Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các hoạt động nhóm trong giảng dạy Vật lí 10 (Bộ sách Cánh Diều)
Vật lí là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông chuyên nghiên cứu về các dạng vận động của vật chất một cách đơn giản và tổng quát. Vật lí lý giải các hiện tượng xung quanh chúng ta, cung cấp những kiến thức lý thuyết dễ dàng áp dụng vào thực tiễn để học sinh giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó, Vật lí là một môn học giúp cho học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất được hình thành trong quá trình học tập. Nó tạo điều kiện cho học sinh nhận biết và phát huy sở trường, thế mạnh của mình, giúp các em định hình nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt, Vật lí 10 là một mắt xích quan trọng nâng cao kiến thức Vật lí 11 và 12 và là nền tảng kiến thức năm đầu tiên tại cấp Trung học phổ thông để các em bắt đầu học tập, ôn luyện môn Vật lí hai lớp sau, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng - Kỳ thi THPT Quốc gia. Trên cơ sở đó, việc dạy và học Vật lí 10 cho các em học sinh THPT được ngành giáo dục đặc biệt chú trọng.
Để nâng cao hiệu quả dạy và học trong môn Vật lý 10, theo chương trình GDPT 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra bộ sách giáo khoa mới với những yêu cầu mới. Theo đó, các giáo viên cần đổi mới các phương pháp dạy học, tập trung phát triển phẩm chất và năng lực học sinh song song với việc truyền đạt kiến thức khoa học. Các em học sinh cần phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập để rèn luyện những năng lực phẩm chất cần thiết khác để hoàn thiện bản thân.
Trong những năng lực đó, năng lực giao tiếp hợp tác đóng vai trò quan trọng mà các em học sinh cần phải trau dồi để phát triển bản thân ngày càng hoàn thiện. Bởi kỹ năng này không chỉ hỗ trợ học sinh trong việc học tập mà còn giúp ích cho cuộc sống của các em. Theo các phương pháp giáo dục trước đây, giáo viên đóng vai trò chính trong quá trình giảng dạy, kiến thức được truyền thụ theo lối một chiều từ giáo viên xuống học sinh, hầu hết các em học sinh chỉ ngồi nghe, hiểu và ghi chép. Các em ở trạng thái bị động, hạn chế giao tiếp tương tác với thầy cô và bạn bè, các em không cơ hội để phát huy khả năng của mình, khiến cho năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh còn yếu kém, chưa được rèn luyện phát triển.
Chính vì tầm quan trọng của Vật lý 10, những yêu cầu theo chương trình giáo dục đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và vai trò của việc phát triển năng lực giao tiếp hợp tác cho học sinh, mà tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các hoạt động nhóm trong giảng dạy Vật lí 10 (Bộ sách Cánh Diều)”. Thông qua các biện pháp, tôi mong muốn các em học sinh không chỉ nâng cao kết quả học tập trong môn Vật lý mà còn phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác.
Để nâng cao hiệu quả dạy và học trong môn Vật lý 10, theo chương trình GDPT 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra bộ sách giáo khoa mới với những yêu cầu mới. Theo đó, các giáo viên cần đổi mới các phương pháp dạy học, tập trung phát triển phẩm chất và năng lực học sinh song song với việc truyền đạt kiến thức khoa học. Các em học sinh cần phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập để rèn luyện những năng lực phẩm chất cần thiết khác để hoàn thiện bản thân.
Trong những năng lực đó, năng lực giao tiếp hợp tác đóng vai trò quan trọng mà các em học sinh cần phải trau dồi để phát triển bản thân ngày càng hoàn thiện. Bởi kỹ năng này không chỉ hỗ trợ học sinh trong việc học tập mà còn giúp ích cho cuộc sống của các em. Theo các phương pháp giáo dục trước đây, giáo viên đóng vai trò chính trong quá trình giảng dạy, kiến thức được truyền thụ theo lối một chiều từ giáo viên xuống học sinh, hầu hết các em học sinh chỉ ngồi nghe, hiểu và ghi chép. Các em ở trạng thái bị động, hạn chế giao tiếp tương tác với thầy cô và bạn bè, các em không cơ hội để phát huy khả năng của mình, khiến cho năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh còn yếu kém, chưa được rèn luyện phát triển.
