Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh Lớp 10 trường THPT Thái Hòa khám phá và rèn luyện bản thân

Nhằm thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; tích cực đổi mới các nội dung phương pháp giáo dục học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đặc biệt là tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh trong và ngoài nhà trường. Trường học có sứ mệnh quan trọng là dạy chữ và dạy người. Hai nhiệm vụ này gắn bó mật thiết xuyên suốt mọi thời đại, mọi nền giáo dục. Trong thời đại công nghệ 4.0, sự nghiệp dạy chữ, dạy người trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Theo ý kiến của một số chuyên gia giáo dục, việc dạy người của nhà trường hiện nay là giáo dục nhân cách văn hóa cho người học để họ có đủ những phẩm chất, bản lĩnh tham gia vào quá trình hội nhập, phát triển. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Trung học phổ thông là bậc học vô cùng quan trọng. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Học sinh lớp 10 là khối đầu tiên của bậc học Trung học phổ thông. Đây là bước ngoặt quan trọng bởi các em từ bậc học Trung học cơ sở lên còn nhiều bỡ ngỡ, xa lạ với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè từ nhiều vùng miền khác nhau, với cách dạy, cách học và lượng kiến thức mới. Nhiều em đi học rất xa nhà, môi trường sinh hoạt, quan bạn bè mở rộng và phức tạp. Chính vì thế, tâm lý các em có phần biến động, một số em hòa đồng nhanh nhưng một số em lại tỏ ra rất dè dặt, lo sợ trước sự thay đổi đó.
Đặc biệt năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đối với bậc THPT. Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018, bên cạnh những kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ còn có một số môn mang tên mới và hoạt động giáo dục mới như: Giáo dục kiến thức và pháp luật ở THPT; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở THCS và THPT. Hoạt động TNHN là hoạt động được biết đến nhiều trong chuỗi hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới, vì những hoạt động này được xây dựng trên cơ sở giáo dục tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động tham quan, lao động hướng nghiệp, thiện nguyện phục vụ cộng đồng… Các tiết học trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho HS theo định hướng của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018. Đồng thời tạo cơ hội phát huy tính tự giác, tinh thần hợp tác, năng lực điều hành, khả năng tự quản của HS. Từ việc phân tích tính ưu việt của bộ môn Hoạt động TNHN, đồng thời xuất phát từ nhu cầu khám phá và rèn luyện bản thân của người học nói chung và các em học sinh lớp 10 THPT nói riêng tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh lớp 10K trường THPT Thái Hòa khám phá và rèn luyện bản thân”.
pdf 74 trang Tú Anh 13/11/2024 470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh Lớp 10 trường THPT Thái Hòa khám phá và rèn luyện bản thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh Lớp 10 trường THPT Thái Hòa khám phá và rèn luyện bản thân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh Lớp 10 trường THPT Thái Hòa khám phá và rèn luyện bản thân
 SỞ SỞGIÁO GIÁO DỤC DỤC VÀ VÀ ĐÀO ĐÀO TẠO TẠO NGH NGHỆ ANỆ AN 
 TRƯỜ NG THPT THÁ I HÒ A 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: 
 ĐỀ TÀI 
 “MỘTMỘT SỐ BIỆNSỐ BIỆN PHÁP PHÁP TỔ CHỨCTỔ CHỨC HOẠT HOẠT ĐỘNG ĐỘNG TRẢI TRẢI NGHIỆM, NGHIỆM, HƯỚNG 
 NGHIỆPHƯỚNG NHẰM NGHIỆP GIÚP NHẰM HỌC GIÚP SINH HỌCLỚP SINH10K TRƯỜNG LỚP 10K TRUNGTRƯỜNG HỌC THPT PHỔ 
 THÔNGTHÁI THÁI HÒA HÒA KHÁM KHÁM PHÁ PHÁ VÀ RÈNVÀ RÈN LUYỆN LUYỆN BẢN BẢN THÂ THÂN”N. 
