Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tư duy thống kê cho học sinh Lớp 10 thông qua dạy học theo dự án chủ đề Thống kê theo SGK mới
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân làm nền tảng mục tiêu cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Thủ tướng chính phủ cũng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát triển tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.
Hiện nay một trong những PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học là “Dạy học theo dự án”. DHTDA có nhiều ưu điểm, theo PPDH này người học được thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự gắn kết giữa lý thuyết, thực tiễn và thực hành. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đó sẽ phát huy được tính tích cực, phát triển tư duy sáng tạo, phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán, năng lực tự học, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm việc có kế hoạch, khả năng làm việc hợp tác của người học.
Là giáo viên dạy Toán ở trường THPT, nhiều năm qua chúng tôi vẫn thường gặp học sinh đặt ra những câu hỏi: Học toán để làm gì? Toán học có những ứng dụng gì trong thực tiễn? Thì trong Toán học, Thống kê dạy cho ta cách tư duy đúng đắn và mạch lạc nhất trên dữ liệu hay hiện tượng quan sát được trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một trong những ngành khoa học có nhiều ứng dụng nhất. Thống kê đóng một vai trò cực kì quan trọng trong nhiều ngành khoa học thực nghiệm như y học, sinh học, nông nghiệp, kinh tế. Đặc biệt thống kê rất cần cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách. Khoa học thống kê cung cấp cho họ các phương pháp thu thập, xử lý và diễn giải các phân tích về dân số, kinh tế, giáo dục … để từ đó có thể vạch ra chính sách và các quyết định đúng đắn. Ngay từ đầu thể kỷ XX, nhà khoa học Anh, H.G. Well đã dự báo như sau: “ Trong một tương lai không xa, kiến thức thống kê và tư duy thống kê sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong học vấn phổ thông của mỗi công dân, giống như khả năng biết đọc, biết viết vậy”. Tư duy thống kê là thứ nên trang bị cho toàn xã hội, giúp cho từng cá nhân có cách đánh giá khoa học về các sự kiện diễn ra quanh mình.
Chính vì thế, Thống kê – Xác suất là một trong ba mạch kiến thức quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, được xây dựng đồng nhất và nâng cao dần từ lớp 2 đến lớp 12, có nhiều đổi mới về phương pháp giảng dạy để tăng hiệu quả và hứng thú của người học. Với mong muốn mang lại hứng thú học tập, phát triển tư duy sáng tạo, phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán, năng lực tự học, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm việc có kế hoạch, khả năng làm việc hợp tác cho các em học sinh khi học về chủ đề Thống kê. Đồng thời giúp các em bước đầu có những thói quen giải các bài toán về thống kê, một trong những dạng toán chưa từng xuất hiện trong đề thi môn Toán của các kì thi TN THPT quốc gia trước đây nên rất ít được các giáo viên và học sinh quan tâm đến. Tuy nhiên trong những năm gần đây các bài toán thống kê là một trong ba mạch kiến thức chính của cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh gồm Toán học, tư duy lôgic và phân tích số liệu; và cũng thường xuất hiện trong đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội, nên chúng tôi đã chọn đề tài: "Phát triển năng lực tư duy thống kê cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học theo dự án chủ đề Thống kê”
Hiện nay một trong những PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học là “Dạy học theo dự án”. DHTDA có nhiều ưu điểm, theo PPDH này người học được thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự gắn kết giữa lý thuyết, thực tiễn và thực hành. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đó sẽ phát huy được tính tích cực, phát triển tư duy sáng tạo, phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán, năng lực tự học, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm việc có kế hoạch, khả năng làm việc hợp tác của người học.
Là giáo viên dạy Toán ở trường THPT, nhiều năm qua chúng tôi vẫn thường gặp học sinh đặt ra những câu hỏi: Học toán để làm gì? Toán học có những ứng dụng gì trong thực tiễn? Thì trong Toán học, Thống kê dạy cho ta cách tư duy đúng đắn và mạch lạc nhất trên dữ liệu hay hiện tượng quan sát được trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một trong những ngành khoa học có nhiều ứng dụng nhất. Thống kê đóng một vai trò cực kì quan trọng trong nhiều ngành khoa học thực nghiệm như y học, sinh học, nông nghiệp, kinh tế. Đặc biệt thống kê rất cần cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách. Khoa học thống kê cung cấp cho họ các phương pháp thu thập, xử lý và diễn giải các phân tích về dân số, kinh tế, giáo dục … để từ đó có thể vạch ra chính sách và các quyết định đúng đắn. Ngay từ đầu thể kỷ XX, nhà khoa học Anh, H.G. Well đã dự báo như sau: “ Trong một tương lai không xa, kiến thức thống kê và tư duy thống kê sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong học vấn phổ thông của mỗi công dân, giống như khả năng biết đọc, biết viết vậy”. Tư duy thống kê là thứ nên trang bị cho toàn xã hội, giúp cho từng cá nhân có cách đánh giá khoa học về các sự kiện diễn ra quanh mình.
