Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh THPT thông qua dạy học nội dung “Hàm số và đồ thị”- Môn Toán lớp 10 (Cánh diều)

Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống. Theo đó, trong tổ chức dạy học cần hình thành và phát triển cho học sinh 10 năng lực cốt lõi, đó là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Trong đó, năng lực giao tiếp và hợp tác (GT & HT) là một trong 3 năng lực chung cần hướng tới ở tất cả các môn học. Xã hội càng phát triển, để giải quyết tất cả công việc một cách hiệu quả một người khó có thể tự mình giải quyết tốt mà cần có sự hợp tác của nhiều người; khi việc làm có nhiều người tham gia đòi hỏi phải có kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm. Giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành các nhóm học tập, thông qua giao tiếp và hợp tác tạo môi trường thuận lợi giúp học sinh có cơ hội trao đổi, học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu kiến thức mới. Khi học sinh tham gia học tập hợp tác theo nhóm sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác, tạo hứng thú; tăng tính chủ động của tư duy, tư duy hội thoại; sự sáng tạo và khả năng ghi nhớ; phát triển các năng lực xã hội cho học sinh. Đồng thời, giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và nâng cao ý thức trách nhiệm, sự tự tin cho người học, thúc đẩy cạnh tranh mang tính tích cực, góp phần đẩy mạnh mối quan hệ giữa các học sinh. Ngoài ra, giao tiếp và hợp tác còn giúp học sinh phát huy kĩ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, so sánh... Sự hợp tác giữa con người với nhau tạo nên sự tồn tại của xã hội loài người. Mỗi bài học trong Sách giáo khoa môn Toán lớp 10 hiện hành có cấu trúc mạch lạc về phương pháp dạy học, theo đúng tiến trình dạy học hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đặc biệt, chương Hàm số và đồ thị có nhiều nội dung thuận lợi để giáo viên phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Tuy nhiên, đây là năm học đầu tiên cả nước áp dụng chương trình SGK mới nên nhiều giáo viên và học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong dạy và học. Xuất phát từ những lý do trên cũng như mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về năng lực giao tiếp và hợp tác của HS về nội dung Hàm số và đồ thị, chúng tôi mạnh dạn đề xuất lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh THPT thông qua dạy học nội dung “Hàm số và đồ thị”- môn Toán lớp 10".
pdf 75 trang Tú Anh 13/11/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh THPT thông qua dạy học nội dung “Hàm số và đồ thị”- Môn Toán lớp 10 (Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh THPT thông qua dạy học nội dung “Hàm số và đồ thị”- Môn Toán lớp 10 (Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh THPT thông qua dạy học nội dung “Hàm số và đồ thị”- Môn Toán lớp 10 (Cánh diều)
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC 
CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC NỘI DUNG 
 “HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ”- MÔN TOÁN LỚP 10 
 LĨNH VỰC: TOÁN HỌC 
 Người thực hiện: 1. Hồ Thị Lý 
 2. Hồ Trọng Chắt 
 Tổ bộ môn: Toán-Tin 
 Số điện thoại: 0962257884- 0971372677 
 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 2.2. Các biện pháp chính phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học 11 
sinh khi dạy học nội dung “Hàm số và thị” - SGK mới lớp 10 
2.2.1. Giải pháp 1: Tăng cường ứng dụng phần mềm Geogebra trong 11 
dạy học tổ chức nhóm 
2.2.2. Giải pháp 2: Tổ chức hội thi “thiết kế sơ đồ tư duy” trong hoạt 
động nhóm 18 
2.2.3. Giải pháp 3: Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong hoạt 23 
động nhóm 31 
2.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng kĩ thuật tạo nhóm đa dạng 
2.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức câu lạc bộ chủ đề “Hàm số và đồ thị” 36 
Chương III. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 42 
đề xuất 42 
3.1. Mục đích khảo sát 42 
3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 
 43 
3.3. Đối tượng khảo sát 43 
3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 
đề xuất 
 46 
Chương IV. Thực nghiệm sư phạm 
 46 
4.1. Mục đích thực nghiệm 
 46 
4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 
 46 
4.3. Đối tượng thực nghiệm 
 47 
4.4. Quy trình thực nghiệm 
 48 
4.5. Nội dung thực nghiệm sư phạm 
 48 
4.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm 
Phần III. Kết luận 51 
I. Ý nghĩa của Đề tài 51 
II. Các kiến nghị, đề xuất 51 
Tài liệu tham khảo 52 
Phụ lục 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài SKKN 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành kèm theo Thông tư 
số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, 
tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ 
thông vững chắc, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống. 
