện tượng, từ đó rút ra bài học nhận thức, hành động. Ở hai hiện tượng xã hội có 
tính chất tương đồng, lại cần nhập lại để cùng bàn luận về nguyên nhân, tác dụng, 
hậu quả.
* Tăng cường quan sát, cập nhật thông tin: Một điều không thể phủ nhận là những 
bài nghị luận xã hội đạt điểm cao bao giờ cũng có dẫn chứng thực tế, sát đúng với 
đề. Học sinh cần sắp xếp và bố trí thời gian phù hợp để đọc sách báo, xem truyền 
hình để làm phong phú vốn sống, tránh tình trạng bị lạc hậu so với cuộc sống đang 
diễn ra xung quanh.
 * Chọn lọc và xử lí thông tin: Việc đọc sách báo, tin tức rất cần thiết nhưng phải 
biết chọn lọc thông tin, học sinh có thể bị “nhiễu”, một số học sinh chưa biết xử lí 
thông tin có thể gây hoang mang, thậm chí dẫn đến hiểu sai lệch.
 3. Hướng dẫn cách làm bài cụ thể:
a) Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
 Cuộc sống đang từng giờ, từng phút trôi qua cùng biết bao thay đổi và biết bao 
sự kiện. Có thể nói chính những sự việc, hiện tượng đời sống là mảng đề tài hết sức 
hấp dẫn, phong phú người ra đề lựa chọn các mảng đề tài khác nhau để ra đề như: 
Môi trường, dân số, trẻ em, tệ nạn xã hội ... Để làm tốt dạng đề nghị luận xã hội về 
sự việc hiện tượng đời sống đang được dư luận xã hội quan tâm, giáo viên cần hướng 
dẫn học sinh lưu ý.
* Làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: b. Hướng dẫn làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý:
 * Lưu ý : Đề bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí khá đa dạng.
 - Thể hiện ở nội dung nghị luận: Những vấn đề tư tưởng, đạo lí hết sức phong phú, 
đa dạng.Vì vậy cần tránh học tủ, đoán “mò” nội dung nghị luận. Điều quan trọng là 
phải nắm được kĩ năng làm bài.
 - Thể hiện trong dạng thức đề thi:
 Có đề thể hiện rõ yêu cầu nghị luận, có đề chỉ đưa ra yêu cầu nghị luận mà không 
đưa ra một yêu cầu cụ thể nào.
 Có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua 
một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện...
 - Chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Đây cũng là 
trình tự thể hiện hệ thống lập luận trong bài viết. Học sinh cần tranh thủ những hướng 
dẫn quan trọng trong sách giáo khoa để nắm chắc kĩ năng làm bài như ở trên.
1. Mở bài: 
 - Dẫn dắt vấn đề.
 - Nêu vấn đề.
2. Thân bài:
- Giải thích vấn đề (nghĩa đen, nghĩa bóng; từ ngữ trọng tâm...)
- Khẳng định vấn đề (đúng, sai)
- Quan niệm: sai trái.
- Mở rộng vấn đề.
3. Kết bài:
 - Giá trị đạo lí đối với đời sống của mỗi con người.
 - Bài học hành động cho mọi người, bản thân.
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý đối với hai dạng đề nghị luận về tư tưởng 
đạo lí thường gặp.
 + Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách trực tiếp.
 + Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách gián tiếp.
 * Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách trực tiếp: - Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính truyền thống đạo lý của con người, 
dân tộc Việt Nam... Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần làm cho cuộc 
sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
* Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp...
Những lưu ý về cách làm bài:
 Ở dạng này vấn đề tư tưởng, đạo lí được ẩn trong một câu danh ngôn, một câu 
ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn. Xuất xứ của một câu danh ngôn, ngạn 
ngữ, câu chuyện, văn bản ngắn này cũng rất đa dạng: Trong sách giáo khoa, trên báo 
chí, trên internét, đặc biệt trong cuốn “Quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta, bài 
học cuộc đời, hạnh phúc ở quanh ta...”. Chính vì thế giáo viên cần hướng cho học 
sinh biết đọc tham khảo, kể cho các em nghe những câu chuyện có liên quan, có nội 
dung thiết thực với các em hàng ngày.
 Khi làm bài cần chú ý cách nói bóng bẩy, hình tượng thường xuất hiện trong những 
câu danh ngôn, tục ngữ, thành ngữ..., ý nghĩa ẩn dụ, triết lí sâu sắc của những câu 
chuyện, văn bản ngắn.Vì thế để rút ra được vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn bạc, cần 
chú ý:
- Giải thích từ ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng) từ đó rút ra nội dung câu nói (Nếu đề bài 
có dẫn chứng câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...)
- Giải thích ý nghĩa câu chuyện, văn bản (Nêu đề bài có dẫn chứng câu chuyện, văn 
bản ngắn).
