Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh Lớp 1 sau các tiết học (Mĩ thuật, Cánh diều)

Như chúng ta đã biết, giáo dục Mĩ thuật không chỉ kích thích tính tư duy sáng tạo của học sinh mà nó còn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách và các năng lực xã hội khác cho các em.

Ngày 26/12/2018 Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo kí thông tư số 32/2018 - BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông,bao gồm chương trình tổng thể cùng 27 chương trình môn học ,trong đó có chương trình môn Mĩ thuật

Đến năm học 2018- 2019 học sinh lớp 1 tiếp tục được trải nghiệm bộ sách cánh diều do giáo sư Phạm Văn Tuyến và Nguyễn thị Đông làm chủ biên

Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp mới không theo trình tự các bài như chương trình hiện hành, mà giáo viên căn cứ vào đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp.

Môn Mĩ thuật trong chương trình lớp 1 tập trung vào một số thể loại mĩ thuật thuộc 2 mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng,trong đó nền tảng kiến thúc cơ bản dựa trên tiếp cận và làm quen một số nguyên lí tạo hình ,thông qua kết hợp với các hoạt động thực hành thảo luận dựa trên định hướng những chủ đề gắn với đời sống thực tiễn.

Chương trình lồng ghép giữa các hoạt động giáo dục: thực hành, sáng tạo, thảo luận, phân tích và đánh giá thẩm mĩ. Chú trọng tổ chức cho học sinh học tập thông qua hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa dạng như: trong lớp học, ngoài cuộc sống, sử dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương để tái sử dụng trong cuộc sống.

Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật. Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm.

Mỗi chủ đề tạo thành một quy trình mỹ thuật tương tác và tích hợp giữa các nội dung: Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập nặn tạo dáng, Thường thức Mỹ thuật. Mỗi chủ đề sẽ lồng ghép giáo dục nhiều mục tiêu và được thực hiện ít nhất là 2 tiết, nhiều nhất là 3 tiết hoặc cũng có thể hơn.Vì các chủ đề thường có từ 2 đến 3 tiết nên việc lưu giữ sản phẩm của các con là điều tôi suy nghĩ nhiều , nhất là những sản phẩm 3D,2D thường chiếm nhiều diện tích khi lưu giữ. Đó cũng là điều tôi còn trăn trở. Do vậy, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học Ngũ Hiệp

