Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc

Trong thời kì hội nhập và phát triển đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học đang ngày càng được chú trọng. Nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử thông minh và mạng Internet, việc dạy và học theo phương pháp truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều đã không còn hấp dẫn và hiệu quả với người học như trước nữa.

Ở Việt Nam, việc học tiếng Anh đã được quan tâm, đầu tư từ ngay từ các cấp bậc mầm non, tiểu học, nhằm giúp người học có thể sử dụng được trong giao tiếp hàng ngày và tạo tiền đề để mở ra cánh cửa nghề nghiệp trong tương lai. Với lứa tuổi học sinh THPT, sự nhạy bén trong việc sử dụng công nghệ thông tin giúp các em có nhiều cách tiếp cận trong học tập. Việc học qua các trang mạng, các ứng dụng học tập cũng đang diễn ra rất phổ biến hiện nay bởi tính hấp dẫn của nó. Bởi vậy, nếu người giáo viên vẫn ôm khư khư cách dạy truyền thống cũ kĩ, lấy người thầy làm trung tâm, không chịu đầu tư, không tích cực đổi mới, thay đổi phương pháp dạy học thì sẽ khiến những giờ học trở nên tẻ nhạt, lỗi thời, gây nên tâm lí nặng nề, chán nản, không thu hút được sự quan tâm, hứng thú học tập của học sinh.

Vậy làm thế nào để tạo động lực học tập cho học sinh, để mỗi bài học đều khơi dậy được tính tò mò, mong muốn được khám phá tri thức cho học sinh. Làm thế nào để qua mỗi bài học giúp học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy, và chuẩn bị cho các em một nguồn kiến thức phong phú, dồi dào để các em tự tin bước vào đời, bay cao, bay xa trên con đường tương lai. Băn khoăn, trăn trở về điều đó, các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần của chúng tôi không chỉ còn đơn thuần là những nội dung lí thuyết trên sách vở, mà đã trở thành những buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu bài giảng để phù hợp với đối tượng học sinh. Để mỗi bài học, tiết học là những trải nghiệm đáng nhớ đối với cả thầy và trò. Để học sinh ngày càng yêu thích môn học hơn, qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Từ thực tiễn giảng dạy chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh thí điểm trong thời gian vừa qua, tôi nhận thấy để nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh và nâng cao chất lượng học tập bộ môn cần có rất nhiều yếu tố. Trong đó, việc tạo hứng thú, động lực học tập giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi vậy, trong quá trình dạy học, tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp trong mỗi tiết dạy, bài dạy, để tạo hứng thú, động lực học tập cho học sinh. Giúp các em học sinh xua tan nỗi sợ hãi, sự e ngại khi học ngoại ngữ, tích cực, chủ động tham gia vào mỗi bài giảng. Từ đó, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết cũng như nâng cao chất lượng học tập bộ môn.

Tên sáng kiến

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC

docx 29 trang Tú Anh 19/01/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ 
 CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc
 Tên tôi là: TRẦN THỊ XUÂN
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường phổ thông DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc
 Điện thoại: 0974.975.318
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến Sở GD và ĐT Vĩnh 
Phúc xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến đã được 
Hội đồng sáng kiến cơ sở công nhận sau đây: 
 Tên sáng kiến: Một số hoạt động tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho 
học sinh Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
 (Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo)
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, 
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách 
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
 Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Phúc Yên, ngày 20 tháng 02 năm 2022
 Người nộp đơn
 Trần Thị Xuân 8. Những thông tin cần được bảo mật........................................................19
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến........................................19
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
 sáng kiến................................................................................................20
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
 dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả ..................................................20
 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
 dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: .................................22
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp 
 dụng sáng kiến lần đầu ..........................................................................23 2
lượng dạy và học trong nhà trường. 