 Theo đó, trong tổ chức dạy học cần hình thành và phát triển cho học sinh 
10 năng lực cốt lõi, đó là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, 
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng 
lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm 
mỹ, năng lực thể chất. Trong đó, năng lực giao tiếp và hợp tác (GT & HT) là một 
trong 3 năng lực chung cần hướng tới ở tất cả các môn học. 
 Xã hội càng phát triển, để giải quyết tất cả công việc một cách hiệu quả một 
người khó có thể tự mình giải quyết tốt mà cần có sự hợp tác của nhiều người; khi 
việc làm có nhiều người tham gia đòi hỏi phải có kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm. 
Giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành các nhóm học tập, thông qua giao tiếp 
và hợp tác tạo môi trường thuận lợi giúp học sinh có cơ hội trao đổi, học tập lẫn 
nhau, cùng nhau tìm hiểu kiến thức mới. Khi học sinh tham gia học tập hợp tác theo 
nhóm sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác, tạo hứng thú; tăng tính chủ động của tư duy, tư 
duy hội thoại; sự sáng tạo và khả năng ghi nhớ; phát triển các năng lực xã hội cho 
học sinh. Đồng thời, giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và 
nâng cao ý thức trách nhiệm, sự tự tin cho người học, thúc đẩy cạnh tranh mang tính 
tích cực, góp phần đẩy mạnh mối quan hệ giữa các học sinh. Ngoài ra, giao tiếp và 
hợp tác còn giúp học sinh phát huy kĩ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, so sánh... 
Sự hợp tác giữa con người với nhau tạo nên sự tồn tại của xã hội loài người. 
 Mỗi bài học trong Sách giáo khoa môn Toán lớp 10 hiện hành có cấu trúc 
mạch lạc về phương pháp dạy học, theo đúng tiến trình dạy học hình thành và phát 
triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đặc biệt, chương Hàm số và đồ thị có nhiều 
nội dung thuận lợi để giáo viên phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. 
Tuy nhiên, đây là năm học đầu tiên cả nước áp dụng chương trình SGK mới nên 
nhiều giáo viên và học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong dạy và học. 
 Xuất phát từ những lý do trên cũng như mong muốn được tìm hiểu sâu hơn 
về năng lực giao tiếp và hợp tác của HS về nội dung Hàm số và đồ thị, chúng tôi 
mạnh dạn đề xuất lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Phát triển năng lực giao tiếp và hợp 
tác cho học sinh THPT thông qua dạy học nội dung “Hàm số và đồ thị”- môn 
Toán lớp 10". 
 1 
 8. Đóng góp mới của đề tài 
 - Thiết kế và tổ chức hoạt động nhóm khi dạy học nội dung Hàm số và đồ thị- Toán 
học 10 với các hoạt động cụ thể, sinh động nhằm phát huy năng lực GT & HT cho 
học sinh. 
 - Đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả khi dạy học nội 
dung Hàm số và đồ thị- Toán học 10 đặc biệt có ứng dụng phần mềm Toán học và 
các kĩ thuật dạy học tích cực; tổ chức hoạt động dưới mô hình câu lạc bộ Toán học. 
 3 
 cá nhân về vấn đề đặt ra, lắng nghe ý kiến trao đổi, thảo luận của các bạn trong nhóm 
và tự mình điều chỉnh tri thức. 
 - HS hình thành được cách giải quyết sáng tạo khi có cơ hội nhìn nhận đối 
tượng dưới nhiều góc độ trong mối tương quan với các hiện tượng khác nhau. Khi 
gặp những tình huống toán học chứa đựng mâu thuẫn, chướng ngại về nhận thức, 
chướng ngại sư phạm cần khắc phục, các tình huống dễ dẫn đến sai lầm, phải chia 
thành nhiều trường hợp, tình huống có nhiều cách giải quyết,... có thể kích thích, 
tạo thuận lợi cho phát triển giao tiếp của HS. 
