Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao tính ứng dụng thực tế trong dạy học môn Toán Lớp 5

Trong hệ thống giáo dục nước ta, bậc Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng, bởi đây là bậc giáo dục “nền móng” giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

Với các môn học ở Tiểu học, môn Toán là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học, thống kê đơn giản; hình thành và rèn kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập, phát triển hợp lý khả năng suy luận và diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết các suy luận đơn giản) góp phần rèn luyện phương pháp học tập làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo. Ngoài ra môn Toán còn góp phần hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lao động trong xã hội hiện đại.

Với môn học này, nếu mỗi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài dạy một cách rập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập cụ thể, thực tế.

Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, môn Toán ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng cần có một phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng dạng bài. Đặc biệt hơn cả, dạy toán cho các em người giáo viên phải giúp các em trả lời được câu hỏi: Học toán để làm gì? Trả lời được câu hỏi đó các em mới có mục tiêu học tập, hướng học tập một cách rõ ràng. Xuất phát từ yêu cầu này tôi đã luôn trăn trở và tìm phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng dạng bài. Những bài toán tôi đưa ra không chỉ giúp các em giải được bài toán, có được kiến thức toán cần thiết mà còn giúp các em hiểu sâu, nắm rõ và chắc bản chất toán học qua từng bài toán. Không những thế tôi còn giúp các em hiểu học toán là đem kiến thức toán học được áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày và áp dụng một cách hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này tôi đã đưa các kiến thức và vốn sống thực tế áp dụng để giải toán và ngược lại, đưa những kiến thức toán mà các em được học áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chính vì lí do đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân về: “Một số giải pháp nâng cao tính ứng dụng thực tế trong dạy học môn Toán lớp 5”.

docx 21 trang Tú Anh 02/12/2024 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao tính ứng dụng thực tế trong dạy học môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao tính ứng dụng thực tế trong dạy học môn Toán Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao tính ứng dụng thực tế trong dạy học môn Toán Lớp 5
 2/18
những kiến thức toán mà các em được học áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. 
Chính vì lí do đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân về: 
“Một số giải pháp nâng cao tính ứng dụng thực tế trong dạy học môn Toán lớp 
5”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Sáng kiến áp dụng để hình thành và nâng cao năng lực vận dụng kiến thức thực 
tế trong cuộc sống vào giải toán cho học sinh các khối lớp từ khối lớp 1 đến khối 
lớp 5 trong các trường tiểu học. 
 Sáng kiến góp phần quan trọng vào việc biết tính toán trên những con số thực 
mà hàng ngày học sinh gặp.
 Tìm ra phương pháp dạy học nâng cao năng lực cụ thể hóa kiến thức Toán 
lớp 5, vận dụng kiến thức toán đã được học đưa vào phục vụ cuộc sống hàng ngày.
III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 Từ ngày 15/ 9/ 2022 đến ngày 31/ 3/ 2023.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
 Một số giải pháp nâng cao tính ứng dụng thực tế trong dạy học Toán lớp 
5- Trường Tiểu học Tòng Bạt.
2. Phạm vi nghiên cứu
 Toàn bộ học sinh lớp 5A trường Tiểu học Tòng Bạt trong năm học 
2022- 2023.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Nhóm 1: Phương pháp đọc tài liệu. 
 Nhóm phương pháp này dùng trong việc đọc các tài liệu sách, báo, SGK, 
sách giáo viên, các loại sách tham khảo tạp chí giáo dục ... có liên quan đến nội 
dung đề tài. 
 Nhóm 2: Phương pháp điều tra, đối chiếu so sánh, phân tích- tổng hợp. .
 Nhóm phương pháp này dùng để điều tra thực trạng và phân tích tình hình 
thực trạng sau đó tổng hợp kết quả của thực trạng.
Nhóm 3: Phương pháp nghiên cứu thực tế
 Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung nâng cao tính ứng dụng 
thực tế. Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
 Phối hợp với cha mẹ học sinh lớp 5A, theo dõi và căn cứ kết quả điều tra 
khảo sát, thực trạng năng lực nâng cao tính ứng dụng thực tế của học sinh để kiểm 
tra tính khả thi của đề tài. 4/18
thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm ... nhưng phải chú ý đến 
đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học.
