Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán Lớp 3 (sách Cánh diều) nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán lớp 3 ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Môn Toán lớp 3 góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học....

Nhưng trong quá trình giảng dạy nếu mỗi người giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài dạy một cách dập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu tẻ nhạt và hiệu quả học tập không cao. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Muốn giờ học Toán có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh “Lấy học sinh làm trung tâm”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em.

Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao hơn. Việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 3 là một yêu cầu bức thiết đặt ra đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở tiểu học.

Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đưa ra sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh”

docx 36 trang Tú Anh 21/11/2024 1181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán Lớp 3 (sách Cánh diều) nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán Lớp 3 (sách Cánh diều) nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán Lớp 3 (sách Cánh diều) nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
 2
 I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
 Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán lớp 3 ngày càng 
có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản 
đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ 
thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
 Môn Toán lớp 3 góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, 
năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng 
then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực 
tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, 
giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn 
Khoa học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học....
 Nhưng trong quá trình giảng dạy nếu mỗi người giáo viên chỉ truyền đạt, 
giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng 
dẫn và thiết kế bài dạy một cách dập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học 
tập một cách thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh sẽ diễn ra 
thật đơn điệu tẻ nhạt và hiệu quả học tập không cao. Đây chính là một trong những 
nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng 
động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. 
Muốn giờ học Toán có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương 
pháp, hình thức dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh 
“Lấy học sinh làm trung tâm”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động 
của các em.
 Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi 
có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông 
qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng; 
kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm 
say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò 
chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học 
môn toán sẽ ngày một nâng cao hơn. Việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học 
môn Toán lớp 3 là một yêu cầu bức thiết đặt ra đối với quá trình đổi mới phương 
pháp dạy học hiện nay ở tiểu học.
 Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đưa ra sáng kiến: “Một số biện 
pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho 
học sinh”
2. Mục đích nghiên cứu 4
 II. Phần nội dung
Chương 1: Tổng quan
1. Cơ sở lí luận
 Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn 
học khác trong nhà trường Tiểu học có vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên 
những con người phát triển toàn diện. Trong đó, môn Toán có vị trí rất quan trọng 
vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán được ứng dụng nhiều trong cuộc sống lao 
động và học tập. Vì vậy, để giúp học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản của 
môn Toán không phải điều đơn giản.
 Trong xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, 
liên 
quốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành một mục tiêu đào tạo giáo dục nhà 
trường. Việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học là một yêu cầu bức thiết đặt 
ra đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở tiểu học, nó phụ 
thuộc rất lớn vào sự đầu tư công sức, trí tuệ của người giáo viên trong việc chuẩn 
bị các điều kiện, phương tiện dạy học cũng như sử dụng và khai thác chúng. Trò 
chơi học tập là một hoạt động vừa nhẹ nhàng lại hiệu quả vì các em vừa được 
chơi, vừa được học.
 Trò chơi trong dạy học môn Toán được hiểu là hình thức học toán theo 
hứng thú vui chơi, dựa trên những tình huống thực tiễn hay tình huống có vấn đề 
trong dạy học toán nhằm để học sinh lĩnh hội, cũng cố, vận dụng kiến thức kỹ 
năng phương pháp toán đã được học, những kinh nghiệm sống đã được tích luỹ 
vào các tình huống một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo.
 Trò chơi trong môn Toán là cầu nối giữa kiến thức toán học và thực tiễn 
cuộc sống, bước đầu hình thành năng lực toán học hoá các tình huống thực tiễn, 
hướng học sinh vào hoạt động học toán, hoạt động trí tuệ, tích cực hoá hoạt động 
nhận thức của học sinh.
 Môn Toán của chương trình giáo dục tiểu học phổ thông mới 2018 giúp học 
sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển 
hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực. Việc đổi mới đó giáo 
viên không còn đóng vai trò truyền thụ kiến thức cho học sinh chủ yếu bằng 
phương pháp thuyết trình, giảng giải để học sinh thụ động nghe và ghi nhớ như 
trước đây mà trở thành người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học để học sinh 
tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên nói ít, học sinh làm 
việc nhiều. 
 Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học để thu hút, tạo hứng thú cho 
học sinh trong học tập, đặc biệt là môn Toán. Để thực hiện được điều này thì 6
 Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ 
sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và 
hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà 
còn là phương pháp giáo dục.
Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng 
- Khảo sát (thống kê): Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên tôi thực hiện nội dung 
và chương trình sách giáo khoa lớp 3 mới theo chương trình GDPT 2018, vì vậy 
việc hình thành các phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung chương trình 
sách giáo khoa, phù hợp với các đối tượng học sinh vẫn còn nhiều khó khăn; học 
sinh còn thụ động, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu mà sách giáo khoa 
mới đã định ra, chưa thích ứng cách học theo sách giáo khoa mới.
 Thực tế, trong các giờ học toán, học sinh tiếp thu còn thụ động, nhất là 
những học sinh ngại phát biểu, tiếp thu chậm. Cuối tiết học, học sinh thường uể 
oải, ít tập trung chú ý vào bài. Học sinh thường hiếu động hơn khi tham gia các 
hoạt động bằng tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan.
 Hầu hết các em không có thói quen học bài ở nhà, phụ huynh ít quan tâm 
đến việc học của các em. Kỹ năng giao tiếp của các em còn hạn chế, chưa mạnh 
dạn, đặc biệt là các hoạt động tập thể.
- Đánh giá ( phân tích): Việc khai thác và sử dụng trò chơi học tập của nhiều giáo 
viên mà thực tế bản thân cho thấy còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện tính ưu việt 
của nó, do chưa đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để; chưa coi trọng 
hoạt động học tập của học sinh là trung tâm của quá trình dạy học cho nên việc 
sửa dụng trò chơi học tập chưa phát huy hết tác dụng. Nhiều giáo viên tổ chức trò 
chơi trong học tập chưa khoa học, nên nhiều học sinh chưa thực sự làm việc chỉ 
dựa vào thành quả hoạt động của bạn khác. Việc tổ chức của giáo viên còn mang 
nặng tính hình thức nên nhiều nhóm học sinh làm việc sai mục đích dẫn đến 
không hoàn thành nhiệm vụ được giao; các thành viên trong đội chơi, trong lớp 
do tâm lý và thiếu tính tích cực nên dẫn đến mất đoàn kết. Nhiều học sinh còn bỡ 
ngỡ với hoạt động này, chưa mạnh giạn còn nể nang, tự ái cá nhân, chưa có ý 
thức tôn trọng ý kiến của bạn trong việc tham gia cho nên kết quả chưa đạt được 
yêu cầu đề ra. Một số trò chơi do giáo viên chuẩn bị chưa chu đáo nên tính chất 
của nó chỉ là vui mà nội dung học tập chưa cung cấp được là bao.
2. Các giải pháp
 Biện pháp 1: Giáo viên nghiên cứu để nắm vững yêu cầu và cách thức 
tổ chức trò chơi trong giờ học Toán 8
của trò chơi, do vậy giáo viên nên tương tác với học sinh để giúp học sinh tham 
gia tích vào trò chơi. 
- Giáo viên sẽ là người quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh nếu học sinh còn 
lúng túng, chưa hiểu luật chơi.
Bước 4: Nhận xét sau trò chơi
- Giáo viên hoặc trọng tài sẽ nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, 
những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. 
- Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao giải thưởng cho 
đội, cá nhân đạt giải. 
* Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi
 Thực tế là việc tổ chức trò chơi không hề khó. Nhưng giáo viên cần đủ bản 
lĩnh, kỹ năng và chuyên môn để kiểm soát trong giờ học. Khi áp dụng phương 
pháp này cần lưu ý một số điểm sau:
- Mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu của bài học hoặc một chương. 
- Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập, giúp 
học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động tay chân. 
- Luật chơi nên đơn giản để học sinh dễ hiểu, dễ thực hiện. Nên đưa ra các hình 
thức chơi để nhiều học sinh cùng tham gia, từ đó giúp học sinh tăng tương tác và 
giao tiếp hơn. 
- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm. 
- Chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi. 
- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học, để học sinh vừa hứng thú với 
giờ học, vừa có thể nắm bắt được kiến thức một cách tập trung. 
* Ví dụ 1 : Trò chơi: “Truyền bóng” 10
* Ví dụ 2: Trò chơi: “Ong non học việc”
- Yêu cầu cần đạt: Rèn tính hợp tác trong tập thể. Giúp cho học sinh thuộc các 
bảng nhân, chia.