 Từ thực tiễn giảng dạy chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh thí điểm trong 
thời gian vừa qua, tôi nhận thấy để nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh và nâng 
cao chất lượng học tập bộ môn cần có rất nhiều yếu tố. Trong đó, việc tạo hứng thú, 
động lực học tập giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức là một yếu tố vô cùng 
quan trọng. Bởi vậy, trong quá trình dạy học, tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi áp dụng 
các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp trong mỗi tiết dạy, bài dạy, để tạo hứng thú, 
động lực học tập cho học sinh. Giúp các em học sinh xua tan nỗi sợ hãi, sự e ngại khi 
học ngoại ngữ, tích cực, chủ động tham gia vào mỗi bài giảng. Từ đó, kích thích khả 
năng tư duy, sáng tạo, hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết cũng như nâng 
cao chất lượng học tập bộ môn.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích của sáng kiến nhằm nghiên cứu về thực trạng dạy và học ngoại ngữ 
cũng như hứng thú của học sinh đối với môn học, tìm ra nguyên nhân của thực trạng 
này, từ đó đề xuất và áp dụng các giải pháp phù hợp để tạo động lực học tập cho học 
sinh, giúp các em chủ động tích cực trong việc lĩnh hội tri thức, qua đó, nâng cao 
chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 11A6, 11A7 Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2,3 Vĩnh 
Phúc- Ngọc Thanh- Phúc Yên- Vĩnh Phúc.
 1.4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Thiết kế các hoạt động dạy học, áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào các 
tiết học Tiếng Anh- chương trình thí điểm. Đánh giá hiệu quả của các hoạt động bằng 
cách quan sát hứng thú học tập của các em cũng như qua phiếu khảo sát và kết quả 
học tập.
 1.5. Phương pháp nghiên cứu
 Trong sáng kiến này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc tài liệu tham khảo, xem các video 
trên Youtube liên quan đến việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học.
 - Phương pháp quan sát điều tra: Để tìm hiểu về thực trạng học Tiếng Anh của 4
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
 Sáng kiến được tác giả áp dụng lần đầu năm học 2020 - 2021 và tiếp tục bổ 
sung hoàn chỉnh vào những năm sau, nhất là có sự đổi mới, cập nhật phù hợp với 
yêu cầu về phát huy tính tích cực của học sinh đã bước đầu cho thấy một số kết quả 
khả quan.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
 Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của giáo 
viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển 
quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học tích cực là những đơn vị nhỏ nhất của phương 
pháp dạy học.
 Hứng thú là một thuộc tính tâm lí- nhân cách của con người. Hứng thú có vai 
trò rất quan trọng trong học tập và thao tác, không có việc gì con người không làm 
được dưới tác động, ảnh hưởng của hứng thú. Cùng với tự giác, hứng thú tạo ra tính 
tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt hiệu quả cao, có năng lực khơi dậy 
mạch nguồn của sự phát minh sáng tạo.
 Trong giảng dạy, truyền được cảm hứng học tập cho học sinh, giúp học sinh 
yêu thích, đam mê đối với môn học được coi là thành công lớn của người thầy. Bởi 
khi có động lực, học sinh sẽ học tập, ghi nhớ tốt hơn, khả năng tư duy và tập trung 
cũng cao hơn. Cùng một thời lượng tiết học 45 phút, có những giờ học, học sinh cảm 
thấy thời gian trôi qua rất nhanh trong tiếc nuối, nhưng cũng có những giờ học nặng 
nề như kéo dài vô tận. Bởi vậy, vai trò của người thầy trong việc tạo cảm hứng, động 
lực học tập cho học sinh là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, mỗi thầy cô 
giáo phải là một tấm gương sáng không ngừng học hỏi, không ngừng đổi mới để đáp 
ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy 
học, người giáo viên cũng cần đúc rút những kinh nghiệm, phát huy những mặt tích 
cực để có thể truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả nhất. 
 Đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các hoạt động, kĩ thuật dạy học tích 
cực trong quá trình dạy học là một trong những cách thức để nâng cao chất lượng 
giờ dạy. Bởi điều đó giúp học sinh tích cực chủ động tham gia vào quá trình học, từ 6
học sinh chưa có hứng thú, động lực học tập môn Tiếng Anh, theo cá nhân tôi, 
nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này, ngoài tâm lí e ngại, sợ khó, còn một yếu tố 
rất quan trọng đó là do các em cảm thấy các tiết học chưa hấp dẫn, chưa thu hút được 
sự quan tâm của các em.
