Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11
Ngày 21/7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Công văn số 3175/BGDĐT -GDTrH gửi các Sở GDĐT về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Văn bản hướng dẫn giáo viên tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn, dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mĩ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học, cấp học. Trong các quá trình dạy học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh, nêu cụ thể các yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành, chú trọng kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. Công văn định hướng rõ việc giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc ngữ liệu nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh, đồng thời tuyệt đối tránh đọc chép và yêu câu học sinh ghi nhớ kiên thức một cách máy móc. Như vậy, dạy học năng lực và phẩm chất đã trở thành hiện thực khi thực hiện chính thức chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, học sinh trở thành chủ thể của quá trình dạy học. Thay đổi tư duy dạy và học thì học sinh chính là chủ thể tự học, tự giải quyết vấn đề, bởi thế mọi khâu tổ chức dạy và dạy đều hướng đến lấy việc tự học của học sinh làm phương hướng.
Nguyễn Tuân là một tác giả lớn của chương trình Ngữ văn bậc THPT, tại năm học 2022-2023, truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn được dạy học cả chương trình Ngữ văn 10 (GDPT 2018) và Ngữ văn 11. Đây là tác phẩm truyện ngắn thể hiện rõ phong cách tài hoa, độc đáo, uyên bác – chất “ngông” rất nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Đây là văn bản rất phù hợp để tổ chức dạy học tích cực phát huy năng lực, phẩm chất học sinh với đầy đủ đặc trưng thể loại cũng như độ rộng mở tri thức để học sinh tự học, tự khám phá, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Vì thế, tôi chọn sáng kiến về Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11 với thuận lợi là sự vận dụng cách tiếp cận của chương trình dạy học mới đang thực hiện ở khối 10 ở bài học tương tự. Tôi hướng tới tổ chức, giao nhiệm vụ học tập hướng đến phát huy năng lực tự chủ, tự học như: Giao dự án học tập, hoạt động giải quyết vấn đề theo nhóm, phiếu học tập, học theo góc, sân khấu hoá tác phẩm và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Nguyễn Tuân là một tác giả lớn của chương trình Ngữ văn bậc THPT, tại năm học 2022-2023, truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn được dạy học cả chương trình Ngữ văn 10 (GDPT 2018) và Ngữ văn 11. Đây là tác phẩm truyện ngắn thể hiện rõ phong cách tài hoa, độc đáo, uyên bác – chất “ngông” rất nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Đây là văn bản rất phù hợp để tổ chức dạy học tích cực phát huy năng lực, phẩm chất học sinh với đầy đủ đặc trưng thể loại cũng như độ rộng mở tri thức để học sinh tự học, tự khám phá, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Vì thế, tôi chọn sáng kiến về Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11 với thuận lợi là sự vận dụng cách tiếp cận của chương trình dạy học mới đang thực hiện ở khối 10 ở bài học tương tự. Tôi hướng tới tổ chức, giao nhiệm vụ học tập hướng đến phát huy năng lực tự chủ, tự học như: Giao dự án học tập, hoạt động giải quyết vấn đề theo nhóm, phiếu học tập, học theo góc, sân khấu hoá tác phẩm và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GDĐT Giáo dục đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông BGD - ĐT Bộ giáo dục - đào tạo THPT Trung học phổ thông GV-HS Giáo viên - Học sinh NLTH Năng lực tự học NL Năng lực 2 dạy học mới đang thực hiện ở khối 10 ở bài học tương tự. Tôi hướng tới tổ chức, giao nhiệm vụ học tập hướng đến phát huy năng lực tự chủ, tự học như: Giao dự án học tập, hoạt động giải quyết vấn đề theo nhóm, phiếu học tập, học theo góc, sân khấu hoá tác phẩm và đổi mới kiểm tra đánh giá. 2. Tên sáng kiến: Phát huy năng lực tự học của học sinh qua tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù„ của Nguyễn Tuân trong Chương trình Ngữ văn 11. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Việt Hồng - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Kim Ngọc - Số điện thoại: 0912265585 - Email: nguyenthiviethong.c3dtnttinh@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Việt Hồng 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy Ngữ văn cho học sinh khối 11 ở trường Trung học phổ thông. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 11 năm 2022 7. Mô tả nội dung của sáng kiến: 7.1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 7.1.1. Về thuận lợi Việc thực hiện đổi mới tổ chức dạy học phát huy năng lực học sinh được chỉ đạo thống nhất và đồng bộ từ các cấp tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực, rộng mở cho giáo viên. Các ngành, các cấp và cả phụ huynh học sinh đều ủng hộ. Thông tin và tài liệu phục vụ cho đổi mới dạy và học rất phong phú, các nguồn tranh ảnh, video có thể khai thác, sử dụng có sẵn và được chia sẻ tích cực từ đồng nghiệp. Tài liệu và nguồn truy cập về Nguyễn Tuân cũng như tác phẩm Chữ người tử tù phong phú, nhiều đường dẫn có sẵn để giáo viên chia sẻ tới học sinh học tập. 4 hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất phức hợp. Nó bao gồm kỹ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra” [Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Học và dạy cách học; Nguyễn Cảnh Toàn (2009), Tự học như thế nào cho tốt). Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kỹ năng học và nội dung học: “Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống - vấn đề khác nhau” [Nguyễn Cảnh Toàn (2009), Tự học như thế nào cho tốt]. Theo Đặng Thành Hưng (2012), tự học là chiến lược học tập cá nhân độc lập, không phụ thuộc trực tiếp vào người dạy hay học chế nhất định, do người học tự mình quyết định và tự nguyện tiến hành học tập kể từ mục đích, nội dung, cách thức, phương tiện, môi trường và điều kiện học tập cho đến kế hoạch và nguồn lực học tập. Theo tôi, tự học là tự giác, chủ động trong học tập dưới sự hướng dẫn của người dạy nhằm nắm bắt tri thức để đạt được mục tiêu học tập. Theo Nguyễn Công Khanh và Đào Thị Oanh (2019): “Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống”. Trong lịch sử giáo dục, năng lực và tự học là hai khái niệm được đề cập rất sớm, thường được sử dụng với ý nghĩa là khả năng tư duy, sáng tạo của người học và người học tự giác, chủ động thực hiện các hoạt động học tập của mình. NLTH là khả năng người học thực hiện các hoạt động tự học hiệu quả. [5] Tự học là hoạt động nhận thức có tính độc lập cao do cá nhân tự tri giác, tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức, các kinh nghiệm thông qua các hình thức, thao tác trí tuệ khác nhau nhằm hoàn thiện, nâng cao trình độ, năng lực người học, biến những tri thức của nhân loại thành tri thức của bản thân. Tự học có thể thông qua các phương pháp và hình thức khác nhau như: Tự học qua sách vở, giáo trình; tự học qua mạng xã hội, qua tạp chí sách báo. * Những đặc điểm của tự học Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2019 quy định rõ: “Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. 