Chính vì tầm quan trọng của Vật lý 10, những yêu cầu theo chương trình giáo dục đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và vai trò của việc phát triển năng lực giao tiếp hợp tác cho học sinh, mà tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các hoạt động nhóm trong giảng dạy Vật lí 10 (Bộ sách Cánh Diều)”. Thông qua các biện pháp, tôi mong muốn các em học sinh không chỉ nâng cao kết quả học tập trong môn Vật lý mà còn phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các hoạt động nhóm trong giảng dạy Vật lí 10 (Bộ sách Cánh Diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các hoạt động nhóm trong giảng dạy Vật lí 10 (Bộ sách Cánh Diều)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM Tên đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÍ 10 (BỘ SÁCH CÁNH DIỀU) MÔN: VẬT LÝ TÁC GIẢ: HOÀNG MẠNH THẮNG TỔ: KHTN TRƢỜNG THPT KIM LIÊN SỐ ĐIỆN THOẠI: 0915 039 456 - 0982 43 09 09 Năm học 2022 - 2023 4 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Vật lí là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông chuyên nghiên cứu về các dạng vận động của vật chất một cách đơn giản và tổng quát. Vật lí lý giải các hiện tượng xung quanh chúng ta, cung cấp những kiến thức lý thuyết dễ dàng áp dụng vào thực tiễn để học sinh giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó, Vật lí là một môn học giúp cho học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất được hình thành trong quá trình học tập. Nó tạo điều kiện cho học sinh nhận biết và phát huy sở trường, thế mạnh của mình, giúp các em định hình nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt, Vật lí 10 là một mắt xích quan trọng nâng cao kiến thức Vật lí 11 và 12 và là nền tảng kiến thức năm đầu tiên tại cấp Trung học phổ thông để các em bắt đầu học tập, ôn luyện môn Vật lí hai lớp sau, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng - Kỳ thi THPT Quốc gia. Trên cơ sở đó, việc dạy và học Vật lí 10 cho các em học sinh THPT được ngành giáo dục đặc biệt chú trọng. Để nâng cao hiệu quả dạy và học trong môn Vật lý 10, theo chương trình GDPT 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra bộ sách giáo khoa mới với những yêu cầu mới. Theo đó, các giáo viên cần đổi mới các phương pháp dạy học, tập trung phát triển phẩm chất và năng lực học sinh song song với việc truyền đạt kiến thức khoa học. Các em học sinh cần phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập để rèn luyện những năng lực phẩm chất cần thiết khác để hoàn thiện bản thân. Trong những năng lực đó, năng lực giao tiếp hợp tác đóng vai trò quan trọng mà các em học sinh cần phải trau dồi để phát triển bản thân ngày càng hoàn thiện. Bởi kỹ năng này không chỉ hỗ trợ học sinh trong việc học tập mà còn giúp ích cho cuộc sống của các em. Theo các phương pháp giáo dục trước đây, giáo viên đóng vai trò chính trong quá trình giảng dạy, kiến thức được truyền thụ theo lối một chiều từ giáo viên xuống học sinh, hầu hết các em học sinh chỉ ngồi nghe, hiểu và ghi chép. Các em ở trạng thái bị động, hạn chế giao tiếp tương tác với thầy cô và bạn bè, các em không cơ hội để phát huy khả năng của mình, khiến cho năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh còn yếu kém, chưa được rèn luyện phát triển. Chính vì tầm quan trọng của Vật lý 10, những yêu cầu theo chương trình giáo dục đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và vai trò của việc phát triển năng lực giao tiếp hợp tác cho học