Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp Một trong giờ học kể chuyện (bộ sách Cánh diều)

Năm học 2021-2022 là năm học thứ hai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông GDPT 2018, thay sách giáo khoa lớp Một. Cũng giống như các môn học khác, môn Tiếng Việt đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Bởi nếu chỉ dạy cho học sinh (HS) những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các tài liệu thì tiết học sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo đúng hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Để giúp các em học tốt, nếu chỉ dạy trên bảng đen phấn trắng thì HS sẽ chóng chán, tiếp thu bài hạn chế. Vậy người giáo viên (GV) không chỉ thiết kế nội dung bài học hợp lí, mà còn phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. HS ở lớp Một còn rất nhỏ, vốn từ ngữ hạn chế; vốn sống đơn giản; hiểu biết về thế giới con người, thế giới tự nhiên còn hạn hẹp nên khả năng giao tiếp gặp nhiều khó khăn. Nhiều em nói chưa đủ câu hoặc diễn đạt không thoát ý do hạn chế về vốn từ.

Nhìn chung, các em học sinh lớp Một có nhu cầu cao trong việc giao tiếp với người lớn (đặc biệt là với thầy giáo, cô giáo) và với bạn cùng lớp. Các em hay làm theo thầy cô giáo, bạn bè và những gì mà các em yêu thích. Có khá nhiều trường hợp các em học sinh lớp Một thực hiện các nhiệm vụ mà thầy cô giáo yêu cầu ở trường cần mẫn hơn cả việc thực hiện các yêu cầu do cha mẹ đề ra. Ngược lại, nếu GV không chú ý tới tính hưng phấn cao về cảm xúc của đối tượng học sinh lớp Một thì rất dễ làm cho các em nảy sinh những biểu hiện tiêu cực trong học tập và nhân cách, gây nên những hậu quả lâu dài có khi theo suốt cuộc đời một con người.

Kể chuyện là một kiểu bài có tầm quan trọng giống như các kiểu bài khác trong môn Tiếng Việt. Các tiết Kể chuyện đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện của học sinh, đồng thời có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, phát triển trí tưởng tượng và rèn hai kĩ năng nghe, nói cho các em. Nhưng thực tế cho thấy, kiểu bài Kể chuyện có thể nói rất dễ dàng bị HS xem nhẹ tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của nó trong học tập. Không những vậy kiểu bài Kể chuyện đòi hỏi HS phát huy cao độ trí tuệ và cảm xúc để thực hiện các yêu cầu bài học, mà còn rèn kĩ năng viết rất quan trọng và hết sức cần thiết cho HS để thông qua đó các em áp dụng được vào thực tiễn, hơn nữa các em yêu thích phân môn hơn.

Học sinh lớp Một, trong thời gian đầu đến trường, các em mới làm quen với việc học tập và bắt đầu học chữ cái nên năng lực ngôn ngữ còn rất hạn chế và gây nhiều khó khăn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập.

Vậy cần làm gì để thực hiện có hiệu quả những đổi mới về nội dung chương trình, những mục tiêu về các phẩm chất và năng lực học tập trong giờ học Kể chuyện của học sinh lớp Một trong Chương trình GDPT 2018. Đó chính là lí do khiến tôi quan tâm đầu tư nghiên cứu, thực hiện và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp dạy học Kể chuyện lớp Một “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp Một trong giờ học kể chuyện" .

docx 35 trang Tú Anh 02/12/2024 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp Một trong giờ học kể chuyện (bộ sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp Một trong giờ học kể chuyện (bộ sách Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp Một trong giờ học kể chuyện (bộ sách Cánh diều)
 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
 MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nội dung nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
 NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 5
1.1. Cơ sở lí luận 5
1.2. Cơ sở thực tiễn 5
2 Thực trạng
2.1. Thuận lợi 6
2.2. Khó khăn 6
3. Biện pháp thực hiện
3.1. Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung chương trình và phương 7
 pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp Một - Kiểu bài Kể chuyện 
 trong chương trình GDPT 2018.
