Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả huấn luyện đội tuyển Aerobic bài tự chọn 3 người của trường Tiểu học Ngũ Hiệp
Vấn đề giáo dục và rèn luyện sức khỏe cho thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường là một trong những vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Thế hệ trẻ học đường ở các cấp phải được rèn luyện để phát triển cân đối, hài hòa về tinh thần và thể chất, trước hết là khả năng tiếp thu các môn học trong nhà trường, nâng cao thể chất rèn luyện để hoàn thiện mình.
Nhu cầu của thế hệ trẻ là môi trường rộng lớn, sinh động để hoạt động tự nhiên, đúng quy luật của trường học là nơi học sinh được học tập bộ môn thể dục với những tiết học quy định, đồng thời là nơi luôn được tiếp xúc với các hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa. Hoạt động phù hợp với các đối tượng, lứa tuổi làm cho bầu không khí trong nhà trường sôi động, náo nhiệt tạo lôi cuốn để xây dựng phong trào rộng lớn tích cực đó. Qua đó các tài năng thể thao cũng được phát hiện, bồi dưỡng phát triển lên những đỉnh cao.
Cùng với các môn Thể dục thể thao khác thì môn Aerobic đã ra đời và là môn học rèn luyện để phát triển con người một cách toàn diện. Thực tế kể từ khi Aerobic được đưa vào các nhà trường ở tỉnh ta, tôi đã bắt đầu tham gia vào công tác triển khai và nhân rộng phong trào, rồi đến tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển cho nhà trường tham gia các giải đấu trong huyện rồi trong tỉnh. Dù ở bất kì giải nào, và khó khăn đến đâu nhưng với sự quyết tâm và phương pháp huấn luyện cũng như chiến thuật thi đấu đúng đắn, đội tuyển Aerobic do tôi phụ trách đều cố gắng phấn đều để thu được những kết quả tốt, tạo dựng được bản sắc và tên tuổi riêng cho nhà trường. Song công tác tổ chức huấn luyện các bài thi cho học sinh không hề đơn giản, đòi hỏi người Thầy không chỉ có lòng nhiệt tình, ý chí quyết tâm, tinh thần say mê học hỏi và biết chắt lọc mà còn đòi hỏi người thầy phải vượt lên chính mình về sức bền, sức dẻo và với cá nhân tôi còn là tuổi tác, nhất là biết nhận ra các em học sinh có "năng khiếu bộ môn" để đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể thao và đẩy mạnh thành tích Thể dục thể thao của nhà trường. Bộ môn Aerobic có hai nội dung thi đấu là bài quy định và bài tự chọn. Với bài quy định thì người thầy chỉ cần cho học sinh luyện theo băng mẫu, nhưng bài tự chọn thì rất dễ cho giáo viên vì là tự chọn, nhưng lại cũng khó khăn vô cùng bởi chọn như thế nào đây, sao chép bài tập nào đó hay biên tập các vũ điệu mới để có một bài dự thi vừa đảm bảo yêu cầu chung, vừa có cái mới lạ không lặp lại, vừa thể hiện được các tâm, cái tài của người thầy, cái đặc biệt và phong cách riêng của đội thi, rồi sự cuốn hút khán giả trên sàn diễn thì quả là không đơn giản.
Vì vậy tôi mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả huấn luyện đội tuyển Aerobic bài tự chọn 3 người của trường Tiểu học Ngũ Hiệp”, nhằm giúp đội tuyển của trường Tiểu học Ngũ Hiệp luyện tập một cách hiệu quả, đạt thành tích cao nhất trong các cuộc thi của huyện và thành phố tổ chức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả huấn luyện đội tuyển Aerobic bài tự chọn 3 người của trường Tiểu học Ngũ Hiệp