doc 18 trang Tú Anh 02/12/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh Lớp 1 sau các tiết học (Mĩ thuật, Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh Lớp 1 sau các tiết học (Mĩ thuật, Cánh diều)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh Lớp 1 sau các tiết học (Mĩ thuật, Cánh diều)
 MỤC LỤC
 PHẦN A : MỎ ĐẦU Trang
1.Lí do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu. 3
4. Thời gian nghiên cứu. 3
 PHẦN B : NỘI DUNG 3
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 3
1.1 Cơ sở lí luận 3
1,1,1 Mục tiêu Mĩ thuật lớp 1 bộ sách Cánh Diều. 4
1.1.2 Nội dung chương trình Mĩ thuật lớp 1 sách Cánh diều 4
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 5
2.1 Đặc điểm tình hình chung của các lớp 5
2.2 Thực trạng dạy Mĩ thuật lớp 1 6
3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . 7
3.1.Giáo viên hệ thống lại các bài học trong tưng học kì đê có kế 7
hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học trong từng tháng cho HS
3.2 Giáo viên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và ban phụ 
huynh lớp chuẩn bị những thiết bị lưu giữ các sản phẩm sau các 11
tiết học
3.3 Giáo viên hướng dẫn học sinh ứng dụng các sản phẩm sáng 
tạo từ các vật tìm được để trang trí cho cuộc sống nhằm nâng 
cao tính giáo dục thẩm mĩ. 12
3.4 Giáo viên cần phải nâng cao nhận thức của PHHS và HS về 
tầm quan trọng của giáo dục Mĩ thuật theo định hướng phát triển 
năng lực. 13
3.5. Giáo viên nhìn nhận môn Mĩ thuật 1 sách Cánh diều sau khi 
áp dụng các giải pháp. 14
PHẦN C : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
1.Khả năng áp dụng 15
2.Kết luận 16
2.Khuyến nghị và đề xuất. 17 
tiết nên việc lưu giữ sản phẩm của các con là điều tôi suy nghĩ nhiều , nhất là 
những sản phẩm 3D,2D thường chiếm nhiều diện tích khi lưu giữ. Đó cũng là 
điều tôi còn trăn trở. Do vậy, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp 
lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học Ngũ Hiệp
 2. Mục đích nghiên cứu:
 - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học 
.Giúp các em nhận biết được giá trị của sản phẩm,tác phẩm trong đời sống và 
biết yêu quý trân trong những sản phẩm của mình sáng tạo ra .Biết giũ gìn sử 
dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương để tái sử dụng trong cuộc sống. 
Và sử dụng sản phẩm của mình đê trang trí góc học tập ,lớp học ,thư viện
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng: Sử dụng một số giải pháp nhằm khai thác triệt để hiệu quả 
một số cách sử dụng và lưu giũ sản phẩm sau tiết học - Học sinh lớp 1- Trường 
Tiểu học Ngũ Hiệp
 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
 4.1 Phạm vi đề tài : Mĩ thuật khối lớp 1- Sách cánh diều.
 4.2 Thời gian: Năm học 2021 – 2022 ; 2022 -2023 
 Năm học 2021 -2022 , 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công giảng 
dạy môn mĩ thuật khối lớp 1 tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 2.1 Đặc điểm tình hình chung của các lớp:
 Thuận lợi:
 * Cơ sở vật chất:
 - Lớp học khang trang được trang bị tương đối đầy đủ cơ sở vật chất.
 - Phần lớn các em được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập bộ môn.
 * Giáo viên:
 - Giáo viên được đào tạo chuyên sâu .
 - Liên tục tham gia các lớp tập huấn do Huyện và Sở Giáo dục tổ chức.
 - Tập huấn triển khai thay SGK .
 - Tham gia giảng dạy nhiều năm nên phần nào đúc rút ra được một số 
kinh nghiệm giảng dạy.
 * Học sinh:
 - Học sinh đi học đúng độ tuổi.
 - Một số em tiếp thu bài nhanh. 
 - Nhiều em ham học,thích học môn Mĩ thuật
 - Nhìn chung các em ngoan, có ý thức vươn lên.
 Qua khảo sát chất lượng năm học 2021-2022 kết quả toàn khối như sau:
 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 Lớp
