Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực HS thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều

Bước sang thế kỉ XXI với những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mà sức lao động của con người đã được giải phóng, năng suất lao động ngày càng được nâng cao, kinh tế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy, xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay đang chuyển từ giáo dục chú trọng nội dung sang giáo dục chú trọng phát triển năng lực người học để hướng tới đào tạo nguồn lạo động vừa có phẩm chất, năng lực, tay nghề vững vàng vừa có những kĩ năng sống cần thiết.
Đối với Việt Nam, giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu . Hòa chung với xu hướng giáo dục của thế giới, giáo dục của Việt Nam đang có những bước chuyển mình để đổi mới, thoát khỏi lối giáo dục truyền thống và đáp ứng với những yêu cầu của thời đại mới. Điều đó đã được khẳng đỉnh tại nghị quyết số 29 NQ/TW, Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu cụ thể “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Văn kiện khẳng định phải chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Như vậy định hướng cơ bản của việc đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực phẩm chất, phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học. Năm học 2022- 2023 này, nền giáo dục nước nhà đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tổ chức các hoạt động dạy học thực sự gắn với phát triển năng lực và phẩm chất người học chứ không chỉ là mang tính chất định hướng như trước đây.
Tuy nhiên, từ thực tế công tác dạy học ở các trường trung học phổ thông nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên đang dạy học theo phương pháp truyền thống, mặc dù có thay đổi nhưng chưa đáng kể. Giáo viên chưa thường xuyên nghiên cứu để sử dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học mới, chưa đa dạng các hình thức dạy học nên chưa tạo ra sự hứng thú, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Đặc biệt các em còn gặp nhiều lúng túng khi ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Là các giáo viên công tác giảng dạy nhiều năm ở một trường miền núi của tỉnh Nghệ An chúng tôi nhận thấy đổi mới là cần thiết và cấp bách. Chúng tôi đã tìm tòi, mạnh dạn áp dụng nhiều hình thức, nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trong đó, tổ chức cho học sinh tự làm mô hình là một phương pháp rất hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí.

Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều” với mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng mô hình tự làm trong đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí.

pdf 59 trang Tú Anh 21/11/2024 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực HS thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực HS thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực HS thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều
 T 
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1 
 ***
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT 
 ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC 
“THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC 
 ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT”- ĐỊA LÍ 10 THPT 
 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU 
 MÔN: ĐỊA LÍ 
 Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Dung 
 Bùi Thị Thúy Nhung 
 Tổ: Xã hội - TDQP 
 Năm học: 2022 – 2023 
 DANH MỤC VIẾT TẮT 
TT Thông tin đầy đủ Chữ viết tắt 
 1. Giáo dục đào tạo GDĐT 
 2. Phương pháp dạy học PPDH 
 3. Hoạt động HĐ 
 4. Dạy học DH 
 5. Năng lực NL 
 6. Kiểm tra đánh giá KTĐG 
 7. Phiếu học tập PHT 
 8. Giáo viên GV 
 9. Học sinh HS 
 10. Trung học phổ thông THPT 
 11. Thực nghiệm TN 
 12. Đối chứng ĐC 
 Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực học sinh thông qua 
hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức “Thạch quyển. Nội lực và 
tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách 
Cánh Diều” với mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng mô hình tự 
làm trong đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí. 
2. Mục đích nghiên cứu 
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lí luận và thực tiễn, đề xuất một số kinh 
nghiệm thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh có sử dụng mô hình 
khi tìm hiểu các chủ đề trong phần Thạch quyển - Địa lí 10, sách Cánh Diều nhằm 
đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Địa lí tại 
các trường THPT. 
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 
3.1. Khách thể nghiên cứu 
- Học sinh lớp 10, 
- Chương trình Địa lí 10, bộ sách Cánh Diều. 
3.2. Đối tượng nghiên cứu 
- Thực trạng của học sinh khi học tập bộ môn Địa lí và phương pháp tổ chức hoạt 
động tự làm mô hình trong các hoạt động học tập chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và 
tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa lí 10 THPT, bộ sách 
Cánh Diều. 
4. Giả thuyết khoa học 
- Nếu tổ chức hoạt động tự làm mô hình một cách có cơ sở khoa học, có tính khả 
thi thì sẽ tạo được hứng thú, kích thích tính chủ động, tích cực học tập của học sinh 
và phát triển nhiều phẩm chất và năng lực người học khi tìm hiểu về kiến thức 
“Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”- Địa 
lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều. 
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp sử dụng mô hình, các hình thức tổ chức 
và quy trình vận dụng phương pháp sử dụng mô hình trong dạy học Địa lí trường 
THPT. 