3.2. Giải pháp 2: Phân loại HS nhóm theo năng lực học ngay từ 10
 những tiết học đầu tiên
3.3. Giải pháp 3: Người giáo viên cần trau dồi nghệ thuật kể 12
 chuyện để phát huy hiệu quả của từng tiết dạy.
3.4. Giải pháp 4: Cách khai thác học liệu điện tử để tạo hứng 14
 thú cho các em trong giờ học Kể chuyện
 Kết quả 18
4. KẾT LUẬN – KHUYỄN NGHỊ 19
 Giáo án minh họa 20 2
 Học sinh lớp Một, trong thời gian đầu đến trường, các em mới làm quen 
với việc học tập và bắt đầu học chữ cái nên năng lực ngôn ngữ còn rất hạn chế và 
gây nhiều khó khăn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập. 
 Vậy cần làm gì để thực hiện có hiệu quả những đổi mới về nội dung chương 
trình, những mục tiêu về các phẩm chất và năng lực học tập trong giờ học Kể 
chuyện của học sinh lớp Một trong Chương trình GDPT 2018. Đó chính là lí do 
khiến tôi quan tâm đầu tư nghiên cứu, thực hiện và mạnh dạn đề xuất một số giải 
pháp dạy học Kể chuyện lớp Một “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh 
lớp Một trong giờ học kể chuyện" .
2. MỤC ĐÍCH 
 Giúp học sinh thích thú với môn học và giúp học sinh biết vận dụng 
những kiến thức đã học để kể lại nội dung câu chuyện một cách hấp dẫn, có 
cảm xúc nhằm bộc lộ hết được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm qua câu 
chuyện. Góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng và khả năng 
diễn đạt ở mỗi học sinh. Mặt khác, giúp các em biết dung cảm trước cái đẹp, hành 
động đẹp, biết đồng tình với cái đúng, biết bày tỏ ý kiến để giải quyết một “thông 
điệp” mà mỗi câu chuyện muốn gửi gắm đến các em.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Học sinh lớp 1 trong nhà trường Tiểu học
 - Lớp thực nghiệm: lớp 1B – Trường Tiểu học Ngũ Hiệp
4 . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 * Các giải pháp
 Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy kiểu bài 
Kể chuyện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 Giải pháp 2: Phân loại HS theo nhóm năng lực học ngay từ những tiết học 
đầu tiên.
 Giải pháp 3: Người giáo viên cần trau dồi nghệ thuật kể chuyện để phát huy 
hiệu quả của từng tiết dạy.
 Giải pháp 4: Cách khai thác học liệu điện tử để tạo hứng thú cho các em 
trong giờ học Kể chuyện.
 * Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến đề ra một số giải pháp
nhằm tạo hứng thú cho HS lớp Một trong giờ Kể chuyện. Nhằm phát huy năng 
khiếu, sở trường của mỗi HS trong mỗi giờ học qua việc các em được tham gia 
vào các hoạt động học tập cũng như việc phối hợp với phụ huynh tổ chức quay 
các video kể chuyện của HS ở nhà. Tạo môi trường học tập thân thiện, biết hợp 
tác và chia sẻ. 4
 NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
 Trong thời gian những năm đầu của các em, làm cách nào để tạo được hứng 
thú qua môn học là đề tài rất trăn trở. Đó là cơ sở đầu tiên để đưa trẻ em hình thành 
và phát triển nhân cách con người để bước vào giai đoạn mới. Giai đoạn lứa tuổi của 
học sinh lớp Một, ở lứa tuổi này các em tiếp tục diễn ra sự phát triển tâm sinh lí ở mức 
độ cao hơn, khả năng tri giác của học sinh lớp Một mang tính chất đại thể ít đi sâu 
vào chi tiết, không mang tính chủ động. Trẻ em luôn hứng thú về một cái gì đó nhưng 
hứng thú biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Mỗi xúc động của các em lại 
kích thích đến cảm xúc và mỗi cảm xúc lại ảnh hưởng đến tri giác một cách khác 
nhau. 