 Số lượng % Số lượng % Số lượng %
 1A 10 21,7 31 67,3 5 10,8
 1B 10 24,3 26 63,4 5 12,1
 1C 11 26,8 28 65,1 4 9,3
 1D 11 23,9 30 65,2 5 10,8
 1E 10 20 36 72 4 8
 1G 12 26,6 27 60 6 13,3
 Khó khăn:
 - Đa số học sinh thuộc địa bàn nông nghiệp
 - Trình độ tiếp thu không đồng đều, còn một số em tiếp thu chậm, ý thức tự 
giác chưa cao.
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.
 2.2 Thực trạng dạy Mĩ thuật Lớp 1-Trường Tiểu học Ngũ hiệp
 Qua những kinh nghiệm và 2 năm thực dạy tôi có một số nhận xét sau: 
A4,kéo ,hồ dán ,tất cả đồ dùng tôi viết thông báo nhờ giáo viên chủ nhiệm gủi 
vào nhóm lớp nhắc phụ huynh chuẩn bị cho vào túi cler ,dán nhãn ghi đầy đủ họ 
tên lớp cho các con .
 Sau khi tiết học kết thúc tôi nhắc các con cất sản phẩm vào túi cler để tiếp 
tục hoàn thành sản phẩm vào tiết học sau.
 Hình ảnh HS lớp 1 chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn Mĩ thuật
 - Mục tiêu để HS nhận biết một số đồ dùng, vật liệu cần sử dụng trong tiết 
học; 
 - Học sinh nêu được tên một số sản phẩm mĩ thuật trong bài học; lựa chọn 
được hình thức thực hành để tạo sản phẩm.Qua đó HS biết tự chuẩn bị đồ dùng, 
vật liệu để học tập , tự lựa chọn nội dung thực hành cho những bài học sau 
Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác sử dụng đồ dùng như vẽ 
tranh, cắt hình, nặn, hoạt động vận động. 
 - Qua lời dặn của cô giáo dần dần HS biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học 
tập, tham gia các hoạt động nhóm. không tự tiện sử dụng màu sắc, họa phẩm, 
của bạn.
 - Biết giữ vệ sinh lớp học, ý thức bảo quản đồ dùng học tập, trân trọng sản 
phẩm, tác phẩm mĩ thuật của mình, của mọi người.
 - Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc quen thuộc; biết cách sử dụng 
một số loại màu thông dụng; bước đầu biết được sự phong phú của màu sắc 
trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
 - Sử dụng màu sắc ở mức độ đơn giản. Tạo được sản phẩm với màu sắc 
theo ý thích. Và bước đầu làm quen với các chất liệu
 - Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả về màu sắc theo 
cảm nhận.
Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác, sử dụng công cụ bằng tay 
như sử dụng kéo, hoạt động vận động. 
 * Tháng 11 Chủ đề 3 :Sự thú vị của đường nét.
 - Trong tháng này tôi gủi thông báo ngay từ đầu tháng các con chuẩn bị 
giấy mầu ,giây thừng ,hoặc dây len ,kéo ,keo dán cất vào túi đồ dùng môn Mĩ 
thuật.
Với những sản phẩm này các con mang về sẽ khó bảo quản được sự gắn kết giữa 
các chất liệu nên tôi làm những chiếc túi từ giấy báo và thu sản phẩm của các 
con cất giũ lại tủ trong phòng Mĩ thuật.Sau khi học xong chủ đề này tôi trả sản 
phẩm cho học sinh ,nhờ làm vậy mà các con đã có những sản phẩm đẹp mang về 
lưu giũ và trang trí góc học tập
 Tháng 12 chủ đề 4: Sáng tạo với chấm và nét .
 Tháng 2 chủ đề 5 :Sáng tạo với các hình cơ bản , lá cây .
 Tháng 4 chủ đề : Trường học yêu thương .
 Những chủ đề này các con sẽ chuẩn bị đĩa giấy và cốc giấy ,lá cây và vỏ 
hộp đây là những chủ đề cần đến những chất liệu khó kiếm hơn nên tôi thông 
báo trước để các con có thời gian tìm kiếm , chính vì vậy sau khi tiết học về các 
chất liệu kết thúc tôi cho các con trưng bầy sản phẩm theo lớp và bầy xung 
quanh phòng học ,nhằm mục đích các con được quan sát ,học tập sản phẩm của 
mình của bạn .
 - Với cách này tôi thấy các con rất hứng thú không những các con được 
học hỏi sản phẩm của các bạn trong lớp mình mà còn được quan sát những sản 
phẩm lớp bạn
 Trước khi học từng chủ đề này tôi thông báo trước một tuần để các con có 
thời gian sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập, sáng tạo. Chủ động 
thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.Biết chọn lựa tìm dụng cụ, vật liệu, 
giấy màu, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.
 * Tháng 4 chủ đề : Trường học yêu thương .
 Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành mĩ thuật 1; các vật liệu, công 
giúp các em hình thành thói quen chuẩn bị các đồ dùng học tập của môn Mĩ 
thuật từ đó các em ý thức giữ gìn và trân trọng những sản phẩm do mình làm ra 
và có thể tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Học sinh sẽ dần biết 
cách tự chủ, tự quản và tự phục vụ .Kích thích ham muốn vẽ tranh của các em, 
dần dần các em sẽ mạnh dạn hơn và là người chủ động trong học tập.
 3.2 Giáo viên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và trưởng ban phụ 
huynh lớp chuẩn bị những thiết bị lưu giữ các sản phẩm sau các tiết học
 - Tôi bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm kết hợp với ban phụ huynh chuẩn bị 
cho lớp một số rổ nhựa và các đồ dùng học tập để các con có thể dùng xuyên 
suốt một chủ đề ,tránh được trường hợp phụ huynh phải đi mua nhiều lần
 - Sau khi mỗi tiết học kết thúc GV thu lại sản phẩm của các con rồi cất tủ 
cuối lớp học ,để không bị nhầm lẫn các con có thể ghi tên theo số thứ tự trong 
danh sách lớp 
 - Với cách làm như vậy tôi đã lưu giũ được sản phẩm được sáng tạo từ đất 
và vật liệu tái chế.
 3.3 Giáo viên hướng dẫn học sinh ứng dụng các sản phẩm sáng tạo từ 
các vật tìm được để trang trí cho cuộc sống nhằm nâng cao tính giáo dục 
thẩm mĩ.
 Bộ sách Cánh Diều đề cao tính sáng tạo trong dạy học Mĩ thuật theo 
phương pháp mới, không gò bó giúp học sinh: Học tập Mĩ thuật sôi nổi, vui 
tươi gây hứng thú cho học sinh. 
 - Việc chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập nó mang tính quyết định cho 
một tiết học Mĩ thuật tại trường. Học sinh sẽ không thể hoàn thiện sản phẩm cá 
nhân, sản phẩm nhóm, sản phẩm vận dụng sáng tạo nếu như các em không có đủ 
đồ dùng. 
 . Cũng nhờ vậy mà có khá nhiều PHHS đã rất quan tâm, mua đầy đủ đồ 
dùng học tập môn Mĩ thuật cho con. Sự kết hợp giữa PHHS và giáo viên có vai 
trò rất là quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển năng lực tự học và 
tự chủ của học sinh lớp 1. Một lứa tuổi còn rất nhiều bỡ ngỡ .
 3.5. Giáo viên nhìn nhận môn Mĩ thuật 1 sách Cánh diều sau khi áp 
dụng các giải pháp.
 - Ngoài việc giáo viên cần nắm chắc các tiêu chí nhận xét đánh giá môn 
học của từng yêu cầu bài, chủ đề theo đúng thông tư 27 thì người giáo viên cần 
có sự tế nhị khi nhận xét, đánh giá.
 - Ở độ tuổi lớp 1 tâm lý các em thường dễ bị tổn thương bởi lời nói, hay sự 
kì thị của bạn bè. Vì vậy trong quá trình nhận xét sản phẩm của học sinh người 
giáo viên phải thật khéo léo, luôn vui vẻ, khích lệ và động viên các em cần cố 
gắng thêm một chút nữa để bài vẽ của mình đẹp hơn. Giáo viên phải thường 
xuyên trao đổi với các em những khó khăn còn vướng mắc và gợi mở để giúp 
các em có thể tự giải quyết vấn đề. Đối với các em học sinh bị khuyết tật, bị hạn 
chế về ngôn ngữ thì giáo viên có thể gợi ý các em giao tiếp bằng đường nét, màu 
sắc nhằm kích thích tính tư duy sáng tạo, ham muốn vẽ tranh của các em, dần 
dần các em sẽ mạnh dạn hơn và là người chủ động trong giao tiếp.
 - Giáo viên phải nắm bắt được thế mạnh của học sinh để gợi ý các em phân 
công nhiệm vụ cho phù hợp, tránh trường hợp bạn vẽ đẹp thì tích cực trong mọi 
hoạt động, bạn vẽ chưa tốt lại tự ti không dám thể hiện. Giáo viên cần giáo dục 
học sinh không được kì thị bạn hay chê bai bạn vẽ không đẹp hoặc không chấp 
nhận bạn chung nhóm với mình. Đặc biệt giáo viên cần lưu ý các nhóm phải 
đoàn kết, biết giúp đỡ các bạn, có thể chia sẻ đồ dùng học tập với nhau để cùng 
nhau hoàn thành tốt sản phẩm. Qua mỗi tiết học các em sẽ dần tự giác hơn trong 