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng vận dụng phương pháp sử dụng mô 
hình nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong môn Địa lí ở các trường 
THPT trên địa bàn Tây Nghệ An; Từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện. 
- Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội 
lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều, đề xuất 
những nội dung có thể vận dụng phương pháp sử dụng mô hình. 
 2 
triển phẩm chất và năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa 
lí. 
8. Đóng góp mới của đề tài 
- Về lí luận: 
+ Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp tổ chức 
hoạt động tự làm mô hình, đổi mới và đa dạng phong phú thêm phương pháp dạy 
học Địa lí của giáo viên ở trường THPT, góp phần phát huy năng lực sáng tạo cho 
học sinh. 
- Về thực tiễn: 
+ Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng của việc vận dụng phương pháp tổ 
chức hoạt động tự làm mô hình trong dạy học Địa lí ở trường THPT. 
+ Đề xuất được quy trình thiết kế các hoạt động dạy học khi sử dụng mô hình; Thử 
nghiệm thành công quy trình thiết kế các hoạt động dạy học khi sử dụng mô hình. 
+ Rút ra được một số kinh nghiệm dạy học phát triển năng lực cho học sinh. 
+ Thông qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo với các bạn đồng 
hành giảng dạy bộ môn Địa lí nói chung về đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực 
sáng tạo cho học sinh hiện nay. 
 4 
 Đối với môn Địa lí, mô hình được sử dụng trong dạy học theo khuynh 
hướng sử dụng mô hình làm phương tiện dạy học trực quan. Một số công trình 
nghiên cứu về việc sử dụng mô hình trong dạy học sinh nhưng chưa định hướng 
vận dụng và chưa xây dựng quy trình vận dụng phương pháp này trong dạy học địa 
lí. Một số tác giả có đề cập đến tính chất, chức năng của mô hình có sẵn. Tuy 
nhiên, hầu hết các tác giả chưa xây dựng được quy trình thiết kế các hoạt động dạy 
học khi sử dụng mô hình của một chủ đề cụ thể; các tiêu chí đánh giá khoa học 
theo định hướng phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt dạy học dựa trên mô 
hình học sinh tự làm, và thông qua hoạt động tự làm mô hình của học sinh để phát 
triển năng lực là rất hiếm. Như vậy, có thể thấy rằng, phương pháp này vẫn chưa 
được sử dụng thường xuyên và hiệu quả ở các trường học nói chung và các trường 
THPT nói riêng. 
2. Cơ sở lí luận 
 2.1. Khái niệm mô hình 
 Khái niệm mô hình đựợc sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ thông thường 
hàng ngày và trong khoa học với những ý nghĩa khác nhau. Trong giờ học, học 
sinh thường gặp mô hình về động cơ đốt trong, mô hình trái đấtđó là những vật 
cùng hình dạng nhưng đựợc thu nhỏ lại mô phỏng cấu tạo, hoạt động của vật cần 
nghiên cứu. Hay trong nghiên cứu khoa học mô hình phân tử, mô hình nguyên 
tửlại mô tả những vật thể mà ta chỉ biết được những tính chất của chúng chứ 
không quan sát được. Nói chung, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình. 
 Mô hình theo Wikipedia là “là một đại diện của một hệ thống, được tạo 
thành từ các thành phần của các khái niệm được sử dụng để giúp mọi người biết 
hiểu hoặc mô phỏng một chủ đề mà mô hình đó đại diện” 
 Trong Địa lí, người ta đưa ra định nghĩa mô hình vật chất là phương tiện dạy 
học hình khối phản ánh tính chất, cấu tạo cơ bản của vật. Giá trị sư phạm của của 
mô hình ở chỗ nó có khả năng truyền đạt thông tin về sự phân bố và tác động qua 
lại giữa các bộ phận trong mô hình. Bên cạnh đó còn có mô hình tượng trưng hay 
mô hình tưởng tượng như sơ đồ bảng biểu, đồ thị. 
 2.2. Các loại mô hình sử dụng trong dạy học Địa lí 
 2.2.1. Mô hình vật chất 
 - Là loại mô hình dạy học dạng hình khối phản ánh cấu tạo, tính chất cơ bản 
của vật. Loại mô hình này có ưu điểm là có khả năng truyền đạt thông tin về sự 
phân bố và tác động qua lại giữa các bộ phận trong mô hình. 
 - Loại mô hình này chỉ sử dụng ở giai đoạn thấp của quá trình nhận thức khi 
hình thành các biểu tượng hay thu thập kiến thức có tính chất kinh nghiệm. Những 
kiến thức học sinh lĩnh hội được từ loại mô hình này thường là những tính chất bên 
ngoài của hiện tượng, đối tượng thực. 
