Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải toán có lời văn ở Lớp 3 theo bộ sách Cánh Diều

Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh (HS) 4 kĩ năng: “nghe, nói, đọc, viết”. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn cơ bản và có tính chất thích hợp của các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Tuy số tiết Tập làm văn chiếm không nhiều, nhưng lại là phân môn mang tính chất thực hành và sáng tạo. Đồng thời, là phân môn có tính chất luyện tập tổng hợp. Qua tiết Tập làm văn, HS có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy – chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng tình cảm, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động.

Ngôn ngữ (dưới dạng nói), ngôn ngữ (dưới dạng viết) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn cho HS nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ này phụ thuộc phần lớn vào kĩ năng sư phạm trong giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là một phân môn khó trong môn Tiếng Việt. Do đặc trưng của phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: Hình thành và rèn luyện cho HS có khả năng trình bày văn bản (nghe, nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, nghe - kể chuyện, …về mình hoặc những người xung quanh mình. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập. HS với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói các em thường đọc lại bài đã chuẩn bị trước. Do đó giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao.

Rèn luyện kĩ năng nói, viết là khâu rất quan trọng trong dạy học phân môn Tập làm văn. Luyện kĩ năng nói, viết làm thay đổi không khí lớp học, giúp HS sôi nổi và hào hứng trong học tập.

Xuất phát từ những suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, nên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn”.

docx 15 trang Tú Anh 02/12/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải toán có lời văn ở Lớp 3 theo bộ sách Cánh Diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải toán có lời văn ở Lớp 3 theo bộ sách Cánh Diều

