Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường

Căn cứ vào Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Căn cứ vào Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Căn cứ Công văn số 1776/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022 – 2023. Căn cứ vào chương trình GDPT 2018. Xuất phát từ mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực; thực trạng dạy học Địa lí ở trường phổ thông và ý nghĩa thực tiễn trong dạy học bộ môn Địa lí. Xuất phát từ thực trạng sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường hiện nay, những khó khăn khi thực hiện.
Vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua SHCM cụm trường rất quan trọng và cần thiết, đây là vấn đề mới có ý nghĩa thiết thực. Qua khảo sát cho thấy vấn đề này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên các trường chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, việc làm tại đơn vị mình cho đơn vị bạn. Tăng sự phối hợp trong công tác chuyên môn giữa các đơn vị từ đó nâng cao chất lượng dạy học đại trà môn học.
Việc SHCM cụm trường giúp cho GV đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học từ đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018, gắn liền lí thuyết với thực tiễn, theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực cần có của người học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đề cam kết chất lượng trong giảng dạy từng môn học được đặc biệt quan tâm để đánh giá đầu ra của học sinh, về chất lượng giáo dục các môn học, chất lượng giáo dục của nhà trường.
Vì vậy, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường” làm SKKN. Với sáng kiến này hy vọng góp phần nhỏ để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí và chất lượng giáo dục nhà trường.
pdf 68 trang Tú Anh 21/11/2024 390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG MAI 
 SÁNG KIẾN 
 NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT 
THÔNG QUA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM TRƯỜNG 
 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ 
 Nhóm tác giả: 
 1. Lê Trọng Thêm 
 Số điện thoại: 0915229314 
 2. Bùi Thị Việt 
 Số điện thoại: 0983348278 
 Năm thực hiện: 2022 - 2023 
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
NỘI DUNG VIẾT TẮT 
Trung học phổ thông THPT 
Học sinh HS 
Giáo viên GV 
Sách giáo khoa SGK 
Sách giáo viên SGV 
Bộ Giáo dục và đào tạo BGDĐT 
Sở Giáo dục và đào tạo SGD&ĐT 
Giáo dục thổ thông GDPT 
Sinh hoạt chuyên môn SHCM 
Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 
Chương trình giáo dục CTGD 
Nghiên cứu bài học NCBH 
Ban giám hiệu BGH 
 Kế hoạch KH 
Cơ sở vật chất CSVC 
Kế hoạch bài dạy KHBD 
Diễn Châu - Quỳnh Lưu – Hoàng Mai DC – QL - HM 
Chuyên môn CM 
 phát triển phẩm chất, năng lực cho giáo viên, học sinh huyện Diễn Châu thông 
qua môn Địa lí” đã đề cập khá chi tiết về quy trình triển khai sinh hoạt chuyên 
môn, các bài dạy thực nghiệm và kết quảTuy nhiên, đề tài trọng tâm khai thác 
vào nội dung các bài dạy theo chủ đề trong sinh hoạt chuyên môn cụm trường 
chứ chưa đưa ra cái nhìn tổng thể chung về SHCM cụm trường hay các giải 
pháp đa dạng hình thức, nội dung tiến hành. Chủ đề này cũng được đề cập ở 
SKKN “Quản lý công tác chuyên môn theo định hướng đổi mới sinh hoạt tổ 
chuyên môn ở trường THCS – THPT Bàu Hàm, T.p Biên Hoà, Đồng Nai ”, là 
một sáng kiến hay đưa ra được một số giải pháp khả quan về đổi mới SHTCM 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tuy vậy đề tài cũng không bàn nhiều đến 
SHCM cụm trường mà chủ yếu giải pháp cho SHTCM trong nhà trường. 
 Ở một sáng kiến khác là “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ 
CM ở trường THPT Phan Bội Châu năm học 2015 - 2016” của tác giả Lê Thị 
Minh Tâm trăn trở các giải pháp đổi mới sinh hoạt tổ CM cho có chiều sâu và 
hiệu quả, nhưng đề tài này tập trung ở khía cạnh cho những người quản lý, chỉ 
đạo. “Chuyên đề đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn”đăng trên trang tin tiểu học 
Kì Đồng ngày 21/11/2015 cũng thể hiện sự quan tâm đến vấn đề SHCM nhưng 
chưa đề cập giải pháp nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, một số bài viết như: “Hoạt 
động sinh hoạt CM cụm Lương Tài” đăng trên trang chủ Sở GD&ĐT Bắc Ninh 
ngày 25/12/2022 đã cho thấy hoạt động SHCM cụm trường hiện nay đang diễn 
ra ở nhiều trường với hiệu quả thiết thực, nhưng trong giới hạn dung lượng bài 
báo nên chỉ trình bày sơ lược; Bài báo khác cũng đã đề cập đến thực trạng của 
vấn đề này hiện nay ở cấp THPT như “Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn 
theo nghiên cứu bài học ở trường Trung học cơ sở” do Báo điện tử đăng, bài 
báo cho rằng việc nâng cao chất lượng SHCM là cần thiết nhưng vấn đề này 
trong quá trình thực hiện nhiều nơi chưa hiệu quả, bài báo cũng đưa ra một số 
nguyên nhân như việc giáo viên ngại phát biểu xây dụng ý kiến; thời lượng, 
thiết bị, tư liệu còn thiếuTuy nên ở giới hạn, bài báo chưa đề cập nhiều đến 
giải pháp cho vấn đề này. 