sinh, mà tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các hoạt động nhóm trong giảng dạy Vật lí 10 (Bộ sách Cánh Diều)”. Thông qua các biện pháp, tôi mong muốn các em học sinh không chỉ nâng cao kết quả học tập trong môn Vật lý mà còn phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác. 2. Mục đích nghiên cứu - Bám sát chương trình chuẩn kiến thức theo sách giáo khoa Vật lý 10 (Bộ sách Cánh Diều) cùng với phương hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học 6 toàn hứng thú với môn Vật lí vì cảm thấy khó hiểu và áp lực. Vì vậy, những sáng kiến mới này đã có nhiều sự đổi mới để phát triển năng lực giao tiếp hợp tác cho học sinh. Các hoạt động thảo luận nhóm, các trò chơi học tập được tổ chức hiệu quả, có kế hoạch và thường xuyên tạo cơ hội cho các em trò chuyện, thảo luận và chủ động đưa ra quan điểm cá nhân; chủ động hợp tác phân công nhiệm vụ trong các hoạt động để hợp tác cùng nhau vì mục tiêu chung, giúp đỡ nhau cùng phát triển, nâng cao kết quả học tập. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1. Cơ sở lí luận 1.1. Năng lực Năng lực đã được rất nhiều học giả đề cập đến trong các nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, tính đến nay việc thống nhất về định nghĩa của năng lực vẫn là điều vô cùng khó khăn, đặc biệt là ở lĩnh vực ngôn ngữ và giao tiếp. Theo Noam Chomsky, vào năm 1965 ông đã phân biệt giữa “hành vi” và “năng lực”, từ đó đã chỉ ra “năng lực là một sự tiềm tàng được hiện thực hóa thông qua lời nói hoặc chữ viết để tạo nên hành vi”. Điều này cũng được thể hiện một cách rất rõ ràng trong từ điển Robert: “năng lực là một hệ thống được tạo nên bởi các nguyên tắc và các yếu tố vận dụng các nguyên tắc này, được kết hợp bởi người dùng một ngôn ngữ tự nhiên cho phép tạo ra một số lượng không giới hạn các câu đúng ngữ pháp của ngôn ngữ này và cho phép hiểu những câu chưa từng nghe thấy”. Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, Chomsky đã chỉ ra rằng “năng lực là một thứ sẵn có của chủ thể với tri thức mang tính hình thức của các cấu trúc ngữ pháp tồn tại độc lập ngoài ngữ cảnh hay các giá trị ngữ dụng liên quan và như vậy chỉ nằm ở mức độ thành lập câu. Do đó, Chomsky đã cho thấy năng lực không chỉ đơn thuần là đối tượng của việc học mà nó còn được hình thành dựa trên quá trình chín muồi của bộ não” (Dolz, Pasquier et Bronckart, 1993 : 23-24). Trong quá trình giảng dạy các phân môn trong chương trình trung học phổ thông, Christian DELORY đã cho rằng năng lực là “tập hợp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống giúp thích nghi, giải quyết vấn đề và thực hiện dự án trong một tình huống nào đó” (Christian DELORY, 2000). Thông qua khái niệm này, chúng ta có nhìn nhận được một cách chính xác và đầy đủ hơn về những yếu tố tạo nên năng lực. Tóm lại, năng lực chính là sự kết hợp giữa những yếu tố về kiến thức và kỹ năng để giúp thực hiện một công việc hoặc giải quyết một vấn đề nào đó. 1.2. Năng lực giao tiếp 1.2.1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một quá trình mà khi đó tất cả các bên tham gia sẽ cùng nhau tạo ra thông tin hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau. Tất cả quá trình này đều 8 Nếu xét về góc độ nội lực của cá nhân, A. Abbou đã đưa ra đề xuất về cấu trúc của năng lực giao tiếp bao gồm 5 yếu tố, bao gồm: - Năng lực ngôn ngữ, Abbou đã chỉ ra rằng năng lực này bao hàm khả năng sử dụng ngôn ngữ lẫn năng lực bẩm sinh. Như vậy có thể thấy năng lực này sẽ bao gồm tất