- Chuẩn bị: Trên bài giảng Power Point.
- Cách chơi:
+ Người chơi ngồi tại chỗ. Chọn một người làm quản trò (có thể là Cô giáo hoặc 
Lớp trưởng).
+ Màn hình hiện 4 bông hoa và chú ong. Trong chú ong là một câu hỏi liên 
quan đến bảng nhân, chia. Các kết quả của phép tính hiện lên trên mỗi bông 
hoa.
+ Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt các chú ong và trả lời câu hỏi hiện 
ra. Cứ như vậy cho đến khi hết. 
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút.
* Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài. 12
 Trò chơi toán học sẽ giúp các em củng cố ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ 
năng, vận dụng toán học vào thực tiễn, thông qua trò chơi để phát triển phẩm chất, 
năng lực cho học sinh.
* Dạng bài về bảng nhân, chia – SGK Toán lớp 3 Bộ cánh diều.
Ví dụ: Trò chơi: “Bác đưa thư”
 - Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh thuộc lòng các bảng nhân, kết hợp với thói 
quen nói “cảm ơn” khi được người khác giúp đỡ.
- Chuẩn bị (Ví dụ luyện tập bảng nhân 4)
+ Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi một số 4, 8, 12,16, 20, 24, là kết quả của các phép 
nhân để làm số nhà.
+ Một tấm bìa ghi “ Nhân viên bưu điện”.
- Cách chơi: 14
- Yêu cầu cần đạt: Vận dụng củng cố lại kiến thức về dạng bài gấp một số lên 
một số lần và giảm một số đi một số lần.
- Chuẩn bị: Trên bài giảng Power Point.
- Cách chơi:
+ Người chơi ngồi tại chỗ. Chọn một người làm quản trò (có thể là Cô giáo hoặc 
Lớp trưởng).
+ Trên màn hình hiện lên hình ảnh đỉnh núi và các con dốc 1-2-3-4 thể hiện trong 
mỗi số là câu hỏi nội dung liên quan bài.
+ Học sinh đi qua các con dốc để khám phá lần lượt các câu hỏi.
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút. 16
- Yêu cầu cần đạt:
+ Luyện tập ghi nhớ các đơn vị đo khối lượng gam và ki lô gam, cách vận dụng 
đơn vị đo dưới hình thức điền khuyết và trắc nghiệm. 
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.
- Chuẩn bị: Trên bài giảng Power Point.
- Cách chơi:
+ Người chơi ngồi tại chỗ. Chọn một người làm quản trò (có thể là Cô giáo hoặc 
Lớp trưởng).
+ Trên màn hình hiện lên các nông trại, mỗi nông trại là một câu hỏi gợi mở liên 
quan đến nội dung bài học để củng cố kiến thức.
+ Học sinh lật mở dần các nông trại để giải cứu. Quản trò tuyên dương bằng nhiều 
hình thức ( vỗ tay hoặc tặng quà)
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút. 18
 Trong bài bảng nhân 4 – SGK Toán lớp 3 Bộ cánh diều trang 19 tôi đã tổ 
chức trò chơi: “Bác đưa thư”
 - Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh thuộc lòng các bảng nhân, kết hợp với thói 
quen nói “cảm ơn” khi được người khác giúp đỡ.
- Chuẩn bị:
+ Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi một số 4, 8, 12,16, 20, 24, là kết quả của các phép 
nhân để làm số nhà.
+ Một tấm bìa ghi “ Nhân viên bưu điện”.
- Cách chơi:
+ Gọi một số em lên bảng chơi, giáo viên phát cho mỗi em một thẻ để làm số nhà. 
Một em đóng vai “ Bác đưa thư” ngực đeo “ Nhân viên bưu điện” tay cầm tập 
phong bì.
+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói:
 Bác đưa thư ơi
 Cháu có thư không?
 Đưa giúp cháu với
 Số nhà .. 24
+ Khi đọc đến câu cuối cùng “ Số nhà .. 24” thì đồng thời em đó giơ số nhà 24 
của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “Bác đưa thư” phải tính 
nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng 
giao cho chủ nhà ( ở trường hợp này phải chọn phong bì “4x6” và giao cho chủ 20
+ Yêu cầu 1: Hãy dùng 7 mảnh đã cho ghép lại thành một hình vuông như hình 
vẽ.
