Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh khối 10 thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với chủ đề ”Hành động vì môi trường” trong bộ sách Cánh diều
Năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với khối lớp 10. Với mục tiêu hình thành cho học sinh 5 phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; 3 năng lực
chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 7 năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Có thể nói, với mục tiêu phát triển tốt các phẩm chất và năng lực của học sinh thì chương trình GDPT 2018 đang hướng tới chính là tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng. Giúp học sinh có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
“Trải nghiệm, hướng nghiệp” là một hoạt động bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung theo mục tiêu của Chương trình tổng thể. Các năng lực chung được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục THPT được quy định 105 tiết/năm học, gồm nhiều chủ đề. Mỗi chủ đề được tổ chức theo hình thức sinh hoạt dưới cờ (SHDC), hoạt động chủ đề và sinh hoạt lớp. Trong đó, GV chủ nhiệm trực tiếp giáo dục hai nội dung chính là hoạt động chủ đề và sinh hoạt lớp. Đồng thời, GV chủ nhiệm có vai trò phối hợp với Đoàn trường thực hiện sinh hoạt dưới cờ, phối hợp với các GV bộ môn trong một số nội dung hoạt động để đạt hiệu quả cao hơn.
Trong nội dung Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh khối 10, “ Hành động vì môi trường” là chủ đề thứ 6 được đưa vào SGK do nhóm tác giả Bộ Cánh diều biên soạn và được triển khai thực hiện trong cuối học kì 1 và đầu học kì 2, năm học 2022-2023 ở các trường lựa chọn bộ sách này. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu mà bất kì quốc gia nào cũng đang phải đau đầu tìm ra giải pháp khắc phục. Môi trường tự nhiên và vấn đề ô nhiễm môi trường ở các địa phương sinh sống của học sinh cũng đang là vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, từ thực tiễn dạy học và giáo dục học sinh, chúng tôi nhận thấy, nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường nhìn chung đang còn mang tính lí thuyết hàn lâm trên sách vở mà chưa thực sự trở thành những hành động cụ thể thiết thực. Học sinh đang rất mơ hồ về thực trạng môi trường tự nhiên nơi mình sinh ra và lớn lên. Học sinh vẫn đang vô tình có những hành động thiếu ý thức tác động tiêu cực vào môi trường. Đối diện với những vấn đề về môi trường HS vẫn chưa có năng lực để giải quyết.
Với mong muốn thông qua hoạt động trải nghiệm giúp HS phát triển phẩm chất và năng lực bản thân. Thông qua chủ đề trải nghiệm“Hành động vì môi trường” tại địa phương giúp các em hiểu hơn về môi trường sống của địa phương mình, tự nhận thức được các vấn đề môi trường để từ đó thay đổi những hành vi của bản thân. Đồng thời có những hành động thiết thực, những giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường ở địa phương, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh khối 10 thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với chủ đề "Hành động vì môi trường”
chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 7 năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Có thể nói, với mục tiêu phát triển tốt các phẩm chất và năng lực của học sinh thì chương trình GDPT 2018 đang hướng tới chính là tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng. Giúp học sinh có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
“Trải nghiệm, hướng nghiệp” là một hoạt động bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung theo mục tiêu của Chương trình tổng thể. Các năng lực chung được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục THPT được quy định 105 tiết/năm học, gồm nhiều chủ đề. Mỗi chủ đề được tổ chức theo hình thức sinh hoạt dưới cờ (SHDC), hoạt động chủ đề và sinh hoạt lớp. Trong đó, GV chủ nhiệm trực tiếp giáo dục hai nội dung chính là hoạt động chủ đề và sinh hoạt lớp. Đồng thời, GV chủ nhiệm có vai trò phối hợp với Đoàn trường thực hiện sinh hoạt dưới cờ, phối hợp với các GV bộ môn trong một số nội dung hoạt động để đạt hiệu quả cao hơn.