 Thông thường khi làm bài, học sinh chỉ chú ý đến tính chất đúng đắn của vấn đề 
được đưa ra nghị luận mà ít chú ý thao tác bổ sung, bác bỏ... Những khía cạnh chưa 
hoàn chỉnh của vấn đề hoặc trái ngược với vấn đề cần quan tâm. Chẳng hạn khi suy 
nghĩ về tình cảm người mẹ qua câu thơ:
 “Dẫu con đi hết cuộc đời
 Cũng không đi hết những lời mẹ ru” 
 (Nguyễn Duy)
 Ngoài khẳng địng về tình mẫu tử thiêng liêng, ta còn bắt gặp đâu đó những người 
mẹ còn bỏ rơi con hoặc đánh đập con. Hay khi trình bày suy nghĩ của bản thân về 
câu nói: “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể”. Học sinh 
ngoài khẳng định tính chất đúng đắn của lời khuyên (sống thực tế, biết bằng lòng 
với hiện tại, với những gì mình có...), cần hiểu được tầm quan trọng của những khát 
vọng, ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống. Ví dụ 2:
 Đề bài: Viết bài văn ngắn (không quá 300 từ), trình bày ý kiến của em về câu nói 
sau đây của nhà văn Nga Leptôn – xtôi:
 “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm 
nên cuộc sống”.
 Gợi ý: Học sinh cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
* Hình thức: Bố cục rõ ràng, diễn đạt chặt chẽ, lô gíc.
* Nội dung:
- Giải thích câu nói:
+ Quà tặng bất ngờ: Có thể hiểu theo cả nghĩa cụ thể - khái quát (vật chất và tinh 
thần, những cơ hội may mắn, bất ngờ...).
+ Nội dung ý nghĩa của câu nói khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, có 
ý chí và nghị lực vươn lên.
- Bàn luận:
+ Quà tặng bất ngờ mang lại niềm vui, sự hào hứng.. nhưng không phải lúc
nào cũng có.
+ Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ; có tâm lí chờ đợi, ỉ lại, thậm chí 
phung phí những quà tặng ấy.
+ Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những “quà 
tặng bất ngờ” mà cuộc sống mang lại mà không “tự mình làm nên cuộc sống”.
 + Không thể phủ nhận những giá trị ý nghĩa của “quà tặng bất ngờ” mà
cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như 
thế nào?
- Bài học nhận thức hành động: Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách 
sống bản lĩnh, có ý chí...để có thể đón nhận những “quà tặng kì diệu” của cuộc sống 
do chính bản thân mình làm nên.
 4. Hướng dẫn học sinh tìm dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội:
 Để chứng minh một cách thuyết phục cho các luận điểm của một bài văn nghị 
luận xã hội, người viết phải sử dụng dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về những người thật, 
việc thật. Đây là một công việc khá khó khăn đối với học sinh. Để giúp các em biết thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ. Đây là tấm gương về lối sống trung thực, 
bất chấp khó khăn vẫn đấu tranh cho lẽ phải.
 5. Phan Thị Huệ: Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV /AIDS dám công 
khai thân phận - Phạm Thị Huệ, quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Time của Mĩ bầu 
chọn là “Anh hùng châu Á”. Biết mình và chồng bị nhiễm nhưng cô đã chiến thắng 
bản thân, đóng góp sức lực cho cuộc đời. Tháng 2/2005 cô trở thành tình nguyện 
viên của Liên Hợp Quốc.
 -> Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất.
 6. Anh Trần Văn Thước: bị tai nạn lao động liệt toàn thân. Không gục ngã trước 
số phận, anh can đảm tự học và trở thành nhà văn. Không thể nói hết những gian 
nan, những giọt nước mắt đau khổ của họ trong những ngày tự mình vượt qua bệnh 
tật để khẳng định giá trị của mình, để chứng tỏ bản thân tàn nhưng không phế.
 7. Nguyễn Công Hùng: Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công Hùng 
(Xã Nghi Diên- huyện Nghi Lộc- Nghệ An) Từ khi sinh đã bị mắc chứng bại liệt. 
Anh còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt. Vậy mà anh đã 
không gục ngã. Chàng trai 23 tuổi, bại liệt, chân tay teo tóp, trọng lượng chỉ 12kg 
và gần như mất hoàn toàn khả năng lao động đã trở thành một chuyên gia tin học và 
được tôn vinh là Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm 2005 vì những đóng góp không 
vụ lợi của mình cho cộng đồng. Tháng 5/2005 anh được trung tâm sách kỷ lục Việt 
Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục Việt Nam” về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân 
đầu tiên làm giám đốc cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo.
 8. Thầy Nguyễn Ngọc Ký: bị liệt cả hai bàn tay đã kiên trì luyện tập biết đôi bàn 
chân thành đôi bàn tay kì diệu, viết những dòng chữ thật đẹp trở thành nhà giáo, nhà 
thơ.-> Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất.
 Đấy là những con người có nghị lực phi thường trong cuộc sống, những con người 
biết vượt lên số phận.
 * Dùng những con số biết nói để làm dẫn chứng.
 1. Tính trên toàn thế giới, số người nhiễm HIV hiện nay là 45 triệu người. Trong đó 
50% là phụ nữ. Có khoảng 14 triệu trẻ em trên thế giới có cha mẹ, hoặc cả cha mẹ 
qua đời vì HIV/AIDS.
 HIV/AIDS là một thảm hoạ, toàn nhân loại cần có những hành động thiết thực để 
ngăn chặn căn bệnh thế kỷ này.
 2. Những con số biết nói về môi trường:
 14 chiếc túi ni lon được làm ra tổn phí nhiên liệu bằng lượng xăng dầu cho một 
chiếc ô tô chạy 1 km.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_nghi_luan_xa_hoi_c.docx