 Qua tìm hiều về lịch sử đề tài, tác giả nhận thấy tầm quan trọng của vấn 
đề trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, thực tế việc tổ chức SHCM cụm 
trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THPT hiện nay, 
thật sự chưa được quan tâm đúng mức và chưa đề ra được nhiều giải pháp cụ 
thể, khả thi. SHCM cụm Trường hiện nay bên cạnh mặt ưu điểm vẫn còn một 
số tồn tại khiến tác giả trăn trở, chưa phát huy được hết ưu thế và đi vào chiều 
sâu. Cho nên, khi chúng tôi thực hiện đề tài này vừa mang tính kế thừa, học hỏi 
từ những đề tài cùng lĩnh vực, nhưng cũng mong muốn nâng cao hơn nữa chất 
lượng SHCM, đưa ra một số giải pháp về hình thức và nội dung đổi mới 
SHCM cụm trường THPT trên địa bàn Hoàng Mai, Quỳnh Lưu. Qua đó chúng 
tôi mong muốn vấn đề này sẽ được quan tâm, chú trọng áp dụng rộng rãi hơn 
trong mỗi nhà trường để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. 
 2 việc; Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động chung, phát huy năng lực GV 
trong chuyên môn, để họ cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo. 
 - Đề tài cũng đề cập đến việc thực hiện SHCM theo cụm trường với vai 
trò của Tổ trưởng tổ CM ở các trường: tổ trưởng giữ vai trò là nguồn sinh lực, 
phân công nhiệm vụ, người liên hệ chính giữa tổ với các bộ phận khác trong 
trường, với các trường khác trong hoạt động SHCM cụm trường; Tăng cường 
khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn; Từ đó tạo sự đồng thuận, bồi đắp 
tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm của Tổ chuyên môn. 
 - Ý nghĩa mà đề tài này hướng tới còn là qua các hình thức và nội dung 
tiến hành SHCM cụm Trường, khuyến khích quá trình tự bồi dưỡng nâng cao 
trình độ của mỗi GV. Vì thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường, các giáo 
viên thấy được mặt còn thiếu sót của mình đề nỗ lực khắc phục. Như là bồi 
dưỡng kiến thức kĩ năng của môn học, chương trình môn học của cấp học, các 
chủ đề dạy học liên môn, dạy học tích hợp; bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại 
ngữ; bồi dưỡng kiến thức về tâm lý học lứa tuổi; về phương pháp dạy học tích 
cực; các phương pháp kiểm tra, đánh giá HS  
 - Trong SHCM cụm Trường chúng tôi bàn đến hoạt động dạy học theo 
hướng NCBH, điều này cho học sinh có cơ hội trải nghiệm đa dạng sự đổi mới 
phương pháp dạy học, giáo viên qua đó quan tâm hơn đến khả năng học tập của 
từng học sinh. Thông qua quá trình, giúp GV học được cách quan sát quá trình 
học sinh học những cái GV dạy. Giáo viên học được cách phân tích, rút ra kết 
luận, sửa đổi từ những gì quan sát được. 
 Sinh hoạt chuyên môn cụm Trường đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ 
nét về hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên các nhà 
trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đổi mới phương pháp dạy học, góp 
phần nâng cao chất lượng giáo dục của từng trường. 
 4 - Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các 
môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và 
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 - Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua 
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực 
tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực 
thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt 
lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng 
khiếu của học sinh. 
 - Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi 
được quy định tại chương trình môn học, hoạt động giáo dục. 
 - Nội dung CTGDPT môn Địa lí 2018 
 Gồm địa lí đại cương, địa lí kinh tế - xã hội thế giới, địa lí Việt Nam (địa 
lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội). Ngoài các kiến thức cốt lõi, nội dung giáo 
dục môn Địa lí còn có các chuyên đề học tập, được phân phối phù hợp với mạch 
nội dung chính của mỗi lớp. 