Trong nội dung Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh khối 10, “ Hành động vì môi trường” là chủ đề thứ 6 được đưa vào SGK do nhóm tác giả Bộ Cánh diều biên soạn và được triển khai thực hiện trong cuối học kì 1 và đầu học kì 2, năm học 2022-2023 ở các trường lựa chọn bộ sách này. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu mà bất kì quốc gia nào cũng đang phải đau đầu tìm ra giải pháp khắc phục. Môi trường tự nhiên và vấn đề ô nhiễm môi trường ở các địa phương sinh sống của học sinh cũng đang là vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, từ thực tiễn dạy học và giáo dục học sinh, chúng tôi nhận thấy, nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường nhìn chung đang còn mang tính lí thuyết hàn lâm trên sách vở mà chưa thực sự trở thành những hành động cụ thể thiết thực. Học sinh đang rất mơ hồ về thực trạng môi trường tự nhiên nơi mình sinh ra và lớn lên. Học sinh vẫn đang vô tình có những hành động thiếu ý thức tác động tiêu cực vào môi trường. Đối diện với những vấn đề về môi trường HS vẫn chưa có năng lực để giải quyết.
Với mong muốn thông qua hoạt động trải nghiệm giúp HS phát triển phẩm chất và năng lực bản thân. Thông qua chủ đề trải nghiệm“Hành động vì môi trường” tại địa phương giúp các em hiểu hơn về môi trường sống của địa phương mình, tự nhận thức được các vấn đề môi trường để từ đó thay đổi những hành vi của bản thân. Đồng thời có những hành động thiết thực, những giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường ở địa phương, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh khối 10 thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với chủ đề "Hành động vì môi trường”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh khối 10 thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với chủ đề ”Hành động vì môi trường” trong bộ sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh khối 10 thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với chủ đề ”Hành động vì môi trường” trong bộ sách Cánh diều
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 5 8. Đóng góp mới của đề tài 5 PHẦN II. NỘI DUNG 6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Khái quát một số vấn đề môi trường hiện nay 6 1.2. Đặc điểm chủ đề "Hành động vì môi trường" trong môn học hoạt 9 động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 1.3. Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 22 2.1. Thực trạng dạy học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở 22 trường THPT Đặng Thai Mai 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường hiện 23 nay ở trường THPT Đặng Thai Mai Chương 3. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH KHỐI 25 10 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LÀM BỘ SƯU TẬP ẢNH, QUAY VIDEO VỀ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ ĐÓ 3.1. Xây dựng ý tưởng 25 3.2. Xây dựng kế hoạch 25 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông GDPT Giáo dục phổ thông BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo KHKT Khoa học kĩ thuật CN Công nghệ GQVĐ Giải quyết vấn đề KN Kĩ năng NL Năng lực SHL Sinh hoạt lớp SHDC Sinh hoạt dưới cờ HĐ Hoạt động HD Hướng dẫn MTTN Môi trường tự nhiên CĐGV Chi đoàn giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HĐTNHN Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 1 thành những hành động cụ thể thiết thực. Học sinh đang rất mơ hồ về thực trạng môi trường tự nhiên nơi mình sinh ra và lớn lên. Học sinh vẫn đang vô tình có những hành động thiếu ý thức tác động tiêu cực vào môi trường. Đối diện với những vấn đề về môi trường HS vẫn chưa có năng lực để giải quyết. Với mong muốn thông qua hoạt động trải nghiệm giúp HS phát triển phẩm chất và năng lực bản thân. Thông qua chủ đề trải nghiệm“Hành động vì môi trường” tại địa phương giúp các em hiểu hơn về môi trường sống của địa phương mình, tự nhận thức được các vấn đề môi trường để từ đó thay đổi những hành vi của bản thân. Đồng thời có những hành động thiết thực, những giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường ở địa phương, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh khối 10 thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với chủ đề "Hành động vì môi trường” 2. Mục đích nghiên cứu - Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh khối 10 thông qua một số hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề. - Nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề môi trường thông qua tiết học trải nghiệm sinh hoạt lớp và sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề “hành động vì môi trường”, từ đó giáo dục cho học sinh những hành động bảo vệ môi trường . - Một số giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Phát triển phẩm chất năng lực cho HS khối 10 thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề “Hành đông vì môi trường” ở trường THPT Đặng Thai Mai 3.2. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu môi trường tự nhiên tại địa phương của HS đang học tại trường THPT Đặng Thai Mai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề “ Hành động vì môi trường” trong bộ sách Cánh Diều. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi này thì có thể giúp HS hiểu đầy đủ hơn kiến thức về chủ đề Hành động vì môi trường. Giúp HS trải nghiệm để giải quyết các vấn đề thực tiễn môi trường hiện nay, thực trạng môi trường địa phương và phát huy được những năng lực của bản thân. Từ kiến thức của chủ đề, từ các trải nghiệm thực tế phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài: - Cơ sở lí luận về môi trường và vấn đề giáo dục môi trường, về đặc điểm chủ đề “ hành động vì môi trường” trong bộ sách Cánh Diều - Cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định của chương trình GDPT 2018. - Cơ sở thực tiễn về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Đặng Thai Mai và nhận thức của HS trong trường về môi trường tự nhiên tại địa phương. - Một số giải pháp giáo dục môi trường cho HS khối 10 thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề “hành động vì môi trường”: làm bộ sưu tập ảnh, quay vi deo về thực trạng môi trường ở địa phương và những hành động cụ thể góp phần giải quyết các vấn đề đó nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS 8. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài đóng góp một số vấn đề lí luận về hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo chương trình giáo dục mới 2018 – một trong những vấn đề mới mẻ hiện nay. - Đề tài đi sâu nghiên cứu về vấn đề môi trường tự nhiên tại địa phương qua hoạt động trải nghiệm thực tế theo chủ đề “hành động vì môi trường”. - Đề tài đề xuất một số hình thức, phương pháp trải nghiệm nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS lớp 10. 5 hóa và đô thị hóa, đồng thời chất lượng tài nguyên đất đang suy giảm do bị ô nhiễm trầm trọng bởi các hợp chất dư thừa trong sản xuất nông nghiệp, bởi sự xâm nhập mặn – hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu , bởi sự hoang mạc hóa do nhiều nguyên nhân khác như: chặt phá rừng, hạn hán... Đất bị ô nhiễm gây độc hại cho cây trồng, sinh vật sống trong đất, động vật ăn cỏ, chất lượng nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và phá hủy cảnh quan.Và hơn hết là nguy cơ thiếu đất canh tác sẽ đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. - Ô nhiễm môi trường không khí: Là sự có mặt của một số chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí có mùi khó chịu, và giảm thị lực của con người khi nhìn tầm xa. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường không khí bắt nguồn từ việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, từ các phương tiện giao thông và từ chất thải sinh hoạt của con người làm cho hàm lượng khí độc hại như CO2, SO2,... tăng lên nhanh chóng. Việc ô nhiễm môi trường không khí sẽ gây hậu quả rât nghiêm trọng, là nhân tố chính làm cho tầng ô zôn bị mỏng và thủng, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, mưa a xít và nhiều thiên tai khác - Ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và sức khỏe con người. Đối với đa dạng sinh học, theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, trong các loại ô nhiễm, ô nhiễm không khí gây ra các tác hại nặng nề đối với các hệ sinh vật động vật và thực vật. Giáo sư Đăng cho rằng các chất ô nhiễm đi vào khí quản của các loài động vật gây ra tắc nghẽn hô hấp, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, cũng như cản trở quá trình trao đổi chất. Các loài thực vật bị ô nhiễm bụi bám vào làm giảm quá trình quang hợp, gây ra các bệnh vàng lá, rụng lá hàng loạt. Ngoài ra, các chất khí ô nhiễm SO2, NOx dưới tác dụng của bức xạ mặt trời và hơi nước sẽ tạo ra mưa axit và lắng đọng khô axit. Lắng đọng axit có khả năng giết chết các loài vi sinh vật, sinh vật trong môi trường đất và môi trường nước, làm thay đổi chất lượng nguồn nước, phá hoại rừng và mùa màng. Mưa axit nặng có thể làm chết hàng loạt động vật và thực vật. Ô nhiễm khí CO2, khí CH4 (khí “nhà kính”) sẽ gây ra biến đổi khí hậu, làm cho trái đất ngày càng nóng hơn và biến đổi khí hậu dị thường, gây ra suy thoái tất cả các loài động vật và thực vật. Cùng với ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước cũng tác động nghiêm trọng đến đa dạng sinh học. Theo GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, khi ô nhiễm nguồn nước xảy ra, sự gia tăng của các chất dinh dưỡng mới có trong nguồn nước sẽ kích thích sự phát triển của cây và tảo, làm giảm đáng kể oxy trong nguồn nước. Sự thiếu oxy này sẽ làm chết các loài thực vật và động vật có trong nguồn nước và tạo ra vùng chết, nơi mà các nguồn nước không có sự sống của sinh vật. Ngoài ra, hóa chất và kim loại nặng từ nước thải công nghiệp, đô thị cũng làm ô nhiễm nguồn nước, gây độc hại đối với sinh vật có trong nguồn nước, làm giảm khả năng sinh sản cũng như tuổi thọ của sinh vật. 