 Việc các em tham gia vào hoạt động kể chuyện và nghe kể cũng là một trong 
những hình thức để tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Một điểm quan trọng trong sự phát 
triển tâm sinh lí của HS lớp Một là sự tưởng tượng. Giàu sức tưởng tượng là thuộc 
tính của trí tuệ gắn với năng lực hiểu biết của các em. Lứa tuổi các em đặc biệt là lớp 
đầu cấp, có thể nói đó là mảnh đất phì nhiêu để bồi đắp trí tưởng tượng cho con người. 
HS lớp Một thường nói lên những điều quá sự thật với niềm tin ngây thơ, những biểu 
hiện trên đều nằm trong sự tưởng tượng. Hoạt động tưởng tượng phải dựa trên nền 
tảng liên tưởng dựa trên sự ghi nhớ các sự vật hiện tượng. Ý thức được vai trò của trí 
tưởng tượng phong phú của lứa tuổi học sinh lớp Một và sự hấp dẫn trong văn học là 
rất cần thiết để khi dạy kể chuyện sáng tạo, giáo viên sẽ có sự vận dụng biện pháp, 
phương pháp có hiệu quả.
1.2. Cơ sở thực tiễn
 Một điểm mới trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 là sự xuất hiện của các 
tiết kể chuyện với tư cách là một nội dung độc lập, kéo dài suốt năm học. Một 
tuần, HS có 1 tiết. Ở mỗi giai đoạn của chương thì yêu cầu kiểu bài Kể chuyện 
cũng khác nhau. Ở giai đoạn Học vần, yêu cầu đặt ra với HS là nghe thầy cô kể 
những câu chuyện đơn giản, dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, HS trả lời được các 
câu hỏi dưới mỗi tranh. Đến giai đoạn Luyện tập tổng hợp, yêu cầu được nâng 
cao hơn: HS không chỉ đọc và trả lời các câu hỏi, mà còn phải kể lại được từng 
đoạn câu chuyện theo tranh. Điểm khác biệt so với truyện trong sách Truyện kể 
trước đây là các văn bản truyện trong chương trình mới rất ngắn gọn. Các truyện 
đều được chia đoạn, mỗi đoạn được thể hiện bằng một bức tranh. Mỗi truyện có 6
 Nhiều em nói chưa đủ câu hoặc diễn đạt không thoát ý do hạn chế về vốn 
từ nên các em chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô và bạn bè.. Bên cạnh đó 
là sự nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp với thầy cô và các bạn. Đó cũng là một 
rào cản khiến các em chưa thực sự hứng thú trong giờ học Kể chuyện.
 Ở giai đoạn đầu năm học do chưa đọc thông viết thạo nên chưa đọc được 
các câu hỏi tìm hiểu nội dung mỗi bức tranh, phần lớn phải nhờ sự trợ giúp của 
thầy cô.
 Về phía GV: Sách giáo khoa được xem như một ngữ liệu, nhằm giúp học 
sinh đạt chuẩn trong chương trình quy định, cũng theo lẽ đó sách giáo khoa không 
còn là pháp lệnh như trước đây. Tuy vậy, GV chưa mạnh dạn trong việc thay đổi 
ngữ liệu, hay sử dụng các tài liệu bổ trợ để tiết học thực sự được triển khai theo 
hướng mở và sáng tạo; mang lại hiệu quả học tập cho học sinh. Nói cách khác, 
việc bóc tách ngữ liệu trong chuỗi hệ thống kiến thức của sách giáo khoa đã được 
Bộ giáo dục và đào tạo thẩm định hay việc lựa chọn nội dung thay thế để giảng 
dạy và học tập ở lớp Một gặp nhiều khó khăn.
 Đặc biệt là làm thế nào để dạy học Kể chuyện theo định hướng phát triển 
phẩm chất và năng lực cho học sinh thì GV cũng còn nhiều lúng túng.
 Một số GV rất ngại đổi mới, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy, khai thác nguồn tài nguyên trên mạng Internet để phục vụ cho bài 
giảng còn gặp nhiều khó khăn.
3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy học môn Tiếng 
Việt lớp 1 – Kiểu bài Kể chuyện trong Chương trình GDPT 2018.
3.1.1 Mục đích:
 - Nắm vững nội dung chương trình và mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt 
lớp 1 – Kiểu bài Kể chuyện ở tiểu học trong Chương trình GDPT 2018.
