Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn

Trong cuộc sống, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết, sự cộng tác giữa các thành viên trong xã hội. Con người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Để giao tiếp thành công, hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải có kĩ năng giao tiếp. Việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh rất quan trọng. Học sinh tiểu học phải được rèn kĩ năng giao tiếp ngay từ những lớp đầu cấp. Vậy làm thế nào thế nào để rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh những lớp đầu cấp của bậc tiểu học đạt hiệu quả cao? Biện pháp nào giúp các em giao tiếp mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể lớp, trước thầy cô và trước mọi người xung quanh? Làm gì để giúp học sinh diễn đạt được những điều mình muốn nói khi giao tiếp? Đây là những băn khoăn, trăn trở của mỗi giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học. Giáo viên tiểu học là ông thầy tổng thể nên việc rèn kĩ năng giao tiếp có thể thực hiện được trong nhiều môn học. Nhưng Tiếng Việt là môn học cơ bản nhất để rèn kĩ năng thực hành ngôn ngữ cho học sinh, trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp các kiến thức từ nhiều phân môn ( Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu…). Tập làm văn là kết tinh nhiều mặt của năng lực sử dụng tiếng Việt. Với tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn trong việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học, trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề “ Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn”.
docx 18 trang Tú Anh 10/12/2024 270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
 2
 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 3.1. Đối tượng nghiên cứu
 - Mục tiêu của việc luyện giao tiếp cho học sinh lớp 2.
 - Nội dung, phương pháp dạy phân môn Tập làm văn 2.
 - Biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2.
 3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Chương trình sách giáo khoa Tập làm văn lớp 2.
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng giao tiếp của học sinh. Tìm hiểu mục đích, yêu cầu, 
nội dung dạy Tập làm văn lớp 2. Từ đó tìm biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho 
học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn.
 5. Giả thiết khoa học
 Nếu đề tài này được áp dụng trong thực tế dạy học Tập làm văn lớp 2 thì 
học sinh sẽ thực hành giao tiếp một cách mạnh dạn, tự tin và hiệu quả. Ngoài ra, 
nó còn là tiền đề để các em học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên.
 6. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu có liên quan đến nội dung 
nghiên cứu trong đề tài.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 7. Dự báo những đóng góp mới của đề tài
 - Đề tài đưa ra hệ thống các biện pháp để rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh 
lớp 2 thông qua các tiết học Tập làm văn
 - Đề tài giúp giáo viên dạy lớp 2 có thêm tư liệu tham khảo trong quá trình 
dạy học Tập làm văn ở lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
 - Áp dụng những biện pháp được trình bày trong đề tài này trong các bài 
tập cụ thể sẽ giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và có kĩ năng giao tiếp 
tốt hơn. 4
phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy phát triển ngôn ngữ cho học sinh. 
Tập làm văn hiện thực hóa mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy và học tiếng 
Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, học 
sinh biết vận dụng tiếng Việt vào giao tiếp. Tập làm văn nói phát triển cho học 
sinh kĩ năng lựa chọn từ ngữ, kiểu câu mang phong cách khẩu ngữ. Tập làm văn 
nói rất có ích cho người đọc, người học, giúp học sinh có khả năng độc thoại 
theo đề tài thường gặp trong đời sống như phát biểu ý kiến của mình về một vấn 
đề nào đó, hay trong thảo luận hoặc trong giao tiếp hằng ngày. Giáo viên quan 
tâm đến việc dạy Tập làm văn là đã góp phần phát triển ngôn ngữ cho các em 
thực hành giao tiếp. Với học sinh lớp 2, việc rèn kĩ năng nói đã góp phần phát 
triển ngôn ngữ cho các em thực hành giao tiếp. Đây là việc làm vô cùng quan 
trọng, giúp các em phát âm chuẩn, diễn đạt đúng ý định của bản thân thông qua 
các giờ Tập làm văn. Nếu đọc, nói không đúng hoặc không rõ ràng thì quá 
trình giao tiếp sẽ gặp khó khăn, khó có thể đạt được như mong muốn, người 
nghe khó hiểu trọn vẹn được ý định của người nói.