 7.3. Các hoạt động tạo hứng thú học tập đã thực hiện
 Trong mỗi giờ học, tôi luôn thiết kế những hoạt động phù hợp với đối tượng 
học sinh, nhằm tạo môi trường học tập cởi mở, thân thiện, giúp học sinh gạt bỏ những 
mặc cảm, e ngại để tiếp thu kiến thức một cách chủ động nhất. Để tạo hứng thú học 
tập cho học sinh, tôi luôn thay đổi không khí lớp học, thay đổi các hoạt động học tập 
để giờ học luôn sôi động, để mỗi tiết học đều khơi dậy tính tò mò khám phá và để lại 
những kỉ niệm đáng nhớ đối với học sinh. Bên cạnh tạo không khí thoải mái, vui vẻ, 
tôi còn chú trọng các hoạt động mang tính vận động, tư duy, phù hợp với tâm lí lứa 
tuổi học sinh THPT. Trong số rất nhiều hoạt động được giới thiệu sau đây, tôi đều 
lựa chọn, áp dụng linh hoạt cho mỗi giai đoạn của tiết học sao cho phù hợp với nội 
dung. Tuy nhiên, để tránh học sinh cảm thấy nhàm chán, và kích thích trí tò mò của 
các em, tôi đã áp dụng lồng ghép, đan xen mỗi ngày một hoạt động, không trùng lặp, 
nhằm tạo ra những bài học sinh động hơn, thú vị hơn, và luôn đem lại cho các em sự 
mới mẻ. Hơn nữa, trong quá trình dạy học, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi đổi 
mới để bổ sung thêm các hoạt động giúp bài học ngày càng hấp dẫn hơn.
 Các hoạt động đã áp dụng bao gồm:
 7.3.1. Hoạt động 1: Hello, hello 
 * Mục đích: Hoạt động này nhằm mục đích yêu cầu học sinh thực hiện các 
quy tắc trong lớp học một cách thoái mái nhất, giúp học sinh có được tâm trạng tốt 
nhất để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 * Cách thức tiến hành: Khi giáo viên nói “Hello, hello”, học sinh sẽ nói “hi, 
hi” và giữ trật tự, tập trung quan sát giáo viên hoặc quan sát lên bảng. 
 * Ưu điểm: Trước đây, khi muốn yêu cầu học sinh giữ trât tự, tôi thường gõ 
thước xuống bàn hoặc yêu cầu học sinh “Keep silent”. Điều đó gây nên tâm lí căng 
thẳng cho học sinh trong giờ học. Khi bị ức chế, các em sẽ không còn hứng thú đối 
với giờ học nữa. Vì vây, việc sử dụng kĩ thuật “Hello, hello” có tác động rất lớn đối 8
khi đưa ra đánh giá của mình đối với các sản phẩm học tập của các nhóm.
 * Cách thức tiến hành: Tùy theo điều kiện lớp học, giáo viên có thể cho tất cả 
học sinh lên bảng, hoặc lần lượt học sinh từ các nhóm quan sát sản phẩm học tập và 
vẽ một mặt cười hoặc dấu tích vào sản phẩm học tập nào có chất lượng tốt nhất. Sản 
phẩm nào được bầu chọn nhiều nhất (có nhiều dấu tích/ mặt cười nhất) sẽ được biểu 
dương, khen thưởng.
 * Ưu điểm: Di chuyển, vận động giúp học sinh được thay đổi trạng thái, giúp 
não bộ không bị mệt mỏi khi phải tập trung quá lâu. Theo cách truyền thống, giáo 
viên nhận xét từng sản phẩm học tập của học sinh và cho điểm. Điều đó nhấn mạnh 
vào việc lấy người thầy làm trung tâm và đã không còn phù hợp nữa. Bởi khi giáo 
viên nhận xét, có học sinh chăm chú lắng nghe, cũng có học sinh lơ đễnh không chú 
ý. Với kĩ thuật bầu chọn, học sinh có thể thể hiện ý kiến đánh giá của bản thân trong 
quá trình di chuyển, đồng thời phải quan sát, so sánh các sản phẩm học tập đó. Việc 
đánh giá bằng mặt cười hoặc dấu tích để bầu chọn có thể huy động được một số 
lượng lớn học sinh tham gia mà không mất quá nhiều thời gian như các cách đánh 
giá khác. Hơn nữa, việc quan sát rất nhiều mặt cười trên bảng sau khi kết thúc hoạt 
động cũng làm tăng sự phấn chấn cho học sinh.
 *Áp dụng: Tất cả các tiết học có sản phẩm làm việc nhóm
 7.3.4. Hoạt động 4: Good job, high-five
 * Mục đích: Kĩ thuật này nhằm mục đích thay đổi không khí lớp học, tăng tính 
tích cực cho học sinh.
 * Cách thức tiến hành: Trước khi bắt đầu một nhiệm vụ học tập, các học sinh 
sẽ vỗ vào vai hoặc đập tay nhau để xác định được đối tác của mình. Hoặc sau khi 
hoàn thành các nhiệm vụ học tập, giáo viên cho học sinh đập tay, vỗ vai bạn bên 
cạnh hoặc tự vỗ vai mình và nói “Good job, my body” nhằm truyền sức mạnh cho 
nhau, khích lệ tinh thần và thay đổi không khí lớp học.