 - Khi làm việc cùng nhau trong nhóm, HS tham gia giải quyết hai loại vấn đề. 
Một mặt, HS nỗ lực giải quyết các vấn đề toán học của mình. Mặt khác, họ phải giải 
quyết vấn đề làm việc cùng nhau có hiệu quả. Các tương tác xảy ra làm tăng cơ hội 
học tập được tạo thành trực tiếp từ các tương tác này. Những cơ hội này xuất hiện 
từ sự cố gắng đích thực của HS để phát triển một cơ sở tương hỗ đối với cho giao 
tiếp toán học và từ những giải thích của họ về hoạt động toán học của mỗi người khi 
họ cố gắng giải quyết vấn đề mà họ gặp phải. 
 3. Một số kinh nghiệm về tổ chức học tập giao tiếp và hợp tác 
 - Công tác chuẩn bị. Trước khi DH, cần xác định rõ hai mục tiêu: 
 Một là, kiến thức, kĩ năng và thái độ: Xác định mức độ phù hợp với HS và 
yêu cầu chung của bài học. 
 Hai là, mục tiêu về kĩ năng hợp tác: Thể hiện qua các kĩ năng hợp tác cụ thể 
của HS với nhau. Căn cứ vào khả năng hợp tác nhóm để xác định các kĩ năng cần 
rèn cho HS. 
 - Thành lập nhóm hợp tác: Sau khi xác định rõ mục tiêu bài học, GV cần chọn 
cách chia nhóm cho phù hợp. 
 Muốn hợp tác hiệu quả, việc lựa chọn thành viên vào nhóm rất quan trọng. 
Phải đa dạng về năng lực để mỗi một vấn đề cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân 
nhắc, toàn diện hơn. 
 Nhóm trưởng: Vừa tổ chức, điều hành; vừa cùng trao đổi, đóng góp ý kiến về 
nhiệm vụ được giao. 
 Thư kí: Tổng hợp ý kiến, ghi chép. Đồng thời cùng trao đổi, đóng góp ý kiến 
về nhiệm vụ được giao. 
 Đại diện báo cáo kết quả: Người thay mặt nhóm báo cáo kết quả làm việc của 
nhóm, giải đáp ý kiến thắc mắc trước lớp.Đồng thời cũng trao đổi, đóng góp ý kiến 
của mình về nhiệm vụ được giao. 
 Các thành viên: Thảo luận, trao đổi, chia sẻ, đóng góp, thống nhất ý kiến 
chung về nhiệm vụ được giao. 
 - Giao nhiệm vụ: Sau khi phân nhóm GV giao nhiệm vụ dưới dạng phiếu học 
tập cho từng nhóm hoặc giao cho từng nhóm chung trước lớp... vv; hai hoặc ba nhóm 
 5 
 III. Thực trạng việc tổ chức hoạt động nhóm để phát triển năng lực giao tiếp và 
hợp tác cho học sinh khi dạy học môn Toán, nội dung “Hàm số và đồ thị” ở 
trường phổ thông 
1. Các kết quả của thực trạng 
 Trước khi thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành lập google form, tạo mã QR 
để khảo sát GV dạy môn Toán thuộc các trường THPT Quỳnh Lưu 1, Quỳnh Lưu 
2, Quỳnh Lưu 3 về việc tổ chức hoạt động nhóm khi dạy học nội dung “Hàm số và 
đồ thị” môn Toán lớp 10. 
 https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeO8ctdMxfE1B7fJbjRpMJINe
sMiJHfeGWKj06QCG0uaof5hA/viewform?usp=sf_link 
 Phần trăm Phần trăm
 Rất cần thiết Rất thường 
 xuyên
 11% Cần thiết 9% Thường xuyên
 36%
 47%
 Không cần thiết Rất ít dùng 
 42%
 lắm 55%
 Hoàn toàn Chưa dùng
 không cần thiết
 Biểu đồ 3.2. Mức độ sử dụng các hình 
 Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết phải tổ thức hoạt động nhóm trong dạy học 
 chức hoạt động nhóm cho học sinh của giáo Toán của giáo viên khi dạy học nội 
 viên khi dạy nội dung “Hàm số và đồ thị’ môn dung “ Hàm số và đồ thị” môn Toán 
 Toán lớp 10 lớp 10 
 7 
 2. Nguyên nhân của thực trạng 
 Bắt đầu từ năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 được học theo chương trình 
mới với rất nhiều thay đổi so với chương trình trước. Ngoài nội dung chính, trong 
chương trình các em còn được học các chuyên đề, Hoạt động thực hành và trải 
nghiệm. Như vậy, nếu bản thân HS không có tinh thần tự học thì việc tiếp thu kiến 
thức từ GV truyền tải không đảm bảo đúng thời gian. Đây là một hạn chế khiến 
nhiều GV do dự không tổ chức hoạt động nhóm cho HS vì sợ mất thời gian, sợ không 
theo kịp tiến độ chương trình. Chính vì thế khả năng giao tiếp và hợp tác của HS 
cũng bị hạn chế. 