 Lĩnh vực: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 
 Lĩnh vực: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 
 Giáo viên: Chu Thị Kim Liên 
 Tác giả: Chu Thị Kim Liên 
 Tổ bộ môn: Tự nhiên 
 Thời gian thực hiện: Năm học 2022 - 2023 
 Số điện thoại: 0964.456.288 
 Năm 2023 
 MỤC LỤC 
 MỤC LỤC Trang 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
1. Lý do chọn đề tài 1 
2. Điểm mới, cải tiến, đóng góp mới của đề tài 1 
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 
5. Phương pháp nghiên cứu 2 
6. Thời gian tiến hành nghiên cứu 2 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 
1. Cơ sở lý luận 3 
1.1. Năng lực và phẩm chất của học sinh THPT 3 
1.2. Hoạt động giáo dục 3 
1.3. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 4 
1.4. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 10 - THPT 4 
2. Cơ sở thực tiễn 6 
2.1. Thực trạng về việc tổ chức các giờ hoạt động trải nghiệm, hướng 
 6 
nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm 
2.2. Những hoạt động hình thành năng lực và phẩm chất giúp học sinh 
 9 
khám phá và rèn luyện bản thân 
Chương 2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng 
nghiệp nhằm giúp học sinh lớp 10K trường THPT Thái Hòa khám 9 
phá và rèn luyện bản thân 
1. Hoạt động đưa giá trị sống vào lớp học 9 
1.1. Xây dựng nội quy lớp học 9 
1.2. Xem kịch câm và đoán tính cách của nhân vật 14 
2. Hoạt động xây dựng kỹ năng sống cho học sinh THPT 18 
2.1. Kỹ năng hoạt động nhóm, hợp tác trong hoạt động tập thể 18 
vụ cộng đồng Các tiết học trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành phẩm 
chất, năng lực cho HS theo định hướng của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 
2018. Đồng thời tạo cơ hội phát huy tính tự giác, tinh thần hợp tác, năng lực điều 
hành, khả năng tự quản của HS. 
 Từ việc phân tích tính ưu việt của bộ môn Hoạt động TNHN, đồng thời xuất 
phát từ nhu cầu khám phá và rèn luyện bản thân của người học nói chung và các 
em học sinh lớp 10 THPT nói riêng tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức 
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh lớp 10K trường 
THPT Thái Hòa khám phá và rèn luyện bản thân”. 
 2. Điểm mới, cải tiến, đóng góp mới của đề tài 
 Mục tiêu Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển 
những năng lực, phẩm chất cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách 
công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề 
nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện hoàn cảnh của bản thân để tiếp 
tục học lên, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động. 
 Đề tài tôi nghiên cứu về giá trị sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải 
nghiệm, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất một 
cách toàn diện, tạo tiền đề cho các em bước vào tương lai một cách tự tin, bản lĩnh. 
 Đặc biệt, đề tài xoáy sâu vào học sinh khối lớp 10 là một lớp học đầu cấp và 
cũng là năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa THPT; đề tài 
đưa ra một số định hướng giúp các em khám phá và rèn luyện bản thân theo cách 
mà các em thế hệ “gen Z” mong muốn, tìm kiếm. 
 Như vậy, có thể khẳng định rằng, đề tài đã hướng đến giải quyết một số vấn 
đề cấp bách mà thực tế đặt ra trong công tác giảng dạy bộ môn hoạt động trải 
nghiệm, hướng nghiệp 10 - THPT. Từ đó góp phần hình thành và phát triển nhiều 
kỹ năng mềm cho học sinh, giúp các em có điều kiện để phát triển toàn diện nhân 
cách. 
 Tóm lại, đề tài tôi thực hiện có tính giáo dục và tính thực tiễn cao; là tài liệu 
bổ ích để các đồng nghiệp tham khảo trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoạt động 
trải nghiệm, hướng nghiệp 10 - THPT. 
 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
 Vận dụng cơ sở lý luận về chương trình, nội dung sinh hoạt lớp lồng ghép các 
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; cũng như các tiết hoạt động trải nghiệm, 
hướng nghiệp cho học sinh khối 10 THPT nói chung và học sinh lớp 10K trường 
THPT Thái Hòa nói riêng theo bộ sách giáo khoa: Hoạt động trải nghiệm, hướng 
nghiệp 10 - THPT. 
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 4.1. Đối tượng nghiên cứu 
 2 
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 
 1. Cơ sở lý luận 
 1.1. Năng lực và phẩm chất của học sinh THPT 
 Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 giúp học sinh tiếp tục phát triển 
những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách 
công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp 
phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục 
học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với 
những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. 
 Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 hình thành và phát triển cho học 
sinh những năng lực cốt lõi sau: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và 
hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tính 
toán; Năng lực khoa học; Năng lực công nghệ; Năng lực tin học; Năng lực thẩm 
mĩ; Năng lực thể chất[4];[7];[8]. 
 Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, Chương trình Giáo 
dục Phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của HS. 
 Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con 
người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người; năm phẩm chất của học 
sinh trong Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể bao gồm: Yêu nước; Nhân ái; 
Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm. 
 1.2. Hoạt động giáo dục 
 Hoạt động là sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng, nhằm biến đổi đối 
tượng theo mục tiêu mà chủ thể đặt ra. Quá trình chủ thể tác động vào đối tượng 
nhằm tạo ra sản phẩm. 
 Hoạt động giáo dục là dưới tác động chủ đạo của người thầy, người học chủ 
động thực hiện hoạt động nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ 
xảo, phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất và nhân cách. 