 * Ưu điểm: Theo các nghiên cứu, học sinh THPT có thể tập trung cao nhất để 
thực hiện một nhiệm vụ học tập trong khoảng thời gian tối đa là 10-12 phút. Nếu 
không được thay đổi trạng thái, não bộ sẽ trở nên thiếu tập trung và làm việc kém 
hiệu quả hơn. Áp dụng kĩ thuật “high five, good job” là cách đơn giản, dễ thực hiện 10
 * Áp dụng: tất cả các tiết học
 7.3.6. Hoạt động 6: Onion rings
 * Mục đích: Hoạt động này giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng 
làm việc nhóm, cải thiện kĩ năng phát âm và phản xạ bằng Tiếng Anh với một tâm lí 
thoải mái nhất.
 * Cách thức tiến hành: Giáo viên cho học sinh xếp thành hai hàng, đập tay với 
bạn đối diện để chào hỏi và bắt đầu nói về chủ đề của mình. Sau đó cho một hàng bước 
một bước để tìm bạn mới, đập tay và tiếp tục trao đổi lần lượt đến hết hàng. 
 * Ưu điểm: Với việc thực hiện nhiều lần một nhiệm vụ học tập như vậy, sẽ giúp 
các em tự tin thoải mái hơn khi nói Tiếng Anh, và không sợ bị chê cười khi mắc lỗi. 
Qua quá trình đó, các em học kĩ năng tự sửa lỗi, cũng như tạo phản xạ để trở nên tự 
tin hơn trước khi thể hiện phần trình bày trước tất cả các học sinh trong lớp.
 * Áp dụng: trong tất cả các tiết học
 Ví dụ: Unit 6: Global warming, speaking lesson (English 11)
 A: What should we do to reduce global warming?
 B: We should 
 + Reuse and recycle glass, plastic, paper and other products
 + Reduce use of paper products
 + Cut down on energy use
 + Use green method of transport: ride a bike or just walk
 + Plan trees or plants whether they can grow
 7.3.7. Hoạt động 7: Easy words
 * Mục đích: Hoạt động này giúp học sinh thực hiện lặp đi lặp lại một nhiệm 
vụ học tập, qua đó, giúp các nội dung được ghi nhớ lâu hơn. Đặc biệt áp dụng cho 
phần dạy từ mới.
 * Cách thức tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 7 nhóm, giao mỗi nhóm một 
nhiệm vụ học tập, ví dụ mỗi nhóm được giao một từ mới. Cho học sinh thời gian, và 
sử dụng các công cụ hỗ trợ như từ điển, bài hội thoại để tra nghĩa của từ, cách đọc từ, 
từ loại, và cách đánh trọng âm của từ đó. Sau thời gian khoảng một phút, giáo viên gọi 
nhóm 1 đọc to các nội dung mà các em vừa chuẩn bị. Sau đó lần lượt từng học sinh 12
 - Đội nào hoàn thành nhanh nhất được cộng 1 điểm. Đội nào có nhiều dấu tích 
nhất sẽ giành chiến thắng.
 - Yêu cầu học sinh chú ý vào các từ xuất hiện trong đoạn hội thoại. Và yêu 
cầu học sinh đọc to đoạn hội thoại mẫu trước lớp
 Sau khi thực hiện hoạt động, giáo viên yêu cầu học sinh tập trung vào các từ 
in đậm, đọc và rút ra quy tắc, cấu trúc cần thiết.
 * Ưu điểm: Với lứa tuổi học sinh, các em luôn yêu thích các hoạt động vận 
động. Và càng thú vị hơn nếu các em được đóng góp và trở thành một phần của hoạt 
động vận động đó. Việc di chuyển giúp các em thay đổi trạng thái cho não bộ. Việc 
cố gắng diễn đạt, đọc các từ tiếng Anh giúp cải thiện khả năng phát âm cho các em. 
Khi tham gia hoạt động, các em sẽ phải quan sát, và đồng thời phối hợp hài hòa với 
các bạn khác trong nhóm, qua đó phát triển kĩ năng làm việc nhóm.
 * Áp dụng: trong tất cả các tiết học giới thiệu nội dung mới.