 Mặt khác, để tổ chức hoạt động nhóm thực sự sinh động và hấp dẫn rất cần 
đến khả năng sử dụng CNTT của GV. Tuy nhiên, không ít GV khả năng không có 
nên rất ngại tổ chức hoạt động nhóm hoặc tổ chức chưa có sự sáng tạo. 
 9 
 - Vận dụng được bất phương trình bậc hai một ẩn vào giải quyết bài toán thực tiễn 
(ví dụ: xác định chiều cao tối đa để xe có thể qua hầm có hình dạng parabol,) 
- Giải được phương trình chứa căn thức dạng 
 ax2+ bx + c = dx 2 + ex + f;. ax 2 + bx + c = dx + e 
2.2. Các biện pháp chính phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh khi 
dạy học nội dung “Hàm số và thị” - SGK mới lớp 10 
2.2.1. Giải pháp 1: Tăng cường ứng dụng phần mềm Geogebra trong dạy học tổ chức 
nhóm 
a. Tìm hiểu khái quát phần mềm GeoGebra 
 Phần mềm toán học GeoGebra có nhiều thế mạnh trong việc biểu diễn các hình 
hình học. Đặc biệt, chức năng tạo được các hình động của phần mềm trên giúp ta dễ 
dàng dự đoán quỹ tích của một điểm. Hơn nữa, nó còn phát triển tư duy, năng lực 
quan sát và mô tả, năng lực khám phá và khái quát của học sinh. 
 Hiện tại, phần mềm GeoGebra đã được phát triển trên nhiều nền tảng. 
 Để sử dụng phần mềm Geogebra, chúng ta có thể sử dụng online tại địa chỉ 
https://www.geogebra.org/classic hoặc tải từ địa chỉ 
https://www.geogebra.org/download và cài đặt vào máy tính hoặc điện thoại thông 
minh, sau đó cài đặt ngôn ngữ Tiếng Việt để sử dụng. 
b. Mục tiêu: 
 - Tăng thêm hứng thú trong việc giao tiếp, học hỏi, trao đổi lẫn nhau trong 
hoạt động nhóm. 
 - Hỗ trợ, thúc đẩy các thành viên hoạt động tích cực các nhiệm vụ do nhóm 
giao từ đó làm tăng hiệu quả của hoạt động nhóm. 
 - Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số. Sử dụng công cụ và công nghệ số 
để hợp tác, cùng thiết kế và tạo lập tri thức. 
b. Cách thức thực hiện: 
* Chú ý: Trang bị và luyện tập kĩ năng sử dụng phần mềm Geogebra vẽ đồ thị hàm 
số cho HS 
 GV có thể gửi hướng dẫn cho HS cách cài đặt phần mềm trên youtobe 
 Vẽ đồ thị đi qua các điểm cho trước: xem tại https://youtu.be/lKFPOp3DLxo 
 Đặc biệt, GV hướng dẫn cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, bậc hai cũng như 
kĩ thuật làm động đồ thị hàm số bằng cách vào https://youtu.be/50DmFRT__FY” 
Bước 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các nhóm 
 Khi phân nhóm cần chú ý tới kĩ năng toán học và kĩ năng sử dụng CNTT của 
HS được phân đều cho các nhóm. 
 11 
 d) Cho biết tọa độ của điểm cao nhất và phương trình trục đối xứng của parabol 
đó. Đồ thị hàm số đó quay bề lõm lên trên hay xuống dưới? 