 6 
 trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt 
 động hợp tác 
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để tự làm được mô hình theo yêu 
 cầu của giáo viên, HS cần xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp 
 từ các thành viên trong nhóm; mạnh dạn đưa ra các ý tưởng đôt phá; Biết đặt nhiều 
 câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến 
 khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết 
 phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. 
 Phát triển các năng lực địa lí, bao gồm các thành phần năng lực: nhận biết 
 được các đặc điểm của các đối tượng tự nhiên; So sánh những điểm giống và khác 
 nhau giữa các đối tượng; Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, vận 
 dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
 - Mô hình trong dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá 
trình Địa lí xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực 
tiếp được. Chúng giúp cho học sinh phát huy các giác quan và thao tác tư duy để 
nhận biết được mối quan hệ giữa các mặt của đối tượng, từ đó giải thích được các 
hiện tượng, quá trình, quy luật địa lí. 
 - Mô hình hóa giúp học sinh phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là 
khả năng quan sát, tư duy (phân tích các hiện tượng, xây dựng giả thuyết, rút ra 
những kết luận có độ tin cậy) qua việc xây dựng và thao tác trên mô hình. Thông 
qua nghiên cứu sự kiện khởi đầu, tìm ra các đặc điểm của đối tượng, học sinh phải 
có kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa những đặc điểm đó thành những dấu hiệu bản 
chất để xây dựng mô hình. 
 - Mô hình giúp cụ thể hóa những đối tượng, trừu tượng thành những hệ 
thống đơn giản hơn, gần gũi hơn, tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu được các 
đặc điểm, tính chất của đối tượng một cách dễ dàng giúp kích thích hứng thú học 
tập, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. 
 2.4. Cơ sở khoa học của dạy học môn Địa lí khi sử dụng mô hình để phát 
triển năng lực cho học sinh 
 2.4.1. Khả năng vận dụng tổ chức dạy học Địa lí thông qua hoạt động 
tự làm mô hình ở trường trung học phổ thông 
 Địa lí là môn học thực nghiệm kết hợp lý thuyết và vận dụng thực tiễn. Môn 
Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh 
vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ 
bản về khoa học Địa lí, các ngành nghề có liên quan đến Địa lí, khả năng ứng dụng 
kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ 
năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở 
vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan. Trong đó, các 
kiến thức về Địa lí tự nhiên khá phức tạp, trừu tượng; mặt khác điều kiện cơ sở vật 
chất, kĩ thuật của các nhà trường chưa có đủ các phương tiện trực quan, chưa đáp 
 8 
 https://docs.google.com/forms/d/1NCVlRkuqGGGjNnkhcd1BVh98KiGzKS
cE-iw2JtgixzU/edit (đường link khảo sát) 
 Kết quả cụ thể như sau: 
 Kết quả 
 TT Nội dung trao đổi Số 
 Tỷ lệ 
 lượng 
 Thầy (cô) thấy việc áp dụng PPDH và KTĐG để phát triển phẩm chất và 
 năng lực học sinh hiện nay như thế nào? 
 1 a. Không cần thiết 0 0% 
 b. Cần thiết 16 32% 
 c. Rất cần thiết 34 68% 
 Thầy (cô) có những hiểu biết như thế nào về các PPDH và KTĐG để phát 
 triển phẩm chất và năng lực học sinh ở trường THPT? 
 a. Mới học các môđun BDTX nhưng chưa hiểu 14 28% 
 b. Đã học các môđun BDTX nhưng chưa hiểu rõ, 
 2 31 62% 
 chưa biết áp dụng 
 c. Đã hiểu rõ về PPDH và KTĐG để phát triển 
 phẩm chất và năng lực học sinh và áp dụng thường 5 10% 
 xuyên 
 Việc tổ chức vận dụng dạy học và KTĐG để phát triển phẩm chất và năng 
 lực học sinh ở đơn vị công tác của thầy (cô) như thế nào? 
 a. Đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên và 
 26 52% 
 3 chưa hiệu quả 
 b. Tổ chức thường xuyên nhưng chưa hiệu quả 24 48% 
 c. Tổ chức thường xuyên và hiệu quả 0 0% 
 Thầy (cô) đã từng áp dụng dạy học bằng mô hình trong trường THPT 
 chưa? 
 a. Tôi chưa từng áp dụng 30 60% 
 4 
 b. Đã từng sử dụng mô hình có sẵn của thiết bị dạy 
 19 38% 
 học có sẵn 
 c. Đã từng sử dụng mô hình do HS tự làm 1 2% 
 10 
tranh khổ lớn, hình ảnh và một số mô hình có sẵn trong phòng thiết bị dạy học, rất 
ít giáo viên sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự làm mô hình để tìm hiểu 
kiến thức đồng thời phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh. 