 - Nắm được các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực. Tạo dựng môi trường dạy học tương tác, tích cực, gắn nội 
dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh.
3.1.2 Nội dung đã thực hiện:
3.1.2.1. Nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Việt – Kiểu bài Kể chuyện 
 Một điểm mới trong SGK Tiếng Việt 1 là sự xuất hiện của các tiết Kể chuyện 
với tư cách là một nội dung độc lập kéo dài suốt năm học, từ tuần học đầu tiên 
đến những tuần cuối với thời lượng 1 tiết/tuần, 31 tiết/năm học. 8
 a) Hoạt động Khởi động và giới thiệu bài
 - Quan sát và phỏng đoán (khai thác kênh hình): GV cho học sinh quan sát 
tranh ảnh minh họa. HS quan sát tranh, nói tên các nhân vật trong tranh. Dựa vào 
nội dung tranh, đoán nội dung câu chuyện. GV dẫn dắt để giới thiệu bài.
 - GV giới thiệu vắn tắt câu chuyện, tạo hứng thú cho HS.
 Ví dụ: Khi dạy kể chuyện Bài 20 “Đôi bạn” – SGK Tiếng Việt 1, trang 40
 Để dẫn dắt học sinh vào câu chuyện, giáo viên đọc cho học sinh nghe bài 
thơ “Đôi bạn”. (Từ xa xưa thuở nào; trong rừng xanh sâu thẳm; Đôi bạn sống bên 
nhau; Bê vàng và dê trắng; Một năm trời hạn hán; suối cạn cỏ héo khô; Lấy gì 
nuôi đôi bạn; Chờ mưa đến bao giờ; Bê vàng đi tìm cỏ; Lang thang quên đường 
về; Dê trắng thương bạn quá; Chạy khắp nẻo tìm bê.).
 Sau khi nghe xong bài thơ, giáo viên hỏi: 
 - Đôi bạn được nhắc đến trong bài thơ là những ai?
 - Đôi bạn Bê vàng và Dê trắng yêu quý nhau như thế nào?
 Thông qua bài thơ “Đôi bạn”, giáo viên giúp học sinh thấy được tình bạn 
ngây thơ, trong sáng của đôi bạn nhỏ trong khu rừng là sự quan tâm chia sẻ niềm 
vui, nỗi buồn. Cũng thông qua hình ảnh đôi bạn đó để dẫn dắt học sinh vào câu 
câu chuyện kể về một tình bạn rất đẹp, rất đáng học tập giữa “Sóc Nâu và Sóc 
Đỏ”.
 Giáo viên chiếu lên màn hình nội dung các bức tranh minh họa để học sinh 
quan sát, tìm hiểu về các nhân vật trong câu chuyện. Dựa vào những gợi ý dưới 
tranh, học sinh có thể phỏng đoán về nội dung câu chuyện. Qua đó, giúp các em 
khơi dậy trí tò mò, sự sáng tạo, muốn khám phá câu chuyện.
 b) Hoạt động Khám phá và luyện tập
 - HS nghe thầy cô kể chuyện/hoặc xem video (3 lần):
 + Lần 1: GV kể không chỉ tranh, HS nghe toàn bộ câu chuyện.
 + Lần 2: GV vừa chỉ từng tranh vừa kể thật chậm, HS nghe và quan sát 
tranh.
 + Kể lần 3 (như lần 2) để HS một lần nữa khắc sâu nội dung câu chuyện.
 - HS trả lời câu hỏi theo tranh:
 Đây là yêu cầu trọng tâm của tiết Kể chuyện ở giai đoạn Học vần.
 + Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh. (Nếu có 6 tranh, sẽ có từ 6 đến 18 
HS trả lời. Với mỗi câu hỏi, GV có thể mời 2 - 3 HS tiếp nối nhau trả lời. Ý kiến 
của các em có thể lặp lại. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đầy đủ, thành câu).
 + Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 tranh.