Chính vì thế, Thống kê – Xác suất là một trong ba mạch kiến thức quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, được xây dựng đồng nhất và nâng cao dần từ lớp 2 đến lớp 12, có nhiều đổi mới về phương pháp giảng dạy để tăng hiệu quả và hứng thú của người học. Với mong muốn mang lại hứng thú học tập, phát triển tư duy sáng tạo, phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán, năng lực tự học, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm việc có kế hoạch, khả năng làm việc hợp tác cho các em học sinh khi học về chủ đề Thống kê. Đồng thời giúp các em bước đầu có những thói quen giải các bài toán về thống kê, một trong những dạng toán chưa từng xuất hiện trong đề thi môn Toán của các kì thi TN THPT quốc gia trước đây nên rất ít được các giáo viên và học sinh quan tâm đến. Tuy nhiên trong những năm gần đây các bài toán thống kê là một trong ba mạch kiến thức chính của cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh gồm Toán học, tư duy lôgic và phân tích số liệu; và cũng thường xuất hiện trong đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội, nên chúng tôi đã chọn đề tài: "Phát triển năng lực tư duy thống kê cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học theo dự án chủ đề Thống kê”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tư duy thống kê cho học sinh Lớp 10 thông qua dạy học theo dự án chủ đề Thống kê theo SGK mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tư duy thống kê cho học sinh Lớp 10 thông qua dạy học theo dự án chủ đề Thống kê theo SGK mới
3.3. Vận dụng thống kê vào các bài toán thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề, đáp ứng mục tiêu của các kì thi đánh giá năng lực. ............ 35 3.3.1. Các dạng bài toán phân tích và xử lý số liệu cho bởi bảng ................... 35 3.3.2. Các dạng bài toán phân tích và xử lý số liệu cho bởi biểu đồ ............... 41 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ( Phụ lục 1) ............... 49 5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ............................................................... 49 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................. 49 1. Kết luận ............................................................................................................ 49 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50 PHỤ LỤC cho các em học sinh khi học về chủ đề Thống kê. Đồng thời giúp các em bước đầu có những thói quen giải các bài toán về thống kê, một trong những dạng toán chưa từng xuất hiện trong đề thi môn Toán của các kì thi TN THPT quốc gia trước đây nên rất ít được các giáo viên và học sinh quan tâm đến. Tuy nhiên trong những năm gần đây các bài toán thống kê là một trong ba mạch kiến thức chính của cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh gồm Toán học, tư duy lôgic và phân tích số liệu; và cũng thường xuất hiện trong đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội, nên chúng tôi đã chọn đề tài: "Phát triển năng lực tư duy thống kê cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học theo dự án chủ đề Thống kê” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về dạy học theo dự án, trong đề tài này chúng tôi đưa ra hai dự án học tập giúp học sinh không những nắm vững được các kiến thức cần thiết mà còn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển kĩ năng tư duy, rèn luyện khả năng giải quyết các vấn đề thông qua các dự án thực hiện. Tạo không khí học tập thoải mái, hứng thú cao đối với môn Toán và giúp các em thấy được ứng dụng gần gũi của Toán học trong đời sống. Học sinh hoàn thiện dần kiến thức và kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm, giúp các em thành thạo khả năng đọc, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê thực tế thông qua các biểu đồ và các bảng số liệu, giải các bài toán về thống kê trong đề thi của các bài thi đánh giá năng lực. Rút kinh nghiệm để tiếp tục vận dụng dạy học theo dự án vào các nội dung Toán THPT khác, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn nhà trường và định hướng phát triển giáo dục. 3. Đối tượng nghiên cứu Cách thức tổ chức dạy học theo dự án cho môn Toán trong dạy học chủ đề “ Thống kê” ở lớp 10 Trung học phổ thông. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế và thu thập thông tin phản hồi. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, tổng kết rút kinh nghiệm. - Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet 2 Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. b. Định hướng hứng thú người học Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. c. Mang tính phức hợp, liên môn Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp. d. Định hướng hành động Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. e. Tính tự lực của người học Trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. f. Cộng tác làm việc Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng, kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội. g. Định hướng sản phẩm Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. h. Định hướng kĩ năng mềm Dạy học theo dự án tạo điều kiện và tạo cơ hội cho người học có thể phát triển được các năng lực tư duy và kĩ năng mềm (hay còn gọi là kĩ năng sống như 4 Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp ) 1.1.4. Cấu trúc của dạy học dự án Trong dạy học dự án có nhiều thành tố liên quan với nhau rất mật thiết: người học, giáo viên, nội dung, phương tiện dạy học, môi trường và thời gian thực hiện dự án. a. Người học - Người học là trung tâm của dạy học dự án, người học không hoạt động độc lập mà làm việc theo nhóm, đóng vai là những người thuộc các lĩnh vực khác nhau, có nhiệm vụ hoàn thành vai trò của mình theo các mục tiêu đã đề ra. - Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, người học tự quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề. - Trong dạy học dự án người học cần hoàn thành dự án với những sản phẩm cụ thể có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội. b. Giáo viên - Trong suốt quá trình dạy học, vai trò của giáo viên là định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người học thực hiện dự án và thông qua đó phát triển các năng lực của bản thân. - Giáo viên tạo điều kiện cho người học lựa chọn và thể hiện vai trò phù hợp với nội dung chủ đề học; hỗ trợ người học hoàn thành vai trò đó. - Tạo môi trường học tập, chỉ dẫn, gợi lên những nghi vấn và thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn của người học. - Hướng dẫn người học tập trung vào tìm hiểu, giải quyết vấn đề và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của dự án. - Cho phép và khuyến khích người học tự kiến tạo nên kiến thức của họ. c. Nội dung dạy học Nội dung dạy học được người học tiếp thu trong quá trình thực hiện dự án. Nội dung dạy học cần theo sát chương trình học và có phạm vi kiến thức liên môn. Khi thiết kế dự án, cần phải chọn những nội dung dạy học có mối liên hệ với cuộc sống ở môi trường ngoài lớp học, hướng tới những vấn đề của thế giới thật. d. Phương pháp dạy học - Trong dạy học dự án người tổ chức có thể phối hợp nhiều PPDH khác nhau: thuyết trình, đàm thoại, nghiên cứu, nêu vấn đề, làm việc theo nhóm, - Học tập trong dự án là học tập trong hành động. Vì vậy, người học không tiếp thu thông tin một cách bị động mà là người tích cực giành lấy kiến thức. Như vậy, mỗi bài học đều thật sự hấp dẫn đối với người học vì đó là những vấn đề có thật trong đời sống. e. Phương tiện dạy học Phương tiện dạy học trong dạy học dự án là sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, máy tính, internet, các phương tiện trình chiếu Người học cần được tạo 6 truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh) Tóm lại, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con đường thực hiện dự án. c. Vai trò của công nghệ Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với phương pháp DHTDA nhưng nó có thể nâng cao kinh nghiệm học tập và đem lại cho học sinh cơ hội để hòa nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy những nguồn tài nguyên và tạo ra sản phẩm. 1.1.6. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án a. Ưu điểm - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; - Phát huy tính tích cực, tính tự lực, tính trách nhiệm; - Phát triển khả năng chủ động và sáng tạo; khả năng giao tiếp; - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; - Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; - Phát triển năng lực đánh giá. b. Hạn chế - DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản. - DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian. Đây là trở ngại lớn nhất, nếu không được bố trí thời gian hoặc giáo viên không có sự linh hoạt thì buộc những người thực hiện phải làm việc ngoài giờ. Điều này lí giải vì sao một phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm như DHTDA lại khó đi vào thực tiễn dạy học ở nước ta. - DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. 1.1.7. Các bước trong dạy học dự án Để DHTDA, cần thực hiện các bước sau đây: Bước 1: Công đoạn chuẩn bị - Chọn đề tài, chia nhóm Tìm trong chương trình học tập các nội dung kiến thức cơ bản có liên quan hoặc có thể ứng dụng vào thực tế. Phát hiện những gì tương ứng đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào những vấn đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm. Giáo viên phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn người học đề xuất, xác định tên đề tài. Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù 8 - Khi thực hiện dự án có thể thiết kế được các hoạt động (việc làm) cụ thể cho học sinh. - Qua quá trình hoạt động tiến hành của dự án học sinh có thể phần nào tiếp thu được kiến thức của môn học - Dự án chỉ tiến hành được khi dự án đó có tính khả thi (phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của học sinh) - Dự án cuối cùng phải thu về được sản phẩm cụ thể. b) Các tiêu chí đánh giá Để đánh giá được một dự án có hiệu quả hay không hiệu quả giáo viên không chỉ đơn thuần là đánh giá sản phẩm thu được của dự án mà còn nhìn nhận và đánh giá được mức độ hiểu, khả năng nhận thức và kĩ năng của học sinh đồng thời theo dõi sự tiến bộ ở các em. Một số công cụ đánh giá có thể trợ giúp cho GV - Bài kiểm tra viết và bài kiểm tra nói - Sổ ghi chép - Phỏng vấn và quan sát trên kế hoạch đã chuẩn bị - Sự thể hiện – là những bài trình bày, các sản phẩm và các sự kiện mà học sinh thiết kế và thực hiện để thể hiện quá trình học tập của các em. - Kế hoạch dự án - Phản hồi qua bạn học - Các sản phẩm. 1.2. Thống kê 1.2.1. Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ Biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ cho ta cái nhìn trực quan về dữ liệu, từ đó có thể tiến hành các thao tác đối chiếu, so sánh hay phát hiện ra những điểm không hợp lí trong mẫu số liệu. a) Bảng số liệu Trong thống kê, bảng số liệu là một bước, là một công cụ giúp cho quá trình thống kê trở nên dễ dàng hơn. Một bảng số liệu có thể được hiểu đơn giản như sau: bảng số liệu là một cách biểu diễn dữ liệu đã thu thập được, nó bao gồm nhiều đối tượng và các đặc điểm, số lượng, được gọi chung là tiêu chí thống kê của các đối tượng đó, được sắp xếp cùng một bảng. Từ đó ta dễ dàng nhận định, phân tích cũng như đánh giá về dữ liệu. b) Biểu đồ Biểu đồ là một biểu diễn đồ họa để trực quan hóa dữ liệu, trong đó “dữ liệu được biểu thị bằng các ký hiệu, chẳng hạn như các cột trong biểu đồ cột, các đường trong biểu đồ đoạn thẳng hoặc các hình quạt trong biểu đồ hình quạt tròn”. Biểu đồ có thể đại diện cho dữ liệu số dạng bảng, các chức năng hoặc một số loại cấu trúc chất lượng và cung cấp các thông tin khác nhau. 10 Tứ phân vị của một mẫu số liệu gồm ba giá trị, gọi là tứ phân vị thứ nhất, thứ hai và thứ ba (lần lượt kí hiệu là QQQ1,, 2 3 ). Ba giá trị này chia tập hợp dữ liệu đã sắp xếp thành bốn phần đều nhau. Cụ thể: - Giá trị tứ phân vị thứ hai, Q2 , chính là số trung vị của mẫu - Giá trị tứ phân vị thứ nhất, Q1 , là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ). - Giá trị tứ phân vị thứ ba, Q3 , là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ). Ý nghĩa của tứ phân vị: Các điểm tứ phân vị QQQ1,, 2 3 chia mẫu số liệu đã sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn thành bốn phần, mỗi phần chứa khoảng 25% tổng số liệu đã thu thập được. Tứ phân vị thứ nhất Q1 còn được gọi là tứ phân vị dưới và đại diện cho nửa mẫu số liệu phía dưới. Tứ phân vị thứ ba Q3 còn được gọi là tứ phân vị trên và đại diện cho nửa mẫu số liệu phía trên. Trong thực tiễn, có những mẫu số liệu mà