ĐỀ TÀI NÂNG CAO HIỆU QỦA HUẤN LUYỆN ĐỘI TUYỂN AEROBIC BÀI TỰ CHỌN 3 NGƯỜI CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề giáo dục và rèn luyện sức khỏe cho thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường là một trong những vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Thế hệ trẻ học đường ở các cấp phải được rèn luyện để phát triển cân đối, hài hòa về tinh thần và thể chất, trước hết là khả năng tiếp thu các môn học trong nhà trường, nâng cao thể chất rèn luyện để hoàn thiện mình. Nhu cầu của thế hệ trẻ là môi trường rộng lớn, sinh động để hoạt động tự nhiên, đúng quy luật của trường học là nơi học sinh được học tập bộ môn thể dục với những tiết học quy định, đồng thời là nơi luôn được tiếp xúc với các hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa. Hoạt động phù hợp với các đối tượng, lứa tuổi làm cho bầu không khí trong nhà trường sôi động, náo nhiệt tạo lôi cuốn để xây dựng phong trào rộng lớn tích cực đó. Qua đó các tài năng thể thao cũng được phát hiện, bồi dưỡng phát triển lên những đỉnh cao. Cùng với các môn Thể dục thể thao khác thì môn Aerobic đã ra đời và là môn học rèn luyện để phát triển con người một cách toàn diện. Thực tế kể từ khi Aerobic được đưa vào các nhà trường ở tỉnh ta, tôi đã bắt đầu tham gia vào công tác triển khai và nhân rộng phong trào, rồi đến tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển cho nhà trường tham gia các giải đấu trong huyện rồi trong tỉnh. Dù ở bất kì giải nào, và khó khăn đến đâu nhưng với sự quyết tâm và phương pháp huấn luyện cũng như chiến thuật thi đấu đúng đắn, đội tuyển Aerobic do tôi phụ trách đều cố gắng phấn đều để thu được những kết quả tốt, tạo dựng được bản sắc và tên tuổi riêng cho nhà trường. Song công tác tổ chức huấn luyện các bài thi cho học sinh không hề đơn giản, đòi hỏi người Thầy không chỉ có lòng nhiệt tình, ý chí quyết tâm, tinh thần say mê học hỏi và biết chắt lọc mà còn đòi hỏi người 2 II. PHẦN nội dung 1. Cơ sở lý luận: Thể dục Aerobic là sự kết hợp chặt chẽ giữa các động tác thể dục, vũ đạo âm nhạc. Môn Aerobic là một trong những môn thể thao được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới, đã thể hiện nhiều động tác ưu việt của nó đối với việc nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, thể hình, làm tăng vẻ đẹp của con người. Trong thi đấu Aerobic bao gồm 2 thể loại: Aerobic đồng đội (phong trào) và Aerobic Gymnastic (thi đấu). Nội dung thi đấu trong Aerobic đồng đội: Mỗi đội phải dự thi 3 bài: 1 quy định và 2 bài tự chọn. Bài quy định Thể dục cơ bản do Liên đoàn Thể dục Việt Nam biên soạn các bài Aerobic cho học sinh quy định về cấu trúc, thời gian, nhạc theo các cấp học (Tiểu học, THCS và THPT) gồm 8 người. Bài Aerobic tự chọn do các đội tự soạn theo các yêu cầu chuyên môn có cấu trúc theo quy định (3 người và 8 người). Số lượng VĐV tham gia thi đấu: 8 VĐV (1 bài quy định + 1 bài tự chọn), 3 VĐV (1 bài tự chọn). Mỗi VĐV không được thi đấu quá 2 nội dung. Phong trào Aerobic của Huyện Thanh Trì luôn đứng đầu trong thành phố Hà Nội. Môn Aerobic được phổ cập đến tất cả các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và THPT. Vì vậy được tất cả các nhà trường quan tâm và tổ chức huấn luyện tạo cơ sở, giúp cho học sinh có cơ hội luyện tập chuyên nghiệp và thử thách bản thân qua các kỳ thi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Trì chỉ triển khai 2 nội dung thi đấu cấp huyện gồm: 1 bài quy định 8 người (2 VĐV dự bị) và 1 bài tự chọn 3 người (1 VĐV dự bị). 2. Cơ sở thực tiễn • Nội dung môn học trong trường: Giới thiệu một số quy định và điều luật khi soạn bài tự chọn 3 người: - Diện tích mặt sàn, thời gian quy định trong bài: - Diện tích sàn: 10m 10 m. - Thời gian: 1 phút 30 giây cộng trừ 10 giây. 4 3.1. Thuận lợi - Trường Tiểu học Ngũ Hiệp là một ngôi trường có truyền thống hiếu học, hầu hết các em học sinh đều chăm ngoan, luôn có ý thức học tập tốt. - Phòng Giáo dục và Trung tâm VH-TT&TT Huyện Thanh Trì luôn quan tâm đến việc đối mới môn học luôn ứng dụng và thường xuyên mở lớp tập huấn để bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng dạy cho giáo viên. - 100% giáo viên tham gia đầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới bộ môn Aerobic . Vì vậy giáo viên đã nhanh chóng kịp ứng dụng và làm tốt bộ môn này. - Bản thân đã được