mọi hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dần hình thành và phát triển năng lực 
giao tiếp và hợp tác. Đây là một năng lực rất quan trọng trong môn Mĩ thuật, 
đồng thời cũng hình thành và phát triển cho các em phẩm chất nhân ái, trung 
thực và trách nhiệm.
 - Giáo viên cần kết hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động dạy học và vui chơi 
để gây hứng thú học tập cho học sinh. Mĩ thuật là một môn học mang tính tư 
duy sáng tạo đòi hỏi sự nhạy bén của mọi giác quan để giúp học sinh cảm thụ 
 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận.
 Từ kết quả thu được như trên tôi thấy đặc thù của môn Mĩ thuật là thường 
có 2,3 tiết trong 1 chủ đề và để dạy tốt phân môn mĩ thuật , đầu tiên phải luôn 
luôn trau dồi kiến thức, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, 
thăm lớp dự giờ, chắt lọc học tập những cái hay của bạn bè đồng nghiệp. Để dạy 
học sinh có ý thức lưu giũ ,trân trọng các sản phẩm làm nền tảng ở các tiết học 
sau. Tôi mạnh dạn rút ra một số kinh nghiệm sau:
 - Nhắc nhở thường xuyên học sinh khi kết thúc tiết học phải có thói quen cất 
giữ sản phẩm của mình theo sự hướng dẫn của cô giáo.
 - Giáo viên phải yêu nghề mến trẻ,tâm huyết với nghề, chịu khó tìm tòi 
những phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Không ngừng học hỏi và rèn luyện 
để nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Kết hợp nhiều phương pháp dạy học sao cho linh hoạt và nhịp nhàng, tạo 
không khí vui tươi, gây hứng thú, thúc đẩy sự cầu tiến của học sinh trong mỗi 
tiết học.
 - Giáo viên luôn luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh để phát hiện và 
bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho các em. Phải động viên, khen thưởng kịp 
thời học sinh, dù các em có tiến bộ rất nhỏ. Có kế hoạch bồi dưỡng những đối 
tượng học sinh thực sự có năng khiếu
 - Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, ứng dụng triệt để công nghệ 
thông tin vào trong tiết dạy để các em được tiếp cận và cập nhật với công nghệ 
thông tin, nhằm cuốn hút các em vào các hoạt động trong giờ học.
 - Để nâng cao khả năng và phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo 
viên không chỉ coi sách giáo viên và sách giáo khoa là cẩm nang trong dạy học 
mà giáo viên phải nghiên cứu sưu tầm nhiều tài liệu, sách báo tham khảo, học 
hỏi giáo viên giỏi, trau dồi kinh nghiệm tổ chức cho học sinh học tập bằng chính 
các hoạt động của học sinh Có như thế việc đổi mới phương pháp dạy học 
mới đạt kết quả cao.
 2. Khuyến nghị 
 Giáo dục Mĩ thuật ở cấp tiểu học là giúp học sinh bước đầu hình thành, 
phát triển năng lực Mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm, góp phần hình 
thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
Chính vì vậy mà việc vận dụng “ Một số giải pháp lưu giũ sản phẩm của học 
sinh lớp 1” sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong các tiết dạy và tổ chức lớp học 
một cách linh hoạt, sáng tạo, tạo cảm giác hứng thú, yêu thích môn học đối với 
 Tài liệu tham khảo
1. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học - NXB giáo dục
2. Mĩ thuật và phương pháp dạy học ở Tiểu học - NXB giáo dục
3. Dạy Mĩ thuật (bộ môn nghệ thuật) - Sở giáo dục
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - NXB giáo dục 2002
5. Hỏi đáp về Dạy học môn Mĩ thuật các lớp 1, 2, 3,4 - NXB giáo dục
6. Sách Nghệ thuật 1 (Sách giáo viên) - NXB giáo dục
7. Vở tập vẽ 1 - NXB giáo dục
 8. Sách giáo khoa lớp 1 - NXB giáo dục

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_luu_giu_san_pham_cua.doc
  • doc1. Bìa sáng kiến.doc
  • docx2. đơn skkn.docx
  • docx3. Phiếu nhận xét đánh giá SKKN.docx