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải toán có lời văn ở Lớp 3 theo bộ sách Cánh Diều
 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
 I. Đặt vấn đề.
 1. Lý do chọn đề tài.
 Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh (HS) 4 kĩ năng: “nghe, 
nói, đọc, viết”. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn cơ bản và có tính 
chất thích hợp của các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu 
học. Tuy số tiết Tập làm văn chiếm không nhiều, nhưng lại là phân môn mang 
tính chất thực hành và sáng tạo. Đồng thời, là phân môn có tính chất luyện tập 
tổng hợp. Qua tiết Tập làm văn, HS có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài 
nói, bài viết. Nói và viết là hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con 
người thực hiện quá trình tư duy – chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng tình cảm, 
cùng hợp tác trong cuộc sống lao động.
 Ngôn ngữ (dưới dạng nói), ngôn ngữ (dưới dạng viết) giữ vai trò quan trọng 
trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn cho HS nói đúng 
và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ này phụ thuộc phần lớn vào kĩ năng 
sư phạm trong giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn 
nói riêng.
 Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là một phân môn 
khó trong môn Tiếng Việt. Do đặc trưng của phân môn Tập làm văn với mục tiêu 
cụ thể là: Hình thành và rèn luyện cho HS có khả năng trình bày văn bản (nghe, 
nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, nghe - kể chuyện, về mình 
hoặc những người xung quanh mình. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động 
học tập. HS với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc 
phải nói các em thường đọc lại bài đã chuẩn bị trước. Do đó giờ dạy chưa đạt hiệu 
quả cao.
 Rèn luyện kĩ năng nói, viết là khâu rất quan trọng trong dạy học phân môn 
Tập làm văn. Luyện kĩ năng nói, viết làm thay đổi không khí lớp học, giúp HS 
sôi nổi và hào hứng trong học tập.
 Xuất phát từ những suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Tiếng 
Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, nên tôi chọn đề tài “Một số Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
 Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với 
học sinh (HS) bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết 
trong giao tiếp hằng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các 
em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình 
thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới.
 Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, 
viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kĩ năng trên. Đối với 
HS lớp 3 thì đây là phân môn khó và viết đoạn văn ngắn là dạng bài nòng cốt 
trong phân môn Tập làm văn. Nó đòi hỏi ở người HS vốn sống hằng ngày, vốn 
từ phong phú, đôi mắt quan sát tinh tường, óc tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật. 
Bởi vậy, khi dạy dạng bài này giáo viên (GV) cần nắm rõ tâm lý lứa tuổi HS. Bởi 
ở lửa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp, bên cạnh còn có 
một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của HS ở địa bàn dân 
cư lao động nghèo, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em, việc 
diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức chậm, HS nghèo vốn từ ngữ, 
Điều này ảnh hưởng đến học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng.
 2.2 Cơ sở thực tiễn:
 Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo. Người GV là một kỹ sư 
tâm hồn, hơn nữa là một nhà nghệ thuật. Việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ 
sở phát huy tính tích cực chủ động của HS. Chính vì thế nó đòi hỏi người GV 
phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục 
đích nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình 
thành và phát triển nhân cách ở trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết. 
 Phân môn Tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng 
nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số các em HS lớp 3 đều rất sợ học phân môn 
Tập làm văn vì không biết nói gì? Viết gì? Ngay cả bản thân GV đôi khi cũng 
không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với môn học khác. Do đó khi đứng lớp 
tôi luôn chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng Tập làm văn cho HS. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
 3. Mục đích đề tài:
 Mục đích của đề tài là tìm ra nhiều hình thức, phương pháp giảng 
 dạy tốt nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cơ bản về viết tập làm văn. 
 Học sinh không còn viết câu gãy, câu không có nghĩa, có khái niệm viết tốt 
 những bài viết sắp tới. Song song đó còn giúp các em sử dụng được chính 
 xác tiếng Việt khi học các môn học khác trong chương trình bậc tiểu học.
 4. Lịch sử đề tài:
 Thông qua thực tế giảng dạy môn tiếng Việt trong nhiều năm và qua nghiên 
cứu về đổi mới phương pháp trong cách dạy học mới hiện nay, tôi đã tích lũy một 
số kinh nghiệm cho bản thân. Trong năm học này tôi đã chọn đề tài này để tập 
trung nghiên cứu và đưa vào giảng dạy ở lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng dạy– 
học môn tiếng Việt cho các em học sinh lớp Ba/3 - Trường tiểu học Cam THượng 
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 - Phương pháp động não.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát.
 6. Phạm vi đề tài:
 Với đề tài này, trong năm học 2023- 2024 được tôi nghiên cứu thực nghiệm 
cho tất cả học sinh của lớp Ba/3, Trường tiểu học Cam Thượng ; để hình thành 
cho các em những kỹ năng học tốt môn tiếng Việt (đặc biệt là Tập làm văn). Từ 
đó, các em có đủ tự tin vững vàng về kiến thức, không những vậy mà còn giúp 
các em có được những kỹ năng cơ bản làm nền tảng vững chắc để học các lớp 
sau.
 II. Nội dung công việc đã làm:
 1. Thực trạng: 
 Điều kiện phương tiện phục vụ cho dạy – học còn thiếu ảnh hưởng không 
nhỏ đến việc dạy và học phân môn Tập làm văn.Trong quá trình làm bài, tôi nhận Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
 - Nhận xét, sửa bài.
 3. Biện pháp giải quyết:
 a. Hướng dẫn kĩ năng quan sát cho HS khi viết văn.
 Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của GV hoặc tự quan sát khi chuẩn 
bị bài ở nhà. GV cần khai thác kĩ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm 
nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp HS tránh được kiểu kể liệt kê. Bên cạnh 
đó, tôi cũng hướng dẫn HS cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một 
cách có cảm xúc về sự vật.
 - Thông qua phương pháp quan sát, GV rèn cho HS kĩ năng nói, trình bày 
miệng, trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, GV điều chỉnh giúp HS hoàn thiện 
bài viết. Với phương pháp này, tôi thường tổ chức cho HS luyện nói cá nhân, 
luyện nói trong nhóm. (HS có thể kết nhóm theo ý thích, để có sự thoái mái, tự 
nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm).
 - Khuyến khích HS diễn đạt tự do, suy nghĩ chân thật, thể hiện thoái mái. Sau 
đó mới dần dần uốn nắn cách hành văn của các em mới tự nhiên. 
 Ví dụ: Khi các em nói về hoạt động của chú gà trống như sau: “Nó đập cánh 
và gáy to lắm”. Ta có thể khuyến khích các em là tả đúng rồi nhưng nếu em sứ 
dụng một số từ gợi tả thì chắc chắn câu văn của em sẽ hay hơn nhiều như: “ Nó 
vỗ cánh và rướn cổ gáy vang”. 
 Ví dụ: Dựa vào mẫu câu các em được học ở phần luyện n tập: “Ai – là gì?”; 
“Ai – làm gì?”; “Ai – thế nào?” GV hướng dẫn HS nhận biết những vấn đề sai.
 - Câu văn viết ra của em đã đủ hai bộ phận chưa? Bộ phận trả lời cho câu hỏi 
Ai? (hoặc cái gì?/con gì?) ? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc làm gì?/ như 
thế nào?)
 b. GV cần cung cấp giúp các em sự lựa chọn, phân tích để sử dụng từ 
ngữ cho hợp lí. 
 Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù 
 hợp với bài văn Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
trong phần luyện tập. GV có thể cho các em chơi trò chơi, thi đua tìm từ ngữ tả 
về chú heo: mắt, mũi, miệng, lưng, bụng, khe bỏ tiền, hình dáng chú heo, tai, 
chân. Các em sẽ rất hứng thú và tìm được rất nhiều từ.
 d. Hướng dẫn HS hình thành đoạn văn.
 * Các bước hình thành
 - Hướng dẫn HS làm miệng, trả lời từng câu hỏi, gợi ý cho HS trả lời bằng 
nhiều ý kiến khác nhau.
 - Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, chưa hay, GV cần cung 
cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thể cho từ cũ, có thể hướng 
dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động 
hơn.
 - Hướng dẫn HS sắp xếp các câu trả lời theo một trình tự hợp lý để hoàn 
chỉnh bài làm miệng. 
 - Cho một số HS làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn HS viết liền mạch các 
câu trả lời thành một đoạn văn ngắn.
 - Từ đó các em đã nắm được đặc điểm của đồ vật cần tả mà phát triển thành 
một đoạn văn. Hoặc ta có thể cho các em hình thành một đoạn văn qua trò chơi 
“Tiếp sức”.
 - GV yêu cầu HS tạo thành câu, cứ thể nối tiếp nhau thành lập đoạn văn. 
Trong lúc đó, GV có thể ghi lại trên bảng, để các em có thể sửa chữa.
 - Trong phần giới thiệu, ta có thể gặp trường hợp sau:
 Ví dụ: Nhà em có cái tủ lạnh (Trong bếp, em thích nhất là chiếc tủ lạnh). Tủ 
có 2 cửa đựng đá và đựng rau củ (Tủ nhà em có hai ngăn là ngăn đá và ngăn mát). 
Ngăn đá nhỏ, để làm đá, kem, và cất thịt cá dùng lâu ngày..
 - Trong phần nội dung (phần quan trọng nhất) GV luôn nhắc nhở HS rằng 
nội dung thường có hai phần đó là: Tả hình dáng và tả hoạt động của đồ vật. Đây 
chính là lúc GV phải khai thác triệt để vốn sống của HS, đồng thời gợi mở để HS 
lĩnh hội kiến thức mới. Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
Đối với những bài làm có ý hay, GV giúp HS trau chuốt thêm cho bài văn được 
hay hơn.
 - Giới thiệu những bài văn hay của HS ở năm trước nhằm kích thích tinh thần 
học tập của HS. 
 + Trong các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng, đầy đủ. GV có thể tranh 
thủ thời gian cuối tiết học giúp HS chuẩn bị đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ bài viết 
cho tiết sau, hoặc chuẩn bị bài tự học ở nhà trước khi lên lớp. Đối với những bài 
không có câu hỏi gợi ý, GV có thể soạn, cung cấp những câu hỏi cho các em.
 Ví dụ: Bài viết về gia đình.
 - Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
 - Những người đó làm công việc gì?
 - Em sẽ làm gì để đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em?
 * Bài viết về một loài cây
 - Đó là cây gì ? Trồng ở đâu?
 - Hình dáng cây như thế nào?
 - Cây có lợi ích gì?
 * Bài viết nói về một con vật mà em thích
 - Đó là con gì, ở đâu 
 - Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật?
 - Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
 Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi tiến hành khảo sát HS viết một đoạn 
văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về người thân. Tôi nhận thấy kết quả học tập phân 
môn Tập làm văn học kì I năm học 2023-2024 như sau:
 Kết quả bảng thống kê
 Lớp 3b Hoàn thành Tỉ lệ % Chưa hoàn thành Tỉ lệ %
 Khi chưa thực 35 em 85,4% 6 em 14,6 %
 hiện đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn
 - Giúp HS luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát triển tư duy, học cách ghi nhớ để 
nhớ lâu kiến thức.
 - Sử dụng nhiều hình thức: thi đua, khen thưởng để khuyến khích các em nổ 
lực học tập.
 - GV có trách nhiệm cao trong giảng dạy để mỗi HS đều đọc thông, viết thạo. 
Tạo tiền đề vững chắc cho học tiếp cận kiến thức mới này.
 - Động viên khuyến khích HS tự học, tự tìm tòi sáng tạo. GV luôn tổ chức, 
phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp với mọi đối 
tượng HS để kích thích sự hứng thú và khả năng diễn đạt của các em.
 - Chú trọng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, rèn kĩ năng nghe, 
nói, đọc, viết cho HS. 
 2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
 Từ những biện pháp trên, tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy ngay tại lớp 
3b Trường tiểu học Cam Thượng đem lại hiệu quả rõ rệt. Tôi nhận thấy đề tài 
này có thể tham khảo vận dụng được ở khối Ba của trường hoặc nhân rộng ra các 
Trường tiểu học trong và ngoài huyện cho những năm học tiếp theo.
 3. Kiến nghị:
 GV luôn dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn thường kì để thống nhất 
phương pháp giảng dạy cho từng phân môn, coi buổi sinh hoạt chuyên môn hàng 
tuần là một chuyên đề nhỏ để học tập lẫn nhau.
 Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của nhà quản lí chuyên môn, Ban giám 
hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp để giải pháp này được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Cam Thượng , ngày 29 tháng 3 năm 2024
 Người viết
 Quách THị Hiền 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_giai.docx