tham gia các lớp tập huấn, huấn luyện đội tuyển nhiều năm và tham gia các kỳ thi Hội Khỏe Phù Đổng và Giải hè cấp huyện. - Được sự quan tâm của nhà trường và phụ huynh học sinh. 3.2. Khó khăn: - Trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng cho nhu cầu tập luyện còn nhiều hạn chế thiếu thốn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc tập luyện. - Học sinh khi chọn vào bộ môn này các em vẫn còn e rè mặc cảm bên cạnh đó các bậc phụ huynh không ai muốn cho con em mình vào đội tuyển môn học này. - Thời gian cho tập luyện môn học này còn rất ít. - Kinh phí cho tập luyện tốn kém rất nhiều (thảm, ti vi, đầu đĩa, loa đài, trang phục thi đấu) 3.3. Giải pháp: Để thành công trong việc chọn đội tuyển và huấn luyện tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp cụ thể sau: a. Vai trò của người huấn luyện - Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng. - Tham khảo tài liệu, xem băng hình mẫu. - Tham gia các lớp tập huấn. Qua nhiều năm giảng dạy, bài quy định 8 người có chung một nội dung cấu trúc và nhạc còn bài tập tự chọn 3 người và 8 người giáo viên cần phải có sự 6 + Chạy đội hình không có nhạc, sau chạy có nhạc + Ghép bài không có nhạc, sau chạy có nhạc + Ghép bài không có nhạc, ghép bài có nhạc + Cho xem băng hình + Cho học sinh tự nhận xét và xem vị trí của mình, để tập qua thực hiện bài Aerobic quy định. Để tập luyện bài tự chọn 3 người của học sinh trường Tiểu học Ngũ Hiệp đạt hiệu quả cao tôi thực hiện các bước cụ thể như sau: Bước 1: Giáo viên cho học sinh tập bài 7 bước cơ bản, mỗi động tác 2 8 nhịp. Mục đích để khởi động cơ thể và rèn luyện tốt các kỹ thuật cơ bản. Bước 2: + Tập các động tác khởi động + Xoay các khớp cơ tay, chân, đầu gối, xoay hông, ép dây chằng dọc, ngang + Đội hình đồng loạt: x x x x x x x x x x x x x x x GV Đội hình luyện tập đồng loạt Bước 3: - Tập các động tác bổ trợ + Ngồi 2 chân đưa trước gập thân sâu 2 8 nhịp + Ngồi 2 chân dang rộng ép dẻo trái, phải 2 8 nhịp 8 + Đứng quay mặt vào tường, chân cách tường 30cm thân người thẳng đổ chếch về phía trước, chống đẩy 2 khủy tay khép. + Chống đẩy với 2 chân kê trên cao 1cm Bước 4: Tập các động tác chính + Động tác bật co gối + Quay 3600 trên 1 chân + Chống ke dạng chân, ke L + Thăng bằng nâng chân sau + Gập thân đá chống lăng chân xoạc dọc, trườn sấp + Đá chân cao trước + Bật quay 3600 + Chống đẩy thường, chống đẩy gác chân Bước 5: Thực hiện bài tự chọn 8 người + Giáo viên làm mẫu từng động tác cho học sinh quan sát + Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo đội hình đồng loạt x x x x x x x x x x x x x x x GV Đội hình luyện tập đồng loạt * Đội hình tháp Động Nhịp Thực hiện tác 1. Đội hình tam giác giữa sân 1 1 - 2 Chạy gót chạm mông 2 tay đưa trước 10 7 - 8 Nằm xuống 1 - 2 Nằm ngửa đưa chân phải lên cao 3 - 4 2 tay bắt chân phải quay người 1800 11 5 - 6 Xoạc dọc tay phải chống xuống tay trái lên cao 7 - 8 Quay người 1800 4. Đội hình 1 hàng chéo 12 1 8 Chạy + 2 nhịp lẻ về đội hình 1 đường chéo 1 - 2 Nhảy bật chân trái sang ngang tay trái trước,tay phải lên cao 3 - 4 Nhảy bật đưa chân trái ra sau quay người 90 0, 2 tay chống 13 xuống 5 - 6 Đưa chân phải ra sau 7 - 8 Chống đẩy 1 - 2 Thu 2 chân về ngồi quỳ tư thế thấp 3 - 4 ngồi quỳ tư thế cao 2 tay đưa trước 14 5 - 6 Tay trái từ trước quay 1 vòng và rật cánh tay ra sau hạ trọng tâm thấp 7 - 8 Như 5-6 đổi bên 1 - 2 Ngồi hạ mông trái, tay trái chống xuống khụy chân trái co chân phải đá 15 3 - 4 Chân phải gập gối 5 - 6 Chân phải đá lên 7 - 8 Đứng dậy 5. Đội hình tam giác góc 1 - 2 Chạy 2 tay đưa trước 3 - 4 Tay phải gập trước ngực, tay trái sang ngang 16 5 - 6 2 tay lên cao 7 - 8 Tay phải chống xuống chân phải đưa ra sau tay trái lên cao chân phải chống trước 17 1 8 Ke V 12 1-2 Bật dạng 2 chân 2 tay đưa trước 3-4 