 - Các giáo viên hầu hết cho rằng chủ đề “ Thạch quyển. Nội lực và tác động 
của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” là một chủ đề hấp dẫn nhưng khá trừu 
tượng; Nhiều học sinh chưa có hứng thú học tập ở phần kiến thức này do nhiều 
giáo viên chưa tìm ra phương pháp và cách thức tổ chức dạy học phù hợp. Vì vậy, 
hầu hết các giáo viên đồng ý rằng nếu vận dụng PPDH sử dụng mô hình học sinh 
tự làm thành công thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 
 3.2. Hứng thú học tập của học sinh đối với phương pháp mô hình hóa 
trong dạy học Địa lí ở các Trường THPT trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ 
An 
 Trước khi tiến hành triển khai giải pháp của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu 
thực trạng về hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Địa lí và phương pháp 
dạy học bằng mô hình trong Địa lí ở các trường THPT Anh Sơn I,II,III thông qua 
điều tra bằng phiếu thăm dò với học sinh. 
 Hoạt động điều tra được tiến hành bằng cách xây dựng phiếu điều tra theo 
biểu mẫu trên Google Forms và phỏng vấn trực tiếp. 
 https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf517dZXIx8ogwTYWq7rfkiC
w5HUUzF3DyMyPI76hv2UeUL6Q/viewform (Link phiếu điều tra) 
 Thời gian điều tra: đầu năm học 2022 – 2023 
 Phiếu điểu tra được gửi tới 200 học sinh và thu được kết quả cụ thể như sau: 
 Kết quả 
TT Nội dung trao đổi 
 Số lượng Tỷ lệ 
 1 Em có thích học môn Địa lí không? 
 a. Không thích. 88/200 44% 
 b. Bình thường. 72/200 36% 
 c. Rất thích. 40/200 20% 
 (Nếu chọn a,b trả lời tiếp câu 2; nếu chọn c trả lời câu 3) 
 2 Tại sao em không thích môn Địa lí? 
 a. Vì môn Địa lí khó, trừu tượng. 53/160 33.1% 
 b. Vì giờ học kém thú vị. 61/160 38.1% 
 c. Lí thuyết nhiều, khó vận dụng vào thực tiễn. 46/160 28.8% 
 3 Tại sao em thích học môn Địa lí? 
 a. Vì em có nguyện vọng học các ngành học sử dụng 
 30/40 75% 
 kết quả học và thi môn Địa lí để xét tuyển. 
 12 
học tập trở nên thú vị hơn rất nhiều. Các em rất hứng thú với các phương pháp dạy 
học mới vì mong muốn được tham gia nhiều hoạt động trong quá trình học thay vì 
tiếp thu kiến thức một chiều từ giáo viên. 
 - Hầu hết học sinh mong muốn được tham gia khám phá tìm tòi, tham gia 
nhiều hoạt động trong học tập môn Địa lí, mong muốn tiết học được diễn ra thú vị 
hứng khởi. 
 Như vậy, thông qua điều tra thực trạng dạy và học ở địa phương cho thấy 
tầm quan trọng của đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, trong đó 
đưa các PPDH mới và vận dụng vào thực tiễn công tác là việc làm cần thiết để 
nâng cao chất lượng. Đồng thời cho thấy phương pháp tổ chức học sinh tự làm mô 
hình là phù hợp để phát triển năng lực người học thông qua các hoạt động tổ chức 
học tập được giáo viên xây dựng một cách khoa học, bài bản. 
II. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI DẠY 
HỌC CHỦ ĐỀ “THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI 
LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT” PHẦN THẠCH QUYỂN - ĐỊA 
LÍ 10 THPT, BỘ SÁCH CÁNH DIỀU. 
1. Thiết kế quy trình dạy học chủ đề bằng phương pháp mô hình hóa 
 Chúng tôi tiến hành thiết kế quy trình tổ chức dạy học chủ đề bằng phương 
pháp sử dụng mô hình học sinh tự làm trong môn Địa lí theo các bước cơ bản sau: 
 Bước 1: Lựa chọn chủ đề dạy học 
 Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề 
 1. Xác định các 
 Bước 3: Xác định các vấn đề cần giải quyết 
 phương pháp, kĩ thuật 
 trong chủ đề 
 tổ chức hoạt động 
 2. Xác định phương 
 Bước 5: Thiết kế hoạt động học tập tiện hoạt động 
 3. Xác định các bước 
 Bước 6: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ thực hiện 
 kiểm tra, đánh giá HS trong chủ đề 
 14 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_hs_thong_qua_hoat.pdf