Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh Tiểu học
Từ đầu năm học, liên đội đã xác định đưa nội dung giáo dục học sinh có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống lồng ghép vào một số hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa phù hợp và chuyển tải đến từng lớp, chi đội. Các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến, đã được các cấp quản lý giáo dục các trường, đội ngũ giáo viên cũng như được cộng đồng quan tâm. Đặc biệt là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” được thể hiện qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa tạo nên những sân chơi bổ ích cho học sinh. Thông qua những hoạt động trò chơi tương tác, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, tham quan các di tích lịch sử, tham gia dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống... để từ đó xây dựng và hình thành cho học sinh tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm, những kỹ năng tích cực trong việc học tập và rèn luyện một cách linh hoạt. Nhằm từng bước đưa giáo dục kỹ năng sống hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả cho học sinh, giúp cho các em xây dựng hành vi thói quen tốt trong môi trường hoạt động cụ thể và điều chỉnh hành vi thói quen đúng theo phương châm giáo dục kỹ năng sống: “Sống an toàn, sống khoẻ, sống lành mạnh, sống có ích, sống vui tươi, sống có ý thức trách nhiệm với cộng đồng”, qua đó giúp các em nắm những điều cơ bản trong bài học ở sách giáo khoa, biết vận dụng kỹ năng sống gắn liền với thực tế, đồng thời có hiểu biết, thể hiện hành vi thói quen ứng xử xã hội sao cho có văn hoá, chấp hành luật pháp, trở thành con người có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau trong cuộc sống. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh Tiểu học
Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học Do tính chất của chương trình công tác Đội - Sao và phong trào thiếu nhi là bao trùm tác động đến tất cả học sinh nên phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc tổ chức các tiết Hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học nơi tôi công tác. Nghiên cứu nội dung, hình thức tổ chức các tiết Hoạt động trải nghiệm. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa phù hợp với học sinh tiểu học. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lí luận của công tác tổ chức tiết Hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện tiết Hoạt động trải nghiệm. - Tìm ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả tiết Hoạt động trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. - Tham mưu Ban giám hiệu, Hội đồng Đội ở địa phương, trao đổi ý kiến với giáo viên chủ nhiệm về nội dung thực hiện tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa giáo dục học sinh có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống. - Khảo sát thực tế, xây dựng kế hoạch, kịch bản chương trình và tiến hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh. - Tổng kết, rút kinh nghiệm trong các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa của học sinh. VI. GIẢ THIẾT KHOA HỌC Nếu đề tài được áp dụng trong quá trình tổ chức tiết Hoạt động trải nghiệm từ lớp 1 đến lớp 5 chắc chắn sẽ thu hút được đội viên, sao nhi đồng tham gia và hiệu quả giáo dục ý thức trách nhiệm trong cuộc sống cho học sinh sẽ được nâng cao. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Đọc, phân tích các tài liệu: Những tài liệu có liên quan về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tâm lý học sinh tiểu học nhằm định hướng và tìm ra phương pháp tối ưu nhất giúp cho học sinh có ý thức trách nhiệm hơn ở trường tiểu học. 2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học sống. Thực hiện đổi mới hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở bậc tiểu học, các trường đang giảm dần việc học trong lớp theo kiểu truyền thống, tăng cường các hoạt động học ngoài lớp với nội dung và hình thức phong phú tại sân trường, thư viện hoặc các phòng chức năng với các tiết học sinh động gắn với thực tế, tăng cường kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho các em. 2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm học gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo đặc biệt chú trọng chỉ đạo các trường tiểu học trong tỉnh tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường. Nhiều trường tiểu học đã có các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hấp dẫn, phù hợp điều kiện của nhà trường và học sinh. Nội dung tập trung vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật, ngoại khóa, giải trí, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian... góp phần tăng cường sức khỏe, rèn luyện khả năng tập trung, phản xạ nhanh, tinh thần đoàn kết, sự khéo léo, nhanh nhẹn cho các em, hoặc các hoạt động xã hội như tham gia công tác từ thiện, quỹ nhi đồng, đóng góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, làm vệ sinh môi trường, tham quan các làng quê, các di tích lịch sử văn hóa, qua đó giúp các em nâng cao ý thức trách nhiệm, hiểu biết về đời sống xã hội, giáo dục tinh thần, trách nhiệm cộng đồng. Tham gia lao động công ích như trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, trang trí làm đẹp trường lớp... giúp học sinh có ý thức lao động; hoặc hoạt động tiếp cận khoa học như thiết kế những sản phẩm từ vật dụng tái chế, tham gia các cuộc thi tìm hiểu khoa học, tìm hiểu các danh nhân, kích thích các em say mê sáng tạo trong học tập. II. THỰC TRẠNG 1. Về phía học sinh - Hiện nay, ý thức trách nhiệm là một khái niệm đang dần bị học sinh lãng quên. Cội nguồn lịch sử và cả những gương người tốt, việc tốt ít được học sinh quan tâm. Những điều đó đang làm cho sinh hoạt văn hóa kém phần hấp dẫn, đạo đức xã hội xuống cấp, các em chỉ theo những thứ không có thực, một bộ phận học sinh chịu sự tác động từ những mặt tiêu cực của xã hội, đánh mất ý thức trách nhiệm. - Học sinh tiểu học hầu như không có nhiều hoạt động giúp các em hiểu về ý thức trách nhiệm và sống có ích cho bản thân. Chương trình học của các em còn nặng về lý thuyết, ngoài giờ học chính khóa các em còn học thêm các môn theo 4 Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp thì có 3 nhiệm vụ rất rõ ràng, đó là: củng cố tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi. Nắm được những nhiệm vụ này sẽ giúp ta có hướng đi đúng đắn, phù hợp. Để việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh có hiệu quả, cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau: 1. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBGV Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên làm thay học sinh ở hầu hết các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị. Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số ít học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy dủ các bước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa là nhiệm vụ khó khăn nên giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. 2. Xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh Khi tham gia hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thâp xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định. Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp nhưng suy nghĩ của mình. 3. Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa 6 Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học Hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua hoạt động trải nghiệm hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Chính vì thế, để tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa. Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: Bước 1. Xây dựng ý tưởng Bước 2. Xây dựng kế hoạch Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện Bước 4. Tổ chức thực hiện Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải quyết vấn đề Do đó giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào. Bước 1. Giúp học sinh xây dựng ý tưởng Ví dụ: Kết thúc hoạt động tháng 10, chuẩn bị cho hoạt động của tháng 11, giáo viên có thể gợi ý nhiều cách để học sinh xây dựng ý tưởng như sau: + Theo các em, tháng 11 có ngày lễ nào lớn nhất? (20/11). Vậy các em có suy nghĩ gì về ngày đó? Học sinh sẽ trả lời nhiều ý khác nhau. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ hướng cho học sinh thực hiện một hoạt động có ý nghĩa để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Bước 2. Học sinh phải định hình những công việc cần làm là gì? Tổ chức ở đâu? Những ai thực hiện? Cần có sự giúp đỡ của ai ở trong hoặc ngoài nhà trường? Cần những gì về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng để thực hiện? 8 Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài lớp học. Thông qua đây, giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin, ý thức trách nhiệm của các em được bộc lộ. Lập kế hoạch định hướng một số hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa. Hoạt động 1: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua việc giáo dục kĩ năng sống bằng thực hiện các hoạt động, thái độ, hành vi như: lễ phép chào hỏi, giúp đỡ bạn bè, lao động vệ sinh sân trường, trực nhật trong lớp học, chăm sóc các bồn hoa cây cảnh, thực hiện dọn dẹp nhà cửa ở nhà. Qua thực hành trải nghiệm, học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân, học sinh được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ lựa chọn ý tưởng, thiết kế hoạt động tham gia chuẩn bị, thực hành trải nghiệm, tự đánh giá, khảng định. Hoạt động 2: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh qua hoạt động các Câu lạc bộ. Hoạt động của Câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề Thông qua các hoạt động của các Câu lạc bộ, giáo viên hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em. Mỗi lớp (hoặc khối) đều có thể tổ chức nhiều câu lạc bộ khác nhau cho các nhóm học sinh tham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi câu lạc bộ để việc tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả giáo dục cao như: CLB Em yêu Tiếng Việt; CLB Toán; CLB Thể dục thể thao; CLB Trò chơi dân gian, CLB Nghệ thuật, CLB Tiếng Anh 10 Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học - Thăm hộ gia đình chăn nuôi nhiều gà giúp các em trải nghiệm về cách cho gà ăn, uống, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh cho gà. - Tham quan, lao động, dâng hương Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ thị trấn. (Hình minh họa: Lao động, dâng hương tại Đài tưởng niệm liệt sỹ) Hoạt động 4: Tổ chức hoạt đông trải nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo. 12 Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học Thi vẽ tranh, thi viết chữ đẹp, thi kể chuyện theo sách, theo tranh, thi kể chuyện, đọc thơ Ngoài các hội thi tổ chức theo đơn vị lớp, giáo viên động viên học sinh tham gia các cuộc thi, giao lưu cấp trường, cấp huyện, tỉnh tổ chức như: Thi tiếng hát tuổi hoa, thi kể chuyện Bác Hồ, thi cờ vua, bóng đá mi ni Giáo viên cần lưu ý khi tổ chức hội thi phải linh hoạt, sáng tạo, nên kết hợp với các hình thức tổ chức khác (như văn nghệ, trò chơi) để cuộc thi/hội thi phong phú, đa dạng, thu hút được nhiều học sinh tham gia. (Hình minh họa:Bài thi viết chữ đẹp) 7. Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp Để giúp các em tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa thì sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng. Nhà trường 14 Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học việc tham gia cuộc thi video “Tuyên truyền Luật An toàn giao thông, phòng chống cháy nổ” và Thiếu nhi các dân tộc hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ “Em yêu tổ quốc Việt Nam”. (Hình minh họa: Tiểu phẩm ATGT “Tại ngã tư đường tàu”) - Phát triển và nhân rộng các mô hình giáo dục kết hợp vui chơi và thực hành qua đó giáo dục kỹ năng, khuyến khích thiếu nhi tham gia các hoạt động tập thể, đồng thời giáo dục về truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, dân tộc, hướng các em tới cuộc sống an toàn, lành mạnh như hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Tết ấm cho em” vào dịp Tết Nguyên đán, chủ đề “Em yêu chú bộ đội” nhân kỷ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12, chủ đề “Em yêu cây xanh” chăm sóc bồn hoa của lớp; hội thi “Tiếng hát tuổi hoa” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; hoạt động vui Tết Trung thu với chủ đề “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”; tham gia cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota với chủ đề “Chiếc ô tô mơ ước”; hội thi 16 Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học Hình minh họa: Học sinh tham gia