cả các mặt thuần túy của ngôn ngữ, diễn ngôn cùng với các tình thái. Điều này sẽ được thể hiện với nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào sự phức tạp và số lượng của phát ngôn. - Năng lực văn hóa - xã hội bao gồm tất cả các khả năng sử dụng ngôn ngữ của người nói sử dụng để kết nối các hành vi, các sự kiện, các ứng xử cũng như các năng lực bẩm sinh sẵn có. Cũng tương tư như năng lực ngôn ngữ, năng lực văn hóa - xã hội cũng được hình thành theo các cấp độ khác nhau. - Năng lực logic: Năng lực này được đưa ra để chỉ những năng lực bẩm sinh và các khả năng được sử dụng để tạo ra các diễn ngôn trong quá trình diễn đạt. - Năng lực lập luận: Đây là năng lực bào gồm tất cả các năng lực bẩm sinh và khả năng cho phép người tham gia giao tiếp tạo ra các thao tác diễn ngôn theo mối quan hệ giữa cá nhân với tổ chức, với tình huống, với nhu cầu, với dự định mang tính chiến lược và chiến thuật. - Năng lực tín hiệu học bao gồm khả năng có thể hỗ trợ các nhân trong việc tiếp nhận các thông tin, các đặc tính võ đoán, thay đổi tín hiệu diễn tả mang mang tính xã hội và các diễn đạt bằng ngôn ngữ cũng như các năng lực bẩm sinh. Phương tiện của năng lực giao tiếp là hệ thống các yếu tố được sử dụng trong quá trình giao tiếp để bài tỏ tình cảm, thái độ, tư tưởng, mối qua hệ và các tâm lý khác. Phương tiện của năng lực giao tiếp gồm 2 nhóm đó là: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. - Các yếu tố liên quan đến ngôn ngữ bao gồm: + Nội dung: Ý nghĩa của từ ngữ, lời nói. + Tính chất: Ngữ điệu, nhịp điệu, âm điệu. - Các yếu tố liên quan đến nhóm phi ngôn ngữ gồm: + Diện mạo: Khuôn mặt, hình dáng, màu da,... + Nét mặt: Có khoảng 2000 nét mặt. + Nụ cười: Đây là yếu tố giúp thể hiện được cá tính của người giao tiếp. + Ảnh mắt: Thể hiện một cách chân thật cá tính của người giao tiếp. Đồng thời, ánh mắt cũng nói lên được vị thế của người giao tiếp. + Cử chỉ. + Tư thế: Bộc lộ cương vị xã hội. + Không gian giao tiếp. 10 trong bài học. Đặc biệt, giáo viên phải lựa chọn những nội dung và hình thức tổ chức phù hợp nhất để có thể giúp học sinh phát triển năng lực. - Bước 2: Xây dựng các tình huống, tổ chức nhiều hoạt động phù hợp để giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực hợp tác. Giaos viên cần thiết kế một kế hoạch bài giảng lồng ghép được khả năng hợp tác, áp dụng các kỹ thuật dạy học theo góc và theo dự án. - Bước 3: Tiến hành dạy học hợp tác bằng cách sử dụng những biện pháp giảng dạy phù hợp để có thể phát huy năng lực hợp tác cho học sinh. Trong quá trình hoạt động, giáo viên cần theo sát, hướng dẫn và điều chỉnh cho học sinh thường xuyên. - Bước 4: Đánh giá sự hình thành và phát huy năng lực hợp tác của học sinh thông qua: + Bảng đánh giá hoạt động của học sinh theo các tiêu chỉ của năng lực. + Phiếu đánh giá của học sinh và hồ sơ học tập. + Dựa vào việc mô phỏng các tính huống và các bài tập. - Bước 5: Đúc kết kinh nghiêm và phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của học sinh. Tiếp tục tổ chức, triển khai các hoạt động để giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác. 1.4. Dạy học theo nhóm Dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên áp dụng. Với cách dạy học này, học sinh sẽ được phân thành các nhóm nhỏ và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm đó chính là phải phối hợp, hỗ trợ và thảo luận cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Nhiệm vụ của giáo viên đó là phải hướng dẫn và khuyến khích