Bật 2 chân về 2 tay sang ngang 33 5-6 Bật co gối chân trái lên tay phải đưa xuống 7-8 Bật đưa chân trái ra sau tay phải đưa trước tay trái ra sau 32 1-2 2 tay chống xuống bật 2 chân ra sau 33 1 8 Điều hòa Đội hình tháp Bước 6: Giáo viên hướng dẫn học sinh chồng tháp vào phần đầu bài tập (trong khoảng thời gian quy định - di chuyển 1 8 nhịp) Để đáp ứng nhu cầu của bài thi khối Tiểu học gồm 1-2 tháp liên kết ít nhất phải có 1 vận động viên ở trên cao (chiều cao của tháp không quá 2 người chồng thẳng đứng). Sau khi hoàn chỉnh toàn bài cho ghép nhạc để học sinh tập luyện. Bước 7: Ngoài các động tác trên thì phần tập các động tác thể lực cũng rất cần thiết mà không thể thiếu ở cuối buổi tập. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh như chống đẩy, nhảy dây bền, chạy bền trong các giờ học chính cũng như các buổi tập ngoài giờ ở trường và còn hướng dẫn học sinh về nhà tự tập luyện ở mỗi cá nhân học sinh để nâng cao sức khỏe và có sự mềm dẻo của cơ thể. Bước 8: Cuối buổi tập cần lưu ý đến các động tác hồi tĩnh, thả lỏng. Giáo viên hướng dẫn học sinh các động tác thả lỏng. Vươn người đưa 2 tay lên cao, hít thở sâu, cúi người rũ chân tay thả lỏng, thở ra. 4. Hiệu quả: - Qua nhiều năm giảng dạy tôi ý thức được rằng, nội dung Aerobic cũng có vai trò rất quan trọng đối với lứa tuổi học sinh. Với kinh nghiệm bản thân tôi đã 14 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi đã nêu lên những việc đã làm của mình về việc tổ chức huấn luyện đội tuyển Aerobic bài tự chọn 3 người nhằm góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện môn thể dục mới này. Với cách làm như trên, qua thời gian tổ chức huấn luyện đội tuyển Aerobic của trường Tiểu học Ngũ Hiệp và qua thực tế kinh nghiệm dự thi thể dục Aerobic của huyện. Trường Tiểu học Ngũ Hiệp sẽ rút kinh nghiệm cho những sai sót khi tập luyện cũng như thi đấu và phát huy các điểm mạnh của đội tuyển. Qua hướng dẫn tập luyện, tôi thấy các em rất có hứng thú tập luyện với động tác và bài nhạc được lựa chọn. Từ đó tạo cho các em cã nh÷ng høng thó, say mê häc tËp môn thể dục nghệ thuật. Mỗi giáo viên giảng dạy sẽ có các phương pháp và có cách dạy khác, nội dung động tác biên soạn khác, bài nhạc tự chọn khác song cấu trúc động tác Aerobic chắc chắn không có gì thay đổi. * Bài học kinh nghiệm: - Để đạt hiệu quả cao trong công tác tổ chức huấn luyện đội tuyển Aerobic đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề; biết chọn học sinh đúng đối tượng học sinh; biết bố trí đội hình hợp lí; biết chọn nền nhạc phù hợp với các động tác biên soạn; nắm chắc kết cấu của bài và động tác thực hiện chuẩn. - Khi soạn bài động tác tập luyện phải phù hợp với trình độ của học sinh, động tác biên soạn phải đáp ứng với giáo viên quy định (các vũ đạo thể dục + 7 bước cơ bản Aerobic) khả năng thực hiện các động tác khó thể dục theo quy định. Khi cho các em tập luyện di chuyển để thay đổi đội hình phải hợp lí. - Các động tác thể dục biên soạn phải phù hợp với nhạc điệu bài hát nhạc được chọn, khớp nhạc, không bị lỗi gián đoạn thời gian dừng 1 động tác lâu để chờ nhạc. Chọn nhạc phải đủ thời gian quy định. - Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách chào khi vào bài biểu diễn và kết thúc bài tập để tạo tâm lí thoải mái, hưng phấn và tạo ấn tượng đẹp cũng như tạo phong cách trình diễn tốt. 16 Mục lục TÊN ĐỀ TÀI I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu II.PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn 3. Thực trạng của vấn đề 4. Hiệu quả III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Khuyến nghị 18 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngũ Hiệp, ngày 25 tháng 04 năm 2022 Người nộp đơn Trần Thị Hải Yến 20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_huan_luyen_doi_tuyen.doc