 + 1 đến 2 HS trả lời các câu hỏi dưới tất cả các tranh. 10
hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành vẫn là bình thường. Vì thế để đảm 
bảo duy trì và phát huy chất lượng của HS, người GV cần phải quan tâm đến biện 
pháp cụ thể của từng đối tượng HS. Đối với biện pháp này, thì ngay từ đầu năm 
học tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát, đánh giá nhận thức của các em, để biết 
được em nào nhận thức tốt, em nào khá và em nào còn chậm. Sau đó tôi chọn lọc 
được nhóm HS còn hạn chế về phân môn kể chuyện để có phương pháp theo dõi 
giúp đỡ các em suốt quá trình học tập. 
 Ví dụ: Ở tiết học kể chuyện bài 3, Hai con dê, trang 10 SGK Cánh Diều.
 Đầu tiên, GV bật đoạn clip kể chuyện Hai con dê trong phần học liệu cho 
học sinh xem 1 đến 2 lần. Sau đó giáo viên có thể kể lại câu chuyện cho HS nghe.
 Sau khi HS nghe GV kể chuyện, tôi đã hướng dẫn HS dựa vào trí nhớ, 
tranh minh họa, trả lời được các câu hỏi dưới mỗi tranh. Ở giai đoạn này vì học 
sinh chưa đọc được nhiều nên GV sẽ là người nêu câu hỏi dưới mỗi tranh để HS 
trả lời. 
 Tranh 1: Hai con dê đang làm gì?
 Tranh 2: Trên cầu, hai con dê thế nào?
 Tranh 3: Đến giữa cầu, hai con dê làm gì?
 Tranh 4: Kết quả ra sao?
 Với phần trả lời câu hỏi này, tôi tập trung vào nhóm đối tượng còn hạn chế 
về ngôn ngữ. HS có thể trả lời không đủ câu hoặc nói không rõ ý, nói bé, ... GV 
nhận xét hướng dẫn HS khi trả lời câu hỏi: cần nói to, rõ, nhìn vào người nghe, 
nói đủ ý.
 Sang đến hoạt động: Kể chuyện theo tranh: Tôi tổ chức cho các em hoạt 
động theo nhóm đôi: Hai em một bàn tạo thành một nhóm. Lần lượt mỗi em một 
tranh, tương ứng với một đoạn của câu chuyện. Sau đó gọi một số nhóm lên kể 
trước lớp. 12
3.3.2 Nội dung đã thực hiện:
 Ngôn ngữ nghệ thuật có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm hồn, 
trí tuệ, tình cảm của trẻ. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, người kể sẽ làm cho câu 
chuyện cất tiếng nói, chuyển câu chuyện thành một bức tranh sinh động, hấp dẫn. 
 Giờ kể chuyện người GV như người mẹ, người bà có ảnh hưởng rất lớn 
đến tình cảm và tâm hồn với trẻ thơ, làm cho trẻ càng gần gũi yêu mến cô giáo, 
thêm yêu thích môn kể chuyện. Ngoài việc xem video kể chuyện trên sách điện 
tử thì học sinh còn rất háo hức được nghe cô giáo của mình kể chuyện. Khi nghe 
kể chuyện kết hợp việc quan sát tranh, trẻ như bước vào thế giới sinh động của 
các nhân vật.
 Để gây được hứng thú cho HS trong giờ kể chuyện, thu hút các em nghe 
kể chuyện một cách say sưa thì mỗi GV cần phải học thuộc truyện để làm chủ 
được tiết dạy và kể câu chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc. Bên cạnh đó cũng 
cần chú ý đến cách ngắt giọng, giọng điệu của từng câu chuyện hay chỉ là một 
chi tiết rất nhỏ là cách giới thiệu bài cũng có thể lôi cuốn được sự tập trung, chú 
ý của 100% học sinh trong lớp. Mỗi câu chuyện, giáo viên cần biết cách nhập vai, 
hóa thân vào từng nhân vật trong câu chuyện để học sinh thấy rõ được đặc điểm 
về hình dáng, tính cách của từng nhân vật.