 Học sinh Tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như làm một 
việc gì đó nhiều thời gian vì thế giáo viên có thể thay đổi hoạt động học của các 
em trong giờ học: cho các em thảo luận, làm bài tập hoặc thông qua ứng dụng 
thực tế vào đời sống. Có như vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu 
được bài học.
 II. THỰC TRẠNG 
 Qua việc thăm lớp, dự giờ việc dạy học của đồng nghiệp, tìm hiểu thực 
trạng của học sinh và được trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 5A , bản thân tôi có 
vài nhận xét trong việc dạy học toán của giáo viên và học sinh như sau:
1. Về phía giáo viên: 
 - Giáo viên đã nắm chắc được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy 
học một cách cơ bản, việc sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả. Thông qua các tiết 
dạy mẫu, tiết chuyên đề đã mang lại cho mỗi giáo viên nhiều kinh nghiệm và thành 
công hơn khi áp dụng vào giảng dạy môn Toán 5. Bên cạnh đó giáo viên còn chưa 
nghiên cứu kĩ để khai thác hết kiến thức, dạy máy móc, chưa chú trọng làm rõ bản 
chất toán học, nên học sinh chỉ nhớ công thức và vận dụng công thức làm bài, chứ 
chưa có sự sáng tạo trong từng dạng bài toán, tình huống cụ thể có trong cuộc 
sống.
 - Giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mực đến việc giúp học sinh thấy 
được mối liên hệ giữa toán học và cuộc sống. Ngại thay đổi, bổ sung mà vẫn sử 
dụng các bài tập trong sách giáo khoa một cách máy móc, không còn phù hợp với 
thực tế cuộc sống cũng như phù hợp với học sinh của mình do một số ngữ liệu 
trong sách cách đây gần 20 năm không còn phù hợp.
 - Một số giáo viên thường ngại thay đổi phương pháp cũng như hình thức tổ 
chức dạy học vì thấy phiền phức và mất thời gian do khối lượng kiến thức ở mỗi 
tiết học là khá nhiềuVề cơ bản, khi nhắc đến tăng cường mối liên hệ với thực 
tiễn trong môn học, giáo viên thường đề cập đến các bài tập, các tình huống giả 
định cho học sinh thực hành. Vấn đề nằm ở chỗ tất cả các nội dung đó vẫn đang 
chỉ dừng lại ở trong sách vở, các em chưa có nhiều cơ hội thực hành trải nghiệm 
thực tế.
2. Về phía học sinh 
 - Do đặc điểm tâm lí của lứa tuổi nên khả năng chú ý và tập trung còn yếu, 
tính kỉ luật chưa cao dễ mệt mỏi. 6/18
cũng chỉ hoàn toàn là học theo cách giải của cô và học thuộc cách giải một cách 
máy móc mà thôi.
 Bài toán này khi tôi dạy cho học sinh lần đầu tiên tiếp cận với dạng toán tôi 
đã hướng dẫn học sinh giải bài toán dựa vào điều kiện cũng như kiến thức thực tế 
như sau:
 - Chỉnh sửa dữ kiện bài toán phù hợp với điều kiện lớp học: Thường thì các 
bài toán lấy số liệu phù hợp với tiêu chuẩn một lớp học nhưng khi dạy trên đối 
tượng học sinh của mình, học trong một lớp học đủ điều kiện, hàng ngày các con 
ngồi học và có đủ thời gian nhìn, ngắm và biết rất rõ về phòng học nên tôi đã lấy 
ngay số đo chiều dài, số đo chiều rộng của lớp học. Từ đó, khi có đáp số của bài 
toán các con kiểm chứng lại ngay và đáp số ấy là đáp số hoàn toàn đúng trên thực 
tế cũng như giải toán.
 - Dùng những câu hỏi phù hợp để gợi ý cho các con giải bài toán một cách 
tốt nhất như:
 + Bài toán hỏi gì? ( dùng bao nhiêu viên gạch để lát?)
 + Muốn biết phải dùng hết bao nhiêu viên gạch phải biết điều gì trước?
 Bài toán này khi hướng dẫn giải lần đầu cho học sinh sẽ mắc ở câu hỏi 2. 
Học sinh rất khó đưa ra được câu trả lời đúng là: Muốn tính phải dùng bao nhiêu 
viên gạch ta phải biết diện tích nền lớp học đó là bao nhiêu.