 2. Thực trạng
 Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 2, tôi nhận thấy 
một số khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp phải như sau:
 * Về phía học sinh:
 - Kiến thức, hiểu biết về tiếng Việt của các em còn ít. Các em học sinh 
lớp 2 khả năng ngôn ngữ còn chưa phát triển, lời nói còn hạn chế, các em ghi 
nhớ, học thuộc từng câu, từng chữ của giáo viên mà chưa biết diễn đạt bằng lời 
lẽ của mình. Một số em khi đến trường, đến lớp còn nhút nhát, ngại nói trước 
lớp. Một số học sinh còn chưa đọc thông, viết thạo gây hạn chế trong việc rèn kĩ 
năng giao tiếp cho các em.
 - Khi viết về một đề tài nào đó các em có thể viết hay và khá trôi chảy, 
nhưng khi đứng trước lớp thì ấp úng, diễn đạt không trôi chảy điều mình muốn 
nói. Nhiều khi các em không biết trả lời như thế nào khi người khác cảm ơn 
mình, các em không hiểu vì sao người nhiều tuổi hơn lại nói lời xin lỗi với 6
năng giao tiếp của học sinh, giáo viên còn nhận xét một cách chung chung, chưa 
cụ thể.
 3. Giải pháp thực hiện
 3.1. Giáo viên cần nắm vững mục đích, yêu cầu dạy Tập làm văn lớp 
2.
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho việc 
học tập và giao tiếp.
 - Nắm được các nghi thức lời nói tổi thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu, 
cảm ơn, xin lỗi, nhờ, yêu cầu, đề nghị, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, 
chia vui, chia buồn,; biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở 
gia đình, trong trường học và nơi công cộng.
 - Nắm được một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày, như: 
khai bản thự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia 
buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, 
đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu, 
 - Kể một số sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo 
gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi.
 - Nghe hiểu được ý kiến của bạn để có thể nêu ý kiến bổ sung, nhận xét 
bằng lời nói của mình.
 - Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công 
việc, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, lành mạnh qua nội dung mỗi bài học.
 - Rèn kĩ năng giao tiếp còn nhằm mục đích bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, 
giúp học sinh có ý thức nói đúng tiếng Việt, nói rõ ràng, mạch lạc. Các nghi 
thức lời nói được dạy trong chương trình Tập làm văn lớp 2 chủ yếu thuộc 
nhóm biểu lộ và nhóm cầu kiến. Đây là hai nhóm nghi thức ngôn ngữ cần phát 
triển ở học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2.
 3.2. Giáo viên cần nắm rõ nội dung dạy học Tập làm văn lớp 2.
 3.2.1.Số bài và thời lượng dạy. 8
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra 
những điểm ghi nhớ về tri thức.
 3.3.2. Đánh giá kết quả thực hành, luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt 
động tiếp nối (ở ngoài lớp, sau tiết học).
 - Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của 
bản thân trong quá trình luyện tập trên lớp; nêu nhận xét chung, biểu dương 
những học sinh thực hiện tốt.
 - Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện những hoạt động nối tiếp 
nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp như: thực hành giao tiếp ngoài 
lớp học, sử dụng kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống.
 3.4. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng giao tiếp qua 
phân môn Tập làm văn.
 3.4.1. Hướng dẫn học sinh thực hành giao tiếp thông qua các tình 
huống giao tiếp.
 Khi dạy các tiết trong phân môn Tập làm văn, để rèn kĩ năng giao tiếp 
cho học đạt kết quả tốt nhất, giáo viên cần giúp học sinh nắm rõ tình huống giao 
tiếp như: nội dung, mục đích, hoàn cảnh, người nói, người nghe, vai giao tiếp, 
chọn ngôn từ và thực hành giao tiếp. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành, 
luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau như: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt 
động nhóm, đóng vai, trò chơi, Học sinh có thể sáng tạo cách nói của mình và 
nói bằng nhiều cách khác nhau. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành vào 
thực tế giao tiếp lời nói.