các nhóm hoạt động tích cực và hiệu quả. Dạy học theo nhóm nhằm giúp học sinh phát huy tính tự học, tinh thần tích cực. Chính vì thế, việc tổ chức dạy học theo nhóm cần phải lấy học sinh làm trung tâm để tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả hơn. Chƣơng 2. Thực trạng giảng dạy môn Vật lí 10 tại trƣờng THPT Kim Liên. 2.1. Tình trạng các giải pháp cũ đá áp dụng trong giảng dạy môn Vật lí 10 2.1.1. Ưu điểm - Cách giảng bài truyền thống giúp giáo viên có thể hoàn toàn làm chủ các kiến thức được truyền đạt cũng như phương thức truyền đạt kiến thức trong tiết học. Vì là chủ thể chính hoạt động trong giờ học nên giáo viên có thể tự do điều hành các hoạt động được tổ chức trong giờ học. - Đây là một phương pháp giảng dạy mà giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình. Thầy cô cũng đã có sẵn các tài liệu, giáo án để 12 Kết quả trong bảng khảo sát trên khiến tôi thật sự bất ngờ bởi hầu hết các em học sinh trong lớp đều chưa tích cực trong hoạt động nhóm, các em vẫn còn khá thụ động trong quá trình học tập. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để nghiên cứu và tìm ra các phương pháp hoàn thiện công tác giảng dạy của mình. Chƣơng 3: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các hoạt động nhóm trong giảng dạy Vật lí 10. 3.1. Giải pháp 1: Chú trọng tổ chức các hoạt động tự học theo nhóm tại nhà một các nghiêm túc và hiệu quả * Mục đích của biện pháp: Biện pháp được thực hiện nhằm giúp học sinh có thể nâng cao năng lực tự học, kích thích sự chủ động tìm tòi kiến thức. Đồng thời, thông qua các hoạt động theo nhóm cũng sẽ giúp học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập lẫn cuộc sống và nâng có kỹ năng làm việc nhóm. Từ đó, học sinh có thể hình thành và phát huy kỹ năng hợp tác, mang lại hiệu quả học tập cao hơn. * Nội dung và cách thực hiện: Việc tổ chức các hoạt động tự học theo nhóm tại nhà một cách nghiêm túc và hiệu quả chính là công cụ tốt nhất để học sinh có cơ hội được phát huy khả năng của cá nhân và có thể trao đổi kiến thức với nhau. Để tiến hành tổ chức các hoạt động tự học theo nhóm tại nhà tôi đã thực hiện các bước sau: Bƣớc 1: Cuối tiết học tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu các kiến thức liên quan để phục vụ cho bài học các em chuẩn bị học. Tất cả nhóm có thể cùng nghiên cứu 1 vấn đề giống nhau hoặc các nhóm chia ra nghiên cứu vấn đề khác nhau, tôi ưu tiên có ít nhất có 2 nhóm cùng chủ đề để có nhận xét bổ sung cho nhau đối với những bài tập yêu cầu sự nghiên cứu và phân tích nhiều. Bƣớc 2: Tôi sẽ cho các em học sinh trong nhóm tự bầu vai trò các thành viên: nhóm trưởng, thư ký,... phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và tiến hành nghiên cứu hoàn thành sản phẩm học tập. Bƣớc 3: Đến tiết học sau, tôi sẽ gọi đại diện một số nhóm lên trình bài sản phẩm học tập, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung bài thuyết trình và sản phẩm của nhóm trình bày. Bƣớc 4: Cuối cùng, tôi tiến hành tổng kết, chuẩn hóa kiến thức và giới thiệu vào bài mới cho học sinh. 14 * Nội dung và cách thực hiện: Việc cho học sinh thuyết trình lại những kiến thức mà mình đã tìm hiểu được và phản biện đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho các em khả năng giao tiếp, sự tự tin. Đồng thời, hoạt động trình bày lại kiến thức cho người khác giúp học sinh có thể khắc sâu kiến thức hơn đến 90% (theo mô hình tháp học tập của Viện nghiên cứu giáo dục Mỹ). Để thực hiện giải pháp tôi