nhiều số liệu trong mẫu đó vẫn còn sự chênh lệch lớn so với trung vị. Ta nên chọn thêm những số khác cùng làm đại diện cho mẫu đó. Bằng cách lấy thêm trung vị của từng dãy số liệu tách ra bởi trung vị của mẫu nói trên, ta nhận được tứ phân vị đại diện cho mẫu số liệu đó. Bộ ba giá trị QQQ1,, 2 3 trong tứ phân vị phản ánh độ phân tán của mẫu số liệu. Nhưng mỗi giá trị QQQ1,, 2 3 lại đo xu thế trung tâm của phần số liệu tương ứng của mẫu đó. d) Mốt Mốt của mẫu số liệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng phân bố tần số và kí hiệu là M0 Ý nghĩa của mốt: Mốt đặc trưng cho giá trị xuất hiện nhiều nhất trong mẫu. Một mẫu có thể có nhiều mốt. Khi tất cả các giá trị trong mẫu số liệu có tần số xuất hiện bằng nhau thì mẫu số liệu đó không có mốt. 1.2.3. Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu a) Khoảng biến thiên Trong một mẫu số liệu, khoảng biến thiên là hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu đó. Ta có thể tính khoảng biến thiên R của mẫu số liệu theo công thức sau: R xmax x min , trong đó xmax là giá trị lớn nhất, xmin là giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu đó. Ý nghĩa của khoảng biến thiên: Khoảng biến thiên dùng để đo độ phân tán của mẫu số liệu. Khoảng biến thiên càng lớn thì mẫu số liệu càng phân tán. 12 2 2 2 2 x12 x x x ... xn x s , trong đó: x là giá trị của quan sát thứ i ; n 1 i x là giá trị trung bình và n là số quan sát trong mẫu số liệu đó. Ý nghĩa của phương sai: Phương sai s 2 đánh giá mức độ phân tán của các số liệu thống kê (so với số trung bình cộng). Phương sai là số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu. d) Độ lệch chuẩn Căn bậc hai của phương sai gọi là độ lệch chuẩn của mẫu số liệu thống kê, kí hiệu là s . Vì đơn vị đo của phương sai là bình phương đơn vị đo của số liệu thống kê, trong khi độ lệch chuẩn lại có cùng đơn vị đo với số liệu thống kê, nên khi cần chú ý đến đơn vị đo thì ta sử dụng độ lệch chuẩn. Ý nghĩa của độ lệch chuẩn: Cũng như phương sai, khi hai mẫu số liệu thống kê có cùng đơn vị đo và có số trung bình cộng bằng nhau (hoặc xấp xỉ nhau), mẫu số liệu nào có độ lệch chuẩn nhỏ hơn thì mức độ phân tán (so với số trung bình cộng) của các số liệu trong mẫu đó sẽ thấp hơn. Độ lệch chuẩn là số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu thống kê có cùng đơn vị đo. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trước đây, việc dạy học chủ đề “Thống kê” ở các trường THPT thường không được chú trọng bởi kiến thức chủ đề này không có trong nội dung thi TN THPT. Giáo viên không tổ chức được bài dạy sôi nổi, đa dạng về hình thức, đổi mới về phương pháp làm cho không khí học tập nhàm chán, đơn điệu mà chỉ dạy mang tính chất đảm bảo đủ chương trình. Thực tế cho thấy đôi khi giáo viên còn lúng túng trong thực hành giảng dạy về chủ đề này, thậm chí có những quan niệm sai lầm về mục đích của dạy học thống kê đó là chỉ giới thiệu cho học sinh những kiến thức hình thức chứ không phải là giúp học sinh làm chủ kiến thức để có thể sử dụng chúng trong cuộc sống. Chẳng hạn, giáo viên cung cấp một bảng số liệu rồi yêu cầu học sinh thực hiện một hay một số trong các nhiệm vụ sau: tính số trung bình; tìm số trung vị; tính phương sai; tính độ lệch chuẩn; tìm mốt; vẽ biểu đồ hình quạt, biểu đồ hình cột, biểu đồ đường gấp khúc; mà lại không hề đặt ra câu hỏi mỗi biểu đồ có lợi thế gì và nên dùng trong tình huống nào. Những bài toán hay nhiệm vụ học tập như vậy chủ yếu là để củng cố công thức qua luyện tập tính toán các bảng dữ liệu khác nhau mà thôi. Rõ ràng với cách dạy đó không giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của tri thức thống kê, không rèn luyện được tư duy thống kê cho học sinh. Bởi “Thống kê” chủ yếu là các công thức tính và phân tích rút ra ý nghĩa của các số liệu, không mang nặng tính tư duy trừu tượng cao nhưng lại giúp học sinh phát triển năng lực tư duy logic, khả năng phân tích và vận dụng thực tiễn. Thống kê đang ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống của mọi người, mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Thống kê giúp chúng ta phân tích số liệu 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_tu_duy_thong_ke_ch.pdf