Ví dụ: Bài tập 2, trang 39 SGK Tiếng Việt 2, tập 2
 Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào?
 a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang: “ Xin lỗi. Cho tớ đi trước một 
chút.”
 b) Một bạn vô ý đụng người vào em, vội nói: “ Xin lỗi. Tớ vô ý quá !”
 c) Một bạn nghịch, làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em: “ Xin lỗi cậu. Tớ 
quên mang sách trả cậu rồi.” 10
 a) Minh đến chơi nhà em, lỡ tay làm vỡ cốc. Bạn xin lỗi em.
 b) Em cho Hùng mượn quyển truyện. Hùng làm rách. Bạn xin lỗi em và 
 hứa sẽ mua đền cho em quyển khác.
 c) Anh trai em làm mất cái bút của em. Anh đã xin lỗi và nói sẽ đền cho 
 em cái bút khác.
 d) Bố đi công tác về nhưng vội quá nên không kịp mua quà cho em như 
 đã hứa. Bố nói xin lỗi.
 Bài 2: Câu nào được xem là câu đáp lời xin lỗi lịch sự?
 a) Hùng đánh rơi vở của Nam. Hùng vội nhặt vở và xin lỗi bạn: “ Xin lỗi, 
 tớ vô ý quá!”
 a1. Bẩn vở của tớ còn xin lỗi nỗi gì.
 a2. Không sao đâu. Lần sau bạn nhớ cẩn thận nhé!
 a3. Cậu đừng làm phiền người khác như vậy nữa.
 b) Bạn xin lỗi vì quên trực nhật lớp cùng em: “ Xin lỗi. Tớ quên mất hôm 
 nay là ngày trực nhật.”
 b1. Cậu cứ xin lỗi rồi lại quên trực nhật chứ gì.
 b2. Không phải xin lỗi, lần sau cậu phải trực nhật thay tớ.
 b3. Không sao. Có phải cậu cố tình đâu.
 c) Một bạn chạy xô vào em, bạn vội nói: “ Cho tớ xin lỗi nhé!”
 c1. Đi đứng kiểu gì đấy?
 c2. Không việc gì đâu. Lần sau bạn nhớ cẩn thận nhé!
 c3. Cậu phải để ý một chút chứ!
(Sách Tiếng Việt nâng cao 2 – trang 128,129 – Nhà xuất bản giáo dục Việt 
Nam)
 Với 2 bài tập này, giáo viên có thể cho các em đổi vai để học sinh đảm 
nhận vai giao tiếp khác. Hoặc có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm, thi giữa 
các nhóm để tìm câu trả lời hay nhất. 
 Như vậy có thể nói phân môn Tập làm văn ở sách Tiếng Việt lớp 2 có 
nhiều ưu thế để thực hiện nhiệm vụ rèn kỹ năng nói, đồng thời còn phát triển 12
 Để rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp tốt trong mọi tình huống thì cần phải 
đa dạng hoá hệ thống bài tập. Bài tập phải được xây dựng dựa trên các nhân tố 
giao tiếp; phải tạo được môi trường và nhu cầu giao tiếp cho học sinh; phải kết 
hợp rèn luyện nhiều kỹ năng trong giao tiếp như: kỹ năng nghe, kỹ năng nhận 
biết thái độ tình cảm của người đối thoại, kỹ năng đáp lời nhanh, phù hợp, khéo 
léo. Vì vậy, hệ thống bài tập phải bao gồm bài tập phát triển kỹ năng nghe, bài 
tập phát triển kỹ năng nói. Trong mỗi loại, bao gồm nhiều dạng nhỏ với mục 
đích rèn các kỹ năng cụ thể, tinh tế, chữa các lỗi về giao tiếp.
 3.4.4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học.