 Lớp Lớp Lớp 
 Kiến thức cốt lõi 
 10 11 12 
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 
 Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh x 
 Sử dụng bản đồ x 
 ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG 
 Địa lí tự nhiên x 
 Địa lí kinh tế - xã hội x 
 ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI 
 Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới x 
 Địa lí khu vực và quốc gia x 
 ĐỊA LÍ VIỆT NAM 
 Địa lí tự nhiên x 
 Địa lí dân cư x 
 Địa lí các ngành kinh tế x 
 Địa lí các vùng kinh tế x 
 Thực hành tìm hiểu địa lí địa phương (tỉnh, thành phố 
 x 
 trực thuộc trung ương) 
 6 tập các nội dung cụ thể gắn với nhiệm vụ năm học và đặc điểm tình hình cũng 
như điều kiện thực tế của mỗi nhà trường như: Nâng cao chất lượng hiệu quả 
công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm dạy một dạng bài nào đó, kinh nghiệm bồi 
dưỡng học sinh giỏi... Những nội dung này thường được giao cho các giáo viên 
có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt xây dựng, báo cáo. Đối với hình 
thức thứ hai là dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học, các nhà trường tổ chức 
thường xuyên hơn. Trong mỗi buổi dự giờ có sự tham gia của BGH, tổ trưởng 
và hầu hết giáo viên trong tổ. Cả hai nội dung trên nhiều trường đã thực hiện khá 
tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 Tuy vậy, SHCM ở các trường trên địa bàn còn bộc lộ một số vấn đề hạn 
chế cần phải thay đổi. Đó là ở một số trường, chất lượng các buổi SHCM chưa 
cao; Nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa được chú trọng. Đối với công tác dự 
giờ và đặc biệt là việc trao đổi rút kinh nghiệm tiết học giáo viên thường trầm 
lắng, ít ý kiến phát biểu. Điều này thường do những nguyên nhân chủ yếu như: 
Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn đôi khi còn chưa chu 
đáo, chưa có sự mới mẻ nên không thu hút được nhiều sự quan tâm trao đổi của 
giáo viên. Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, chưa đi sâu vào các 
vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho 
giáo viên; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. 
 Về dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy đôi khi cảm giác như người dạy 
thường chỉ ngồi nghe còn người dự trở thành giám khảo đánh giá. Ở một số 
trường do cơ sở vật chất không đảm bảo để tổ chức SHCM chất lượng được. 
Ngoài ra cũng phải kể đến là thời gian dành cho SHCM còn ít. 
 Về nội dung, SHCM ở một số trường chưa đi sâu sát vào các vấn đề trọng 
yếu như: Đổi mới dạy học theo chương trình 2018, phương pháp dạy ôn thi TN; 
vấn đề dạy học tích hợp, xây dựng và dạy học các chủ đề liên môn, cải tiến, sáng 
tạo đồ dùng dạy học, kiểm tra đánh giá HS... 
 Từ năm học 2018, theo chủ trương của Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường 
tăng cường tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường. Hoạt động SHCM 
cụm trường vì vậy thường xuyên hơn. Thông qua thực hiện đề tài này, tác giả 
mong muốn khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong SHCM, đưa ra những 
giải pháp nhằm thực hiện SHCM cụm trường hiệu quả hơn và góp phần nâng 
cao chất lượng dạy học. Trước hết, để cải thiện tình trạng còn tồn tại trong 
SHCM, cần tiến hành thay đổi hình thức và nội dung. Sinh hoạt chuyên môn 
cụm trường trước hết là sự mới mẻ, thay đổi môi trường nhàm chán, bó hẹp. hơn 
thế nữa giúp cho GV có cơ hội học hỏi đồng nghiệp, hình thành các mối liên kết 
giữa các trường. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo 
dục của nhà trường. Trong nội dung SHCM cụm trường cũng đầu tư hơn, đổi 
mới đa dạng, xuất phát từ các vấn đề trong thực tế giảng dạy, xây dựng khoa 
học: xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, kế hoạch về thời gian, kế hoạch thực 
hiện, kế hoạch triển khai áp dụng chuyên đề vào thực tế dạy học một cách cụ 
 8 + Ý nghĩa của việc dự giờ: GV thông qua dự giờ để học tập; Giáo viên có 
thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn mà 
chúng ta gặp phải trong quá trình dạy học. Dự giờ là dịp để chúng ta thiết kế lại 
bài học dựa trên thực tế đã xảy ra trong tiết dạy minh họa. Từ đó xem xét lại 
cách tổ chức hoạt động học tập, ra bài tập cũng như việc hướng dẫn học để cải 
tiến việc học của học sinh. 