 - Để tháo gỡ nút thắt này cho học sinh, tôi yêu cầu các con quan sát ngay 
chính nền lớp học của mình. Tôi hướng dẫn các con để giúp các con nhận ra rằng 
diện tích nền lớp học chính là diện tích của tất cả các viên gạch được lát trên nền 
lớp học đó. Từ câu định hướng này của tôi, học sinh của tôi càng hiểu rõ hơn bản 
chất của diện tích: Diện tích của một hình chính là bề mặt phẳng của hình đó.
 - Trong bài toán mà tôi đưa ra, số đo chiều dài, số đo chiều rộng hay đáp số 
của bài toán đều là con số thực tế. Trước khi đưa ra cách giải tôi đã cho các con 8/18
nền nhà chính là diện tích của tất cả các thanh gỗ được lát trên nền nhà đó, các 
con có thể giải được bài toán.
 Bài giải
 Cạnh viên gạch để lát nền có số đo là:
 120 : 4 = 30 (cm)
 Diện tích của một viên gạch là:
 30 x 30 = 900 (cm2) = 9dm2
 Diện tích mặt nền của phòng khách đó là:
 9 x 256 = 2304 (dm2)
 Diện tích một thanh gỗ ván sàn là:
 8 x 1 = 8 (dm2)
 Để lát kín nền phòng khách cần số thanh gỗ ván sàn là:
 2304 : 8 = 288 (thanh)
 Đáp số: 288 thanh
 Như vậy: Một bài toán học sinh không những giải được, giải thành thạo mà 
các con còn nắm bắt được cái gốc của kiến thức. Từ cái gốc của kiến thức ấy, các 
con vận dụng vào giải các bài toán khó hơn. Cái gốc bài toán nếu xuất phát từ vốn 
sống và sự hiểu biết thực tế nó giúp học sinh nhớ lâu, hiểu kĩ và đưa kiến thức 
toán học có được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Như ở dạng toán này, khi 
học xong, học sinh của tôi còn giúp được cả bố, mẹ các em ở nhà khi bố mẹ cần 
phải tính toán số viên gạch lát trên một diện tích nhất định. Rất nhiều học sinh 
khoe với tôi “Cô ơi hôm nay con tính giúp bố con số viên gạch cần mua để lát nền 
nhà con đấy, cô ạ! Con được bố khen!”.
* Bài toán 3: Một phòng học có chiều rộng 6,5m, chiều dài 8,4m, chiều cao 3,5m. 
Có một cửa ra vào rộng 1,4m, cao 2,5m và 4 cửa sổ mỗi cửa rộng 1,4m, cao 1,6m. 
Người ta quét vôi các bức tường bên trong và trần nhà. Hỏi diện tích quét vôi là 
bao nhiêu? 
 10/18
thực tế sẽ giúp các em giải quyết được công việc ngay chính trong gia đình các 
em cần hàng ngày.
2. Đối với các bài toán về thể tích.
 Khi làm quen với dạng toán này, nó giúp học sinh cụ thể hóa kiến thức trong 
bài toán. Kích thích sự tìm tòi, tư duy sáng tạo. Khơi dậy niềm đam mê toán học 
và khả năng tự học. Phát huy năng lực tích cực và khả năng tự phát hiện kiến thức. 
Đưa những hiểu biết trong cuộc sống áp dụng vào những bài toán để hiểu và đưa 
ra được cách giải nhanh và hợp lí. Tạo niềm hứng thú cho học sinh từ những thí 
nghiệm nhỏ nhưng lại có sức minh chứng to lớn có kiến thức được rút ra từ bài 
toán.
 Ví dụ : 
* Bài toán 1 :Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây: 
( Bài 3 trang 121- SGK )
 Đây là một bài toán trong SGK lớp 5 trang 121 không phải là bài toán khó. 
Nhưng nếu đơn thuần chỉ giải toán thôi thì học sinh sẽ khó hiểu được bản chất của 
bài toán là gì và quan trọng hơn các em sẽ rất nhanh quên cách giải. Để giúp học 
sinh hiểu sâu, hiểu rõ bản chất của bài toán tôi cho các con làm một thí nghiệm 
nho nhỏ. 
 12/18
cao 0,5dm vào thùng. Hỏi mức nước trong thùng sau khi dâng lên cách miệng 
thùng bao nhiêu dm? (Giả thiết gạch hút nước không đáng kể).