 Để việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong các tiết Tập làm văn đạt 
hiệu quả cao, trong dạy học, giáo viên phải phong phú hoá các phương pháp, 
cách thức tổ chức thực hiện bài tập. Bên cạnh phương pháp đóng vai, được xem 
là xương sống của việc dạy học Tập làm văn lớp 2 dạng bài rèn kĩ năng giao 
tiếp hiện nay thì giáo viên nên kết hợp các phương pháp khác như nêu vấn đề, 
hỏi - đáp, rèn luyện theo mẫu giao tiếp 
 Sau khi nắm vững nội dung chương trình của các dạng bài nghi thức lời 
nói, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ đặc điểm nội dung của từng bài tập để 
giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói hay hơn. Bởi vì dạy nghi thức lời nói là một 
nội dung hoàn toàn mới mẻ đối với giáo viên. Trong quá trình giảng dạy giáo 
viên không những phải bám sát sách giáo khoa và dựa vào gợi ý sách giáo viên 
để thực hiện giờ dạy mà còn phải nghiên cứu, lựa chọn thêm một số tình huống 
để sát với thực tế và bổ sung cho đủ 3 tương quan giao tiếp (ngang vai, với vai 
trên, với vai dưới). Giáo viên phải suy nghĩ, chia nhỏ câu hỏi để gợi ý học 
sinh dễ dàng trả lời, dẫn đến giao tiếp, luyện nói dễ dàng hơn. Sau mỗi tiết dạy 
hướng dẫn thực hành nghi thức lời nói thì giáo viên nên suy nghĩ để rút ra phần 
ghi nhớ về cách sử dụng lời nói và tác dụng của nghi thức lời nói. Câu ghi nhớ 
có thể là câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay có thể là những câu văn vần, những 
câu thơ ngắn các em dễ nhớ, dễ thuộc. 14
 ( Xin lỗi ! Tớ làm bẩn áo cậu rồi./ Tớ vô ý quá! Xin lỗi cậu nhé!/ Xin 
 lỗi cậu, tớ lỡ tay thôi!)
 - Nếu bạn xin lỗi em sẽ trả lời ra sao?
 ( Không sao. )
 - Em nào giỏi hơn có thể đáp lại bạn bằng câu nói thể hiện cả suy nghĩ 
của mình hay hơn bạn?
 ( Có gì đâu, chỉ bẩn có tí tẹo mà/ Cậu đừng ngại mẹ tớ sẽ giặt sạch được 
mà)
 Trong giao tiếp, lời nói luôn đi kèm với các yếu tố phi ngôn ngữ như: giọng 
điệu, ánh mắt, cử chỉ, nét mặt ... thì lời nói sẽ hấp dẫn hơn, đạt hiệu quả cao 
hơn. Vậy nên giáo viên luôn luôn chú ý hướng dẫn, uốn nắn cho học sinh kết 
hợp các yếu tố này khi thể hiện lời nói. Ví dụ khi chia buồn, an ủi người khác 
thì giọng điệu phải thể hiện sự thông cảm, tình cảm, lời nói phải nhẹ nhàng, 
không được vừa nói vừa cười ... Khi đáp lời xin lỗi của người khác cần nói năng 
nhẹ nhàng, sẵn sàng tha thứ, khiêm tốn. Với người trên lời nói cần kèm theo các 
từ: dạ, thưa, ạ ..., nét mặt, giọng nói thể hiện sự kính trọng.
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phối hợp sử dụng linh hoạt các 
biện pháp hình thức dạy học khác nhau. Việc rèn cho học sinh kỹ năng nói cần 
kiên trì, tránh nôn nóng, áp đặt cho các em các câu hỏi, câu trả lời theo một 
khuôn mẫu nhất định. Cần khuyến khích, động viên tạo không khí thoải mái để 
các em tự nêu cách nói của mình, không bắt chước theo bạn. Ở mỗi loại bài tập 
có thể cho các em đóng vai cùng cặp với mình, sau đó đổi vai nhau để các em 
được diễn đạt lời nói trong từng tình huống khác nhau ( người trao lời nói và 
người đáp lời nói ) một cách tự nhiên thoải mái, tránh luyện nói một chiều.