 Ví dụ 1: Unit 1: The Generation gap- Language lesson (English 11) Modal 
verbs 
 Anna: My father thinks women must do all the housework
 Lucy: Really? He must be very conservative. My father, on the other hand, 
believes that all family members should share the household chores
 Anna: That’s great. We ought to join hands. That makes us happy.
 - Giáo viên dán đoạn hội thoại bên ngoài lớp học, chia nhóm và hướng dẫn 
học sinh thực hiện hoạt động. Sau khi thực hiện hoạt động, giáo viên cho học sinh 
tìm và gạch chân các động từ khuyết thiếu, qua đó rút ra công thức và cách sử dụng 
và khái quát thành công thức chung của điểm ngữ pháp này.
 Ví dụ 2: Unit 2: Relationships- Speaking lesson (English 11). Talking about 
problems and asking for advice
 Van: You look sad. What is your problem?
 Chi: We were chosen to take part in the English Speaking contest in Da Nang 
next week. But my parents don’t allow me to go.
 Van: Why?
 Chi: My parents said Da nang is too far away 14
đặt câu hỏi: “What happens if you free the water?” (phiếu số 1) cho đến khi tìm được 
câu trả lời phù hợp. Sau khi tìm được cặp của mình (phiếu A), học sinh sẽ viết câu 
trả lời lên bảng: If you free the water, it turns to ice. Từ đó, hướng dẫn học sinh phân 
tích câu để rút ra cấu trúc câu điều kiện dạng 0. Điều đó giúp cho việc học ngữ pháp 
của các em không còn khô khan. Giúp các em tiếp thu bài giảng hiệu quả hơn, tăng 
cường khả năng ghi nhớ hơn.
 1. If you free the water A. It turns to ice
 If you need help Don’t hesitate to help
 If you multiply 1 by 0 You get 0
 If you’ve finished your work Go home and take a rest
 If you are going to school today Please pick me up on your way
 If you try to mix oil and water The oil go to the top and the water to the 
 bottom
 If my father leaves work early on He usually goes to the gym
Saturday
 + Ví dụ 2: Unit 4: Caring for those in need, speaking lesson. (English 11) 
Talking about voluntary works
 - Activities:
 1. teaching children read and write
 2. taking care of the disabled
 3. donating blood
 4. coaching people to play sport
 5. organising extracurricular activities
 - Reasons:
 A. I want to help the injured who need blood 
 B. I want to help people in need 
 C. I like sports and want many people play sports, too 
 D. I love children 
 E. I can improve my communication skills 16
 7.3.11. Hoạt động 11: Dictogloss
 * Mục đích: Rèn luyện kĩ năng nghe, nói phát huy trí nhớ cũng như tưởng 
tượng của học sinh
 * Cách thức tiến hành: Ở hoạt động này giáo viên sẽ đọc một đoạn văn hoặc 
một bài miêu tả. Học sinh sẽ chép lại đoạn văn hoặc vẽ lại hình ảnh theo phần miêu 
tả của giáo viên. 
 * Ưu điểm: Phát triển khả năng nghe hiểu, kích thích trí tưởng tượng của học 
sinh.
 * Áp dụng: cho tất cả các tiết học, thường dùng ở phần củng cố
 Ví dụ: Unit 9: Cities of the future. Speaking lesson. Giáo viên sử dụng phần 
mềm text to speech, chuẩn bị một bài nói về thành phố trong tương lai. Sau đó cho 
học sinh tùy vào khả năng nghe của mỗi cá nhân, vẽ lại thành phố theo trí tưởng 
tượng của các em. Sau đó, giáo viên cho học sinh thực hiện tiếp hoạt động 3(vote), 
hoặc hoạt động 6 (onion rings). Cuối cùng, yêu cầu học sinh trình bày trước lớp ở 
đầu tiết học ngày hôm sau.
 7.3.12. Hoạt động 12: Back to the board
 * Mục đích: Ôn lại bài cũ, phát triển kĩ năng làm việc nhóm
 * Cách thức tiến hành: Ở hoạt động này giáo viên đưa cho học sinh một loạt 
các từ vựng, về một chủ đề nào đó. Ở mỗi lượt chơi, giáo viên viết một từ lên bảng. 
Chia học sinh thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử một học sinh quay lưng về bảng để đoán 
từ. Các học sinh còn lại sẽ quan sát lên bảng và lần lượt từng học sinh miêu tả từ đã 
cho bằng lời nói hoặc cử chỉ hành động để giúp học sinh đang quay lưng về phía 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hoat_dong_tao_hung_thu_hoc_tap.docx