đã tiến hành tổ chức các hoạt động sau: - Tổ chức các hoạt động thuyết trình theo nhóm: Các bước thực hiện: + Bước 1: Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm Trước tiên, để tiến hành tổ chức hoạt động thuyết trình cho sẽ chia lớp thành 7 - 8 nhóm và giao cho các em từng nhiệm vụ riêng. Mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ mà tôi đã đưa ra và thuyết trình sản phẩm. + Bước 2: Các nhóm thảo luận Tiếp theo, tôi sẽ cho các nhóm tiến hành thảo luận về nhiệm vụ được giao. Trong lúc thảo luận tôi hướng dẫn các em ghi chép lại thông tin và tổng hợp lại thành một bài hoàn chỉnh. Trong lúc thảo luận cần đảm bảo tất cả các thành viên đều đóng góp ý kiến, tránh để tình trạng chỉ một bạn làm bài cho cả nhóm. + Bước 3: Thuyết trình Sau khi thảo luận và hoàn thành sản phẩm, tôi sẽ cho đại diện từng nhóm lên thuyết trình về những kiến thức mà mình đã tổng hợp được. Đồng thời, các nhóm còn lại sẽ đặt câu hỏi và nhận xét để nhóm thuyết trình phản biện. + Bước 4: Giáo viên chuẩn hóa kiến thức Cuối cùng, để kiến thức được các em ghi nhớ rõ và chính xác tôi tiến hành chuẩn hóa kiến thức. Từ đó các em học sinh sẽ tích lũy được những kiến thức quan trọng. Ví dụ: Khi dạy Bài 5 “Ba định luật Niu-tơn về chuyển động” (Chủ đề 2 Vật lý 10 bộ sách Cánh diều) tôi tổ chức các hoạt động thuyết trình cho học sinh như sau: + Bước 1: Tôi tiến hành chia lớp làm 6 nhóm. Nhóm 1, 2 tìm hiểu về định luật I Newton, nhóm 3,4 tìm hiểu về định luật II Newton, nhóm 5,6 tìm hiểu về định luật III Newton. + Bước 2: Các nhóm tự phân chia vai trò và nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm. Các nhóm sẽ tiến hành thảo luận trong khoảng 10 phút. + Bước 3: Hết thời gian thảo luận 3 nhóm sẽ lên thuyết trình về 3 định luật đã tìm hiểu. Các nhóm còn lại nghe thuyết trình và đặt câu hỏi cho các nhóm thuyết trình. 16 Ví dụ: Sau khi dạy Bài 5 “Ba định luật Newton về chuyển động” (Chủ đề 2 Vật lý 10 bộ sách Cánh diều), để tăng cường các hoạt động tranh luận và phản biện của học sinh cũng như giúp các em củng cố thêm kiến thức về bài học, tôi đưa ra một số câu hỏi để các em phản biện như sau: Câu hỏi 1: “Một hành khách đi trên xe buýt cho biết, lúc đầu xe còn ít khách khi qua chỗ đường xấu, xe bị xóc nhiều làm người ngồi trên xe rất khó chịu. Nhưng khi xe đã đông khách lại thấy êm hơn cả khi đi qua những chỗ đường xấu. Cảm giác ấy có đúng không? Hãy giải thích?” Câu hỏi 2: “Tại sao đi bộ xa hoặc leo núi, ta chống gập thì đỡ mỏi chân” Hình minh họa học sinh thảo luận Lưu ý khi áp dụng: Trong quá trình giảng dạy chắc chắn sẽ xảy ra nhiều tình huống bất ngờ, vì vậy khi thiết kế bài dạy, giáo viên nên cần đưa ra trước những dự kiến tình huống và cách xử lý để tránh để rơi vào thế bị động. Đồng thời, để có thể lý giải mọi vấn đề thắc mắc của học sinh giáo viên cần phải nghiên cứu bài giảng thật kỹ. Sau mỗi phần phản biện giáo viên nên chốt lại những ý chính trong bài để học sinh dễ dàng ghi nhớ và khắc sâu kiến thức. * Điểm mới của biện pháp: Điểm mới của biện pháp này là các em học sinh chủ động tìm kiếm thông tin trình bày, tự tin thuyết trình trước thầy cô và bạn bè. Thông qua hoạt động này, các em không chỉ hiểu hơn về những kiến thức trong chủ đề mới, mà còn rèn luyện phát triển khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, diễn đạt trước đám đông, kỹ năng phản biện trước những câu hỏi mà các nhóm khác đưa ra.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_giao_tiep_va_hop_t.pdf