 4. Kết quả thực nghiệm:
 Qua quá trình áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh 
thông qua phân môn Tập làm văn như đã trình bày, tôi thấy học sinh ngày càng 
mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. Các em không chỉ biết cách trao lời và đáp lời mà 
còn biết sử dụng những lời nói văn minh, lịch sự khi giao tiếp. Kết quả khảo sát 16
 5. Bài học kinh nghiệm.
 Người xưa thường ví von rằng: “Nếu tôi cho anh một con cá thì có thể 
nuôi sống anh một ngày, còn nếu tôi dạy anh cách câu cá thì có thể nuôi sống 
anh cả cuộc đời”. Đúng vậy, cách học có hiệu quả nhất là cách học bằng hoạt 
động suy nghĩ, tìm tòi và giải quyết vấn đề để phát hiện, chiếm lĩnh tri thức rồi 
vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau của cuộc sống.
 Thực tế giảng dạy cho thấy, với cùng một nội dung, cùng một phương tiện 
và điều kiện dạy học nhưng kết quả giờ dạy lại không giống nhau. Có tiết dạy, 
học sinh học tập hào hứng, tích cực và chủ động. Ngược lại, có tiết học hiệu quả 
không cao, học sinh máy móc và thụ động, chỉ biết làm theo những gì cô giáo 
truyền đạt mà không biết vận dụng linh hoạt. Như vậy, để một tiết dạy Tập làm 
văn lớp 2 có hiệu quả thì:
 - Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, phải tự trang bị cho mình một 
lượng kiến thức và lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù 
hợp. 
 - Các bài Tập làm văn dạng bài này đều có sự liên quan tới nhau, vì thế ở 
các tiết dạy giáo viên phải chú ý mối quan hệ để có được sự gắn kết hợp lý nhất.
 -Trong giờ học, giáo viên phải là người dẫn dắt để các em khám phá và tự 
chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
 - Giáo viên phải rèn các em học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, luôn tự đặt 
cho bản thân câu hỏi “Kiến thức này áp dụng vào thực tế như thế nào? Nếu gặp 
tình huống tương tự thì phải xử lý ra sao?...”. Đồng thời rèn kỹ năng nghe nói, 
nghe hiểu nhanh và hướng dẫn học sinh vận dụng kỹ năng đã học của dạng bài 
này vào các môn học khác.
 PHẦN KẾT LUẬN 
1. Kết luận
 Sau khi tiến hành vận dụng những giải pháp đã trình bày ở trên vào giảng 
dạy phân môn Tập làm văn lớp 2 tôi thấy thực sự có hiệu quả. Học sinh học tập 18
sai sót, hạn chế và tự khắc phục. Vì vậy, tôi thiết nghĩ nếu trong quá trình dạy 
học, nếu các thầy cô giáo quan tâm, chú trọng nhiều hơn đến việc rèn kỹ năng 
giao tiếp cho học sinh thì sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong cuộc sống hàng 
ngày. Mặt khác, việc rèn kỹ năng sống cho các em học sinh đang rất được chú 
trọng, nhất là trong nhịp sống hiện đại ngày nay thì việc bồi dưỡng cho các em 
các kỹ năng sống cơ bản là một việc làm rất thiết thực và có ý nghĩa.
 2. Kiến nghị, đề xuất
 Qua thực tế giảng dạy cùng với sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân 
trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 2, tôi có một số ý kiến đề 
xuất như sau:
 * Đối với Phòng, Sở GD- ĐT:
 - Cần tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và phương pháp dạy 
Tập làm văn cho giáo viên.
 * Đối với các nhà trường: 
 - Tổ chức các tiết dạy mẫu phân môn Tập làm văn để giáo viên có cơ hội 
học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
 - Nhà trường nên có các băng ghi âm hoặc clip những lời đối thoại mẫu 
mực để học sinh học tập được lời nói hay, lời nói đẹp.
 Trên đây là một số biện pháp “Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 
qua phân môn Tập làm văn” mà tôi đã thực hiện khá hiệu quả trong các tiết 
Tập làm văn. Tuy nhiên những biện pháp thực hiện mà tôi đã đề xuất còn mang 
tính chủ quan của cá nhân. Vì vậy, tôi rất mong đựoc sự đóng góp ý kiến của 
Hội đồng khoa học và các đồng nghiệp để kinh nghiệm này thêm phần hoàn 
chỉnh hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giao_tiep_cho_hoc_sinh_lop.docx