 + Yêu cầu khi dự giờ: Khi dự giờ thì giáo viên bên cạnh việc quan sát 
cách tổ chức lớp học, các hành động, ngôn ngữ của giáo viên dạy thì còn cần 
tập trung vào việc quan sát thực tế học tập của học sinh, quan sát cử chỉ, thái độ, 
nét mặt, hoạt động của học sinh. Do đó cũng cần lưu ý giáo viên chọn vị trí ngồi 
dễ quan sát nhất và phù hợp với không gian lớp học. Người dự không nên can 
thiệp vào việc học của học sinh như mượn sách vở, ghế ngồi hoặc trao đổi với 
nhau làm người dạy cũng như học sinh mất tập trung. 
 + Yêu cầu khi góp ý bài dạy: 
 Khi thảo luận, nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt 
động học tập của học sinh. 
 Giáo viên dự giờ cũng cần trao đổi về những khả năng học sinh đạt được 
trong thực tế giờ học rồi đem đối chiếu với ý định của giáo viên dạy. 
 Đối với người chủ trì, cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu. 
 - Cách thức thực hiện các cuộc thi (thi giáo viên giỏi cụm, thi học sinh 
giỏi cụm, thi olympia) 
 2.3. Phối hợp các tổ chức trong sinh hoạt chuyên môn cụm trường. 
 Hoạt động sinh hoạt chuyên môn cần có sự hỗ trợ từ phía Ban giám hiệu, 
các tổ chức nhà trường trong công tác thực hiện. 
 III. Cách thức xây dựng và tổ chức SHCM cụm trường ở thị xã 
Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu. 
 1. Sinh hoạt chuyên môn trực tuyến 
 Ví dụ: 
 Sinh hoạt chuyên môn cụm trường THPT Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn 
 Châu học học kì 2 năm học 2021-2022. 
 * Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm trường và phân công nhiệm vụ học 
kì 2 năm học 2021-2022. 
 Căn cứ Công văn số 1749 /SGD&ĐT- GDTH ngày 31/8/2021 của Sở 
Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung 
học năm học 2021-2022, 
 Căn cứ Công văn số 2325 /SGD&ĐT-TCCB ngày 08/11/2021 của Sở 
Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc triển khai bồi dưỡng đại trà qua mạng 
 10 III. Phân công nhiệm vụ thực hiện các nội dung 
 TT Họ và tên Trường Nội dung 
 - Tập huấn Mô đun 4 
 môn Địa lí cho giáo 
 Chủ trì SHCM cụm 
 1 Lê Trọng Thêm viên đại trà. 
 (THPT Hoàng Mai) 
 - Vận dụng Module 4 
 vào thực tiễn. 
 Trần Văn Phương THPT Quỳnh Lưu 1 Trao đổi dạy học trực 
 Hồ Minh Nam THPT Quỳnh Lưu 2 tuyến, ứng dụng công 
 2 nghệ số trong dạy 
 Tô Thị Xuân THPT Quỳnh Lưu 3 học (thuận lợi, khó 
 khăn, kinh nghiệm) 
 Nguyễn Thị Thúy Vân THPT Quỳnh Lưu 4 Xây dựng đề kiểm 
 Nguyễn Đình Nghị THPT Hoàng Mai 2 tra theo Ma trận kiểm 
 tra, Bảng đặc tả 
 3 Nguyễn Thị Thanh Thủy THPT Nguyễn Đức (điểm khác so với 
 Mậu Ma trận trước đây; 
 kinh nghiệm thực 
 tiễn) 
 (Lưu ý: Các đồng chí được phân công chuẩn bị nội dung mình phụ trách để trao đổi - thảo 
 luận; gửi bản tóm tắt qua email: letrongthem@gmail.com chậm nhất 10 h ngày 25/11/2021) 
 IV. Chuẩn bị CSVC 
 - Giáo viên các trường chuẩn bị sẵn cài phần mềm Zoom trên máy tính . 
 - Thiết lập và phụ trách phòng zoom, quay video tập huấn: Đ/c Bùi Thị 
Việt – THPT Hoàng Mai, Đ/c Hồ Đức Ngọc – THPT Quỳnh Lưu 1. 
 Địa chỉ phòng zoom: 
 https://us04web.zoom.us/j/6387799610?pwd=cWdZY3BOUDE0WGpTaStGdXJDZU
 0yQT09 
 (Giờ bắt đầu: 13h45) 
 Meeting ID: 638 779 9610 
 Passcode: 12345@ 
 12 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mon_dia_li_t.pdf