 Trong bài toán này học sinh đã nắm rất rõ về bản chất của bài nhờ thí nghiệm 
và kiến thức thực tế có được đó là: Khi cho gạch vào thùng mực nước sẽ dâng cao 
lên. Mực nước chênh lệch giữa mức nước ban đầu và mức nước sau khi thả gạch 
chính là do gạch chiếm chỗ làm chiều cao mực nước thay đổi.
 Chiều cao mức nước trong thùng dâng lên thêm đấy chính là do có 25 viên 
gạch thả vào. Xuất phát từ thực tế này học sinh giải bài toán đơn giản hơn và rõ 
ràng, thông minh hơn.
 Bài giải
 Thể tích một viên gạch là:
 2 x 1 x 0,5 = 1(dm3)
 Thể tích 25 viên gạch là:
 1 x 25 = 25(dm3)
 Sau khi thả 25 viên gạch vào thùng thì mực nước dâng thêm là:
 25 : (5 x 5) = 1(dm)
 Sau khi thả 25 viên gạch vào thùng thì mực nước cách miệng thùng là:
 5 – (5 : 2 + 1) = 1,5 (dm)
 Đáp số: 1,5 dm
 Như vậy: Một lần nữa, bằng cách dẫn dắt học sinh giải toán xuất phát từ 
những kiến thức và kinh nghiệm có trong cuộc sống hàng ngày tôi thấy học sinh 
của tôi hiểu bài sâu hơn, nhớ phương pháp giải lâu hơn và muốn học sinh có được 
tư duy trừu tượng thì khi xây dựng lên từ vốn sống thực tế các con sẽ vững vàng 
hơn. 
3. Đối với các bài toán về chuyển động. 
 Mục đích của các bài toán này là giúp học sinh giải toán chuyển động dựa 
vào những trải nghiệm thực tế của mình. Hơn nữa, các em còn nắm chắc được 
dạng toán, hiểu bản chất của vận tốc, quãng đường, thời gian và mối quan hệ giữa 
vận tốc, quãng đường và thời gian.
 Ví dụ:
* Bài toán 1: Một thuyền máy đi xuôi dòng từ A đến B. Vận tốc của thuyền máy 
khi nước lặng là 22,6km/giờ và vận tốc dòng nước là 2,2km/giờ. Sau 1 giờ 15 phút 
thì thuyền máy đến B. Tính độ dài quãng đường AB. 14/18
 Quãng sông AB dài là:
 24,8 x 1,25 = 31 (km)
 Đáp số: 31km
* Bài toán 2: Một người dự định đi từ địa điểm A đến địa điểm B hết thời gian là 
4 giờ. Nhưng khi đi, người đó đi với vận tốc lớn gấp 3 lần vận tốc dự định. Hỏi 
người đó đã đi từ A đến B hết bao nhiêu thời gian?
 Với bài toán này nếu học sinh không có hiểu biết thực tế về chuyển động sẽ 
rất khó tìm được đáp số của bài toán mặc dù các bước giải của bài toán rất gọn 
gàng và không mấy khó khăn. Để giải bài toán này học sinh phải nắm được mối 
quan hệ giữa hai đại lượng vận tốc và thời gian. Trước khi hướng dẫn học sinh 
giải bài này tôi đưa ra bài toán nhỏ bằng chính hoạt động chuyển động của các em 
hàng ngày như sau:
 Bài toán: Quãng đường từ nhà bạn Nam đến trường dài 3km. Hỏi bạn Nam 
đi đến trường hết bao nhiêu thời gian?
 - Nếu bạn Nam đi bộ với vận tốc 5km/h.
 - Nếu bạn Nam đi đến trường bằng xe đạp với vận tốc 6km/h.
 - Nếu bạn Nam được bố đèo bằng xe máy đến trường với vận tốc 30km/h.
 *Học sinh của tôi dễ dàng tìm được đáp số của bài toán.
 s 3 km 3 km 3 km
 v 5km/h 6 km/h 30 km/ h
 t 0,6 giờ =36 phút 0,5 giờ = 30 phút 0,1 giờ = 6 phút
 Hơn nữa bằng thực tế hàng ngày, các em đến trường các em thấy rõ rằng:
các em đi càng nhanh thì thời gian càng ít. Cụ thể:
 30km/h gấp 6 km/h số lần là:
 30 : 6 = 5 (lần)
 Khi đi 5km với vận tốc 30km/h hết số thời gian là:
 30 : 5 = 6 (phút )
 Từ những kinh nghiệm hàng ngày kết hợp giải bài toán nhỏ các em rút ra 
được: Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch. 