 Các yếu tố phi ngôn ngữ: Khi GV kể chuyện, các yếu tố phi ngôn ngữ như 
ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ có vai trò rất lớn. Làm tốt phần này, HS sẽ 
tưởng tượng ra nhân vật đang đứng trước mặt mình là như thế nào (hiền như bà 
tiên, nhân hậu, dữ như sói)
 Giọng của nhân vật cũng là một yếu tố rất quan trọng để HS thấy rõ được 
tính cách, tình cảm của mỗi nhân vật: hiền, dữ, vui, buồn, giận hờn, hung ác, kiêu 
ngạo
 Ví dụ: Ở tiết học ở tiết học kể chuyện bài 3, Hai con dê, trang 10 SGK 
Cánh Diều.
 Sau khi học sinh nghe truyện kể Hai con dê trên học liệu điện tử, thì GV 
kể cho HS nghe lại câu chuyện một lần nữa. kể từng đoạn với giọng diễn cảm: 
Đoạn 1 kể với giọng khoan thai. Đoạn 2, 3 giọng kể thể hiện sự căng thẳng. Đoạn 
4: thể hiện sự đáng tiếc vì một kết thúc không tốt đẹp. Lời khuyên kể với giọng 
thấm thía.
 Ví dụ: Bài 32: Dê con nghe lời mẹ (trang 60) - SGK Cánh diều. 
 Khi kể, giáo viên cũng cần thể hiện rõ: Giọng đanh ác của con sói, giọng 
hồn nhiên của cô bé chất phác, giọng hiền từ của mẹ . 14
lại câu chuyện với giọng kể mạch lạc, thể hiện được đặc điểm của nhân vật và có 
diễn đạt bằng lời kể sáng tạo. 
 - Qua mỗi câu chuyện, HS đều nắm được nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Biết 
đưa ra những liên hệ thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt, sáng tạo thông qua 
gợi ý của giáo viên. Ví dụ:
 + Em yêu thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
 + Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong câu chuyện?
 + Em có thể kể lại câu chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe được không?
3.4. Giải pháp 4. Cách khai thác học liệu điện tử để tạo hứng thú cho các em 
trong giờ học Kể chuyện 
3.4.1 Mục đích:
 Tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm trong các tình huống cụ thể của cuộc 
sống qua các hình ảnh, vi deo về các câu chuyện trong môn Tiếng Việt 1 Cánh 
Diều. Giúp GV khai thác những hình ảnh, ngữ liệu để phục vụ cho việc soạn và 
giảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Làm cho học sinh nhớ truyện, khơi 
gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo của các em. Vì vậy, trẻ sẽ rất thích thú, say mê 
với câu chuyện và sẽ kể tốt hơn.
3.4.2 Nội dung đã thực hiện:
 Như chúng ta cũng đã biết song song với văn bản sách giáo khoa giấy, một 
điểm mới và ưu việt của sách giáo khoa lớp 1 Cánh diều là hệ thống sách điện tử. 
Sử dụng ngữ liệu điện tử vào dạy học là một cách làm mới phù hợp với xu thế 
giáo dục hiện nay. Sử dụng các ngữ liệu điện tử giúp GV tiết kiệm được thời gian 
trong việc thiết kế bài giảng. Các hình ảnh, video với màu sắc đẹp, âm thanh sống 
động và là phương tiện hữu hiệu hỗ trợ GV tạo ra các giờ học hay, hấp dẫn, tạo 
hứng thú cho HS. Đặc biệt sách điện tử còn có một kho hình ảnh có thể sử dụng 
trong việc soạn bài giảng điện tử trên powpoint. Bên cạnh đó sách giáo khoa điện 
tử Tiếng Việt 1 Cánh Diều còn có các video Kể chuyện rất hấp dẫn giúp các em 
luyện tập, nâng cao khả năng đọc hiểu, rèn cách ghi nhớ cuãng như năm bắt nội 
dung câu chuyện. Mỗi GV là người mở cánh cửa tri thức giúp các em bước vào 
thế giới kì diệu, phải tạo ra được những sáng tạo bất ngờ và thú vị cho từng bài 
học chứ không nên áp đạt kiến thức một cách khô khan, khiến HS thấy khó, thấy 
sợ.
 Với thông điệp “Mang cuộc sống vào bài học và đưa bài học vào cuộc sống”, 
mỗi bài học của sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều được tổ chức thành một chuỗi các 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.docx