Bước 2: Thảo luận nhóm. Cá nhân trong nhóm nêu ý kiến, các thành viên khác lắng 
nghe, cùng trao đổi và rút ra kết quả. Thư ký ghi lại thống nhất chung của nhóm, 
chuẩn bị trình bày. 
Bước 3: Các nhóm cử đại diện báo cáo, thuyết trình về sản phẩm của nhóm. 
Bước 4: Học sinh nhận xét, đánh giá chéo kết quả . 
GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp 
kết quả. 
Đánh giá các hoạt động trên tại lớp học bằng cách xác nhận Có/Không các nội dung: 
 1. Các thành viên trong nhóm có tinh thần hợp tác với nhau trong việc tính toán, 
 quan sát hay vẽ đồ thị hàm số bậc hai bằng phần mềm Geogebra hay không? 
 2. Các thành viên có chia công việc phù hợp với năng lực sử dụng phần mềm 
 Geogebra hay không? 
 3. Các nhóm có nộp bài đúng hạn hay không? 
 4. Câu trả lời của các nhóm có chính xác hay không? 
 5. Các thành viên trong nhóm có thống nhất câu trả lời chung không? 
Kết quả mong chờ: 
Sản phẩm vẽ bằng phần mềm Geogebra: 
 Đồ thị hàm số y= x2 −43 x + đi qua Đồ thị hàm số y= − x2 +43 x − đi qua 
 các điểm các điểm
 A(0;3),B(1;0),C(2;3),D(3;0),E(4;3). A(0;−− 3),B(1;0),C(2;1),D(3;0),E(4; 3). 
 Tọa độ điểm thấp nhất của đồ thị Tọa độ điểm thấp nhất của đồ thị C(2,1). 
 C(2,-1). Phương trình trục đối xứng . 
 Phương trình trục đối xứng x = 2 . 
 13 
 GV bấm nút chạy, nút dừng từng nhánh của mỗi đồ thị để các nhóm HS quan 
sát chiều chuyển động, từ đó điền vào bảng theo mẫu như sau: 
 Tính chất đồ thị Tính chất hàm số 
 Bề lõm Hàm số Hàm số 
 Tọa độ 
 Hệ số của đồ Trục đồng nghịch 
 Hàm số điểm cao 
 a thị (quay đối biến biến 
 nhất/thấp 
 lên/ quay xứng trên trên 
 nhất 
 xuống) khoảng khoảng 
Bước 2: Thảo luận nhóm. Cá nhân trong nhóm nêu ý kiến, các thành viên khác lắng 
nghe, cùng trao đổi và rút ra kết quả. Thư ký ghi lại thống nhất chung của nhóm, 
chuẩn bị trình bày. 
Bước 3: Các nhóm cử đại diện báo cáo, thuyết trình về sản phẩm của nhóm. 
Bước 4: Học sinh nhận xét, đánh giá chéo kết quả . 
GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp 
kết quả. 
Đánh giá các hoạt động trên tại lớp học bằng cách xác nhận Có/Không các nội dung: 
 1. Các thành viên trong nhóm có tinh thần hợp tác với nhau trong việc tính toán, 
 quan sát, lập luận để đưa ra kết quả về tính chất hàm số, tính chất đồ thị thông 
 y= x2 −43 x + y= − x2 +43 x −
 qua hình động được vẽ bằng phần mềm Geogebra hay không? 
 2. Các thành viên có chia công việc phù hợp hay không? 
 3. Các nhóm có nộp bài đúng hạn hay không? 
 4. Câu trả lời của các nhóm có chính xác hay không? 
 5. Các thành viên trong nhóm có thống nhất câu trả lời chung không? 
Nhận xét: 
 Với kĩ thuật làm động đồ thị hàm số được lồng ghép vào nội dung của các 
nhóm đã tăng khả năng hoạt động giao tiếp và hợp tác của HS. 
 Cụ thể, HS được quan sát hình vẽ một cách trực quan, sinh động. Hình động 
giúp các nhóm HS dễ dàng hơn trong việc nhận biết chiều biến thiên, hướng đi của 
đồ thị, kích thích hứng thú trong giao tiếp và hợp tác của HS. Đây là cơ hội để HS 
chia sẽ, học hỏi kĩ năng sử dụng phần mềm, kĩ năng diễn đạt trước vấn đề nhận biết 
chiều biến thiên. 
 15 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_giao_tiep_va_hop_t.pdf