Hội thi “Thiết kế bìa sách”) - Thực hiện có hiệu quả các hoạt động hướng về biển đảo quê hương với chủ đề “Em yêu biển đảo Việt Nam” ; tích cực tham gia phong trào “Hướng về biển đảo quê hương”; chương trình “Mùa xuân cho em”... (Hình minh họa: Thi vẽ tranh về chủ đề “Biển đảo quê hương”) - Tạo điều kiện cho các em tham gia thực tế như kỹ năng chăm sóc sức khỏe bảo vệ bản thân bằng cách hướng dẫn các em cách rửa tay đúng quy định và tổ chức cho các em tự rửa tay hàng ngày, mang khẩu trang để phòng chống dịch. Làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19; phòng chống tệ nạn 18 Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học “Trường học không rác, lớp học không rác” để rèn các em thói quen giữ vệ sinh, tập cho các em tinh thần, ý thức trách nhiệm vì công việc chung. Thông qua các hoạt động, học sinh được rèn những kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp. - Nâng cao vai trò của tổ chức Đội trong việc định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tạo cho các em ấn tượng, tình cảm, tự hào về Đội qua đó giáo dục truyền thống, đạo đức, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật, nếp sống học đường cho thiếu niên, nhi đồng, tạo cho các em ý thức kỷ luật, tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm đạt hiệu quả. - Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kỹ năng về giới tính, phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước và bạo lực học đường... cho các em học sinh trong các buổi phát thanh măng non của liên đội. - Tư vấn Ban chỉ huy Liên đội tổ chức phổ biến các trò chơi dân gian, định hướng cho thiếu nhi sử dụng đồ chơi an toàn, không có chất độc hại, yếu tố bạo lực, phản văn hóa. (Hình minh họa: Tham gia trò chơi dân gian) - Thành lập, kiện toàn các đội ngũ nòng cốt của Liên đội. Phân công đội Cờ đỏ, Sao đỏ trực đầu giờ, giữa giờ để duy trì nề nếp. - Nâng cao hiệu quả công tác kết nạp đội viên mới, tìm hiểu về Đội TNTP Hồ Chí Minh, tổ chức Lễ kết nạp Đội viên đảm bảo đúng Nghi thức Đội. 20 Một số giải pháp nâng cao hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh tiểu học IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua việc áp dụng các giải pháp trên, năm học vừa qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa của liên đội đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, đặc biệt các em học sinh trong toàn trường đã được trang bị và rèn một số kiến thức kỹ năng sống cơ bản, phù hợp với học sinh tiểu học. * Về cá nhân - Các em đã có ý thức hơn trong việc tự làm vệ sinh cá nhân, biết giúp gia đình một số công việc nhà đơn giản, phù hợp lứa tuổi. Trong giao tiếp, các em mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn, biết chào hỏi, tôn trọng người lớn tuổi. Biết cách hợp tác, làm việc nhóm với các bạn cùng lớp, trao đổi thông tin, diễn biến trong cuộc sống với bạn bè và người thân trong gia đình. Các em cũng đã có thêm những kiến thức xã hội khác như: Vệ sinh an toàn thực phẩm, văn hóa giao thông, cách phòng chống dịch bệnh Covid-19, cách phòng tránh các tai nạn thường gặp, tai nạn đuối nước. * Về tập thể - Trong năm học 2020-2021, liên đội luôn chú trọng đẩy mạnh các phong trào, hoạt động Đội, nhằm tạo một môi trường học tập tích cực và thân thiện cho các em học sinh. Tạo cho các em có một môi trường học tập tốt nhất. Qua các hoạt động phong trào nhằm hỗ trợ kiến thức và mang đến cho các em không khí học tập mới mẻ, sôi động. Các phong trào hoạt động Đội của nhà trường luôn bám sát với tình hình thực tế của Liên đội và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. - Liên đội đạt Liên đội xuất sắc cấp huyện. - Đạt giải nhì toàn quốc cho tập thể Liên đội và 1 giải nhì các nhân cho em Trần Thị Huyền Linh, học sinh lớp 5D trong cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu chính dành cho thiếu nhi năm 2021 với chủ đề “Tuổi trẻ Việt Nam qua con tem Bưu chính”. - Đạt giải khuyến khích Giao lưu An toàn giao thông cấp tỉnh. - Điền kinh thể thao: 4 giải nhì cấp tỉnh môn Võ cổ truyền. - Qua thời gian tiến hành áp dụng vào thực tế, tôi nhận thấy học sinh trong Liên đội có sự tiến bộ rõ rệt về mọi mặt: 22
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.docx