Học sinh dễ dàng giải được bài toán nêu trên.
 Bài giải:
 Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. 
Mà vận tốc gấp lên 3 lần nên thời gian giảm đi 3 lần. 16/18
 - Giúp học sinh học Toán một cách tốt nhất và hứng thú nhất, có rất nhiều 
cách thức, phương pháp nhưng không thể bỏ qua những kiến thức, vốn sống thực 
tế. Chính phương pháp này đã đưa môn toán trở nên gần gũi với học sinh hơn.
 - Học sinh đưa được kiến thức toán đã học áp dụng vào cuộc sống làm cho 
các em thấy rõ được vai trò tích cực của môn Toán.
 - Học sinh hứng thú học hơn khi đã hiểu bài, nắm được bản chất toán học 
hơn.
 Quan trọng hơn nữa: Trong chương trình Toán lớp 5 tính ứng dụng thực tế 
còn được thể hiện qua nhiều dạng toán nữa như Tỉ số phần trăm. Học sinh học 
cách giải toán Tỉ số phần trăm khi mua bán sản phẩm nếu được giảm 40% hay 
50% hoặc 70% các em có thể tích được giá sản phẩm ngay tức khắc. Như vậy, 
nếu dạy toán mà giáo viên ứng dụng thực tế để giải toán cũng như đưa kiến thức 
Toán ứng dụng vào thực tế cuộc sống tôi tin chắc rằng học sinh sẽ nắm rất chắc 
kiến thức được học và sẽ xác định đúng mục đích khi học Toán. Lúc ấy các em sẽ 
hào hứng học hơn.
 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Trên đây là một số giải pháp nâng cao tính ứng dụng thực tế trong dạy học 
môn Toán ở lớp 5. Khi áp dụng các giải pháp này vào dạy học Toán bản thân tôi 
đã tự nhận thấy mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp cho việc nâng 
cao chất lượng giảng dạy môn Toán. Tôi thấy trong mỗi giờ dạy bản thân mình 
cũng đam mê, hứng thú trong việc cung cấp cho các em những kiến thức mới – 
kiến thức thực tế; chủ động trong việc lựa chọn các phương pháp dạy học. Hơn 
nữa tôi đã tạo được hứng thú cho học sinh khi học môn học này. Đặc biệt nhờ sự 
hướng dẫn của tôi, đã làm cho những giờ học trở nên thoải mái, sôi nổi, hiệu quả 
ngày càng tăng. Chất lượng học tập của các em ngày càng được nâng lên, hạn chế 
tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc. Trong giờ học 
không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay mất tập trung trong học tập. 
Số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày một tăng lên. Ngoài ra, tôi cũng nhận 
được phản hồi từ phía phụ huynh về việc con em họ rất yêu thích môn học, hào 
hứng tìm hiểu kiến thức toán học dựa trên sự hướng dẫn của tôi và tinh thần tự 
giác tìm hiểu của các em. Đặc biệt hơn nữa, các em thích giúp bố mẹ tính toán các 
phần việc xây dựng nhà cửa. Sự hứng thú học tập của các em khiến phụ huynh 18/18
các lớp học cao đẳng, đại học...) cần có chế độ chính sách rõ ràng, tạo điều kiện 
cho họ yên tâm công tác) thúc đẩy ý thức tự học ở mỗi người.
 Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho đội 
ngũ giáo viên. Nên tạo điều kiện cho GV các trường, cụm chuyên môn giao lưu, 
sinh hoạt chuyên môn với nhau từ đó giúp giáo viên có cơ hội học tập, trao đổi 
kinh nghiệm lẫn nhau.
 Đối ban giám hiệu và các cấp lãnh đạo cần kịp thời động viên khen thưởng 
những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
 Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất để học sinh còn hạn 
chế về năng lực phẩm chất được phụ đạo thường xuyên.
2. Đối với giáo viên:
 Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Cần nắm bắt rõ năng 
lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Tự học
và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục của nhà trường.
 Trên đây là kinh nghiệm của tôi về “Một số giải pháp nâng cao tính ứng 
dụng thực tế trong dạy học môn Toán ở lớp 5.”, tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh 
nghiệm này để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Do thời gian nghiên cứu, 
kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn trong đề tài này không tránh 
khỏi những thiếu sót, kính mong hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài của tôi 
được hoàn chỉnh hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_tinh_ung_dun.docx