7 nghĩ đó là nhiệm vụ của những người khác trong xã hội mà không phải nhiệm vụ của bản thân mình. Bởi vậy, vẫn có những hành xử không đúng với thực trạng môi trường hiện nay. Trước thực trạng đó, chúng ta cần phải giáo dục cho học sinh biết về vai trò của môi trường sống, về những tác hại của việc ô nhiễm môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Và hơn hết là giáo dục cho học sinh biết rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của mỗi học sinh để góp phần phát triển bền vững môi trường gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất. Một trong các biện pháp giáo dục là phải cho học sinh trải nghiệm, tự biết, tự thấy, và tự hành động phù hợp. Trước những thực tiễn cấp bách về vấn đề môi trường đó, “Giáo dục và bảo vệ môi trường” đã được Bộ GD-ĐT tích hợp vào chương trình nhà trường THCS và THPT vào năm 2008. Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT, hiện nay, các tiết trải nghiệm hướng nghiệp đã được phân cụ thể theo thời khóa biểu ở các trường THPT và được triển khai theo 4 mạch hoạt động: Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp. Trong đó, hoạt động hướng đến tự nhiên có hai hoạt động: Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên với nội dung: khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên, tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Và hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường với nội dung: Tìm hiểu thực trạng môi trường và tham gia bảo vệ môi trường. Nội dung cụ thể của hoạt động hướng đến tự nhiên đối với khối lớp 10 như sau: *Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, yêu cầu cần đạt là - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên * Hoạt động bảo vệ môi trường - Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương; tác động của con người tới môi trường tự nhiên. - Thuyết trình được với các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên. - Đề xuất được và tham gia thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên Như vậy, từ năm học 2022-2023 vấn đề giáo dục môi trường đã được chính thức đưa vào trường học với các nội dung hoạt động và yêu cầu cụ thể. 1.2. Đặc điểm chủ đề “Hành động vì môi trường” trong môn học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, 9 * Chia sẻ ý nghĩa của bảo vệ môi trường tự nhiên * Sáng tác thông điệp bảo vệ môi trường tự nhiên * Đề xuất sáng kiến bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. + Mục tiêu: - Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương; tác động của con người tới môi trường tự nhiên. - Thuyết trình được với các đối tượng khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên. - Đề xuất được và tham gia thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên. - Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. + Năng lực Năng lực chung: - Năng lực hợp tác trong việc phối hợp với các lực lượng để bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. - Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn khi đề xuất và tham gia thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập được giao, có năng lực làm việc nhóm và làm việc độc lập thể hiện sự sáng tạo, tìm tòi và hoàn thành sản phẩm có kết quả tốt; - Giúp HS phát triển tốt khả năng thuyết trình trước đám đông, linh hoạt và sáng tạo trong việc giải đáp những thắc mắc về nội dung báo cáo được giao; - Học sinh phát triển tốt khả năng làm việc nhóm và khả năng làm việc độc lập thông qua hoạt động hoàn thành nhiệm vụ được giao, có khả năng liên kết giữa nhóm và kết nối với giáo viên hoặc các thành phần khác có thể hỗ trợ, hợp tác trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành sản phẩm. Năng lực riêng: - Phát hiện và phát huy những mặt tích cực của cá nhân và khắc phục những hạn chế, tồn tại nhằm hoàn thiện hơn khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập; - Tăng khả năng quan sát, suy luận và phán đoán để có thể liên kết các vấn đề trong hoạt động tìm tòi và hoàn thành sản phẩm được giao; 11 liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. 1.3.1.3. Mục tiêu: Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, hướng ngiệp là hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. Ở cấp THPT, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích. 1.3.2. Các hình thức về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chức rất đa dạng, phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Theo Chương trình GDPT 2018 thì hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có các phương thức hoạt động như: Phương thức Khám phá, phương thức Thể nghiệm; tương tác, phương thức Cống hiến, phương thức Nghiên cứu. Theo đó, có thể tiến hành cụ thể với một số hình hoạt động thức như sau: 1.3.2.1 Hoạt động câu lạc bộ (CLB): Đây là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, năng khiếu,...dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_pham_chat_va_nang_luc_cho_h.pdf