6 - Rèn luyện tư duy cho người học: khi tự học, người học phải sử dụng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp, khái quát, trừu tượng hóa,... để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, do đó tư duy cũng được rèn luyện thường xuyên. Trong quá trình học tập, với cùng một lượng kiến thức nhưng các nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, điều này giúp người học rèn luyện được các kĩ năng và năng lực giải quyết vấn đề, từ đó tư duy của người học cũng dần được phát triển. - Nâng cao khả năng tiếp nhận thông tin cho người học: trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các nguồn thông tin được cung cấp đa dạng dưới nhiều phương thức và hình thức khác nhau. Do vậy, nếu người học có kĩ năng tự học tốt sẽ vận dụng được nguồn thông tin phong phú, đa dạng trong việc thu nhận kiến thức cho mình. Ngày nay, tự học có vai trò quan trọng, là điều kiện quyết định thành công và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của con người. [4] * Biểu hiện của năng lực tự học là - Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. - Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng sơ đồ tư duy, bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính. - Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. - Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội (Bộ GD-ĐT, 2019). Ngữ văn là môn học có tính nghệ thuật gắn với tư duy, năng khiếu, khả năng nói, nghe, đọc, viết, tưởng tượng và sáng tạo. Các hoạt động tự học trong môn Ngữ văn có tính thực tiễn và gắn bó với giao tiếp xã hội, tư duy ngôn ngữ nên việc rèn tự học là vô cùng cần thiết. [3] Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (ban hành ngày 26/12/2018), Bộ GD-ĐT đã đặt ra yêu cầu cần đạt về năng lực tự học, tự hoàn thiện đối với phổ thông như sau [3]: - Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế. 8 - Các bài tập tự học: Để khắc phục việc HS chép trên mạng, GV cần có thiết kế bài tập, phiếu học tập hoặc hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài chi tiết, có thay đổi và thiết kế riêng phù hợp với khả năng, điều kiện của HS. Những câu hỏi, bài tập này sẽ giúp HS phát hiện, giải quyết vấn đề qua đó hình thành năng lực tự học. - Tự học qua các hoạt động trên lớp: Có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động mà GV có thể tổ chức trên lớp để phát huy NLTH: Tổ chức hoạt động theo nhóm để giải quyết câu hỏi, bài tập, nhờ hoạt động nhóm, HS được chia sẻ, thuyết trình, phản biện để rèn năng lực; Tổ chức nhập vai, đóng vai để hiện thực hoá thế giới tưởng tượng từ tác phẩm; Hoạt động sân khấu hoá cũng rất cần thiết đối với một số tác phẩm; Chơi trò chơi cũng lôi kéo được sự tự chủ của HS khá tốt. 7.2.2. Xác định mục tiêu bài học * Bước 1: Xác định các phẩm chất và năng lực cần hình thành Về kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện. Bảng mô tả các năng lực, phẩm chất cần phát triển cho HS STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ: Đọc - nói - nghe - viết 1 Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Nguyễn Tuân Đ1 2 Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu Đ2 chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm 3 Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong Đ3 việc thể hiện nội dung văn bản. 4 Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, Đ4 thông điệp mà văn bản gửi gắm. 10 - Nhiệm vụ: Quay video phỏng vấn hoặc đóng phân cảnh bạn HS phỏng vấn nhà văn Nguyễn Tuân. Xoay quanh các câu hỏi về đời văn, hoàn cảnh ra đời tác phẩm Chữ người tử tù. - Dung lượng: 2-3 phút. * Nhóm 5-6: Thư pháp xưa và nay: - Nhiệm vụ: Giới thiệu về nghệ thuật thư pháp cổ xưa. - Hình thức: Tranh chữ thư pháp + thuyết trình; Video, bài thuyết trình dung lượng 2-3 phút. 7.3.2.2. Các tiết học văn bản: HS hoàn thành các phiếu học tập theo cá nhân và theo nhóm - Thiết kế báo ảnh về tình huống