 Luật Giáo dục 2005 đã ghi: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo 
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn 
liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã 
hội”. Nguyên lý giáo dục là nguyên tắc chung, phương pháp tổng quát của hoạt 
động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp đều phải vận hành hệ 
thống giáo dục theo nguyên lý này. Các chương trình bộ môn, kế hoạch dạy học 
đều phải được xây dựng theo nguyên tắc chung đó[1];[2];[3]. 
 Nội dung của nguyên lý này gồm ba điểm quan trọng cần lưu ý: 
 - Học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn. 
 4 
 Học sinh lớp 10 nhận thức còn non nớt nhất trong khối trung học phổ thông. 
Các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau 
nên nhận thức, suy nghĩ và hành động cũng khác nhau. Đặc biệt tư duy học sinh 
lớp 10 cũng khá cụ thể và cảm tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước các 
anh chị, hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao. Năm đầu tiên bước vào 
trường trung học phổ thông, các em rất bỡ ngỡ với việc chuyển đổi môi trường từ 
trường xã, phường sang trường huyện, thị với những nội quy chặt chẽ hơn, do đó 
nhiều em học sinh khối 10 cảm thấy khó thích ứng với các yêu cầu và quy tắc của 
môi trường mới, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu mới nhập học[4];[5]. 
 Học sinh lớp 10 - THPT bắt đầu từ 15 - 16 tuổi. Đó là giai đoạn đầu của tuổi 
thanh niên hay còn gọi là thời kỳ thanh niên mới lớn. Vị trí THPT - giai đoạn của 
cả một thời kỳ bồi dưỡng kiến thức văn hóa chung đã khiến thanh niên phải nghĩ 
đến tiền đồ của mình, nghĩ đến việc chuẩn bị bước vào đời và lo lựa chọn nghề 
nghiệp mai sau. Ở lứa tuổi này các em đã có sự trưởng thành về tư tưởng, tâm lí, là 
thời kỳ tự xác định về mặt xã hội, tích cực tham gia vào cuộc sống lao động, học 
tập để chuẩn bị cho tương lai. Đây chính là thời kỳ nhân cách đang trưởng thành 
tiến tới ổn định[6]. 
 Về thể chất: Ở các em đã có một cơ thể phát triển gần ngang bằng với cơ 
thể trưởng thành, các chức năng sinh lí cũng đạt được độ phát triển cao. Cơ thể đã 
dần được hoàn thiện. Thể lực của các em phát triển mạnh giúp cho việc thực hiện 
các công việc nặng nhọc, các công việc có kỹ thuật tốt hơn. Sự phát triển của não, 
hệ thần kinh trung ương và các giác quan giúp các em tiếp thu những kiến thức văn 
hóa, khoa học kỹ thuật và thông tin mới của xã hội rất nhanh. 
 Về tâm lí: Tự ý thức của học sinh THPT đã phát triển ở mức cao, có liên 
quan đến nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những thuộc tính tâm lí, đạo đức theo quan 
điểm sống, ước mơ và hoài bão. Các em quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lí 
riêng, đến những phẩm chất nhân cách và năng lực của mình. 
 Những đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 10 nói riêng và học sinh THPT nói 
chung nêu trên chứng tỏ thanh niên mới lớn là những người đã đạt tới trình độ có 
thể tự quyết định mọi công việc của mình và nhất là có thể trực tiếp tham gia lao 
động. Lao động và học tập là hai hoạt động chủ yếu của học sinh THPT. Bên cạnh 
đó hoạt động vui chơi cũng có tác dụng rất lớn đối với các em khi cần thư giãn tâm 
hồn và rèn luyện các phẩm chất cần thiết. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, 
do thể lực và trí lực dồi dào, do đã có được một số kinh nghiệm xác đáng, do trình 
độ hiểu biết đã được nâng cao học sinh THPT có thể đi đến chỗ chủ quan, tự 
mãn, tự đánh giá quá cao bản thân mình. Các em giàu ước mơ, giàu lòng quả cảm 
nhưng nhiều khi vì nôn nóng đối với công việc, muốn đốt cháy giai đoạn, hấp tấp, 
thiếu suy tính cặn kẽ mà có thể vấp váp, bị thực tế khách quan dội nước lạnh vào 
nhiệt tình của mình sinh ra bi quan, dễ chán nản. Do vậy trong quá trình giáo dục 
thầy cô và các bậc cha mẹ học sinh phải kiên trì bền bỉ giáo dục bằng phương pháp 
cơ bản là thuyết phục và rèn luyện thực tế, nhằm giúp các em từng bước khám phá 
 6 
 NỘI DUNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ TỈ LỆ % 
sinh lớp chủ nhiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của 
Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 
- Rất cấp thiết 40 80 
- Cấp thiết 08 16 
- Ít cấp thiết 02 4 
- Không cấp thiết 0 0 
3. Thầy/Cô hãy cho biết mức độ sẵn sàng tổ chức 
các giờ sinh hoạt lớp và các giờ hoạt động trải 
nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm 
nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục 
Phổ thông 2018 
- Luôn sẵn sàng 35 70 
- Sẵn sàng 10 20 
- Chưa sẵn sàng 05 10 
- Không sẵn sàng 0 0 
4. Kết thúc một chủ đề trong giờ sinh hoạt lớp và các 
giờ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học 
sinh lớp chủ nhiệm thì học sinh sẽ nhận được giá trị 
là phát triển thêm một số năng lực và phẩm chất đáp 
ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục Phổ thông 
2018 40 80 
- Hoàn toàn đồng ý 08 16 
- Đồng ý 02 4 
- Không đồng ý 0 0 
- Ý kiến khác 
5. Thầy/Cô có đồng ý rằng khi tổ chức các hoạt 
động giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất 
học sinh cần thiết phải xây dựng trên mối quan hệ 
giữa gia đình - nhà trường - xã hội hay không? 