+ Yêu cầu 2: Tìm cách chuyển vị trí của 2 mảnh để tạo thành một hình chữ nhật.
+ Yêu cầu 3: Tìm cách chuyển vị trí của 2 mảnh để tạo thành một hình tam giác.
 Chơi đồng đội 3 người. Các em sẽ phân công mỗi người một yêu cầu, ai 
xong trước thì giúp bạn, phần nào khó bàn nhau. Tổ chức thi đua trước sự cổ vũ 
của giáo viên và các bạn trong lớp. Đội xong trước sẽ giơ cờ hiệu xin trả lời. Mỗi 
ý 10 điểm; hoàn thành sớm cộng 4 điểm (nếu đúng). Đội nào nhiều điểm hơn thì 
thắng cuộc. Nếu hết thời gian mà 2 đội không làm được thì chuyển cho các bạn ở 
dưới lớp.
 Đây là dạng trò chơi kích thích trí thông minh của các em. Chỉ từ 7 mảnh 
cơ bản này các em có thể xếp, tạo hình tất cả các chữ cái từ A – Z, rồi có thể xếp 
- tạo hình tất cả các chữ số từ 0 – 9. Ngoài ra còn có thể xếp – tạo hình được rất 
nhiều hình dạng quen thuộc, gần gũi trong đời sống như: Hình người đang chạy, 
hình người đội nón, hình các ngôi nhà, hình các con vật,Với 7 mảnh cơ bản 
này nếu người giáo viên giỏi khai thác, có thể giúp các em “ học mà chơi- chơi 
mà học” không bao giờ cạn niềm vui và những điều kì lạ trong các giờ học toán 
( hình học) ở tiểu học. Từ các trò chơi này các em có thể củng cố những biểu 
tượng hình học như: Củng cố biểu tượng đặc trưng về các hình cơ bản, khái niệm 
về chu vi và bồi dưỡng tính sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng tư duy hình học 
nói chung.
* Dạng toán về thống kê và xác suất
 Trong bài 4 của bài “Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất” – SGK 
Toán lớp 3 Bộ cánh diều trang 111 tôi đã tổ chức trò chơi: “ Ai may mắn nhất” 22
 - Để tổ chức trò chơi học tập đạt kết quả cần chú ý tâm lý lứa tuổi của học 
sinh để lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Trò chơi không quá khó vượt qua tầm suy 
nghĩ của các em, tôn trọng ý kiến của mỗi em, nhất thiết giáo viên phải tổng kết 
trước lớp những gì các nhóm chơi đã đạt được. Động viên và khuyến khích các 
nhóm kịp thời. Trò chơi phải dễ chơi gây hứng thú và thu hút được nhiều người 
chơi.
 - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương 
trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực 
hành, luyện tập) 
 - Chương trình toán 3 được chia thành các mạch kiến thức: Số học và yếu 
tố đại số; đại lượng và hình học; yếu tố thống kê. Các trò chơi được xây dựng từ 
các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong các mạch kiến thức trên, nhưng 
có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố 
hoặc hệ thống kiến thức. 
 - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí 
tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. 
 - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 3 - 5 
phút), thích hợp với môi trường học tập.
 - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, 
tạo không khí vui vẻ, thoải mái. 
 - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. 
 - Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. Sử dụng triệt để yêu cầu, nội 
dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học ( ở 
thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh). Các đồ dùng tự làm của giáo viên 
khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh ( Từ các phế liệu như: Vỏ hộp 
bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa) Sao cho đồ dùng vừa đảm bảo 
tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. 
 Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo 
khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học 
sinh, môi trường học tập nơi tôi đang công tác để thiết kế các trò chơi sử dụng 
trong giờ học toán lớp 3 và cách vận dụng trò chơi vào trong các tiết dạy.
 * Trò chơi: “ Hộp quà bí mật” – Bài: “ Em ôn lại những gì đã học” SGK 
Toán lớp 3 Bộ sách Cánh diều trang 113.
- Yêu cầu cần đạt: Ôn lại những kiến thức đã học về cách nhân chia số có ba 
chữ số cho số có một chữ số.
- Chuẩn bị: Một hộp quà chứa 4 câu hỏi và 4 phần quà.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_tron.docx