truyện Chữ người từ tù. - Chuẩn bị sơ đồ tư duy hoặc tranh vẽ về nhân vật Huấn Cao, quản ngục. 7.2.4. Rèn năng lực tự học qua hoạt động trò chơi khởi động - Mục tiêu: Hoạt động khởi động tạo tình huống có vấn đề chính là bước để HS hứng thú với các hoạt động học tập, muốn tự chủ học tập thì thái độ tích cực là điều vô cùng quan trọng. - Cách thức tiến hành: KHỞI ĐỘNG TIẾT 1: Ô CHỮ BÍ MẬT - Mục tiêu: tạo tâm thế thoải mái, tích cực và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học. - Nội dung thực hiện: + GV đưa ra “ô chữ bí mật” + HS theo dõi và giải ô chữ - Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. + Bước 1: giao nhiệm vụ học tập (tổ chức trò chơi giải ô chữ ) GV trình chiếu ô chữ gồm 6 hàng ngang tương ứng với 6 câu hỏi gợi dẫn Câu 1: Câu thơ “ Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ai? CAO BÁ QUÁT 12 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi để mở những ô chữ hàng ngang và tìm từ chìa khóa. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Học sinh làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi. KHỞI ĐỘNG TIẾT 4: TRÒ CHƠI LẬT MẢNH GHÉP - Mục tiêu: HS chọn các mảnh ghép tương ứng với từng câu hỏi tự suy nghĩ để trả lời. Mỗi mảnh ghép được lật sẽ hiện ra một góc của bức tranh cảnh cho chữ. - Cách thức tiến hành: GV chuẩn bị 8 câu hỏi từ 1 đến 8 ghép lại thành một bức tranh, HS trả lời từng câu hỏi để tìm bức tranh. + Bước 1: giao nhiệm vụ học tập (tổ chức trò chơi lật mảnh ghép) GV trình chiếu bảng ghép gồm 8 ô tương ứng với 8 câu hỏi gợi dẫn Câu 1: Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào? A. Gia đình công chức B. Gia đình có truyền thống yêu nước C. Gia đình nông dân D. Gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Câu 2: Địa danh nào dưới đây là quê của Nguyễn Tuân? A. Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định. C. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên. D. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Câu 3: Nhận định nào dưới đây đúng về Nguyễn Tuân? A. Ông là con người có cốt cách thanh cao, tài năng. B. Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động C. Ông là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. D. Ông là một tấm gương sáng về nhân cách, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù. 14 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh theo dõi, chọn lật mở các ô số và trả lời câu hỏi để mở bức trang dưới từng mảnh ghép Bước 3: Báo cáo, thảo luận Học sinh trả lời cá nhân 7.2.5. Phát huy NL tự học qua tổ chức hiệu quả hoạt động nhóm - Mục tiêu: Hoạt động nhóm là hình thức phối hợp học tập hiệu quả và HS đã làm quen với hình thúc này từ lâu. Với hình thức làm việc theo nhóm, HS phát huy vai trò cá nhân để thảo luận, tham gia giải quyết vấn đề, phản biện, chia sẻ nhằm hướng tới kết quả chung. - Cách thức thực hiện 7.2.5.1. Đọc - hiểu tình huống truyện theo hình thức bể cá Bước 1: GV tổ chức hoạt động nhóm theo kĩ thuật “bể cá”: chia lớp thành 4 nhóm ứng với 4 nhiệm vụ tìm hiểu tình huống truyện. Nhóm 1: Khái niệm tình huống truyện; bối cảnh gặp gỡ. Nhóm 2: Đặc điểm của 2 nhân vật Huấn Cao và Viên quản ngục Nhóm 3: Quan hệ của 2 nhân vật Nhóm 4: Ý nghĩa của tình huống truyện Sơ đồ di chuyển phiếu thảo luận Nhóm 1 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 2 16 Nhóm 5,6: Thiên lương Huấn Cao. Sau 3 phút lại gộp: Nhóm 1,2,5 thành 1 nhóm; nhóm 3,4,6 thành 1 nhóm và thuyết trình trước lớp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh mỗi nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu vào giấy A0 - Thời gian thảo luận: Vòng 1 thuyết trình 3 phút, nhận xét 3 phút, vòng 2 thảo luận và gộp nhóm 6 phút. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Các nhóm thuyết trình, chia sẻ, phản biện, bổ sung ý kiến. Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản bằng phiếu học tập phát cho HS: 1. Giới thiệu chung: Huấn Cao chính là kiểu nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng. Ở Huấn Cao vừa có nét chung, vừa có nét riêng độc đáo so với các nhân vật trong tập truyện Vang bóng một thời. Nhiều ý kiến cho rằng nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng của Cao Bá Quát - một danh sĩ thế kỉ XIX, với văn chương “vô tiền Hán” mà dân gian vẫn lưu truyền “Thần Siêu Thành Quát” còn nhân cách thì “một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai”. 2. Vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao: Huấn Cao mang vẻ đẹp lãng mạn, một vẻ đẹp được lí tưởng hoá, phi thường, rực rỡ, chói sáng nhờ được tô đậm bằng những tương phản gay gắt. * Người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp: - Giới thiệu đôi nét về nghệ thuật thư pháp: HS tự học nội dung này. - Nguyễn Tuân đã dành những lời đẹp nhất để ca tụng nét chữ ông Huấn: Đó là “Người viết chữ nhanh và đẹp nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn” - người đã đạt đến độ điêu luyện của nghệ thuật viết chữ. Chữ Hán vốn tượng hình, nét chữ ẩn chứa những tư tưởng, ý nghĩ cao sâu của người viết, để viết đẹp đã khó, viết nhanh và đẹp hẳn phải là người rất tài năng, uyên bác, có tâm hồn nghệ sĩ. 18 + Việc dỗ gông một cách lạnh lùng trước mặt tên lính áp giải, giữ nghiêm cái oai phong lẫm liệt chứ không hề có sự sợ hãi, buông xuôi của một tử tù đang chờ án chém. Hành động dỗ gông cũng chứng tỏ ý chí tự do thích gì làm nấy của Huấn Cao. + Khi được biệt đãi, thản nhiên nhận rượu thịt mà chẳng hề sợ hãi, coi đó như “việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”. Nhà tù không thể khiến HC sợ hãi mà mất đi những thói quen thường có của mình, cuộc sống chốn lao từ chỉ như một chốn tạm nghỉ chân của Huấn Cao mà thôi. + Thái độ khinh bạc, coi thường kẻ đại diện cho luật pháp đang nắm quyền sinh quyền sát nơi đây: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Lời nói cố làm ra khinh bạc cho thấy một ý thức mạnh mẽ luôn giữ gìn khí tiết, quyết không chịu lụy. * Vẻ đẹp thiên lương trong sáng Thiên lương - bản tính trời cho - những gì tốt đẹp và quí giá nhất thuộc về con người. - Huấn Cao có cái tâm của một người nghệ sĩ đích thực biết trân trọng cái đẹp, có ý thức sâu sắc về nghệ thuật và sáng tạo: + HC đặt cái đẹp lên trên vàng ngọc và quyền thế - đó là sự trân trọng cao nhất ông dành cho cái đẹp. Nó cũng thể hiện cái tâm trong sáng của HC. + Tính ông Huấn vốn “khoảnh”, đời ông mới chỉ viết cho ba người bạn thân cái khoảnh ấy không phải sự kiêu ngạo, thấy mình hơn người mà coi thường kẻ khác mà là một quan niệm nghiêm túc, sâu sắc về sáng tạo nghệ thuật. => Đó là phẩm chất của người nghệ sĩ đích thực. Huấn Cao luôn biết đặt cái Đẹp vào đúng chỗ của nó. Hai thái độ tưởng như trái ngược dành cho quản ngục cũng bắt nguồn từ chính điều này. - Huấn Cao biết trân trọng tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục: + Ban đầu coi thường quản ngục vì tưởng quản ngục là kẻ tiểu nhân giống như bao kẻ đang đứng ra giữ gìn trật tự cho xã hội thối nát đương thời. + Sau khi nhận ra tấm lòng của quản ngục - biết quản ngục có sở thích cao quý - chơi chữ, biết trân trọng cái đẹp, cái tài, Huấn Cao bày tỏ thái độ ân hận rất chân thành “suýt nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” - không sợ chết, không sợ uy quyền vàng ngọc vậy mà “sợ phụ mất một tấm lòng”, đó quả là một điều vô cùng đáng quý . 20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_tu_hoc_cua_hoc_sinh.pdf