- Hoàn toàn đồng ý 40 80 
- Đồng ý 10 20 
- Không đồng ý 0 0 
- Ý kiến khác 0 0 
6. Thầy/Cô có đồng ý là kết thúc một chủ đề sinh 
hoạt lớp hay một giờ hoạt động trải nghiệm, hướng 
nghiệp học sinh lớp chủ nhiệm thêm gắn kết, thêm 
 8 
 Trong khi tất cả các môn học, kể cả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đều 
được chỉ đạo, hướng dẫn và giáo viên đã thực hiện đổi mới để nâng cao chất lượng 
giáo dục thì tiết sinh hoạt lớp và tổ chức hoạt động TNHN vẫn còn rất mới mẻ, 
giáo viên vẫn còn ngại đổi mới và tìm ra các phương pháp giảng dạy hiệu quả. 
 2.2. Những hoạt động hình thành năng lực và phẩm chất giúp học sinh 
khám phá và rèn luyện bản thân 
 Từ thực tế Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, tôi xây dựng đề tài theo 
hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kết hợp với hoạt động TNHN đổi mới cả 
về nội dung lẫn hình thức. Tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các 
cảm xúc tích cực, thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành 
tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần giúp các em khám phá, rèn luyện 
bản thân nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, 
môi trường và nghề nghiệp tương lai bắt đầu từ năm đầu tiên học tập dưới mái 
trường THPT. 
Chương 2: Một số biện pháp tổ chức hoạt động TNHN nhằm giúp học sinh 
lớp 10K trường THPT Thái Hòa khám phá và rèn luyện bản thân. 
 1. Hoạt động đưa giá trị sống vào lớp học 
 1.1. Xây dựng nội quy lớp học 
K.Đ.Usin- Nhi đã nói rằng: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về 
mọi mặt”. Người giáo viên chủ nhiệm muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo 
dục của lớp mình thì phải có những biện pháp cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, đặc 
điểm tâm sinh lý, nhận thức của từng học sinh trong lớp. Do đó khi nhận lớp, công 
việc đầu tiên của tôi là tiến hành tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh[9]. 
Nội dung và cách thức tìm hiểu như sau: 
 Khi được nhà trường giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 10, việc đầu tiên của tôi 
là tìm hiểu tình hình học sinh lớp chủ nhiệm qua phiếu khảo sát thông tin học sinh 
đầu năm. Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được xem như là cơ sở, là 
căn cứ để người giáo viên xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của mình. Đối với đặc thù 
lớp tôi, các em học sinh đến từ nhiều địa phương, cụ thể như huyện Nghĩa Đàn (có 
04 xã: Nghĩa Thành, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng); thị xã Thái Hòa có 
04 phường (Hòa Hiếu, Long Sơn, Quang Tiến, Quang Phong) và 2 xã (Nghĩa Mỹ, 
Tây Hiếu) điều đó đồng nghĩa với việc, các em được học tập và rèn luyện từ nhiều 
mái trường THCS khác nhau trên địa bàn. Bởi vậy, khi bước vào một môi trường 
hoàn toàn mới, trường THPT, các em mang tâm lí e dè, ngại ngùng. Vì vậy, GVCN 
cần xây dựng nội dung khảo sát có tính cụ thể, gợi mở, dựa trên tinh thần cầu thị, 
tôn trọng học sinh, mong muốn lắng nghe học sinh nói. Nội dung này tôi tiến hành 
ngay tiết hoạt động TNHN đầu tiên, sinh hoạt tuần đầu tiên của năm học. 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_tra.pdf